6.3. Đủ thực phẩm và thực phẩm an toàn
Thực phẩm cung cấp năng lượng cho cơ thể con người. Tuỳ vào trọng lượng cơ thể và các hoạt động về thể lực mà cơ thể con người cần khoảng 1000 - 2000 calo năng lượng mỗi ngày. Thực phẩm cũng cung cấp các vitamin và các chất vi lượng, nếu không có các chất này, con người cũng sẽ mắc một số bệnh thiếu hụt.
Trong một vài thập kỷ vừa qua, hệ thống sản xuất lương thực của thế giới đã đáp ứng đủ so với nhu cầu tăng trưởng dân số. Tuy nhiên, những thành công trong nông nghiệp toàn cầu cũng không được phân bố đồng đều, ví dụ: các nước châu Á và châu Mỹ La Tinh đã tăng sản lượng lương thực trên đầu người một cách đáng kể, nhưng sản lượng lương thực của các nước châu Phi vẫn chưa theo kịp được mức tăng trưởng dân số của họ; các nước thuộc Liên Xô cũ cũng đã giảm sút sản lượng lương thực một cách đáng kể. Đối với phần lớn dân số trên thế giới, suy dinh dưỡng và các bệnh liên quan tới suy dinh dưỡng vẫn còn là một nguyên nhân chính gây ra tình trạng ốm yếu và chết yểu. Các tác nhân gây bệnh qua thực phẩm gây ra hàng triệu ca tiêu chảy mỗi năm, bao gồm cả hàng nghìn người ở nước phát triển. Việc phân bố và sử dụng thức ăn không hợp lý là thủ phạm chính gây ra các ca bệnh này. Việc suy thoái đất và cạn kiệt các nguồn nước một cách nhanh chóng cũng tạo ra mối đe doạ nguy hiễm đối với việc sản xuất lương thực trong tương lai.
TỰ LƯỢNG GIÁ:
1. Hãy nêu khái niệm về môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 1993.
2. Hãy trình bày các thành phần của môi trường.
3. Hãy nêu khái niệm về sức khoẻ môi trường.
4. Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất xuất hiện ở đâu? Nêu rò nguyên nhân.
5. Vào những năm giữa thế kỷ XX, người ta giải quyết được những vấn đề môi trường là gì?
6. Hãy điền từ thích hợp vào câu sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Sức khỏe môi trường - Đại học Tây Đô - 1
- Sức khỏe môi trường - Đại học Tây Đô - 2
- Xây Dựng Hệ Thống Luật Pháp, Các Văn Bản Pháp Quy Quản Lý Môi Trường.
- Các Chất Ônkk Và Những Ảnh Hưởng Của Chúng
- Vòng Tuần Hoàn Nước Trong Tự Nhiên
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
Tất cả các khía cạnh của sức khoẻ môi trường là xác định, giám sát, kiểm soát các yếu tố …………., ……………., ……….. và ………….có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
7. Hãy trình bày các hoạt động quản lý môi trường vật lý, hoá học và sinh học.
8. Nêu định nghĩa về sức khoẻ môi trường theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (1948).
9. Hãy nêu tác động của dân số và việc đô thị hoá lên sức khoẻ cộng đồng và môi
trường.
10. Nêu các bệnh phổ biến liên quan đến ô nhiễm nước.
11. Hãy nêu các yếu tố quyết định đến sức khoẻ của toàn bộ quần thể trong khái niệm
môi trường hỗ trợ sức khoẻ.
12. Về chính sách quản lý sức khoẻ môi trường, ngành y tế Việt Nam đã có những chính sách, chiến lược gì?
13. Hãy nêu tóm tắt thực trạng môi trường Việt Nam.
14. Nêu chiến lược bảo vệ môi trường Việt Nam.
15. Trình bày các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề sức khoẻ môi trường ở Việt Nam.
Bài 2: QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
MỤC TIÊU:
1. Trình bày được một cách tổng quan các khái niệm về Quản lý Môi trường và các hoạt động của Quản lý Sức khoẻ môi trường.
2. Nêu được những vấn đề tồn tại trong quản lý ô nhiễm môi trường ở Việt Nam.
3. Phân tích được tầm quan trọng của cộng đồng trong việc tham gia quản lý Sức khoẻ môi trường.
NỘI DUNG:
I. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Quản lý môi trường là tổng hợp các giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chính nhằm bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm hoặc khống chế mức ô nhiễm trong các giới hạn cho phép, không gây tác hại cấp tính hay mạn tính lên sức khoẻ. Trong các trường hợp không thể bảo vệ được môi trường khỏi các nguy cơ ô nhiễm, quản lý môi trường cũng còn nhằm vào các giải pháp bảo vệ các đối tượng tiếp xúc, hạn chế các hậu quả của ô nhiễm và giải quyết các hậu quả trên sức khoẻ
1.1. Quản lý bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất, nước, không khí và thực phẩm
Đất, nước, không khí và thực phẩm có mối liên hệ khăng khít với nhau. Đất có thể chứa các yếu tố hoá học, sinh học và lý học. Các yếu tố này thường xâm nhập vào các nguồn nước sinh hoạt để rồi từ đó tác động đến sức khoẻ con người. Từ đất, các cây trồng, lương thực hay động vật là nguồn thức ăn cho người và các động vật khác cũng có thể bị ô nhiễm. Các yếu tố ô nhiễm trong đất lại cũng có thể từ các nguồn nước thải, rác thải cũng như khói bụi có chứa các yếu tố hoá học và sinh học độc hại
Bảo vệ đất, nước, không khí và thực phẩm không bị ô nhiễm nhiều khi phải tiến hành song song. Ví dụ, muốn nguồn nước giếng đào sạch phải ngăn ngừa ô nhiễm từ các hố xí mất vệ sinh. Muốn thực phẩm sạch phải áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước, đất và cây trồng. Các nguồn tài nguyên bị khai thác không có tổ chức sẽ dẫn tới phá vỡ mối cân bằng sinh thái và cũng tạo ra các nguy cơ ô nhiễm. Trong sinh hoạt, bảo vệ môi trường khỏi các nguồn ô nhiễm bao gồm tổng hợp các giải pháp khống chế ô nhiễm như: quản lý chất thải rắn, chất thải lỏng và khói bụi từ các nguồn phát sinh, quá trình vận chuyển và quá trình thu gom xử lý.
Trong sản xuất, bảo vệ môi trường lao động bao gồm việc sử dụng các trang thiết bị vệ sinh nhằm khống chế không cho phát sinh ô nhiễm, làm loãng, ngăn ngừa phát tán ô nhiễm ra môi trường và phải bổ sung các biện pháp phòng hộ cá nhân.
Giám sát môi trường và giám sát sinh học là các hoạt động nhằm theo dòi, phát hiện tình trạng ô nhiễm, tình trạng thấm nhiễm và tình trạng sức khoẻ bất thường để từ đó có các phản ứng kịp thời. Các phương pháp dự báo, các kỹ thuật đo lường giám sát môi trường và sinh học cần được sử dụng phù hợp với đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội của một địa bàn, một địa phương và quốc gia. Ví dụ, khí xả các động cơ có sử dụng xăng pha chì là nguồn ô nhiễm rất nguy hiểm với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức khoẻ trẻ em. Quản lý nguy cơ này có thể bằng rất nhiều giải pháp: cấm sử dụng xăng pha chì, tăng cường giao thông công cộng, giám sát mức ô nhiễm chì trong không khí, khám sàng lọc phát hiện tình trạng thấm nhiễm chì quá mức ở trẻ em và luật lệ.
1.2. Quản lý môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính
Quản lý môi trường không chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật đơn thuần mà cần các giải pháp mang tính tổng thể, luật và hành chính. Do nguồn gốc của ô nhiễm môi trường là từ quá trình sản xuất, các quá trình khai thác tài nguyên, các hoạt động của đời sống hàng ngày của từng địa phương, từng nhóm dân cư, từng gia đình và từng cá thể nên việc quản lý môi trường cần có sự phối hợp nhiều ngành liên quan chứ không riêng gì ngành y tế.
Và ở nước ta, Luật Bảo vệ môi trường đã được ban hành năm 1993. Trong từng bộ ngành, Bộ trưởng có thể ban hành các văn bản chỉ đạo ngành dọc của mình, như các quyết định và các chỉ thị. Tại từng địa phương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành cũng ban hành các văn bản chỉ đạo trên địa bàn dựa trên các văn bản của Chính phủ, bộ ngành và căn cứ vào các quyết định của Hội đồng nhân dân cũng như cơ quan Đảng bộ địa phương.
Qua hệ thống các văn bản pháp luật như trên đảm bảo cho các giải pháp kỹ thuật được thực thi về mặt hành chính. Bên cạnh đó, để kiểm soát việc quản lý môi trường còn có sự tham gia của hệ thống thanh tra chính phủ và các bộ ngành, các địa phương.
1.3. Các nhiệm vụ cơ bản của ngành y tế trong quản lý môi trường
Hiện nay, từ Trung ương đến địa phương đã thành lập cơ quan quản lý nhà nước
về môi trường. Ở cấp Trung ương có Bộ Tài nguyên và Môi trường, ở cấp tỉnh có Sở Tài nguyên và Môi trường, ở cấp huyện có Phòng Tài nguyên và Môi trường và đến tận cấp xã (địa chính). Đây là các cơ quan quản lý cả về kỹ thuật và hành chính đối với môi trường. Bên cạnh đó còn có các cơ quan quản lý nhà nước về y tế dự phòng. Ở tuyến Trung ương có Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm), ở tuyến tỉnh có Sở y tế (Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh), cấp huyện có Trung tâm Y tế dự phòng huyện/Đội Y tế dự phòng và cấp xã có Trạm y tế xã. Đây là các cơ quan tham gia quản lý các vấn đề sức khoẻ môi trường. Như vậy, hiện nay vẫn song hành hai hệ thống của hai bộ ngành cùng tham gia quản lý môi trường cho dù đã có sự phân định ranh giới những hoạt động chồng chéo ở tuyến tỉnh là khó tránh khỏi. Ngành y tế chịu trách nhiệm chính trong giám sát các yếu tố môi trường trực tiếp tác động đến sức khoẻ cộng đồng và sức khoẻ người lao động. Trong khi đó, ngành môi trường và tài nguyên quản lý ở tầm vĩ mô hơn như: đánh giá tác động môi trường, tham gia phê duyệt các quy hoạch phát triển sản xuất, công nghiệp, dân sự, đô thị v.v... Các hoạt động giám sát môi trường cũng được cơ quan này thực hiện chủ yếu ở ngoài nhà máy.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo 10 nhiệm vụ đối với các cơ sở y tế như sau:
- Đề xuất và phổ biến các biện pháp dự phòng để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Cung cấp các cơ sở cũng như tham mưu với chính quyền các chính sách, chiến lược bảo vệ sức khoẻ khỏi các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường. Thông tin cho các bộ ngành khác cũng như các cơ sở sản xuất và các cộng đồng dân cư về các vấn đề sức khoẻ liên quan tới môi trường. Đồng thời, khuyến khích các sáng kiến nhằm cải thiện môi trường, thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ.
- Nâng cao năng lực của cộng đồng trong xử lý các tác động của môi trường lên sức khoẻ, bao gồm các giải pháp phòng bệnh do chính quyền địa phương và người dân thực hiện.
- Tiến hành đánh giá các nguy cơ từ môi trường và tác động của môi trường trên sức khoẻ. ở đây, bao gồm các hoạt động theo dòi môi trường, phát hiện những yếu tố độc hại đối với sức khoẻ từ môi trường sản xuất, môi trường sinh hoạt công cộng và môi trường gia đình. Phát hiện các nguy cơ do các hoạt động của các ngành khác, nhất là các ngành sản xuất có sử dụng nhiên liệu và nguyên liệu phát sinh độc hại.
- Tiến hành các giám sát dịch tễ học đối với các bệnh có liên quan đến môi
trường. Thông báo hiện trạng cũng như những dự báo về tình hình sức khoẻ và các yếu tố độc hại từ môi trường cho những người có thẩm quyền ra các chính sách phát triển kinh tế -xã hội
- Đào tạo cán bộ vệ sinh phòng dịch cho các tuyến và các ngành liên quan.
- Cung cấp các dịch vụ cũng như triển khai các chương trình, dự án về kiểm soát môi trường độc lập hoặc phối hợp với các ngành sản xuất khác. Ví dụ: triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình nước sạch và vệ sinh nông thôn (cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) …
- Sẵn sàng tham gia cùng các bộ ngành, địa phương khác trong việc ứng phó với các thảm họa tự nhiên cũng như thảm họa do con người gây ra.
- Phối hợp với các cơ quan hữu quan để đưa ra các tiêu chuẩn tiếp xúc cho phép, các giới hạn và chuẩn mực vệ sinh, chuẩn bị các văn bản có tính pháp quy trong bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phối hợp đánh giá tác động môi trường và chủ động đề xuất các giải pháp dự phòng, các quy trình theo dòi tình hình sức khoẻ một cách có hệ thống.
- Đề xuất và tiến hành những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực sức khoẻ môi
trường và các giải pháp phòng ngừa.
II. NHỮNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
2.1. Xác định và đo lường mức độ ô nhiễm môi trường
Trước khi xác định ô nhiễm môi trường của một địa phương, một khu vực dân cư chúng ta cần tìm hiểu những vấn đề quan tâm hàng đầu của cộng đồng là gì, yếu tố nào đang và sẽ gây hậu quả lên sức khoẻ, yếu tố nào đã được nhận biết hoặc chưa được nhận biết, mức độ ảnh hưởng ra sao, các khó khăn cản trở gì trong quá trình phát hiện ô nhiễm, theo dòi, giám sát và kiểm soát ô nhiễm v.v... Dân số đang sống trong tình trạng ô nhiễm là bao nhiêu, các nhóm dễ bị tổn thương là những ai?
Việc xác định các yếu tố ô nhiễm có thể cần đến các kỹ thuật đo đạc, đánh giá ô nhiễm. Song, không ít trường hợp các yếu tố ô nhiễm chỉ được ghi nhận có tính chất định tính hoặc trên các suy luận lô-gic.
Xác định các yếu tố ô nhiễm cũng được phân theo các mức độ khác nhau:
− Mức hộ gia đình hay còn gọi là "vi môi trường", trong đó các nguồn ô nhiễm từ các công trình vệ sinh, bếp, khói thuốc lá, các hoá chất và cả các thói quen có hại tới
sức khoẻ khác.
− Mức độ cộng đồng hay môi trường địa phương, trong đó các nguồn ô nhiễm từ giao thông, các công trình công cộng, các cơ sở sản xuất trong khu vực...
− Mức độ ô nhiễm của một vùng lãnh thổ, vùng địa lý, nơi đó có các yếu tố ô nhiễm từ môi trường thiên nhiên, độ cao, vùng khí hậu.
− Mức độ ô nhiễm trong các cơ sở sản xuất, trong các nghề nghiệp: nông, lâm,
ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...
2.2. Đo lường các yếu tố độc hại và đánh giá các nguy cơ cũng như hậu quả lên sức khoẻ
2.2.1. Đánh giá tiếp xúc với môi trường
Muốn đánh giá mức độ tiếp xúc với môi trường, việc đầu tiên là phải lấy mẫu.
Để lấy mẫu, người ta có thể sử dụng các phương tiện lấy mẫu cá nhân hoặc các
phương tiện lấy mẫu ngoài cộng đồng, nơi sản xuất...
Để phân tích mẫu thu được người ta sử dụng nhiều kỹ thuật phân tích hoá học, lý học, hoá lý và sinh học. Các kỹ thuật này phải do các chuyên gia và kỹ thuật viên thực hiện. Kết quả sau khi phân tích được tính toán theo các đơn vị khác nhau. Từ đó, người ta ước tính ra liều tiếp xúc trung bình, liều tiếp xúc trung bình theo thời gian, liều tiếp xúc đỉnh. Đối chiếu với các tiêu chuẩn tiếp xúc cho phép để đưa ra nhận định về nguy cơ và đưa ra các phương thức xác định những hậu quả của môi trường trên sức khoẻ một cách thích hợp.
2.2.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường lên sức khoẻ
Trong nhiều trường hợp, ảnh huởng của môi trường lên sức khoẻ được xác định qua các chỉ số mắc bệnh, tử vong do một số bệnh đặc trưng (bệnh đặc hiệu của một hoá chất độc, một yếu tố lý học hay sinh vật học) hoặc một số bệnh không đặc trưng (môi trường chỉ là yếu tố tác động làm tăng tỷ lệ mắc và chết). Ví dụ: nhiễm độc chì, bụi phổi silic và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không đặc hiệu.
Không ít các yếu tố môi trường rất khó xác định tác hại trên sức khoẻ do tính đặc hiệu quá thấp. Trong cùng một điều kiện tiếp xúc, thậm chí cùng liều tiếp xúc song có những cá thể hoặc nhóm người không hoặc ít bị ảnh hưởng hơn các cá thể, nhóm người khác. Vì vậy, đánh giá ảnh hưởng của môi trường trên sức khoẻ phải dựa vào quy luật số đông, vào tính phổ biến, trừ một số ngoại lệ.
Việc xác định ảnh hưởng của môi trường lên sức khoẻ dựa trên các số liệu thống kê về tình hình mắc bệnh và/hoặc tình hình tử vong. Ngoài ra, còn có các nguồn số liệu từ những kết quả khám phát hiện bệnh định kỳ, khám sàng lọc hoặc/và làm các xét nghiệm đặc hiệu hoặc không đặc hiệu, điều tra phỏng vấn về tình hình sức khoẻ, ốm đau của từng đối tượng v.v.
Khi nghiên cứu hậu quả của môi trường lên sức khoẻ phải chú ý rằng ngoài tác động của môi trường, sức khoẻ còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như các yếu tố gây stress, tình trạng dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt có hại cho sức khoẻ.
Khi xác định được những hậu quả của môi trường lên sức khoẻ cần tìm hiểu mối quan hệ nhân quả, xác định mức độ nguy cơ và mức độ hậu quả của ô nhiễm môi trường để từ đó xác định các vấn đề ưu tiên, các giải pháp ưu tiên cho các hoạt động làm giảm nhẹ hậu quả, bảo vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường.
2.3. Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả
Dựa trên các chính sách quốc gia về bảo vệ môi trường, bộ luật môi trường và các điều trong các bộ luật khác có liên quan đến bảo vệ môi trường, căn cứ vào năng lực khống chế và kiểm soát môi trường của các cơ sở y tế, của ngành công nghệ - tài nguyên - môi trường và trên quá trình phân tích tình hình môi trường, hậu quả của môi trường lên sức khoẻ của địa phương để đề xuất các giải pháp phù hợp với những ưu tiên, với nguồn lực có thể có được, khả thi và có giải pháp hữu hiệu.
Nguyên tắc của các chiến lược môi trường dựa trên các nguyên lý cơ bản như:
công bằng, hiệu quả và cộng đồng tham gia.
Các giải pháp có thể là:
- Dự phòng cấp I: ngăn không để xảy ra ô nhiễm quá mức và không để xảy ra hậu quả xấu trên sức khoẻ. Ví dụ: các chương trình cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn; các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn phát sinh (không sử dụng nguyên liệu phát sinh độc hại, hạn chế nguồn nhiên liệu phát sinh khói, bụi, áp dụng công nghệ sạch, bảo vệ khối cảm thụ v.v.)
- Dự phòng cấp II: trong trường hợp không thể khống chế được ô nhiễm và hậu quả xấu lên sức khoẻ đã xảy ra, lúc đó cần phải áp dụng các biện pháp quản lý sức khoẻ và điều trị phù hợp ngăn không để xảy ra tai biến hoặc chết. Ví dụ: chương trình