Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn - 2


MTV

Một thành viên

NDF

(Neutral Detergent Fiber): xơ không tan trong dung dịch trung tính

NE

(Net Energy): Năng lượng thuần

NPU

(Net protein utilization): Tỷ lệ protein thuần sử dụng

NRC

(National Research Council): Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ

OECD

(Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức

Hợp tác và Phát triển Kinh tế

PEF

(Production Efficiency Factor): Hiệu quả sản xuất

pH24

Giá trị pH sau 24 giờ giết mổ

pH45

Giá trị pH sau 45 phút giết mổ

Pi

Giống lợn Pietrain

PiDu x (LY)

Tổ hợp lai 4 giống: Pi, Du, L và Y

ppb

(Parts per billion): Phần tỷ

ppm

(Parts per million): Phần triệu

SD

(Standard deviation): Độ lệch chuẩn

TA

Thức ăn

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDN

(Total digestible nutrients): Tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa

TN

Thí nghiệm

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TT

Tăng trọng

UE

(Urine energy): Năng lượng thải ra ở nước tiểu

USA

(The United States of America): Hoa Kỳ

USD

(United States dollar): Đô la Mỹ

USDA

(United States Department of Agriculture): Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VCK

Vật chất khô

Y

Giống lợn Yorkshire

ZEN

(Zearalenone): Độc tố nấm mốc Zearalenone

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn - 2


DANH MỤC BẢNG


TT

Tên bảng

Trang

2.1. Sản lượng lúa mì và xuất khẩu của thế giới niên vụ 2018/2019 6

2.2. Sản lượng ngô và xuất khẩu của thế giới niên vụ 2018/2019 7

2.3. Sản lượng lúa gạo và ngô ở Việt Nam 7

2.4. Thành phần khoáng của ngô hạt (khô không khí) 8

2.5. Hàm lượng vitamin trong ngô hạt (mg/100g) 9

2.6. Tỷ lệ sản phẩm và phụ phẩm của xay xát thóc 10

2.7. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng gạo lật 10

2.8. Thành phần axit béo của ngô và gạo lật (%) 11

2.9. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng lúa mì và ngô làm thức ăn cho

lợn (khô không khí) 13

2.10. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng cao lương, ngô làm thức ăn

cho lợn (khô không khí) 14

2.11. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của các loại hạt ngũ cốc 15

2.12. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của ngô và gạo tấm 22

2.13. Thành phần dinh dưỡng của ngô, gạo lật và gạo tấm 22

2.14. Tình hình chăn nuôi lợn giai đoạn từ năm 2016 - 2020 28

3.1. Bố trí thí nghiệm trên lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi 33

3.2. Công thức thức ăn cho lợn con (4 - 23 ngày tuổi) 33

3.3. Thành phần hóa học thức ăn thí nghiệm 34

3.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đàn lợn thịt thương phẩm 36

3.5. Công thức thức ăn thí nghiệm 37

3.6. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của thức ăn thí nghiệm 38

3.7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm trên đàn lợn nái 42

3.8. Công thức thức ăn thí nghiệm 43

3.9. Nhu cầu dinh dưỡng trong thức ăn cho lợn thí nghiệm 44

4.1. Thành phần hóa học của gạo lật 46

4.2. Hàm lượng tinh bột và đường của gạo lật 47

4.3. Thành phần hóa học của gạo tấm 48

4.4. Hàm lượng tinh bột và đường của gạo tấm 50

4.5. Thành phần hóa học của ngô 50

4.6. Hàm lượng tinh bột và đường của ngô 51

4.7. So sánh hàm lượng tinh bột và đường của gạo lật, gạo tấm và ngô 52

4.8. Giá trị năng lượng ước tính của gạo lật một số giống lúa 53

4.9. Giá trị năng lượng ước tính của gạo tấm 54

4.10. Giá trị năng lượng ước tính của ngô 55

4.11. Khối lượng lợn con thí nghiệm 58

4.12. Sinh trưởng tuyệt đối lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi 60

4.13. Lượng thức ăn tập ăn thu nhận của lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi 63

4.14. Tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ chết của lợn con thí nghiệm 65

4.15. Hiệu quả sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con

từ 4 đến 23 ngày tuổi 67

4.16. Khối lượng của lợn thịt thí nghiệm 68

4.17. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm 70

4.18. Lượng thức ăn thu nhận 72

4.19. Hiệu quả sử dụng thức ăn (kg TA/kg tăng khối lượng) 73

4.20. Khảo sát khả năng cho thịt 74

4.21. Chất lượng thịt lợn thí nghiệm 77

4.22. Hiệu quả của việc sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần nuôi

lợn thịt lai Du x (LY) 79

4.23. Khối lượng của lợn nái trong quá trình thí nghiệm 80

4.24. Tỷ lệ hao hụt lợn nái thí nghiệm 81

4.25. Lượng thức ăn thu nhận của lợn nái 85

4.26. Thời gian động dục trở lại của lợn nái thí nghiệm 87

4.27. Khối lượng lợn con thí nghiệm giai đoạn sơ sinh đến 24 ngày tuổi 90

4.28. Tỷ lệ mắc tiêu chảy và nuôi sống ở lợn con giai đoạn 1 đến 24 ngày 91

4.29. Hiệu quả sử dụng gạo tấm thay ngô trong thức ăn cho lợn nái nuôi con 94

DANH MỤC HÌNH


TT

Tên hình

Trang

2.1. Tỷ lệ khi xay xát thóc 9

2.2. Các dạng năng lượng của thức ăn ở lợn 16

2.3. Bomb calorimeter 17

4.1. Thành phần hóa học của gạo lật và gạo tấm 49

4.2. Hàm lượng tinh bột trong gạo lật, gạo tấm và ngô 52

4.3. Hàm lượng đường trong gạo lật, gạo tấm và ngô 53

4.4. Năng lượng của các loại nguyên liệu 56

4.5. Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 23 ngày 59

4.6. Sinh trưởng tuyệt đối lợn con từ 4 - 23 ngày tuổi 62

4.7. Khối lượng lợn qua các tuần thí nghiệm 69

4.8. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn từ 1 - 11 tuần thí nghiệm 71

4.9. Khối lượng lợn nái giữa các lô thí nghiệm 82

4.10. Tỷ lệ hao hụt lợn nái nuôi con 83

4.11. Lượng thức ăn thu nhận qua các tuần nuôi 86

4.12. Thời gian động dục trở lại của lợn nái 87

4.13. Khối lượng lợn con từ sơ sinh đến 24 ngày 91

4.14. Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con 92

4.15. Tỷ lệ nuôi sống ở lợn con theo mẹ giữa các lô thí nghiệm 93

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN


Tên tác giả: Nguyễn Hữu Thọ

Tên Luận án: Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn Ngành: Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi Mã số: 9.62.01.07 Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam

1. Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung: đánh giá khả năng sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đánh giá khả năng sử dụng gạo lật thay thế ngô làm thức ăn cho lợn con theo mẹ.

+ Đánh giá khả năng sử dụng gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn thịt và lợn nái nuôi con.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Xác định thành phần hóa học và giá trị năng lượng của gạo lật và gạo tấm

Các mẫu thức ăn được lấy mẫu, chuẩn bị mẫu, xác định độ ẩm, protein thô, xơ thô, lipit thô, tro thô theo các TCVN tương ứng.

Hàm lượng tinh bột và đường xác định trên máy Thermo Scientific micro PHAZER AG tại phòng phân tích thức ăn bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn, khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE) của gạo lật, gạo tấm và ngô ước tính theo (Nobles & Perez, 1993). Giá trị ME của gạo lật và ngô bằng 97% giá trị của DE; giá trị ME của gạo tấm bằng 97,6% giá trị của DE (Inra & cs., 2008). Giá trị NE của ngô và gạo lật bằng 80% giá trị của ME, giá trị NE của gạo tấm bằng 81,2% giá trị của ME (Inra & cs., 2008).

2.2. Nghiên cứu sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn con theo mẹ

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh ngẫu nhiên một nhân tố, mỗi thí nghiệm sử dụng 40 lợn nái với 480 lợn con lai PiDu x (LY) từ 4 -23 ngày tuổi theo mẹ, được chia thành 4 lô: lô TN 1 (lô đối chứng), lô TN 2, lô TN 3 và lô TN 4 (sử dụng 25, 50 và 75% gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn).

2.3. Thí nghiệm sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn thịt

Thí nghiệm được tiến hành theo phương pháp phân lô so sánh ngẫu nhiên một nhân tố, sử dụng 240 lợn đực thiến nuôi thịt lai Du x (LY) (68 ngày tuổi); lợn được chia thành 4 lô thí nghiệm: lô TN 1 (lô đối chứng), lô TN 2, lô TN 3 và lô TN 4 (sử dụng 25, 50 và 75% gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn).

2.4. Thí nghiệm sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn nái nuôi con

Thí nghiệm được tiến hành trên 120 lợn nái lai L x Y nuôi con trong 24 ngày, Lợn được chia thành 4 lô thí nghiệm: lô TN 1 (lô đối chứng), lô TN 2, lô TN 3 và lô TN 4 (sử dụng 25, 50 và 75% gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn).

2.5. Xử lý thống kê

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab 16, So sánh sai khác giữa các giá trị trung bình bằng phương pháp Tukey và Chi bình phương.

3. Kết quả nghiên cứu chính và kết luận

3.1. Thành phần hóa học và giá trị DE, ME và NE ước tính của gạo lật và gạo tấm

Hàm lượng protein thô, lipit thô, xơ thô, tro thô, tinh bột, đường và DXKN trung bình tương ứng của gạo lật là: 8,51; 3,96; 1,57; 1,03; 78,57; 1,75 và 85,56% (theo VCK).

Hàm lượng protein thô, lipit thô, xơ thô, tro thô, tinh bột, đường và DXKN trung bình tương ứng của gạo tấm là: 8,79; 0,62; 1,16; 1,18; 80,97; 1,28 và 88,05% (theo VCK).

Hàm lượng protein thô, lipit thô, xơ thô, tro thô, tinh bột, đường và DXKN trung bình tương ứng của ngô là: 8,81; 3,9; 2,81; 1,47; 71,01; 2,19 và 83% (theo VCK).

Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng thuần (NE) ước tính của gạo lật là: 4182; 4056 và 3245 kcal/kg VCK còn các giá trị năng lượng lần lượt trên gạo tấm là: 4169; 4069 và 3304 kcal/kg VCK, trên ngô là: 4169; 4044 và 3235 kcal/kg VCK.

Gạo lật và gạo tấm có thành phần protein thô, lipit thô, tro thô tương đương so với ngô, nhưng gạo lật và gạo tấm có tỷ lệ tinh bột cao hơn, xơ thô thấp hơn so với ngô.

Giá trị năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng thuần (NE) ước tính của gạo lật và ngô là tương đương nhau nhưng các giá trị này thấp hơn một chút so với gạo tấm.

3.2. Sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con lai PiDu x (LY) theo mẹ

Khi sử dụng gạo lật thay thế 25%, 50% và 75% ngô trong khẩu phần, khối lượng, sinh trưởng tuyệt đối, lượng thức ăn thu nhận của lợn con đạt cao hơn so với khẩu phần không sử dụng gạo lật, nhưng không ảnh hưởng đến tỷ lệ lợn con tiêu chảy và tỷ lệ lợn con bị chết. Tiêu tốn thức ăn và tiền chi phí thức ăn cho 1kg tăng khối lượng cũng thấp hơn khi ngô được thay thế bằng 25%, 50% hay 75% gạo lật.

Có thể sử dụng gạo lật thay thế ngô ở tất cả các mức từ 25% đến 75% trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai PiDu x (LY) giai đoạn theo mẹ đến 23 ngày tuổi, trong đó mức thay thế 75% ngô bằng gạo lật cho kết quả tốt nhất.

3.3. Sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn thịt lai Du x (LY)

Khi sử dụng gạo tấm thay thế 75% ngô trong khẩu phần, khối lượng và sinh trưởng tuyệt đối của lợn đạt cao hơn khi sử dụng 25% và 50% gạo tấm thay thế ngô và khẩu phần sử dụng 100% ngô, không ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận, hiệu quả sử dụng thức ăn; làm tăng tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ nạc, độ dai của thịt, không ảnh hưởng đến chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng.

Có thể sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở tất cả các mức từ 25% đến 75% trong thức ăn cho lợn thịt Du x (LY) giai đoạn nuôi sinh trưởng và vỗ béo, trong đó mức thay thế 75% ngô bằng gạo tấm cho kết quả tốt nhất.

3.4. Sử dụng gạo tấm thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn nái lai L x Y nuôi con

Sử dụng 50% gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn nái lai L x Y nuôi con đã làm giảm tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ sau khi đẻ, giảm thời gian động dục trở lại của lợn mẹ, giảm tỷ lệ lợn con tiêu chảy và làm tăng tỷ lệ nuôi sống của lợn con.

Có thể sử dụng gạo tấm thay thế ngô ở mức 50% trong thức ăn cho lợn nái L x Y nuôi con.

THESIS ABSTRACT


PhD candidate: Nguyen Huu Tho

Thesis title: Using brown rice and broken rice to replace corn in pig diets Major: Animal Nutrition and Feed Code: 9.62.01.07 Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)

1. Research Objectives

General objective: To evaluate the ability of replacing corn with brown rice and broken rice in pig diets

Specific objectives:

- To evaluate the ability of using brown rice to replace corn in creep feed for suckling piglets

- To evaluate the ability of using broken rice to replace corn in diets for lactating sows and fattening pigs.

2. Materials and Methods

2.1. Determine the chemical composition and energy value of brown rice and broken rice

A total of 8 samples of brown rice and 6 samples of broken rice were collected to determine moisture content, crude protein, crude fiber, crude lipid, and ash according to Vietnam National Standards (TCVN)

Measurements of total sugar and starch content were analyzed by Thermo Scientific micro PHAZIR AG Feed Analyzer at Department of Animal Nutrition and Feed Technology’s Lab. Digestable Energy (DE), Metabolizable Energy (ME), and Net Energy (NE) values of brown rice and broken rice were estimated based on Nobles & Perez (1993). ME value of brown rice and corn was estimated by 97% of DE value. ME value of broken rice was estimated by 97.6% of DE value (Inra & cs., 2008). NE value of corn and brown rice was estimated by 80% of ME value; NE value of broken rice was estimated by 81,2% of ME value (Inra & cs., 2008).

2.2. Research on the ability of using brown rice to replace corn in creep feed for suckling piglets

A total 40 sows with 480 piglets PiDu x (LY) were randomly allotted to 4 dietary treatments: (i) a creep feed based on corn meal (TN 1), and 3 additional diets formulated by replacing corn with (ii) 25% (TN 2), (iii) 50% (TN 3), and (iv) 75% (TN 4) of brown rice. Piglets were fed these dietary treatments in periods of 4 – 23 days of age.

2.3. Research on the ability of using broken rice to replace corn in diets for fattening pigs

240 cross-bred growing barrows (Du x LY) at 68 days of age were randomly allotted to 4 dietary treatments: (i) a control diet based on corn meal (TN 1), and 3 additional diets formulated by replacing corn with (ii) 25% (TN 2), (iii) 50% (TN 3) and

(iv) 75% (TN 4) of broken rice.

2.4. Research on the ability of using broken rice to replace corn in diets for lactating sows

A total 120 cross-bred lactating sows (L x Y) were randomly allotted to 4 dietary treatments: (i) a control diet based on corn meal (TN 1), and 3 additional diets formulated by replacing corn with (ii) 25% (TN 2), (iii) 50% (TN 3) and (iv) 75% (TN 4) of broken rice.

All experimental sows were fed these diets in period of 24 days. Each treatment had 3 replicates with 10 sows each.

2.5. Statistical Analysis

The obtained data were statistically analyzed using Microsoft Excel 2010 and the statistical software Minitab 16. Results were presented as means and standard deviations. Comparisons were made among groups to determine significance with Tukey’s test and chi-square test at significant level p < 0.05.

3. Main results and conclusions

3.1. Chemical composition and estimated energy values of brown rice and broken rice (according to dry matter)

The crude protein, crude lipid, crude fiber, crude ash, starch, sugar and NFE contents of brown rice were 8.51%, 3.96%, 1.57%, 1.03%, 78.57%, 1.75% and 85.56%, respectively.

The crude protein, crude lipid, crude fiber, crude ash, starch, sugar and NFE contents of broken rice were 8.79%, 0.62%, 1.16%, 1.18%, 80.97%, 1.28% and 80.05%, respectively.

The crude protein, crude lipid, crude fiber, crude ash, starch, sugar and NFE contents of corn were 8.81%, 3.9%, 2.81%, 1.47%, 71.01%, 2.19% and 83%, respectively.

Estimated digestable energy (DE) were determined to be 4182 kcal/kg DM for brown rice, 4169kcal/kg DM for broken rice and 4169kcal/kg DM for corn.

Estimated metabolizable energy (ME) were 4056kcal/kg DM for brown rice, 4069kcal/kg DM for broken rice, and 4044kcal/kg DM for corn.

Estimated Net energy (NE) values were determined to be 3245 kcal/kg DM for brown rice, 3304kcal/kg for broken rice and 3235kcal/kg DM for corn.

Crude protein, lipid, ash of brown rice and broken rice were found to be similar with those of corn. However, all corn samples had higher in fiber and lower in starch content in comparison with those of brown rice and broken rice.

Estimated DE, ME and NE of brown rice and corn were found to be similar.

However these estimated energy values showed a little lower than those of broken rice.

3.2. Replacing corn by brown rice in creep feed for suckling piglets

Replacing 25, 50 and 75% corn by brown rice in creep feed resulted an increase in growth performance and feed intake in comparison with those of control group. Feed conversion ratio (FCR) and feed cost/kg body weight gain were reduced in comparison with the control group. However, proportion of diarrhea morbidity and mortality of suckling piglets were not significantly different among treatments and control group.

Brown rice can be used to replace 25-75% corn in creep feed for suckling piglets, in which the replacing rate of 75% showed the best result.

3.3. Replacing corn by broken rice in pig fattening diet

Replacing 75% corn by broken rice in pig fattening diets had higher growth performance than that of other treatments and control group. However, the feed intake, FCR and feed cost/kg body weight gain were not significantly different among treatments and control group. Replacing corn by broken rice in pig fattening diets had also increased carcass weight, lean meat proportion and firmness.

Broken rice can be used to replace 25-75% corn in pig fattening diets, in which the replacing rate of 75% showed the best result.

3.4. Replacing corn by broken rice in lactating sow’s diet

Replacing 50% corn by broken rice in lactating sow’s diet had reduced weight loss of lactating sows, time for sow returning to estrus, and pre-weaning diarrhea morbidity of piglets. Therefore, broken rice can be used to replace 50% corn in lactating sow’s diets.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022