Sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại học - 2

Phụ lục 4.5. KẾT QUẢ CFA TÍNH BỀN BỈ (GR) 45

Phụ lục 4.6. KẾT QUẢ CFA MÔ HÌNH TỚI HẠN 47

Phụ lục 4.7. KẾT QUẢ SEM MÔ HÌNH CHÍNH (KHÔNG CÓ BIẾN ĐIỀU TIẾT) 52

Phụ lục 4.8. KẾT QUẢ SEM VỚI AC LÀ BIẾN ĐIỀU TIẾT HỖN HỢP 61

Phụ lục 4.9. KẾT QUẢ SEM VỚI PL LÀ BIẾN ĐIỀU TIẾT 66

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AC

Absorptive Capacity

Khả năng hấp thu

ACT

Absorptive Capacity Theory

Lý thuyết khả năng hấp thu

AEI

Academic engagement index

Thang đo gắn kết học thuật

AUSSE

Australasian Survey of Student

Engagement

Khảo sát của Úc về sự gắn kết

của sinh viên

BPNT

Basic Psychological Needs Theory

Thuyết nhu cầu cơ bản

CE

Cognitive Engagement

Sự gắn kết nhận thức

CET

Cognitive Evaluation Theory

Lý thuyết/Thuyết đánh giá

nhận thức

CFA

Confirmatory factor analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

CFI

Comparative Fit Index

-

CI

Consistency of Interests

Sự kiên định của sở thích

COT

Causality Orientations Theory

Lý thuyết/Thuyết định hướng

nhân quả

EE

Emotional Engagement

Sự gắn kết cảm xúc

EFA

Exploratary factor analysis

Phân tích nhân tố khám phá

EM

Emotional value

Giá trị cảm xúc

EP

Epistemic value

Giá trị tri thức

FQ

Functional value (price/quality)

Giá trị chức năng về giá cả/chất

lượng

FS

Functional value (want satisfaction)

Giá trị chức năng về sự hài lòng

FTU

Foreign Trade University

Trường Đại học Ngoại thương

GCT

Goal Contents Theory

Lý thuyết/Thuyết nội dung

mục tiêu

GFI

Goodness of Fit Index

-

GR

Grit

Tính bền bỉ

IM

Image value

Giá trị hình ảnh

KMO

Kaiser-Meyer-Olkin measure of

sampling adequacy

Kiểm định KMO

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 258 trang tài liệu này.

Sự gắn kết của sinh viên và mối quan hệ với chất lượng cuộc sống đại học - 2


Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

LET

Life Engagement Test

Thang đo kiểm tra sự gắn kết

trong cuộc sống

MQL

The meaning in life questionnaire

Bảng câu hỏi về ý nghĩa trong

cuộc sống

NEU

National Economics University

Trường Đại học Kinh tế quốc

dân

NSSE

The National Survey of Student

Engagement

Khảo sát quốc gia về sự gắn kết

của sinh viên

OIT

Organismic Integration Theory

Lý thuyết/Thuyết cơ chế hội

nhập

PE

Perseverance of Effort

Sự kiên trì nỗ lực

PL

Purpose in Life

Mục đích cuộc sống

PSV

Perceived Service Value

Giá trị dịch vụ cảm nhận

QL

Quality of College Life

Chất lượng cuộc sống đại học

RMSEA

Root Mean Square

Tổng phương sai trích

UEH

University of Economics Ho Chi

Minh City

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ

Chí Minh

UEL

University of Economics and Law

Trường Đại học Kinh tế - Luật

UFM

University of Finance - Marketing

Trường Đại học Tài chính -

Marketing

WOM

Word of Mouth

Giao tiếp truyền miệng



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp lý thuyết được sử dụng trong các nghiên cứu trước đây 53

Bảng 3.1. Thang đo khái niệm Sự gắn kết của sinh viên 84

Bảng 3.2. Thang đo khái niệm Giá trị dịch vụ cảm nhận 85

Bảng 3.3. Thang đo khái niệm Khả năng hấp thu 87

Bảng 3.4. Thang đo khái niệm Mục đích cuộc sống 88

Bảng 3.5. Thang đo khái niệm Tính bền bỉ 89

Bảng 3.6. Thang đo khái niệm Chất lượng cuộc sống đại học 90

Bảng 4.1. Đặc điểm mẫu sơ bộ 101

Bảng 4.2. Đặc điểm mẫu chính thức 104

Bảng 4.3. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm thành phần của PSV 105

Bảng 4.4. Kết quả đánh giá độ tin cậy các thang đo trong mô hình PSV 107

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm thành phần của SE 108

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm thành phần của GR 109

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định giá trị phân biệt các khái niệm trong mô hình tới hạn 111

Bảng 4.8. Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo các khái niệm 112

Bảng 4.9. Hệ số hồi quy (chưa chuẩn hóa) của các mối quan hệ trong mô hình 114

Bảng 4.10. Mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình có biến kiểm soát 119

Bảng 4.11. Sự khác biệt các chỉ tiêu tương thích (bất biến và khả biến từng phần theo hình thức đào tạo) 120

Bảng 4.12. Mối quan hệ giữa các khái niệm (khả biến và bất biến từng phần theo hình thức đào tạo) 120

Bảng 4.13. Kết quả điểm định kỳ vọng 122


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 2.1. Mô hình lý thuyết 80

Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu 82

Hình 4.1. Kết quả CFA giá trị dịch vụ cảm nhận (chuẩn hóa) 106

Hình 4.2. Kết quả CFA sự gắn kết của sinh viên (chuẩn hóa) 107

Hình 4.3. Kết quả CFA tính bền bỉ (chuẩn hóa) 108

Hình 4.4. Kết quả CFA mô hình tới hạn (chuẩn hóa) 110

Hình 4.5. Kết quả SEM mô hình chính (chuẩn hóa) 114

Hình 4.6. Kết quả SEM mô hình 1 (chuẩn hóa) 116

Hình 4.7. Kết quả SEM mô hình 2 (chuẩn hóa) 117

Hình 4.8. Mô hình SEM kết quả tổng hợp (chuẩn hóa) 118

Hình 4.9. Kết quả kiểm định điều tiết nhóm [tập trung/không tập trung] 121



TÓM TẮT


Mục tiêu – Nghiên cứu các yếu tố thuộc nhận thức và đặc điểm cá nhân [giá trị dịch vụ cảm nhận (PSV), khả năng hấp thu (AC), mục đích cuộc sống (PL), tính bền bỉ (GR)] ảnh hưởng như thế nào đến sự gắn kết của sinh viên (SE), và mối quan hệ giữa sự gắn kết với chất lượng cuộc sống đại học (QL).

Phương pháp – Dữ liệu thu thập từ 1.435 sinh viên của 5 trường đại học Việt Nam. Phương pháp CFA được sử dụng để kiểm định các mô hình đo lường và mô hình SEM được dùng để kiểm tra các giả thuyết.

Kết quả – Có 6 giả thuyết được chấp nhận và 3 giả thuyết bị bác bỏ; cụ thể: PSV, AC, GR tác động tích cực đến SE; AC điều tiết hỗn hợp, PL điều tiết thuần túy mối quan hệ giữa PSV và SE; PL không tác động đến SE; QL chỉ chịu tác động bởi SE, không chịu tác động bởi PSV và PL. Ngoài ra, kết quả cho thấy có sự khác biệt trong mối quan hệ giữa AC với SE của hai nhóm sinh viên tập trung và không tập trung; QL không khác nhau giữa hai nhóm sinh viên nam và nữ, nhưng khác nhau giữa hai nhóm sinh viên học tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Ý nghĩa/Hàm ý – Đóng góp cho lý thuyết nghiên cứu về SE và QL. Đề xuất hàm ý quản trị cho các nhà lãnh đạo đại học nhằm phát triển hệ thống giáo dục đại học Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập.

Từ khóa: sự gắn kết của sinh viên, giá trị dịch vụ cảm nhận, khả năng hấp thu, mục đích cuộc sống, tính bền bỉ, chất lượng cuộc sống đại học



ABSTRACT


Purpose – This study examined cognitive and personal characteristics, including perceived service value (PSV), absorptive capacity (AC), purpose in life (PL), and grit (GR), and their effects on student engagement (SE) and on the linkage between student engagement and quality of college life (QL).


Design/methodology/approach – The data were collated from 1,435 students at five universities in Vietnam. CFA method was employed to test the estimation models, and SEM was adopted to check the study hypotheses.


Findings – Among the hypotheses under consideration, six were accepted, and three rejected, including: PSV, AC, and GR positively affect SE; AC has a mixed moderating effect; PL generates a pure moderating effect on the relationship between PSV and SE; PL has no influence on SE; and QL is impacted by SE, but not by PSV and PL. Further, the results demonstrated the difference in the association between AC and SE between two groups of full- and part-time students. The difference in QL was not detected between male and female students, but did exist between those in Ho Chi Minh City and Hanoi.


Originality/Practical implications – The findings contributed to the existing literature on SE and QL. Managerial implications were proposed as regards Vietnam‟s higher education amid the stages of competition and integration.


Keywords: Student Engagement, Perceived Service Value, Absorptive Capacity, Purpose in Life, Grit, Quality of College Life


Chương 1. TỔNG QUAN


1.1. Bối cảnh nghiên cứu

Giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong việc đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, làm nền tảng hình thành, phát triển năng lực đổi mới sáng tạo nhằm phục vụ phát triển đất nước và đóng góp vào tri thức nhân loại2. Trong nhiều thập kỷ qua, các tổ chức giáo dục đại học đã trải qua một quá trình mở rộng và chuyển đổi; đồng thời, phải đối mặt với một loạt thách thức, cả trong nước và quốc tế (Chen, 2016; Dao & Thorpe, 2015; Koszembar-Wiklik, 2016). Bối cảnh

và xu hướng của cách mạng công nghệ sẽ tiếp tục làm thay đổi giáo dục đại học sâu sắc. Trường đại học không còn là nơi độc quyền cung cấp tri thức nữa, mà giờ đây phải thực hiện vai trò của mình cao hơn, đó là truyền cảm hứng để người học có được thái độ học tập tốt, cũng như rèn luyện cho họ có khả năng tự đào tạo và tinh thần học tập suốt đời. Ở chiều ngược lại, người học có rất nhiều sự lựa chọn cả về địa chỉ và phương thức để trang bị kiến thức cho mình. Những thay đổi như vậy đã ảnh hưởng đến cách các cơ sở giáo dục đại học vận hành và chúng được xem là động lực cho việc tiếp thị giáo dục đại học. Do đó, việc nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo, thu hút người học và các hoạt động marketing khác nhằm “chăm sóc” sinh viên như khách hàng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Ở khía cạnh thực tiễn, theo số liệu công bố của Tổng cục Thống kê năm 2018 về dân số và lao động Việt Nam, số người ở độ tuổi lao động đang làm việc trong nền kinh tế chiếm tỷ lệ 57,3% trên tổng số dân. Tuy nhiên, số người đã qua đào tạo chỉ chiếm tỷ lệ 23,7% (trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 9,6%), điều này cho thấy lực lượng lao động được đào tạo có chuyên môn còn khá “khiêm tốn” so với nhu cầu của thị trường lao động. Theo Nguyễn Đình Bắc (2018), thực tế đã chỉ ra, tuy Việt Nam hiện đang ở trong thời kỳ cơ cấu “dân số vàng” nhưng nguồn nhân lực của nước ta, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đang thiếu hụt về số lượng, hạn chế về chất lượng và bất cập về cơ cấu. Vì sao có một số lượng lớn nhân


2 Vai trò của Giáo dục đại học, Tạp chí Forbes Việt Nam (trang 15-16, số 64, tháng 9/2018)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024