Sản Lượng Hạt Ngũ Cốc Trên Thế Giới Và Việt Nam


PHẦN 1. MỞ ĐẦU


1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Trong những năm gần đây, ngành sản xuất thức ăn công nghiệp Việt Nam đã phát triển rất nhanh. Theo Cục Chăn Nnuôi (2020), tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi năm 2020 đạt 20 triệu tấn, tăng 5,6% so với năm 2019. Trong đó, thức ăn cho lợn khoảng 9 triệu tấn, chiếm 45% (giảm 4,4% so với năm 2019); thức ăn cho gia cầm khoảng 10 triệu tấn, chiếm 50% (tăng 11,9% so với năm 2019); các loại khác khoảng 1 triệu tấn, chiếm 5% (tăng 69,8% so với năm 2019). Hàng năm, Việt Nam phải nhập khẩu đến 80% nguyên liệu như: ngô, đậu tương, cám gạo... để sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 19,6 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, giá trị nhập khẩu 5,7 tỷ USD, trong đó: nguyên liệu giàu năng lượng 11,4 triệu tấn, giá trị nhập khẩu 2,3 tỷ USD; nguyên liệu giàu đạm 7,5 triệu tấn, giá trị nhập khẩu 2,55 tỷ USD, thức ăn bổ sung 660,9 nghìn tấn, giá trị nhập khẩu 875,6 triệu USD.

Nền nông nghiệp nước ta gắn liền với cây lúa nước, diện tích gieo trồng niên vụ 2018 - 2019 đạt 7,55 triệu hecta với sản lượng thóc đạt 44,338 triệu tấn (Quan Tran, 2019). Theo International Grains Council (2016), niên vụ 2015/2016 sản lượng gạo trên thế giới đạt 472 triệu tấn trong đó 3 nước Ấn Độ, Việt Nam và Thái Lan đạt tương ứng là: 104; 27,8 và 15,8 triệu tấn. Năm 2017, sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện, tuy nhiên chỉ đạt 5,89 triệu tấn trị giá 2,66 tỷ USD (Agrotrade Vietnam, 2018). Hàng năm, Việt Nam còn dư thừa một lượng lớn thóc trong dân, giá lúa nhiều lúc giảm thấp, xuất khẩu khó khăn, nhà nước đã phải chi nguồn ngân sách không nhỏ cho việc mua tạm trữ lúa gạo để bình ổn giá, đây là một nghịch lý khi hàng năm chúng ta phải chi 1,51 tỷ USD để nhập khẩu 7,75 triệu tấn ngô (USDA, 2018). Gạo tấm có 7,67% protein thô, tương đương ngô; hàm lượng ADF là 0,46%, tỷ lệ này trong ngô là 3,11% nên có tỷ lệ tiêu hóa vật chất khô và chất hữu cơ cao hơn ngô khi sử dụng làm thức ăn cho lợn. Theo Brestensky & cs. (2014), gạo tấm có hàm lượng tinh bột cao hơn ngô và polysaccharide không phải tinh bột thấp hơn ngô; polysaccharide không phải tinh bột làm giảm tỷ lệ tiêu hóa và hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng trong đường tiêu hóa của lợn. Tương tự, hàm lượng amylose và amylose gắn kết với lipit thấp hơn ngô, do đó tinh bột gạo hoạt hóa với enzym dễ hơn nên tỷ lệ tiêu

hóa trên lợn cao hơn ngô. Theo Stein & cs. (2001), tỷ lệ tiêu hóa các axit amin của gạo tấm là trên 90% còn ở ngô chỉ là 80,1%. Theo Ma & cs. (2018) trong nghiên cứu ở Trung Quốc cho biết: tỷ lệ nhiễm và hàm lượng các loại độc tố nấm mốc: aflatoxin B1 (AFB1), zearalenone (ZEN) và deoxynivalenol (DON) trong gạo tấm thấp hơn ngô.

Theo Dadalt & cs. (2016), thành phần dinh dưỡng của gạo tấm làm thức ăn cho lợn: VCK: 86,97%; CP: 7,75%; tro: 1,18%; xơ thô: 0,72%; lipit: 0,78%;

NDF: 4,81%; ADF: 3,22%; DE: kcal/kg VCK: 3745; ME: kcal/kg VCK: 3721;

Schirmann & cs. (2018) xác định thành phần hóa học và giá trị DE, ME và NE của gạo tấm làm thức ăn cho lợn. Giá trị DE, ME, NE của gạo tấm trên lợn tương ứng là: 4060, 3995 và 3356 kcal/kg VCK.

Lúa gạo từ lâu đã được sử dụng trong chăn nuôi. Một số nghiên cứu sử dụng gạo thay thế ngô làm thức ăn cho lợn ở nước ngoài: Li & cs. (2002) thí nghiệm sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn cho lợn con sau cai sữa. Cromwell & cs. (2005) thí nghiệm sử dụng 100% gạo lật nghiền làm thức ăn cho lợn nuôi thịt từ 25 kg đến 106 kg. Mateos & cs. (2006), Vicente & cs. (2008) sử dụng gạo tấm thay ngô trong khẩu phần ăn cho lợn sinh trưởng. Che & cs. (2012) đã tiến hành thí nghiệm sử dụng gạo thay thế 50, 75 và 100% ngô trong thức ăn cho lợn con 21 ngày tuổi, không sử dụng kháng sinh. Lewis & Southern (2000) sử dụng 30% gạo tấm cho lợn thịt và lợn nái nuôi con. Krutthai & cs. (2015) đã sử dụng 90% gạo tấm và 10% ngô có bổ sung methionine trong khẩu phần cho lợn sau cai sữa… Tuy nhiên các nghiên cứu sử dụng lúa gạo trong sản xuất thức ăn công nghiệp cho lợn tại Việt Nam còn rất ít. Trần Quốc Việt & cs. (2015) đã nghiên cứu sử dụng gạo lật cho gà Lương Phượng, Ross 308 nuôi thịt; sử dụng thóc cho gà đẻ trứng Lương Phượng... Lê Văn Huyên (2017) tập trung nghiên cứu sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho lợn con sau cai sữa và lợn thịt; sử dụng thóc thay thế ngô cho lợn nái mang thai, lợn nái nuôi con.

Đề tài này được tiến hành nhằm góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lúa gạo tại Việt Nam thay thế ngô nhập khẩu làm thức ăn cho chăn nuôi lợn.

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá khả năng sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn.


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá khả năng sử dụng gạo lật thay thế ngô làm thức ăn cho lợn con theo mẹ.

- Đánh giá khả năng sử dụng gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn thịt và lợn nái nuôi con.

1.3. PHẠM VI VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu

- Xác định thành phần hóa học và ước tính giá trị năng lượng DE, ME và NE của gạo lật một số giống lúa lai cao sản đang trồng ở Việt Nam và gạo tấm.

- Sử dụng gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai PiDu x (LY).

- Sử dụng gạo tấm thay thế ngô cho lợn thịt lai Du x (LY) và lợn nái lai L x Y.

1.3.2. Địa điểm nghiên cứu

Các thí nghiệm của luận án được tiến hành tại Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS), Công ty TNHH MTV lợn giống Lạc Vệ, Công ty TNHH lợn giống hạt nhân DABACO thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam; Phòng phân tích trung tâm, phòng phân tích thức ăn tại Bộ môn Dinh dưỡng và thức ăn của Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và Trung tâm Khảo, kiểm nghiệm và kiểm định giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, Cục Chăn nuôi.

Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014 - 2018.

1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

- Đã xác định thành phần hóa học và ước tính giá trị năng lượng DE, ME và NE của gạo lật và gạo tấm làm thức ăn cho lợn.

- Xác định tỷ lệ gạo lật thay thế ngô trong thức ăn tập ăn cho lợn con lai PiDu x (LY) từ 4 - 23 ngày tuổi.

- Xác định tỷ lệ gạo tấm thay thế ngô trong thức ăn cho lợn thịt lai Du x (LY) và lợn nái nuôi con L x Y.

1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN

1.5.1. Ý nghĩa khoa học của luận án

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung cơ sở dữ liệu về thành phần hóa học và giá trị năng lượng tiêu hóa (DE), năng lượng trao đổi (ME) và năng lượng thuần (NE) của gạo lật và gạo tấm làm thức ăn cho lợn ở Việt Nam.

Kết quả của đề tài còn là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo, làm tài liệu giảng dạy cho các cơ sở đào tạo chuyên ngành chăn nuôi.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án

Các kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học để sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế một phần ngô làm thức ăn cho lợn. Đề tài góp phần sử dụng có hiệu quả lợi thế của Việt Nam là một nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai thế giới.

Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung thêm các số liệu của bảng thành phần hóa học và giá trị DE, ME và NE các nguyên liệu làm thức ăn cho lợn của Việt Nam.

Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông hộ, trang trại chăn nuôi lợn có thể ứng dụng kết quả để sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU


2.1. MỘT SỐ LOẠI HẠT NGŨ CỐC LÀM THỨC ĂN CHO LỢN

Một số loại ngũ cốc thông thường bao gồm: lúa mì, ngô, lúa gạo, cao lương, yến mạch, lúa mạch đen, kê... Cây lương thực là các loại cây trồng mà sản phẩm dùng làm lương thực cho người, nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn.

Năm loại cây lương thực chính của thế giới là ngô (Zea Mays L.), lúa nước (Oryza sativa L.), lúa mì (Triticum sp., tên khác: tiểu mạch), sắn (Manihot esculenta Crantz., tên khác: khoai mì và khoai tây (Solanum tuberosum L.). Ngô, lúa gạo và lúa mì chiếm khoảng 87% sản lượng lương thực toàn cầu và khoảng 43% năng lượng khẩu phần ăn được cung cấp từ cây lương thực. Bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam là lúa, ngô, sắn và khoai lang (Ipomoea batatas L.). Hai hạt ngũ cốc đầu tiên là ngô và lúa mì được loài người trồng làm lương thực cách đây 10.000 năm. Ngô được thổ dân da đỏ ở Mexico và lúa mì được người dân ở vùng Levan Trung cận đông trồng và được các nước châu Âu phát triển từ hơn 6000 năm nay. 8000 năm trước, kê và lúa gạo cũng được trồng ở Đông Á. Cao lương và kê cũng được trồng ở vùng cận Sahara Tây Phi (Premier Nutrition, 2014). Tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein dưới 20% và xơ thô dưới 18% được xếp vào nhóm thức ăn giàu năng lượng (Irma, 1983; Richard & Church, 1998). Nhóm thức ăn giàu năng lượng bao gồm các loại hạt ngũ cốc (ngô, lúa mì, cao lương, thóc, gạo...), các phụ phẩm của ngành xay xát (tấm, cám gạo, cám mì...), các loại thức ăn củ (sắn, khoai lang, khoai tây...) và các chất dầu mỡ.

Nhóm thức ăn giàu năng lượng là một trong 7 loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi (Irma, 1983; Richard & Church, 1998). Nhóm thức ăn giàu năng lượng là tất cả các loại thức ăn có hàm lượng protein thô < 20%, xơ thô <18% và

>70% tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa (TDN).

Trong phạm vi của luận án, chúng tôi tập trung đề cập đến một số loại hạt ngũ cốc chính như: ngô, lúa gạo, lúa mì, cao lương làm thức ăn cho lợn.

2.1.1. Sản lượng hạt ngũ cốc trên thế giới và Việt Nam

- Sản lượng lúa mì trên thế giới

Trong những năm gần đây, lúa mì được sử dụng khá phổ biến trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở trên thế giới và ở nước ta. Niên vụ 2018/2019, sản lượng lúa mì trên thế giới đạt 730,9 triệu tấn. Lượng lúa mì của các nước EU, Trung Quốc, Ấn Độ, Nga tương ứng là 137,22; 131,43; 99,87 và 71,68 triệu tấn. Trong những năm gần đây, do giá lúa mì rẻ nên một số công ty của Việt Nam đã nhập khẩu lúa mì làm thức ăn chăn nuôi, 11 tháng của năm 2016 Việt Nam đã chi đến 948 triệu USD để nhập khẩu 4,5 triệu tấn lúa mì. Sản lượng lúa mì trên thế giới được trình bày ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Sản lượng lúa mì và xuất khẩu của thế giới niên vụ 2018/2019

ĐVT: triệu tấn


Nước sản xuất

Sản lượng

Xuất khẩu

EU

137,22

27,00

Trung quốc

131,43

-

Ấn Độ

99,87

-

Nga

71,68

34,5

Canada

31,8

24,2

Ukraina

25,06

19,0

USA

51,29

25,5

Thế giới

730,9


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.

Sử dụng gạo lật và gạo tấm thay thế ngô làm thức ăn cho lợn - 3

Nguồn: USDA (2019)

- Sản lượng lúa gạo hiện nay trên thế giới

Theo USDA (2020), sản xuất gạo trên toàn thế giới vẫn tăng trưởng đều trong vòng 10 năm trở lại đây, với tốc độ tăng trưởng bình quân năm đạt mức 0,7%/năm. Sản lượng năm 2020 có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2019, đạt 501,5 triệu tấn, tăng 1,1% so với mức 495,8 triệu tấn của năm 2019.

- Sản lượng ngô trên thế giới

Theo USDA (2019), sản lượng ngô thế giới niên vụ 2018/2019 đạt 1122,70 triệu tấn (bảng 2.2). EU hàng năm nhập khẩu 13,5 triệu tấn ngô làm thức ăn chăn nuôi. Tại Việt Nam, ngô là loại cây nông nghiệp có diện tích thu hoạch lớn thứ hai sau lúa gạo. Tuy nhiên, ngô lại chỉ được trồng ở những khu vực không có lợi cho việc trồng cây công nghiệp, ví dụ như các khu vực miền núi đất đai cằn cỗi,

nghèo dinh dưỡng hay những vùng đất khô hạn, thiếu nước tưới tiêu hoặc trồng xen canh với những cây trồng giá trị cao khác. Do ngô chủ yếu được gieo trồng trong điều kiện không thuận lợi nên sản lượng mặt hàng này của Việt Nam đang rất thấp. Sản lượng ngô trên thế giới được trình bày ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Sản lượng ngô và xuất khẩu của thế giới niên vụ 2018/2019

ĐVT: triệu tấn


Nước sản xuất

Sản lượng

Xuất khẩu

EU

63,40

5,00

Trung Quốc

257,30

-

Argentina

51,00

31,00

Brazil

101,00

34,00

Ukraina

35,80

28,00

Mexico

27,80

-

USA

366,29

53,50

Thế giới

1122,70


Nguồn: USDA (2019)

- Sản lượng lúa gạo và ngô ở Việt Nam trong 5 năm gần đây

Theo Tổng Ccục Thống Ckê (2020), trong 05 năm trở lại đây, sản lượng lúa gạo trong nước đạt cao nhất vào năm 2018 là 44046 nghìn tấn, thấp nhất vào năm 2017 chỉ đạt 42738,9 nghìn tấn. Sản lượng ngô đạt cao nhất trong năm 2016 là 5246,5 nghìn tấn, thấp nhất vào năm 2020 chỉ đạt 4559,7 nghìn tấn. Số liệu chi tiết trong bảng 2.3.

Bảng 2.3. Sản lượng lúa gạo và ngô ở Việt Nam

ĐVT: nghìn tấn


Năm

Loại cây

2016

2017

2018

2019

2020

Lúa

43165,1

42738,9

44046,0

43495,4

42760,9

Ngô

5246,5

5109,6

4874,1

4731,9

4559,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2020)

Theo Agroinfo (2018), nguồn ngô nội địa cung cấp cho ngành sản xuất thức ăn trong nước năm 2017 là 5 triệu tấn, giảm chỉ còn 3 triệu tấn năm 2018 và 2019; lượng ngô nhập khẩu của Việt Nam năm 2017 là 5,7 triệu tấn, năm 2018 là 9 triệu tấn và đến năm 2019 đã tăng lên đến 10,25 triệu tấn. Theo số liệu của

Tổng Ccục Hải Qquan (2017), trong năm 2017 Việt Nam đã chi đến 1,504 tỷ USD để nhập khẩu 7,726 triệu tấn ngô làm thức ăn chăn nuôi.

2.1.2. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng của các hạt ngũ cốc làm thức ăn cho lợn

a. Ngô (Zea mays)

Ngô là loại thức ăn giàu năng lượng nên thường được sử dụng nhiều trong các khẩu phần ăn cho lợn. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của ngô phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng yếu tố quan trọng nhất là giống ngô, chế độ canh tác, vùng đất và khí hậu.

Theo Ton That Son & cs. (2008), thành phần hóa học của các giống ngô khác nhau thì thành phần hóa học trong ngô cũng khác nhau. Hàm lượng nước trong ngô từ 10,90 - 13,31%. Hàm lượng nước hay chính là độ ẩm của ngô là một chỉ tiêu quan trọng, nó không những ảnh hưởng đến chất lượng của ngô mà còn ảnh hưởng đến thời gian bảo quản. Độ ẩm cao làm cho ngô dễ bị nhiễm nấm mốc cũng như bị mọt trong quá trình bảo quản.

Hàm lượng protein thô trong ngô biến động từ 9,64 - 10,79% (tính theo 100% chất khô). Hàm lượng lipit trong ngô hạt từ 2,84 - 4,7%. Hàm lượng xơ thô và tro thô trong ngô hạt biến động từ 2,39 - 4,02% (xơ thô) và 1,34 - 3,60% (tro thô). Hàm lượng DXKN trong ngô biến động từ 67,07 - 79,40%.

Ngô là loại thức ăn chủ yếu cung cấp năng lượng cho lợn trong 1 kg ngô có 3360 Kcal ME (Horacio, 2017). Thành phần chất khoáng và vitamin của ngô được trình bày ở bảng 2.4 và 2.5.

Bảng 2.4. Thành phần khoáng của ngô hạt (khô không khí)


Khoảng biến động

Độ ẩm

Ca

P

K

Mg

Mn

Fe

Cu

Zn

Na



%





ppm



Trung bình

14,6

<0,001

0,23

0,33

0,08

4,5

25

2,9

20

92

Max

17,3

-

0,26

0,40

0,09

6,9

36

6,3

28

193

Min

11,5

-

0,18

0,28

0,07

3,0

18

1,7

14

26

Nguồn: Batal & cs. (2010)

Ngô loại tốt có 70 - 75% tinh bột, 5,4 - 5,7% lipit thô. Ngô loại trung bình có 60 - 69% tinh bột, 4,6 - 5,0% chất béo. Hàm lượng xơ trong ngô thấp, hàm lượng protein thô đạt từ 8 - 13% (tính theo vật chất khô). Trong protein thì Lysine,

Xem tất cả 144 trang.

Ngày đăng: 13/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí