đã tạo ra các hoá chất tổng hợp như cao su tổng hợp, nhựa, các dung môi, thuốc trừ sâu… đã tạo ra rất nhiều chất khó phân huỷ và tồn dư lâu dài trong môi trường như DDT, 666, dioxin… gây ô nhiễm môi trường nặng nề, dẫn tới sự phản đối kịch liệt của cộng đồng nhiều nước trên thế giới trong suốt thời kì những năm 60 và 70 của thế kỷ 20.
Làn sóng lần thứ hai về các vấn đề môi trường xảy ra vào những năm giữa của thế kỷ 20 với hai phong trào lớn là môi trường và sinh thái. Phong trào môi trường là việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là những tài nguyên không tái tạo. Kết quả là động vật trên đất liền ở nhiều vùng thiên nhiên hoang dã, các vùng đất, biển quý hiếm khác, cảnh quan thiên nhiên được bảo tồn và tôn tạo. Về phong trào sinh thái tập trung vào các chất có thể gây độc cho con người hoặc có khả năng gây huỷ hoại môi trường và con người đã được tổ chức vào năm 1972 đã thuyết phục được nhiều chính phủ các nước thông qua luật lệ nhằm hạn chế ô nhiễm công nghiệp và phát thải rác, phòng chống ô nhiễm hoá học, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, thuốc…
Làn sóng lần thứ ba về các vấn đề sức khoẻ môi trường là từ những năm 80, 90 đến nay, ngoài những vấn đề ô nhiễm công nghiệp, hoá chất còn có các vấn đề về dioxyd carbon, clorofluorocarbon gây thủng tầng ozon, vấn đề cân bằng môi trường, phát triển bền vững, môi trường toàn cầu thay đổi, khí hậu toàn cầu nóng lên… sẽ còn phải giải quyết trong nhiều thập kỷ tới.
III. NỘI DUNG MÔN SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG
Tất cả các khía cạnh của sức khoẻ môi trường là xác định, giám sát, kiểm soát các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.
Thực hành sức khoẻ môi trường còn tạo điều kiện, cơ hội để nâng cao sức khoẻ bằng cách lập kế hoạch nâng cao sức khoẻ và tiến tới xây dựng một môi trường có lợi cho sức khoẻ. Các hoạt động sức khoẻ môi trường được thực hiện ở tất cả các cấp, bao gồm:
- Xây dựng, phát triển các chiến lược và tiêu chuẩn, gồm:
+ An toàn dân số.
+ Tư vấn cộng đồng, bảo vệ sức khoẻ trong các trường hợp khẩn cấp.
+ Theo dòi, quan trắc và xây dựng các tiêu chuẩn như tiêu chuẩn về nhà ở…
Có thể bạn quan tâm!
- Sức khỏe môi trường - Đại học Tây Đô - 1
- Quản Lý Bằng Các Giải Pháp Kỹ Thuật Đối Với Môi Trường Đất, Nước, Không Khí Và Thực Phẩm
- Xây Dựng Hệ Thống Luật Pháp, Các Văn Bản Pháp Quy Quản Lý Môi Trường.
- Các Chất Ônkk Và Những Ảnh Hưởng Của Chúng
Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.
+ Nâng cao phát triển sức khoẻ.
- Phát triển và đưa ra các khuyến cáo về sức khoẻ môi trường:
+ Cung cấp thông tin cho cộng đồng về sức khoẻ môi trường.
+ Nghiên cứu sức khoẻ môi trường.
+ Giáo dục sức khoẻ môi trường.
- Cần phải có kế hoạch xây dựng luật sức khoẻ môi trường.
- Quản lý môi trường vật lý.
+ An toàn nước nhất là an toàn nước ở khu giải trí.
+ An toàn thực phẩm.
+ Quản lý chất thải rắn.
+ An toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.
+ Phòng chống chấn thương.
+ Kiểm soát tiếng ồn.
+ Sức khoẻ và chất phóng xạ.
- Quản lý nguy cơ sinh học:
+ Kiểm soát côn trùng và các động vật có hại.
+ Quản lý bệnh truyền nhiễm qua vật chủ trung gian truyền bệnh.
+ Kiểm soát vi sinh vật.
- Quản lý nguy cơ hoá học:
+ Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn hoá học cho không khí, đất, nước sinh hoạt,
nước thải và thực phẩm.
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực phẩm an toàn.
+ Đánh giá vá quản lý các nguy cơ sức khoẻ ở các vùng bị ô nhiễm thí dụ như dioxid v.v…
+ Kiểm soát thuốc, chất độc, các sản phẩm y dược khác.
+ Chất độc học.
+ Kiểm soát thuốc lá.
Bên cạnh đó còn nhiều các yếu tố khác cần kiểm soát như: cung cấp đủ thức ăn dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, điều kiện vệ sinh và xử lý rác thải nhất là ở nông thôn hiện nay, cung cấp nhà ở và bảo đảm mật độ dân số…
Ngoài ra, còn một số yếu tố khác nhất là khả năng tiềm tàng của các nguy cơ môi trường và suy thoái môi trường tác động lên sức khoẻ do các đặc điểm sau:
- Thường xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc
- Các bệnh liên quan đến môi trường thường do hoặc liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, thí dụ như viêm phế quản mạn tính có thể là do môi trường bị ô nhiễm, do vi khuẩn, thể lực…
Thực hành sức khoẻ môi trường, sử dụng kiến thức và kĩ năng của nhiều lĩnh vực khác nhau để tập trung giải quyết các vấn đề sức khoẻ tiềm tàng.
“Loài người là trung tâm của phát triển bền vững. Họ có quyền sống một cuộc sống khoẻ mạnh và hoà hợp với tự nhiên”.
IV. QUAN HỆ GIỮA SỨC KHOẺ VÀ MÔI TRƯỜNG
Khi con người đầu tiên xuất hiện trên trái đất, tuổi thọ trung bình của họ từ 30 đến 40 tuổi. Do sống trong môi trường khắc nghiệt, tuổi thọ của họ thấp hơn nhiều so với tuổi thọ của con người trong xã hội hiện nay. Vì vậy 30 đến 40 năm cũng đủ để cho họ có thể sinh con đẻ cái, tự thiết lập cho mình cuộc sống với tư cách là một loài có khả năng cao nhất trong việc làm thay đổi môi trường theo hướng tốt lên hay xấu đi.
Để có thể sống sót, những người tiền sử phải đối mặt với các vấn đề sau đây:
Luôn phải tìm kiếm nguồn thức ăn và nước uống trong khi tránh ăn phải những thực vật có chứa chất độc tự nhiên (thí dụ nấm độc) hoặc các loại thịt đã bị ôi thiu, nhiễm độc.
Bệnh nhiễm trùng và các ký sinh trùng được truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang con người thông qua thực phẩm, nước uống hoặc các côn trùng truyền bệnh.
Chấn thương do ngã, hoả hoạn hoặc động vật tấn công.
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, mưa, tuyết, thảm hoạ thiên nhiên (bão lụt, hạn hán, cháy rừng…) và những điều kiện khắc nghiệt khác.
Những mối nguy hiểm đối với sức khoẻ con người luôn luôn xảy ra trong môi trường tự nhiên. Trong một xã hội, những mối nguy hiểm truyền thống trên đây vẫn là những vấn đề sức khoẻ môi trường được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, khi con người đã kiểm soát được những mối nguy hiểm này ở một số vùng, thì những mối nguy hiểm hiện tại do sự phát triển kỹ thuật, công nghiệp tạo ra cũng đã trở thành những mối đe doạ đầu tiên đối với sức khoẻ và sự sống của con người.
Một số thí dụ về các mối nguy hiểm môi trường hiện tại là:
Môi trường đất, nước ở nông thôn bị ô nhiễm nghiêm trọng do sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không đúng chủng loại, liều lượng và không đúng cách.
Các sự cố rò rỉ các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy nhiệt điện nguyên tử …
Sự thay đổi khí hậu toàn cầu, hiệu ứng nhà kính…
Trong một vài thập kỷ vừa qua, tuổi thọ con người đã tăng lên đáng kể ở hầu hết các quốc gia. Các nhà điều tra cho rằng có ba lý do cơ bản dẫn tới việc tăng tuổi thọ của con người.
+ Những tiến bộ trong môi trường sống của con người.
+ Những cải thiện về vấn đề dinh dưỡng.
+ Những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị y học đối với các loại bệnh tật.
Những tiến bộ trong y tế luôn đi cùng với những cải thiện về chất lượng môi trường, dinh dưỡng và chăm sóc y tế. Ngày nay, những người ốm yếu có cơ hội sống sót cao hơn nhiều do hệ thông y tế được cải thiện. Rất nhiều người luôn sống khoẻ mạnh, do có nguồn dinh dưỡng tốt và kiểm soát tốt các mối nguy hiểm về sức khoẻ môi trường.
Khoa học môi trường là một môn học rất cần thiết và quan trọng dựa trên hai lý
do căn bản sau đây:
+ Nghiên cứu những mối nguy hiểm trong môi trường và những ảnh hưởng của chúng lên sức khoẻ.
+ Ứng dụng những phương pháp hiệu quả để bảo vệ con người khỏi những mối nguy hại từ môi trường.
Muốn vậy chúng ta hãy xem xét thế nào là sức khoẻ và thế nào là môi trường? Trước hết chúng ta hãy điểm qua vài nét về hệ sinh thái:
Ra đời từ những năm 1930, thuật ngữ hệ sinh thái được định nghĩa như là một hệ thống gồm những mối quan hệ tương tác qua lại giữa các sinh vật sống và môi trường tự nhiên của chúng. Đó là một thực thể đóng đã đạt được các cơ chế tự ổn định và nội cân bằng, đã tiến hoá qua hàng thế kỷ. Trong một hệ sinh thái ổn định, một loài này không loại trừ một loài khác, nếu không thì nguồn cung cấp thức ăn cho những loài ăn thịt sẽ không tồn tại. Các hệ sinh thái ổn định và cân bằng sẽ có tuổi thọ cao nhất. Một hệ sinh thái sẽ không duy trì được một số lượng lớn vật chất và năng lượng tiêu thụ
bởi một loài mà lại không loại trừ một loài khác và thậm chí còn gây nguy hiểm cho khả năng tồn tại của toàn bộ hệ sinh thái. Tương tự như vậy, khả năng của một hệ sinh thái trong việc chứa đựng chất thải và tái tạo đất, nước ngọt không phải là vô hạn. Tại một thời điểm nào đó, những tác động từ bên ngoài sẽ phá vở cân bằng của hệ sinh thái, dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng hoặc làm huỷ diệt hệ sinh thái đó.
V. TÁC ĐỘNG CỦA DÂN SỐ, ĐÔ THỊ HOÁ LÊN SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG VÀ MÔI TRƯỜNG
Những thách thức về dân số Việt Nam là rất quan trọng đối với tất cả những vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Tăng dân số vẫn ở mức cao 1.7% (1999) và di dân nội bộ từ các khu vực nghèo tài nguyên và kinh tế kém phát triển vẫn đang tăng lên và không kiểm soát được. Theo dự báo đến năm 2020, dân số nước ta xấp xỉ 100 triệu người, trong khi đó các nguồn tài nguyên đất, nước và các dạng tài nguyên khác có xu thế giảm, vấn đề nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa chưa được giải quyết triệt để. Quá trình đô thị hoá và phát triển kinh tế bằng con đường công nghiệp hoá đòi hỏi nhu cầu về năng lượng, nguyên liệu ngày càng to lớn, kéo theo chất lượng môi trường sống ngày càng xấu đi nếu không có các biện pháp hữu hiệu ngay từ đầu. Mặt khác, quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá ở nhiều khu vực, vùng lãnh thổ lại không được quán triệt đầy đủ theo quan điểm phát triển bền vững, nghĩa là chưa tính toán đầy đủ các yếu tố môi trường trong phát triển kinh tế xã hội. Và nếu như trình độ công nghệ sản xuất, cơ cấu sản xuất, trình độ quản lý sản xuất, trình độ quản lý môi trường không được cải tiến thì sự tăng trưởng sẽ kéo theo tăng khai thác, tiêu thụ tài nguyên và năng lượng. Điều này dẫn đến khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, tạo ra sự gia tăng các loại chất thải và ô nhiễm môi trường gây nên sức ép cho môi trường. Trong khi đó môi trường đô thi, công nghiệp và nông thôn tiếp tục bị ô nhiễm.
Môi trường đô thị ở nước ta bị ô nhiễm bởi các chất thải rắn, nước thải chưa được thu gom và xử lý theo qui định. Khí thải, bụi, tiếng ồn v.v…từ các phương tiện giao thông nội thị và mạng lưới sản xuất quy mô vừa và nhỏ cùng với cơ sở hạ tầng yếu kém càng làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều đô thị đang lâm vào tình trạng đáng báo động. Hệ thống cấp và thoát nước lạc hậu, xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu. Mức ô nhiễm không khí về bụi, các khí thải độc hại nhiều nơi vượt tiêu
chuẩn cho phép nhiều lần, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vượt tiêu chuẩn cho phép 2 - 3 lần.
Môi trường nông thôn đang bị ô nhiễm do các điều kiện vệ sinh và cơ sở hạ tầng yếu kém. Việc sử dụng không hợp lý các hoá chất nông nghiệp đã và đang làm cho môi trường nông thôn ô nhiễm và suy thoái. Việc phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp đã làm môi trường ô nhiễm nghiêm trọng. Nước sinh hoạt và vệ sinh là vấn đề cấp bách, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn chỉ đạt khoảng 34% và khoảng 46% số hộ dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh (Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh nông thôn 2001). Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2002, chỉ mới 50% số dân nông thôn được sử dụng nước sạch.
Nạn khai thác rừng bừa bải, thậm chí xảy ra ở các khu rừng cấm, rừng đặc dụng; nạn đốt phá rừng gây ra những thảm hoạ cháy rừng nghiêm trọng như vụ cháy rừng nước mặn U Minh vừa qua; đồng thời, việc săn bắn động vật hoang dã cũng đang làm suy giảm đa dạng sinh học và gây huỷ hoại môi trường. Những vấn đề của môi trường xã hội ngày càng trở nên bức xúc như ma tuý, HIV/AIDS và bạo lực. Những vấn đề môi trường toàn cầu như tầng ozon bị suy giảm, hiệu ứng nhà kính, khí hậu toàn cầu nóng lên, thay đổi khí hậu, mực nước biển dân cao, hiện tượng En Ni-nô; La Ni-na gây nên các hiện tượng hạn hán, lũ lụt xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có Việt Nam; đồng thời, nạn chuyển dịch ô nhiễm sang các nước đang phát triển cũng là một vấn đề cần chú trọng.
Từ những vấn đề trên thực tế đòi hỏi phải có một chính sách về môi trường, sức khoẻ của môi trường một cách đúng đắn, đồng bộ và hợp lý trong giai đoạn phát triển mới của nước ta.
VI. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN CHO MÔI TRƯỜNG LÀNH MẠNH
6.1. Bầu không khí trong sạch
Không khí rất cần thiết cho sự sống, nếu thiếu không khí, con người sẽ chết chỉ sau một vài phút. Ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề môi trường trầm trọng nhất trong các xã hội ở tất cả các cấp độ phát triển kinh tế khác nhau. Trên thế giới, hàng ngày có khoảng 500 triệu người phải tiếp xúc với hàm lượng lớn ô nhiễm không khí trong nhà ở các dạng như: khói từ các lò sưởi không khí kín hoặc lò sưởi được thiết kế tồi và khoảng 1.5 tỷ người đang ở các khu vực thành thị phải sống trong
môi trường bị ô nhiễm không khí nặng nề (WHO, 1992). Sự phát triển của ngành công nghiệp đi đôi với việc phải thải ra số lượng lớn các khí và các chất hạt từ quá trình sản xuất công nghiệp và từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch cho nhu cầu giao thông vận tải và lấy năng lượng. Khi các tiến bộ công nghệ đã bắt đầu chú trọng đến việc kiểm soát ô nhiễm không khí bằng cách giảm việc thải ra các chất hạt thì người ta vẫn tiếp tục thải ra các chất khí, do vậy ô nhiễm không khí vẫn còn là vấn đề lớn. Mặc dù hiện nay nhiều nước phát triển đã có những nỗ lực lớn để kiểm soát cả việc thải khí và các chất hạt, ô nhiễm không khí vẫn là nguy cơ đối với sức khoẻ của nhiều người.
Ở những xã hội phát triển nhanh chóng, việc kiểm soát ô nhiễm không khí không được đầu tư thích hợp vì còn những ưu tiên khác về kinh tế và xã hội. Việc phát triển công nghiệp nhanh chóng ở các nước này đã xảy ra đồng thời với việc gia tăng lượng ô tô và các loại xe tải khác, nhu cầu điện thắp sáng tại các hộ gia đình cũng tăng lên, dân số tập trung ở các khu đô thị hoặc các thành phố lớn.
Kết quả là một số thảm hoạ ô nhiễm không khí tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới
đã xảy ra.
Ở các quốc gia nơi mà việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch ở các hộ gia đình vẫn chưa được chú trọng vì năng lượng dùng sưởi ấm và đun nấu còn thiếu và sản sinh ra rất nhiều khói, dẫn đến ô nhiễm trong nhà và ngoài trời. Kết quả là con người có thể bị kích thích màng nhầy, mắc các bệnh hô hấp, bệnh phổi, các vấn đề về mắt và tăng nguy cơ bị ung thư. Phụ nữ và trẻ em ở những cộng đồng nghèo khổ tại các nước đang phát triển là những người đặc biệt phải tiếp xúc với ô nhiễm không khí.
Chất lượng không khí trong nhà vẫn là vấn đề nghiêm trọng ở nhiều nước phát triển vì các toà nhà được thiết kế theo kiểu kín gió và có hiệu quả cao về mặt năng lượng. Hệ thống lò sưởi và hệ thống làm lạnh, khói, hơi từ các vật liệu tích trữ trong nhà tạo ra nhiều chất hoá học và gây ô nhiễm không khí.
6.2. Có đủ nước sạch cho ăn uống và sinh hoạt
Nước cũng rất cần thiết cho sự sống. Trung bình mỗi người cần phải uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. Nếu sau 4 ngày không có nước, con người sẽ chết. Nước cũng cần thiết cho thực vật, động vật và nông nghiệp. Trong suốt lịch sử phát triển, con người luôn tập trung sống cập theo bờ sông, ven hồ để lấy nước cho sinh hoạt và nông nghiệp. Nước cũng cung cấp phương tiện vận chuyển tự nhiên, được sử dụng để xử lý
chất thải và đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp, ngư nghiệp và các trang trại. Mặc dù nước ngọt được coi là một nguồn tài nguyên có thể tái sử dụng, nhưng nước ngọt cũng không phải là một nguồn vô hạn. Hơn nữa, nước được phân bố không đồng đều ở các khu vực địa lý và dân cư trên thế giới. Tại rất nhiều nơi, việc thiếu nước đã trở thành trở ngại lớn đối với việc phát triển công nghiệp và nông nghiệp. Trong một số trường hợp, việc thiếu nước đã gây ra nhiều cuộc xung đột (ví dụ: những xung đột tranh chấp nước ngọt ở khu vực Trung Đông), việc khan hiếm nước dẫn đến đói nghèo và làm cằn cỏi đất đai. Rất nhiều thành phố và các khu vực nông thôn đã khai thác nước từ các tầng nước ngầm này để có thể tự bổ sung lại được.
Chất lượng của nước ngọt có tầm quan trọng rất lớn trong việc duy trì sức khoẻ con người. Rất nhiều bệnh truyền nhiễm đe doạ sự sống và sức khoẻ con người được truyền qua nước hoặc thực phẩm bị nhiễm bẩn. Khoảng 80% các bệnh tật ở các nước đang phát triển là do thiếu nước sạch và thiếu các phương tiện phù hợp để xử lý phân (WHO,1992). Có khoảng một nữa dân số trên thế giới mắc phải các bệnh do thiếu nước hoặc nước bị nhiễm bẩn, gây ảnh hưởng chủ yếu đối với tầng lớp nghèo ở tất cả các nước đang phát triển. Có khoảng 2 tỷ người trên trái đất có nguy cơ mắc phải các bệnh tiêu chảy lây lan qua đường nước hoặc thực phẩm, đây chính là nguyên nhân chính gây ra tử vong khoảng gần 4 triệu trẻ em mỗi năm. Các vụ dịch tả thường được truyền qua nước uống bị nhiễm bẩn, đang tăng lên nhanh chống về mặt tần suất. Bệnh sán máng (200 triệu người nhiễm bệnh) và bệnh giun (10 triệu người bị nhiễm bệnh) là 2 dạng bệnh phổ biến trầm trọng nhất có liên quan tới nước. Các vectơ côn trùng sinh sản nhờ nước cũng truyền bệnh đe doạ sự sống của con người, chẳng hạn như sốt rét (267 triệu người bị nhiễm), giun chỉ (90 triệu người nhiễm), và sốt xuất huyết (30 - 60 triệu người nhiễm) (WHO,1992).
Việc thiếu nước thường dẫn tới các vấn đề liên quan tới chất lượng nước. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp - nông nghiệp và các khu đô thị đã làm vượt quá khả năng phân huỷ sinh học và hoà tan các chất thải không có khả năng phân huỷ sinh học. Ô nhiễm nước xảy ra trầm trọng nhất ở các thành phố nơi mà việc kiểm soát các dòng thải công nghiệp không chặt chẽ và thiếu các ống, rãnh dẫn nước thải, thiếu các nhà máy xử lý nước thải.