BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRẦN BẢO TOÀN
SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU
Chuyên ngành: Quản lý công Mã số : 8340403
Có thể bạn quan tâm!
- Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau - 2
- Sự Tham Gia Của Người Dân Trong Quá Trình Phát Triển
- Các Mức Độ Tham Gia Của Người Dân
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS VÕ TRÍ HẢO
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn Thạc sĩ Quản lý công với đề tài nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong xây dựng phường văn minh đô thị tại Thành phố Cà Mau” là kết quả của quá trình nghiên cứu, học tập nghiêm túc, làm việc với tinh thần tích cực của bản than trong thời gian qua.
Những số liệu thu thập và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn hợp pháp, trung thực. Mọi sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện này đã được tác giả cảm ơn. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thành phố Cà Mau, ngày tháng năm 2018
Tác giả luận văn TRẦN BẢO TOÀN
LỜI CẢM ƠN
Chân thành cảm ơn chân thành đối với Ban Lãnh đạo và toàn thể giáo viên của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa học và bảo vệ đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy PGS.TS VÕ TRÍ HẢO đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo tại cơ quan UBND Phường 1, Phường 2, Phường 4, Phường 5, Phường 6, Phường 7, Phường 8, Phường 9 thuộc Thành phố Cà Mau. Cảm ơn gia đình đã động viên tinh thần và hỗ trợ tôi trong suốt khóa học; cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các cơ quan ban ngành đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và những cá nhân người dân đã dành thời gian để trả lời bảng câu hỏi điều tra số liệu của đề tài.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu có hạn đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp quý báu từ quý thầy cô.
Xin trân trọng cảm ơn!
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Nghiên cứu “Sự tham gia của người dân trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau”, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn 181 người dân trên địa bàn thành phố Cà Mau bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA; và phân tích mô hình hồi quy đa biến được sử dụng trong phân tích nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiểm định thang đo với hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, với 05 thành phần bao gồm
(1) Năng lực cá nhân của người dân; (2) Năng lực của ban chỉ đạo, cán bộ địa phương; (3) Chính sách địa phương, hỗ trợ hoạt động địa phương; (4) Lợi ích cá nhân và xã hội; (5) Nhận thức xã hội đều có độ tin cậy lớn hơn 0,6.
Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến cho thấy sự phù hợp của mô hình lý thuyết. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đối với các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự tham gia của người dân bao gồm tất cả các biến quan sát của 05 nhóm nhân tố trên. Trong đó, nhân tố Nhận thức xã hội có tác động mạnh nhất đến sự tham gia của người dân.
Kết quả kiểm định In dependent – samples T – test và kiểm định One way ANOVA để làm rõ thêm sự khác biệt về mức độ tham gia của người dân phân theo nhóm giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, hộ gia đình chính sách và thu nhập. Theo đó, chỉ có biến nghề nghiệp là có ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT tại thành phố Cà Mau.
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN
TÓM TẮT LUẬN VĂN MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung 3
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 3
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 4
1.3.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu 4
1.3.2. Giới hạn về nội dung nghiên cứu 4
1.3.3. Giới hạn về không gian nghiên cứu 4
1.3.4. Giới hạn về thời gian nghiên cứu 4
1.3.5. Câu hỏi nghiên cứu 5
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
1.5. Ý NGHĨA VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA NGHIÊN CỨU 6
1. 6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN 6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
2.1. SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 8
2.1.1. Các khái niệm 8
2.1.2. Các hình thức tham gia 9
2.1.3. Các nhân tố cản trở của sự tham gia 12
2.1.4. Các mức độ tham gia 14
2.1.5. Tầm quan trọng và yêu cầu của tham gia 15
2.1.6. Phường văn minh đô thị 16
2.1.7. Lược khảo tài liệu 20
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.2.1. Phương pháp tiếp cận 23
2.2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu 24
2.2.3. Thiết kế mẫu nghiên cứu 28
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 29
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 34
3.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ THÀNH PHỐ CÀ MAU 34
3.1.1. Địa giới hành chính 34
3.1.2. Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2007 35
3.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ 2015
– 2017 TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU 37
3.2.1. Kết quả đạt được 37
3.2.2. Kết quả xét, công nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn văn minh đô thị” và lộ trình thực hiện đến năm 2020 41
3.2.3. Khó khăn, hạn chế 41
3.3. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ CÀ MAU GIAI ĐOẠN 2018 – 2020 42
3.3.1. Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp, phát huy vai trò của Ban chỉ đạo các cấp 42
3.3.2. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng 42
3.3.3. Đa dạng hóa nội dung, phương thức triển khai thực hiện phong trào 43
3.3.4. Đầu tư xây dựng, sửa chữa các hạng mục, tuyến đường 43
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
4.1. THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU 44
4.1.1. Thông tin về mẫu nghiên cứu 44
4.1.2. Thông tin về xây dựng phường văn minh đô thị 47
4.2. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG VIỆC XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU 49
4.2.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 49
4.2.2. Đánh giá mức độ tham gia của người dân đối với các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia trong việc xây dựng phường văn minh đô thị tại thành phố Cà Mau .55 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 61
4.2.4. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến 67
4.2.5. Kiểm định sự khác biệt về sự tham gia của người dân trong việc xây dựng PVMĐT tại thành phố Cà Mau 69
4.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO CÁC HOẠT ĐỒN XÂY DỰNG PHƯỜNG VĂN MINH ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CÀ MAU 72
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1
PHỤ LỤC 1 3
PHIẾU KHẢO SÁT 3
PHỤ LỤC 2 8
KIỂM ĐỊNH CRONBACH ALPHA 8
PHỤ LỤC 3 11
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA 11
PHỤ LỤC 4 16
KIỂM ĐỊNH CRONBACH ALPHA 16
( Sau khi phân tích EFA) 16
PHỤ LỤC 5 18
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN 18
PHỤ LỤC 6 20