hại từ quá trình xử lý nước thải | |||
TT | Ngành | Loại CTNH | Lượng CTNH phát sinh (kg/tháng) |
9 | Công nghiệp hóa chất | Hỗn hợp dầu mỡ thải có chứa dầu và chất béo độc hại từ quá trình phân tách dầu/nước | 350 |
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại | 300 | ||
Pin/ắc quy chì thải | 200 | ||
Chất thải có chứa dầu | 120 | ||
10 | Kinh doanh khách sạn, nhà hàng | Bộ lọc dầu đã qua sử dụng | 133 |
Các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng có chứa amiăng | 67 | ||
Dầu thải | 1,596 | ||
Bóng đèn huỳnh quang thải và các loại chất thải khác có chứa thuỷ ngân | 2,128 | ||
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại | 133 | ||
Pin/ắc quy chì thải | 532 | ||
Bùn thải (xử lý nước thải) | 665 | ||
11 | Kinh doanh xây dựng | Các vật liệu mài mòn thải có chứa các thành phần nguy hại + Vật liệu và vật thể mài đã qua sử dụng có chứa các thành phần nguy hại + Vụn sơn, gỉ sắt được bóc tách từ bề mặt phương tiện | 15 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Loại Ctnh Chính Ở Việt Nam Cần Được Giám Sát Đặc Biệt
- Địa Điểm, Thời Gian Và Đối Tượng Nghiên Cứu
- Số Lượng Ctnh Phát Sinh, Vận Chuyển Và Thu Gom Xử Lý Hàng Năm Tại Quảng Ninh
- Đánh Giá Hiện Trạng Xử Lý Vi Phạm Và Quản Lý Ctnh Tại Tỉnh Quảng Ninh
- Một Số Hình Ảnh Về Cơ Sở Tái Chế Ctnh Trái Phép Bị Phát Hiện, Kiểm Tra Ở Quảng Ninh
- Ước Tính Lượng Ctnh Phát Sinh Trên Địa Bàn Tỉnh Năm 2012
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
chứa các thành phần nguy hại | |||
TT | Ngành | Loại CTNH | Lượng CTNH phát sinh (kg/tháng) |
11 | Kinh doanh xây dựng | Sơn và véc ni thải có chứa dung môi hữu cơ hoặc các thành phần nguy hại khác | 10 |
Bộ lọc dầu đã qua sử dụng | 331,5 | ||
Các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng có chứa amiăng | |||
Dầu thải các loại | 2.676,2 | ||
Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại + Bao bì thải có chứa hoặc bị nhiễm các thành phần nguy hại + vỏ thùng chứa dầu, sơn…. | 1.866 | ||
Pin/ắc quy chì thải | 1.653 | ||
12 | Ngành xăng dầu | Dầu thải từ thiết bị tách dầu/ nước + dầu tràn | 500 |
Dầu động cơ, hộp số, bôi trơn tổng hợp thải | 260 | ||
Bùn thải từ quá trình tách dầu/nước + Bùn đáy bể | 1.000 | ||
Chất thải rắn từ buồng lọc cũng như từ các bộ phận khác tách dầu/nước | 135 | ||
Nước lẫn dầu thải từ thiết bị tách dầu/nước | 0 |
Ngành | Loại CTNH | Lượng CTNH phát sinh (kg/tháng) | |
12 | Ngành xăng dầu | Giẻ lau dính dầu + Bao bì thải có chứa hoặc nhiễm các thành phần nguy hại | 135 |
Ắc quy chì thải | 65 | ||
13 | Nông nghiệp, thủy sản | Giẻ lau thải nhiễm thành phần nguy hại | 15 |
Bóng đèn huỳnh quang thải | 3 | ||
Pin/Ắc quy axit chì thải | 10 | ||
Phin lọc dầu thải | 15 | ||
Dầu thải + Xăng dầu thải | 600 | ||
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải | 115 | ||
Tụ điện thải có chứa PCBs | 5 | ||
Nước lẫn dầu thải từ thiết bị tách dầu | 15 | ||
14 | Kinh doanh sử dụng thuốc BVTV | Bùn thải quá trình xử lý nước | 350 |
Hoá chất bảo vệ thực vật tồn lưu hoặc quá hạn sử dụng (bao gồm cả loại cấm sử dụng) | 350 | ||
Bao bì hoá chất bảo vệ thực vật thải | 240 | ||
15 | Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa từ các cửa khẩu | Bộ lọc dầu đã qua sử dụng | 32 |
Dầu thải | 600 | ||
Các chi tiết, bộ phận của phanh đã qua sử dụng có chứa amiăng. | 25 | ||
Dầu thuỷ lực tổng hợp thải | 120 | ||
Dầu động cơ, hộp số và bôi trơn tổng hợp thải + Dầu đáy tàu từ các hoạt động đường thuỷ khác | 212 |
Ngành | Loại CTNH | Lượng CTNH phát sinh (kg/tháng) | |
15 | Chất hấp thụ, vật liệu lọc (kể cả vật liệu lọc dầu), giẻ lau, vải bảo vệ thải bị nhiễm các thành phần nguy hại | 25 | |
Pin/ắc quy chì thải | 28 |
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường Quảng Ninh, 2012)
Thành phần chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh là rất đa dạng, trong đó chủ yếu là dầu thải, dầu đã qua sử dụng, giẻ lau và các bộ phận máy móc dính dầu mỡ có khối lượng lớn. Ngành sản xuất và kinh doanh than phát sinh nhiều dầu thải nhất (12.100 kg/tháng), tiếp theo là ngành sản xuất và phân phối điện (4.000 kg/tháng). Do đặc thù của địa phương phát triển công nghiệp nên mọi hoạt động sản xuất đều có khả năng phát sinh chất thải.
Nguồn phát sinh và thành phần CTNH tại Quảng Ninh là không nhỏ, nếu không có các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới môi trường. Các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý trong tỉnh Quảng Ninh đã phối hợp để đưa các các giải pháp tốt nhất nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của CTNH tới môi trường.
3.2. Đánh giá ảnh hưởng của CTNH đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
3.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường đất
Chất thải nguy hại bị rơi vãi trong quá trình thu gom, vận chuyển gây ô nhiễm đất, đặc biệt là các loại chất thải nguy hại như: thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất, vi sinh vật gây bệnh trong rác thải y tế.
Chất thải nguy hại tại các cơ sở công nghiệp, cơ khí có lẫn dầu mỡ, nếu không được thu gom và xử lý triệt để, gây vương vãi ra đất, dầu mỡ ngấm xuống đất gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất khu vực đó.
Ở các vùng sản xuất nông nghiệp lượng thuốc BVTV được sử dụng trung bình là 3kg/ha/năm, lượng hóa chất BVTV lượng dư thừa ước tính 33%. Các loại thuốc bảo vệ thực vật dư thừa ngấm xuống đất, gây ảnh hưởng tới chất lượng đất, nước khu vực đó. Quảng Ninh chủ yếu phát triển công nghiệp, dịch vụ, nên vấn đề ảnh hưởng của thuốc BVTV đến môi trường đất là không lớn, có thể kiểm soát được.
Một lượng chất thải nguy hại lớn phát sinh từ những làng nghề. Chất thải rắn nguy hại tại các làng nghề hầu hết chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường. Theo khảo sát, ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tình trạng ô nhiễm đất làng nghề đang là một vấn đề được quan tâm, đó là tình trạng ô nhiễm kim loại nặng ở các làng nghề cơ kim khí, làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng, cán thép…
Năm 2008, phát hiện vụ chôn lấp chất thải y tế tại bệnh viện huyện Yên Hưng (nay là thị xã Quảng Yên), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất khu vực đó. Các chất độc hại, chất thải y tế được chôn lấp trực tiếp, không qua xử lý, ngấm xuống đất và nước ngầm. Khu vực phát hiện sai sót lại là vùng phát triển nông nghiệp của tỉnh, vì vậy mức độ ảnh hưởng càng nghiêm trọng.
3.2.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
Ở Việt Nam, mỗi ngày có 120 nghìn m3 nước thải y tế được thải ra, 350 – 400 m3 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Nước thải từ các bệnh viện chưa qua xử lý xả ra môi trường đang là một vấn đề gây bức xúc trong nhân dân các khu vực lân cận vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Thậm chí, nhiều nơi ứ đọng, thẩm thấu còn ảnh hưởng đến cả mạch nước ngầm. mỗi ngày, các bệnh viện xả hàng triệu mét khối nước thải ra môi trường, một phần trong số đó mang theo mầm bệnh hòa vào dòng chảy mương, máng, sông ngòi qua các khu dân cư.
Nước thải của một số bệnh viện ô nhiễm nặng, vượt quá nhiều lần tiêu chuẩn cho phép: 82,54%- tụ cầu vàng, 15-%- trực khuẩn mủ xanh, 5-2%- Ecoli… chúng có hàm lượng vi sinh cao gấp 1.000 lần cho phép với nhiều loại vi khuẩn nấm ký
sinh trùng, virut bại liệt… mà khi hòa vào nước thải sinh hoạt sẽ bị phát tán, có khả năng xâm nhập vào các loại thủy sản, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với nguồn ô nhiễm còn làm nảy sinh nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho con người.
Nước thải tại các làng nghề tái chế phế liệu có chứa nhiều chất độc hại, đối với nhóm ngành tái chế kim loại thường có lượng nước thải không lớn nhưng lại chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng, dầu mỡ công nghiệp…Ví dụ, quá trình rửa ắc quy và nấu chì tạo ra nước thải có lượng chì rất lớn.
Nước thải từ các vị trí tập kết CTNH không được đảm bảo điều kiện có mái che, khi mưa sẽ kéo theo dầu mỡ, các chất khác vào nguồn nước, gây ảnh hưởng đến nguồn nước khu vực đó.
Những năm gần đây, vấn đề xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã được các cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát chặt chẽ. Bệnh viện phải đủ điều kiện về xử lý chất thải y tế mới được đi vào hoạt động. Bệnh viện quốc tế Hạ Long nằm ở phường Hùng Thắng – TP Hạ Long, năm 2012 do chưa đủ điều kiện vận hành xử lý lò đốt rác thải y tế, và hệ thống xử lý nước thải tế nên chưa được cấp phép để đi vào hoạt động.
Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp nặng, khai thác than và các ngành đi kèm than nên lượng chất thải nguy hại phát sinh từ ngành đó tương đối lớn. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại từ hoạt động khai thác khoáng sản tới môi trường nước cục bộ tại các khai trường là có thể xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay, tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam cùng với UBND tỉnh Quảng Ninh đã có các biện pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường do hoạt động khai thác.
3.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề tái chế phế liệu thường có nguồn gốc từ đốt cháy nguyên liệu, bụi các loại, hóa chất trong quá trình sản xuất.
Tại các đơn vị xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh, có gây ảnh hưởng
tới không khí xung quanh. Công ty Tái sinh TCN tại phường Quang Hanh thường
38
xuyên có hoạt động tái chế dầu, khi hoạt động, hơi dầu bốc lên, có mùi khét, hắc của dầu cặn, gây khó chịu cho những hộ gia đình sinh sống gần đó.
Toàn tỉnh Quảng Ninh có hàng nghìn nhà máy cơ khí, sửa chữa máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành than, vì thế lượng chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở này là rất lớn, mùi dầu mỡ công nghiệp, máy móc sản xuất ảnh hưởng rất lớn tới môi trường không khí.
Tại các khu vực sản xuất công nghiệp, CTNH bị rò rỉ gây ảnh hưởng lớn tới môi trường không khí.
3.2.4. Ảnh hưởng đến hệ sinh thái
Chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, từ đó ảnh hưởng tới tất cả các loài sinh vật sống trong môi trường.
Chất thải nguy hại gây ô nhiễm dòng nước sẽ làm chết các động, thực vật trong thủy vực đó. Dầu thải loang trên mặt nước sẽ làm giảm lượng oxy trong nước, làm cho môi trường sống của cá, tôm, động vật phù du cũng như rong rêu trong nước không có không khí để hô hấp.
Chất thải nguy hại gây ô nhiễm đất, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây trồng trong khu vực đó, ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật đất…
Hệ sinh thái trên cạn của các khu vực gần địa điểm khai thác than bị ảnh hưởng khá nhiều. Các dòng sông như sông Diễn Vọng, sông Mông Dương... các loài sinh vật sinh sống đã giảm thiểu đáng kể do môi trường sống của chúng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của con người.
3.2.5. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
- Những loại CTNH công nghiệp, chất thải nguy hại có dính hóa chất độc hại có thể gây những rủi ro cho con người như cháy nổ, ngộ độc.
- Chất thải y tế nguy hại:
+ Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương cho cơ thể do các vật sắc nhọn (như kim tiêm). Các vật sắc nhọn này không chỉ gây
nên những vết cắt, đâm mà còn gây nhiễm trùng các vết thương nếu vật sắc nhọn đó bị nhiễm các tác nhân gây bệnh.
+ Hơn nữa, trong chất thải y tế lại chứa đựng các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B. Các tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết trầy xước, vết đâm xuyên qua niêm mạc, qua đường hô hấp, qua đường tiêu hóa.
+ Nước thải bệnh viện còn là nơi cung cấp các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về các bệnh truyền nhiễm, cũng như trong các khoa lây nhiễm của các bệnh viện. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng làm lây lan các bệnh truyền nhiễm thông qua đường tiêu hóa. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đich tưới tiêu, ăn uống.
- Với những loại hóa chất BVTV có thể gây ảnh hưởng lớn tới con người như sau:
+ Các hóa chất bảo vệ thực vật thường có thời gian tồn tại nhất định trên bề mặt cây cối, trong đất gieo trồng. Một số từ đất được rễ cây hút lên lá, hoa và tích lũy trong cây nên các sản phẩm thu hoạch có một lượng tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật. Hiện nay, có tình trạng người sử dụng phun trực tiếp hóa chất bảo vệ thực vật lên nông sản ngay trước ngày thu hoạch; ngâm rau quả vào thuốc để bảo quản lâu ngày hoặc kích thích hoa quả chín nhanh. Đây là nguyên nhân làm tăng lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong các sản phẩm rau quả, gây nguy hiểm đến sức khỏe người sử dụng.
+ Khi thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể con người qua đường ăn uống, chúng có thể bị loại bớt theo khí thở, theo phân hoặc nước tiểu. Tuy nhiên, các chất độc hại này vẫn chuyển hóa qua gan. Số thuốc bảo vệ thực vật dễ hòa tan trong nước thì sẽ bị loại bỏ nhưng lại có những hóa chất sẽ tạo thành