Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam - 12

quy trình kiểm tra tính hợp hiến của vấn đề. Vấn đề sẽ được cơ quan giúp việc thu thập thông tin, tài liệu sau đó dưới sự tư vấn của những nhà khoa học Hiến pháp hàng đầu, hội đồng Hiến pháp sẽ đưa ra quyết định về tính hợp hiến của vấn đề dựa trên nguyên tắc hoạt động của hội đồng: đa số, tập thể và công khai. Hội đồng sau khi thống nhất sẽ thông báo quyết định của mình đến các chủ thể có liên quan bao gồm: các chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc yêu cầu kiểm tra tính hợp hiến của vấn đề, chủ thể yêu cầu kiểm tra. Đồng thời báo cáo đưa ra khuyến nghị phương án giải quyết lên cơ quan quyền lực nhà nước - Quốc hội nhằm có thể đảm bảo tính hợp hiến. Để thể xử lý triệt để vấn đề, hội đồng Hiến pháp yêu cầu sự phối hợp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ tính tối cao của Hiến pháp đặc biệt là Quốc hội.

Đối với hoạt động kiểm soát văn bản chưa ban hành và tư vấn pháp lý, hội đồng Hiến pháp căn cứ theo thẩm quyền được quy định trong Hiến pháp tiến hành chức năng của mình, đưa ra những ý kiến, đóng góp về tính hợp hiến về chương trình, hiệu quả của việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật, đưa ra những gợi ý, biện pháp phối hợp để yêu cầu bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp khi xây dựng pháp luật. Hội đồng Hiến pháp tham gia ở các khâu của quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt từ khi thẩm định đến trước khi công bố nhằm đưa ra khuyến nghị kịp thời cho Quốc hội nhằm hạn chế tối đa phải xử lý những văn bản không phù hợp Hiến pháp sau khi đã có hiệu lực pháp luật với một trình tự thủ tục đặc biệt, kéo dài và phức tạp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG III

Mô hình hội đồng Hiến pháp tuy rằng không còn xa lạ với các quốc gia trên thế giới nhưng ở Việt Nam đây là mô hình mới hoàn toàn. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã từng ghi nhận mô hình hội đồng Hiến pháp tạo nền tảng cho cơ quan bảo hiến chuyên trách xuất hiện ở Việt Nam. Tuy nhiên, bởi nhiều lý do, mô hình này đã không xuất hiện trong bản Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Hội đồng Hiến pháp là mô hình không được áp dụng ở quá nhiều các quốc gia trên thế giới, tính hiệu quả của mô hình chỉ ở mức trung bình. Đề xuất mô hình hội đồng Hiến pháp dựa trên sự đánh giá và nhìn nhận khách quan, thực tiễn để phù hợp nhất với hoàn cảnh ở Việt Nam.

Mô hình hội đồng Hiến pháp được thành lập là cần thiết với nhu cầu thực tiễn, dựa trên nền tảng về phương hướng và đường lối của nhà nước, nhằm khắc phục những hạn chế của cơ chế bảo hiến hiện thời, kế thừa phát huy tối đa giá trị pháp lý của Hiến pháp hiện hành. Mô hình hội đồng Hiến pháp được khuyến nghị bao gồm đầy đủ: nhiệm vụ, chức năng cơ bản, cơ cấu tổ chức - cách thức thành lập; trình tự thủ tục hoạt động của hội đồng, hiệu lực pháp lý phán quyết của hội đồng. Tất cả những đề xuất trên dựa trên sự phù hợp với quốc gia, bắt đầu xác nhận mô hình bảo hiến cơ quan chuyên trách như Việt Nam và sẽ từng bước thay đổi để hoàn chỉnh cơ chế bảo hiến.

KẾT LUẬN

Mô hình bảo hiến chuyên trách là nền tảng bắt buộc để xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là tiền đề để tạo nên một xã hội thực sự dân chủ, là công cụ để bảo vệ quyền công dân mỗi quốc gia. Một quốc gia có những đặc điểm khác nhau về thể chế chính trị, về thực trạng xã hội, về đặc điểm của hệ thống pháp luật nên sẽ có những lựa chọn cách thức xây dựng cơ quan bảo hiến khác nhau. Hoạt động các cơ quan bảo hiến thực hiện các thẩm quyền hiến định không giống nhau ở từng quốc gia, ở từng mô hình. Điều này phụ thuộc vào sự lựa chọn của quốc gia trong mỗi mô hình, quan trọng hơn là các yếu tố về truyền thống, lịch sử, văn hoá, chính trị. Thể chế sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào bốn yếu tố chính bao gồm:

- Các yếu tố pháp luật.

- Các yếu tố chính trị.

- Sự du nhập các mô hình bảo hiến.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

- Ưu, nhược điểm mô hình bảo hiến.

Những yếu tố trên tạo nên sự đánh giá phù hợp về mô hình bảo hiến với mỗi quốc gia. Sự lựa chọn mô hình bảo hiến phù hợp sẽ quyết định đến hiệu quả trong hoạt động của mô hình. Trên cơ sở đánh giá các mô hình bảo hiến tiêu biểu trên thế giới, áp dụng vào điều kiện khách quan cũng như chủ quan ở Việt Nam, dựa vào thực trạng pháp luật Việt Nam cũng như nhu cầu cần có mô hình bảo hiến, luận văn xin đề xuất mô hình cho Việt Nam trong tương lai “Hội đồng Hiến pháp”.

Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam - 12

Mô hình hội đồng Hiến pháp tuy không phải là mô hình tiêu biểu nhất trên thế giới, tính hiệu quả trong hoạt động vẫn còn nhiều vấn đề nhưng xét trên nhiều phương diện đây là mô hình thích hợp với Việt Nam. Mô hình hội đồng Hiến pháp là lựa chọn an toàn nhất cho sự ổn định chính trị, xã hội ở nước ta, đồng thời khi xây dựng mô hình này sẽ không cần

thay đổi quá nhiều nền tảng hệ thống pháp luật đã tồn tại. Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của hội nhập và phát triển, chúng ta cần phải chọn con đường định hướng đúng đắn, một mô hình bảo hiến phù hợp với đất nước là cần thiết. Xây dựng mô hình bảo hiến chuyên trách là quá trình lâu dài và khó khăn, chúng ta không nên nóng vội, máy móc, điểm cốt lõi là lựa chọn chính xác mô hình bảo hiến và có sự điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết 48 ngày 2/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Báo cáo chính trị Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006 của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội.

3. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2014.

4. GS.TS Nguyễn Đăng Dung, GS.TS Phạm Hồng Thái, TS Vũ Công Giao (Đồng chủ biên); Về Pháp quyền và chủ nghĩa hợp hiến; nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, năm 2012.

5. Văn phòng Quốc hội, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về bảo hiến, nhà xuất bản Thời đại, Hà Nội, năm 2009.

6. Hiến pháp Cộng hòa Pháp, Tuyển tập một số Hiến pháp trên thế giới, nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, năm 2012.

7. TS. Nguyễn Ngọc Sơn, Bàn về thiết chế Hội đồng Hiến pháp, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2013.

8. TS. Đặng Minh Tuấn, Trung Quốc và Việt Nam, truyền thống Xô Viết tối cao; Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2012.

9. TS. Đỗ Minh Khôi, Các yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế bảo hiến, Hội thảo cơ chế bảo hiến một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam, Viên nghiên cứu lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội), năm 2012.

10. PGS.TS Nguyễn Việt Hương (chủ biên), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007.

11. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩ Việt Nam năm 1946, nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

12. TS. Bùi Ngọc Sơn, Tiền cảnh chế độ bảo hiến ở Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, năm 2009.

13. TS. Võ Trí Hảo, Lựa chọn mô hình tài phán phán Hiến pháp, những vấn đề phổ biến và đặc thù quốc gia - Đại học Luật Hà Nội, năm 2012.

14. TS. Nguyễn Đức Lam - Văn phòng Quốc hội, Các mô hình bảo hiến trên thế giới và khả năng lực chọn của Việt Nam, năm 2012.

15. Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Mô hình tổ chức và hoạt động Hội đồng Hiến pháp một số nước trên thế giới, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2013.

16. GS.TS Hoàng Thị Kim Quế - Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội (chủ biên), Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật thế giới, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2007.

17. Giáo trình Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2011.

18. GS.TS Nguyễn Đăng Dung, GS.TS Phạm Hồng Thái, TS Nguyễn Sĩ Dũng, TS Vũ Công Giao, TS Đặng Minh Tuấn (Đồng chủ biên), Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, những vấn đề lý luận và thực tiễn. Tập II- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hiến pháp những vấn đề lý luận và thực tiễn, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011.

20. TS. Đặng Minh Tuấn, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Bình luận các quy định dự thảo Hiến pháp về hội đồng Hiến pháp, năm 2013.

21. Giáo trình Luật Hiến pháp, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Ủy ban Thường vụ Quốc hội :Tài liệu Hội thảo Cơ sở lý luận và thực tiễn thành lập cơ quan bảo hiến phục vụ việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Hạ Long, năm 2011.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2023