BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tỉ lệ các phương pháp, hình thức mà thầy/cô thường áp dụng (%) 24
Biểu đồ 1.2. Tỉ lệ cách dạy học mà thầy cô thường áp dụng (%) 25
Biểu đồ 1.3. Tỉ lệ các cách dạy học mà học sinh mong muốn được thầy/cô 26
Biểu đồ 1.4. Tỉ lệ học sinh đã từng được dạy theo mô hình lớp học đảo ngược (%) 26
Biểu đồ 1.5. Tỉ lệ những vấn đề của học sinh khi áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào trong dạy – học Lịch sử ở trường THPT
(%)................................................................................................... 27
Biểu đồ 1.6. Tỉ lệ học sinh mong muốn được thầy/cô áp dụng theo mô
hình lớp học đảo ngược vào trong bài dạy (%) 28
Biều đồ 2.1. So sánh kết quả kiểm tra của 2 nhóm lớp (%) 60
Có thể bạn quan tâm!
- Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường thpt - 1
- Mô Hình Lớp Học Đảo Ngược (Flipped Classroom) Về Khái Niệm:
- Đặc Trưng Của Kiến Thức Lịch Sử Ở Trường Thpt
- Tỉ Lệ Các Phương Pháp, Hình Thức Mà Thầy/cô Thường Áp Dụng (%)
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đang đặt các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam trước nhiều thách thức mới. Để hội nhập với thế giới, thích ứng để vươn lên nhưng không bị “hòa tan” thì vai trò của giáo dục lại đặc biệt thêm quan trọng. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh: “Tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các nền kinh tế ớn tr n thế giới, các quốc gi đều thức r về v i tr củ giáo dục trong việc y dựng ngu n nh n ực chất ượng c o tạo đ n b y qu n trọng để th c đ y o động sản uất, tạo động ực tăng trưởng và phát triển kinh tế - ã hội một cách bền v ng” [40]. Để giáo dục có thể phát huy được tối đa vai trò của nó thì việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học là vô cùng quan trọng.
Trong bối cảnh cấp thiết đó, môn Lịch sử với đặc thù của một môn Khoa học xã hội, phát triển cho học sinh về tư duy lịch sử, kĩ năng khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu, tư duy hệ thống, tư duy phản biện,... Từ đó giúp học sinh có thể nhận thức và vận dụng được các bài học lịch sử để giải quyết các vấn đề của thực tế cuộc sống, góp phần hình thành nên những phẩm chất của công dân Việt Nam, công dân toàn cầu trong xu thế của thời đại.
Tuy nhiên, trên thực tế, do nhiều yếu tố khác nhau, việc DHLS chưa thực sự phát huy được giá trị và vai trò vốn có của nó. Dưới đây là những con số không biết nói dối:
Trong một cuộc phỏng vấn của ngắn do phóng viên của Kênh Chuyển động 24h, được tiến hành năm 2015 với một số học sinh trên hai tuyến phố Tây Sơn và Đặng Tiến Đông ở Hà Nội, có liên quan đến vị vua Quang Trung. Khi được hỏi về mối quan hệ giữa Quang Trung và Nguyễn Huệ là gì? Trong 40 học sinh được phỏng vấn thì có tới 37 bạn trả lời rằng họ là hai người khác nhau, là anh em, bạn chiến đấu, bố con, hay lại cho rằng Quang Trung là Nguyễn Du. Chỉ có 3 học sinh trả lời đúng Quang Trung, Nguyễn Huệ là cùng một người, thì lại đưa ra những thông tin sai lệch về vị vua này [48]. Mặc dù
cách đặt câu hỏi của phóng viên chưa thực sự khoa học và có phần “bẫy” người trả lời. Tuy nhiên, nếu học sinh thực sự có kiến thức cơ bản thì điều này đã không xảy ra.
Bên cạnh đó, kì thi Đại học năm 2011, cả nước rúng động khi có đến hàng nghìn bài thi Lịch sử bị điểm 0. Năm 2015, hàng loạt điểm thi đóng cửa trong ngày cuối cùng do không có thí sinh dự thi môn này. Hay theo thống kê, trong hai kì thi THPT quốc gia hai năm gần đây 2017 và 2018, môn Sử là môn có điểm số trung bình thấp nhất (4,6 năm 2017 và 3,9 năm 2018), trong hơn 565.000 thí sinh dự thi Lịch sử, có đến 83,24% đạt điểm dưới trung bình,... [42]
Trong khi đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ mạnh mẽ, nhiều hình thức tổ chức dạy học hiện đại xuất hiện và ngày càng thể hiện ưu thế nổi bật. Thực hiện theo yêu cầu đổi mới cách dạy và học của Bộ Giáo dục, ở một số trường tại một vài tỉnh, thành phố cũng đã tiến hành áp dụng các phương pháp, hình thức khác nhau như: dạy học kết hợp, lớp học đảo ngược, phương pháp trực quan, sử dụng CNTT, tổ chức các buổi học tập ngoại khóa,… và đem đến kết quả tương đối khả quan trong việc nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.
Mô hình lớp học đảo ngược là một trong những hình thức tổ chức dạy học mới. Hình thức này đã được áp dụng ở nhiều nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới như: Mĩ, Australia,… và đem đến hiệu quả tích cực, với những ưu điểm cụ thể như: thúc đẩy người học tích cực trong học tập; tạo cơ hội cho học sinh rèn luyện những kĩ năng trực tiếp ở trên lớp: làm việc nhóm, trình bày vấn đề; tăng khả năng tương tác giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh và học sinh. Hiện nay, mô hình này bước đầu đã được áp dụng trong dạy học các môn học nói chung và môn Lịch sử nói riêng. Tuy nhiên, việc triển khai trên thực tế do nhiều yếu tố chi phối nên còn những hạn chế nhất định.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Sử dụng mô hình lớp học đảo ngược trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường Trung học phổ thông” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới, việc nghiên cứu về mô hình lớp học đảo ngược ngày càng trở nên phổ biến, cụ thể như sau:
Thứ nhất, sách chuy n khảo:
Năm 1993, trong cuốn sách “From Sage on the Stage to Guide on the Side” (Từ nhà hiền triết tr n bục giảng đến người hướng dẫn b n cạnh học sinh), Alison King đã chỉ ra tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian trên lớp cho các hoạt động có ý nghĩa thay vì truyền tải thông tin đơn thuần. Mặc dù chưa đưa ra một khái niệm về lớp học đảo ngược nhưng đây được coi là tiền đề cho sự ra đời của mô hình này.
Năm 1997, Eric MaZur trong cuốn sách của mình “Peer Instruction: A User's Manual” lần đầu tiên mô hình học tập đảo ngược được ông trình bày.
Cuốn “Flip Your Classroom: Reach Every Student in Every Class Every D y” (Đảo ngược ớp học củ bạn: hướng đến mỗi học sinh trong mỗi
ớp hàng ngày) của J.Bergmann và A.Sams xuất bản năm 2012 đã giới thiệu một cách cơ bản và toàn diện về lớp học đảo ngược trên cơ sở thu được từ những buổi học thực nghiệm của chính họ: cách thức để thực hiện, vai trò, ý nghĩa (giúp người học có thể nói lên được ý kiến của bản thân, giúp họ học tập dễ dàng hơn, làm tăng sự tương tác giữa người dạy và người học,…), những vấn đề đặt ra và những giải đáp trong quá trình tiến hành mô hình,…
Hay trong cuốn “The flipped classroom: a model for active student learning” (Lớp học đảo ngược: một mô hình n ng c o tính tích cực học tập củ học sinh) của G.Karlsson và S.Janson năm 2016 trình bày về cấu trúc để tiến hành một giờ học áp dụng mô hình đảo ngược (gồm 2 phần: ở nhà thì người học sẽ xem video, đọc sách, tài liệu và trả lời các câu hỏi; còn trên lớp sẽ là thời gian dành cho việc tìm hiểu sâu hơn và người học có thể sáng tạo, phát triển tư duy), về các bước tiến hành một giờ học áp dụng mô hình đảo ngược (tạo các bài thuyết trình, bài giảng trực tuyến; tạo sự tương tác trực tuyến giữa người dạy và người học thông qua các trang học trực tuyến,…).
Thứ h i, tạp chí, báo cáo nghi n cứu về ớp học đảo ngược:
Có rất nhiều bài báo, tạp chí đã trình bày những nghiên cứu về vấn đề này, nổi bật như năm 2000, Lage, Platt và Treglia đã cho xuất bản bài báo “Inverting the Classroom: A Gateway to Creating an Inclusive Learning Environment” (Đảo ngược ớp học: một cánh cử để tạo r một môi trường học tập hội nhập) trong đó trình bày những nghiên cứu của họ về lớp học đảo ngược ở bậc Đại học, khẳng định có thể tạo sự đa dạng trong phương pháp giảng dạy bằng việc đưa thời gian giảng dạy, truyền đạt kiến thức trên lớp ra khỏi lớp học.
Năm 2000, tại một Hội nghị giáo dục ở Mĩ, J. Wesley Baker đã trình bày một bản báo cáo mang tên “The “C ssroom F ip”: Using Web course management tools to become the Guide by the Side” (“Lớp học đảo ngược”: Sử dụng các công cụ quản í Web kho học để trở thành người hướng dẫn b n cạnh bạn), thảo luận về lớp học đảo ngược và đưa ra một mô hình mẫu của một lớp học đảo ngược.
Trong thực tế:
Tại rất nhiều ngôi trường ở nhiều nơi trên thế giới thì mô hình này đã được áp dụng vào giảng dạy và đạt được nhiều kết quả khả quan.
Một trong những người đi tiên phong cho việc áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào giảng dạy là Salman Khan – một nhà giáo dục người Mĩ. Năm 2004, anh tiến hành quay các video giảng dạy và vài năm sau đó thành lập nên một tổ chức giáo dục mang tên mình nhằm tạo ra các trang học trực tuyến cho việc áp dụng mô hình trên vào giảng dạy [50].
Các giáo viên hóa học của trường trung học Woodland Park (Mĩ) cũng đã tiến hành áp dụng mô hình này vào giảng dạy và nhận được sự hưởng ứng lớn từ phía học sinh [44].
Mô hình nhanh chóng lan ra mọi cấp bậc học, ở nhiều nơi khác ngoài nước Mĩ như Thổ Nhĩ Kì, Áo,…
2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây mô hình này cũng nhận được sự quan tâm ngày một lớn từ phía các nhà nghiên cứu và giáo viên thể hiện ở các bài báo, các nghiên cứu, công trình khoa học. Cụ thể như sau:
Trong bài nghiên cứu “Mô hình lớp học đảo trình trong b i dưỡng kỹ năng CNTT cho sinh vi n sư phạm” được đăng trên Tạp chí Khoa học dạy nghề, số 43, 44, năm 2017, Đại học Sư phạm Hà Nội, hai tác giả Nguyễn Hoài Nam và Vũ Thái Giang đã đưa ra những phân tích về lí thuyết mô hình lớp học đảo ngược và khẳng định tính khả thi của việc áp dụng mô hình này vào trong việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng CNTT. Đồng thời khẳng định: “Trong mô hình này, tiến trình học tập không chỉ được đảo, mà còn nhấn mạnh vai trò chủ động tích cực của người học – lấy người học là trung tâm, đ ng thời thấy rõ vai trò quan trọng củ người thầy trong việc thiết kế và tổ chức các hoạt động và nội dung học tập” [24-tr.52].
Tác giả Nguyễn Văn Lợi với “Lớp học đảo nghịch – mô hình dạy học kết hợp trực tiếp và trực tuyến” được đăng trên Tạp chí Khoa học, tr.56-61, Đại học Cần Thơ, đã trình bày một số vấn đề lí luận và thực tiễn ứng dụng một mô hình dạy học kết hợp có tên là lớp học nghịch đảo. Qua tổng hợp nghiên cứu, phân tích điểm mạnh và hạn chế của mô hình này, người viết khẳng định có thể ứng dụng mô hình dạy học này vào Việt Nam.
Hai tác giả Lê Thị Phượng và Bùi Phương Anh với bài “Dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược nhằm phát triển năng ực tự học cho học sinh” được đăng trên Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 10, năm 2017, đã trình bày những khái niệm chung về lớp học đảo ngược và năng lực tự học, đưa ra nguyên tắc tổ chức, đặc điểm của mô hình, đề xuất quy trình tổ chức dạy học theo mô hình lớp học đảo ngược trên cơ sở áp dụng công cụ Edmodo và tiến hành thực nghiệm, đưa ra đánh giá về năng lực tự học của học sinh khi mô hình được áp dụng. Tác giả cũng khẳng định: “Phương pháp này gi p học sinh có thêm sự hứng thú trong việc tìm hiểu bài, phát huy các kĩ năng, đ ng thời cho phép giáo viên có thêm thời gian để củng cố kiến thức, đi s u hơn vào nội dung bài học” [26-tr.8].
Hay, hai tác giả Nguyễn Quốc Vũ, Lê Thị Minh Thanh với “Áp dụng mô hình Lớp học đảo ngược dạy kĩ thuật số nhằm phát triển năng ực tư duy sáng tạo cho sinh viên” được đăng trên Tạp chí Khoa học Giáo dục, tập 14, số 1, năm 2017, tr.16-28, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đã trình bày một cách khái quát về cơ sở lí thuyết và bản chất của mô hình lớp học đảo ngược, khái niệm về năng lực tư duy sáng tạo, quy trình thực hiện khi áp dụng mô hình vào trong giảng dạy và sau đó tiến hành thử nghiệm, đánh giá kết quả. Qua đó, hai tác giả khẳng định: “Thay vì ng i lắng nghe các GV giảng bài, SV có dành nhiều thời gian hoạt động hợp tác tr o đổi. Do tăng số giờ thực hành thảo luận tại lớp, SV phát triển được kĩ năng tr o đổi, kĩ năng diễn đạt suy nghĩ củ mình. SV thường uy n được GV kiểm tr đánh giá, n n biết kiến thức mình còn thiếu và yếu vấn đề gì và tự bổ sung trong quá trình tự học” [32-tr.27].
Ngoài ra, còn có nhiều bài báo bàn về mô hình lớp học đảo ngược, cụ thể như: “Lớp học đảo ngược” – Tô Thụy Diễm Quyên, tác giả đã tiến hành áp dụng mô hình lớp học đảo ngược vào trong giảng dạy và chỉ ra những lợi ích cùng khó khăn khi sử dụng mô hình. Qua thực tế giảng dạy, tác giả khẳng định với mô hình này, học sinh được chủ động nên giờ học không bị nhàm chán, mặt khác, học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi, với mọi thiết bị chỉ cần thiết bị đó có thể kết nối Internet [41].
Hay, bài viết “Áp dụng mô hình ớp học đảo ngược – Flipped classroom – nhằm mục đích b i dưỡng năng ực người học”, tác giả Nguyễn Đăng Bắc đã phân tích một cách ngắn gọn về những điểm mạnh và hạn chế của mô hình lớp học đảo ngược. Đồng thời khẳng định có thể áp dụng mô hình này vào trong giảng dạy khi điều kiện cơ sở vật chất phục vụ giáo dục đang ngày một tốt lên. Và nhận định, với việc áp dụng mô hình này, ý thức, thái độ và trách nhiệm học tập của người học sẽ được nâng cao; đồng thời tạo ra thói quen học hợp tác ở người học [39].
Hai năm trở lại đây, nhiều buổi tập huấn cho giáo viên, giảng viên về mô hình lớp học đảo ngược đã được tiến hành. Qua đó, mô hình này cũng dần được áp dụng nhiều hơn, xuất hiện các ngôi trường thí điểm phục vụ cho các chuyên gia giáo dục nghiên cứu về hiệu quả của mô hình này trong giáo dục.
Tháng 12 năm 2017, một lớp tập huấn với tên gọi “N ng c o năng ực giảng vi n sư phạm về tư duy phản biện và ớp học đảo ngược” diễn ra trong ba ngày đã được diễn ra với sự tham gia của 130 học viên là các giảng viên, các nhà quản lí giáo dục từ một số trường Đại học ở khu vực phía Bắc. Tại lớp tập huấn, các học viên được giới thiệu và thảo luận về lớp học đảo ngược, sự khác nhau giữa phương pháp dạy học cùng những lợi ích cũng như hạn chế của lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược, đồng thời khám phá những cơ hội để áp dụng lớp học đảo ngược vào việc giảng dạy các môn học khác nhau, cách lập kế hoạch và thiết kế mô hình lớp học này và áp dụng nó vào công việc giảng dạy.
Bên cạnh các buổi tập huấn chuyên môn chung do các tổ chức giáo dục tổ chức thì ở một số trường, các buổi tập huấn như vậy cũng được tiến hành. Ví dụ như ở trường Đại học Lạc Hồng (ngày 9/1/12019), trường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học quốc gia Hà Nội) vào tháng 10 năm 2017. Hay, ngày 5/12/2015, một Hội thảo về phương pháp dạy học Blended learning – dạy học đa phương thức hay còn gọi là dạy học hỗn hợp (trong đó có mô hình lớp học đảo ngược) đã được diễn dưới sự phối hợp của trường THPT Olympia với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong thực tế giảng dạy thì lớp học đảo ngược cũng đã được đưa vào giảng dạy ở một số ngôi trường như Đại học FPT, Trung tâm Anh ngữ Quốc tế Apollo, Anh ngữ Việt Mỹ VATC, và các trang web giáo dục trực tuyến như Zuni.vn và Moon.vn; ở một số môn như Lý, Hóa, Sinh, Anh,…
Tất cả những nghiên cứu trên là cơ sở, tiền đề và định hướng cho chúng tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu củ đề tài: từ việc nghiên cứu thực trạng, vai trò, ý nghĩa của mô hình lớp học đảo ngược trong DHLS, đề tài đề xuất các biện pháp tổ chức dạy và học phần Lịch sử thế giới lớp 10 (chương trình chuẩn) áp dụng mô hình lớp học đảo ngược nhằm nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông.