Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 13


kiện cho các liên kết này phát triển. Các quy định về liên kết bao gồm liên kết nội bộ tổng công ty, tập đoàn kinh tế và liên kết với các pháp nhân toàn tập đoàn. Trong điều kiện hiện nay, mỗi tập đoàn dù có quy mô lớn nhưng rất cần đến hệ thống doanh nghiệp vệ tinh nhằm tăng cường phân công, chuyên môn hóa, đồng thời xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy cơ chế, chính sách thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác một mặt thúc đẩy phát triển bản thân các tập đoàn mặt khác thúc đẩy cả sự phát triển của các doanh nghiệp liên kết, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển. Nhà nước cần xây dựng cơ chế về mối quan hệ, liên kết và tính liên thông giữa các tập đoàn để phục vụ cho lợi ích kinh tế chung như liên kết về vốn đầu tư, công nghệ…tránh tình trạng “vườn nhà ai nhà rào”.


3.8 Nghiêm khắc kiểm tra, loại bỏ tình trạng tham nhũng trong tập đoàn kinh tế

Theo cuộc khảo sát do Ngân hàng thế giới World Bank tiến hành từ tài liệu “Chống tham nhũng ở Đông Á” (2004) đã cho thấy quy mô doanh nghiệp càng lớn, tình trạng tham nhũng càng khó kiểm soát và điều này đã làm gia tăng đáng kể đến chi phí kinh doanh và làm giảm đi sức cạnh tranh của các tập đoàn. Với một số vốn lớn được cung cấp từ phía Nhà nước, cộng thêm hoạt động kiểm soát bên ngoài lỏng lẻo, các tập đoàn quốc doanh đã và đang bỏ túi vào cá nhân một lượng tiền đáng kể. Các nhà lãnh đạo trong các tập đoàn giành những hợp đồng béo bở về các công ty do mình hoặc gia đình làm chủ để lại cho tập đoàn kinh tế những hợp đồng ít hiệu quả.

3.9 Kiểm soát và xóa bỏ đầu tư công


Trong Bản thảo luận chính sách số 3 của trường Đại học Havard- Kenedy School, nhóm nghiên cứu có nhận xét tăng trưởng của Việt Nam trong những năm vừa qua là phụ thuộc quá mức vào đầu tư. Mà một trong các nguồn đầu tư chiếm tỷ trọng vốn lớn lại là đầu tư công do các doanh nghiệp, tập đoàn Nhà nước thực hiện. Mặc dù Chính phủ đã tuyên bố cắt giảm song vẫn chưa cho thấy các động thái nào thể hiện điều đó. Tình trạng đầu tư dàn trải khắp mọi nơi vẫn diễn ra và danh mục các dự án đầu tư công vẫn không hề giảm bớt. Theo số liệu thống kê không chính thức, đầu tư công chiếm khoảng 18% GDP và 45% tổng đầu tư toàn xã hội. Trên thực tế, con số này có thể còn cao hơn do vai trò quan trọng của Nhà nước trong nhiều công ty cổ phần 21. Một điều dễ dàng nhận thấy là các danh mục đầu tư công là những danh mục không trực tiếp tạo ra hàng hóa, nhưng thâm hụt ngân sách thì rất cao. Do đó, sẽ làm tăng lượng tiền trong lưu thông và chênh lệch cung - cầu, dẫn đến tăng lạm phát tiền tệ và lạm phát cơ cấu. Một điểm nữa là lợi ích do các doanh nghiệp Nhà nước mà dẫn đầu là các tập đoàn kinh tế quốc doanh không thể cân bằng lại những thất thoát và lãng phí bởi đầu tư công của chính những tập đoàn này đem lại. Bởi vậy, một biện pháp cần thiết hiện nay là xây dựng một cơ chế kiểm soát chặt chẽ đầu tư công kết hợp với minh bạch các hoạt động đầu tư của các tập


21 Bản thảo luận chính sách số 4, trường đại học Havard – Kenedy School, ngày 1/1/2009, trang 14

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


đoàn. Đầu tiên là phải lập tiêu chí xác định, đánh giá, thẩm định nhằm loại bỏ những dự án đầu tư công thâm dụng vốn và nhập khẩu nhiều, đồng thời đẩy mạnh các dự án thâm dụng lao động và không phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Thêm nữa cần đẩy nhanh tiến độ của những dự án đầu tư công có hiệu quả. Các tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước đề xuất Nhà nước tăng quyền chỉ định thầu song đây không phải là biện pháp tối ưu và cũng không thể cải thiện hiệu quả của quá trình ra quyết định đầu tư công. Do vậy, để khắc phục điều này, Chính phủ nên thay thế cơ chế chỉ định thầu bằng cơ chế đấu thầu công khai, đồng thời đơn giản hóa thủ tục xét duyệt đầu tư song vẫn đảm bảo tính minh bạch cho thị trường.

Sự phát triển của mô hình tập đoàn ở Việt Nam - Thực trạng và hướng phát triển - 13

3.10 Phát triển đồng bộ thị trường


Trước mắt cần tập trung hoàn thiện một số thị trường quan trọng như thị trường lao động, khoa học và công nghệ, tài chính, trong đó đặc biệt chú ý đến thị trường vốn.

Tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán để thị trường chứng khoán trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả cho các tập đoàn. Trong thời gian tới, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định liên quan đến các hoạt động của thị trường này, sửa đổi quy trình lựa chọn tư vấn nước ngoài trong việc định giá doanh nghiệp quy mô lớn, khắc phục tình trạng đánh giá thấp hơn giá trị thị trường, thông đồng nhằm hạ giá cổ phiếu, quy định lại tỷ lệ phần trăm của các nhà đầu tư khi tham gia thị trường OTC. Hiện nay tỷ lệ đặt cọc 10% giá trị cổ phiếu tham gia ở các sàn giao dịch tại Việt Nam là quá thấp, dẫn đến các hiện tượng đánh bạc trên thị trường này. Thêm nữa, cần công khai hóa thông tin của doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình cổ phần hóa, cần quy định quyền hạn của việc công bố thông tin và trách nhiệm cá nhân đối với những thông tin thiếu trung thực, không chính xác dẫn đến những thiệt thòi cho các nhà đầu tư.

Hoàn thiện thị trường lao động để có thể cung ứng được nguồn nhân lực có trình độ có tay nghề và đội ngũ quản lý cấp cao. Việt Nam cần đổi mới công tác dạy nghề, đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo đại học, kết hợp giữa các trường đại học với các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế nhằm cung ứng nguồn nhân lực cấp


chất lượng cao. Đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao, bên cạnh công tác đào tạo cơ bản, Chính phủ cần thiết kế những chương trình đào tạo chuyên sâu, gắn với thực tiễn, nhằm xây dựng đội ngũ các nhà quản lý có trình độ quản trị hiện đại, am hiểu thực tiễn Việt Nam, có bản lĩnh và đạo đức kinh doanh. Một thị trường lao động với lượng cung dồi dào và đảm bảo về chất sẽ tạo điều kiện cho các tập đoàn kinh tế ổn định sản xuất.

3.11 Sửa đổi một số chính sách trong hệ thống luật pháp.


Chính sách tài chính: Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý để tạo cho các tập đoàn bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, bình đẳng về lãi suất như cần rà soát lại các quy định còn mang tính phân biệt đối xử hay còn quá chặt chẽ về thủ tục cho vay, điều kiện thế chấp đối với các tập đoàn tư nhân trong khi đó lại dễ dàng rót hàng ngàn tỷ đồng cho khối tập đoàn Nhà nước vay mà ít ràng buộc trách nhiệm. Tăng mức độ ưu đãi cho các tập đoàn tư nhân, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch, miễn thuế cho các khâu như chi phí đào tạo người lao động, sản xuất sản phẩm mới. Với các tập đoàn cần tiếp tục sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến quá trình tích tụ và tập trung vốn đặc biệt tập đoàn Nhà nước cần quy định trách nhiệm của người đại diện phần vốn Nhà nước tại tập đoàn. Quy định cho phép công ty mẹ được sử dụng phần lợi nhuận sau thuế để bổ sung vốn điều lệ, tăng nhanh khả năng tích tụ, tập trung vốn.

Về thuế thu nhập doanh nghiệp: do đặc thù mô hình và các mối quan hệ dựa trên dây chuyền sản xuất nên có thể chỉ để cho công ty mẹ thay mặt toàn bộ tập đoàn đứng ra nộp thuế. Trường hợp các doanh nghiệp hoạt động độc lập thì nộp thuế theo quy định hiện hành. Riêng đối với khoản lợi nhuận của công ty mẹ thu được qua các công ty con thì không phải nộp thuế bởi phần lợi nhuận này đã được các công ty con nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi chia lãi về cho công ty mẹ và các bên góp vốn khác.

Về vấn đề tín dụng: cần quy định quyền của công ty mẹ được bảo lãnh tín dụng đối với các công ty con bằng vốn điều lệ. Các công ty con thì có thể huy động thêm


vốn bằng nhiều hình thức khác như phát hành cổ phiếu, vay vốn từ ngân hàng, huy động thêm vốn cổ phần từ các cổ đông, người lao động trong doanh nghiệp.

Về chính sách khoa học công nghệ: khuyến khích các tập đoàn ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, quản lý, từng bước tiến tới quy định cụ thể trình độ công nghệ, quy trình quản lý trong mỗi tập đoàn chẳng hạn quy trình quản lý nên áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO online. Bên cạnh đó thúc đẩy tiến trình tách các trung tâm nghiên cứu khoa học không hiệu quả ra khỏi cơ cấu kinh doanh của tập đoàn. Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi với nhiều chính sách hấp dẫn để khuyến khích, các nhà đầu tư nước ngoài triển khai các hoạt động nghiên cứu công nghệ ở Việt Nam, phát triển các công ty đầu tư mạo hiểm, khuyến khích các trường đại học, Viện nghiên cứu tự bỏ vốn hay liên doanh, liên kết các tổ chức trong nước và ngoài nước để thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhằm tạo cơ hội cho các tập đoàn ở Việt Nam tiếp cận được với công nghệ hiện đại mà chi phí không quá cao.

Ngoài ra có thể xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ gắn với nhu cầu của kinh tế - xã hội để hỗ trợ các tập đoàn sớm có đội ngũ chuyên gia công nghệ có năng lực. Việc Tập đoàn FPT đầu tư vào trường đại học FPT, với các trung tâm trực thuộc như Hệ thống đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech, Trung tâm Đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena… và đào tạo được rất nhiều nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao là một minh chứng hùng hồn cho điều này.

Bên cạnh đó, để gia tăng năng lực công nghệ, doanh nghiệp cần có thông tin đầy đủ về công nghệ trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình đặc biệt là những công nghệ hiện đại, cập nhật. Để có đầy đủ thông tin, ngoài sự nỗ lực của chính các tập đoàn thì cần xây dựng các hệ thống hỗ trợ cung cấp thông tin qua các hình thức như tổ chức các hội trợ công nghệ để giới thiệu, triển lãm các thiết bị và công nghệ. Các nhà cung cấp công nghệ và người cần mua công nghệ có thể ký kết ngay hợp đồng mua bán tại chợ. Thêm vào đó, cần phát triển mạnh hệ thống các tổ chức dịch vụ tư vấn chuyển giao công nghệ, các trung tâm giao dịch và thực hiện các dịch vụ


tư vấn chuyển giao công nghệ, giám định và đánh giá chất lượng công nghệ để từ đó các tập đoàn kinh tế có thể rút ngắn được thời gian giao dịch, tiết kiệm chi phí mà vẫn có thể tiếp cận được đúng chủng loại công nghệ.

Kết luận

Việc hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam trước hết phải đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập hiện nay, tạo tiền đề và điều kiện cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Mặc dù tập đoàn kinh tế là những mô hình rất quen thuộc, phổ biến ở các nước phát triển song tại Việt Nam mô hình này vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Với 8 tập đoàn kinh tế Nhà nước và một số tập đoàn tư nhân thành lập trong khoảng thời gian ngắn gần đây, Việt Nam chưa thể có sự thống nhất về mặt lý luận, nhận thức và do đó còn gây rất nhiều tranh cãi. Các tập đoàn Nhà nước với sự bảo hộ thái quá từ Chính phủ cộng thêm việc cả hai khối tập đoàn tư nhân và quốc doanh đầu tư đa ngành quá nhiều vào các lĩnh vực tài chính có rủi ro cao đã bộc lộ không ít hạn chế.

Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về tập đoàn kinh tế, Khóa luận tốt nghiệp đã phân tích được những quan điểm về tập đoàn kinh tế, xu thế phát triển, phương thức thành lập, đặc điểm, vai trò của các tập đoàn trên thế giới và quan trọng nhất là chỉ ra được cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển của cả hai mô hình tập đoàn kinh tế quốc doanh và dân doanh ở Việt Nam với những hạn chế cũng như nguyên nhân của các hạn chế đó.

Mặt khác, dựa vào những báo cáo khách quan tình hình kinh tế xã hội Việt Nam từ các tổ chức uy tín hàng đầu trên thế giới như World bank, Havard – Kenedy School…, khóa luận đã đánh giá, phân tích một cách thẳng thắn các mặt tồn tại từ đó đưa ra định hướng giải pháp cho chính doanh nghiệp đi theo mô hình tập đoàn cùng với các kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ nhằm tạo động lực hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế lành mạnh.

Tóm lại, khóa luận đã đóng góp được một phần nhỏ nhoi vào các nghiên cứu về tập đoàn kinh tế ở Việt Nam.


Có được kết quả như vậy, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của thấy giáo – Th.S Ngô Quý Nhâm.



A. Tiếng Việt

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Nhóm tư vấn Các nhà tài trợ Việt Nam (2006), Báo cáo Phát triển Việt Nam 2007 – Việt Nam hướng đến tầm cao mới, 14-15 tháng 12, Hà Nội.

2. Báo cáo Phát triển Việt Nam 2006

3. Báo Người đại biểu Nhân dân (2009), Giám sát các tập đoàn kinh tế Nhà nước,

số ngày 2/3/2009.

4. Bộ kế hoạch và Đầu tư, Viện ngiên cứu trung ương – Australian Goverment, AusAID (2005), Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về tập đoàn kinh tế, ngày 24-25 tháng 2 năm 2005, Hà Nội.

5. Havard Kenedy School (2008), Báo cáo “Lựa chọn thành công: bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai Việt Nam”, ngày 14 tháng 2, 2009.

6. Havard Kenedy School (2008), Bản thảo luận chính sách số 1, ngày 20/2/2008

7. Havard Kenedy School (2008), Bản thảo luận chính sách số 2 ngày 24/6/2008

8. Havard Kenedy School (2008), Bản thảo luận chính sách số 3, ngày 18/9/2008

9. Havard Kenedy School (2009), Bản thảo luận chính sách số 4 ngày 1/1/2009

10. Trần Tiến Cường (2005), Tập đoàn kinh tế – Lý luận và kinh nghiệm quốc tế ứng dụng vào Việt Nam, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.

11. Tấn Đức (2007), Số lượng doanh nghiệp tăng, nhưng hiệu quả giảm - Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 14/2007, trang 24-25.

12. Võ Văn Kiệt (2007), Thận trọng với việc thành lập các tập đoàn kinh tế -Thời báo Kinh tế Sài Gòn, số 31/2007 (867), trang 12-13.

13. Hà Linh (2006), Raymond Kroc – Hình thành công nghiệp ăn nhanh với McDonald’s, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số 95, ngày 15-5-2006, trang 12.

14. Việt Nam - Japan Joint Research (2000), Vấn đề cải tổ các tổng công ty và doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam, Hà Nội.

15. Vũ Huy Từ (2002), Mô hình tập đoàn kinh tế trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/09/2022