Tổ Chức Hoạt Động Tham Quan Ngoại Khóa Với Di Tích 3D

Nguyên cho HS.

Định hướng sản phẩm dự án với chủ đề “Việt Bắc - Quê hương cách mạng” là các bài viết, bộ sưu tập tranh ảnh, video được quảng bá dưới dạng google site.

Dự án được tổ chức thực hiện trong thời gian 2 tuần làm việc ở nhà và 2 tiết học (1 tiết học giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS tham quan học tập tại di tích, 1 tiết học báo cáo, đánh giá sản phẩm dự án). HS chuẩn bị thiết bị ghi hình, ghi video, máy tính và internet để tạo sản phẩm và quảng bá sản phẩm dự án.

Đối với giai đoạn tiến hành dự án:

Trong tiết học đầu tiên, GV hướng dẫn HS tìm hiểu và thảo luận về chủ đề của dự án, phân công nhiệm vụ cho các nhóm gắn với chủ đề “Việt Bắc - Quê hương cách mạng”, hướng dẫn kĩ năng thực hiện dự án cho HS. GV tổ chức cho HS đến di tích ATK Định Hóa tham quan để thực hiện dự án. Trong quá trình tham quan học tập, HS cần tìm kiếm, sưu tầm tư liệu tại nhà trưng bày di tích, các địa điểm di tích liên quan đến dự án của nhóm như lán Tỉn Keo, lán Khuôn Tát...

Trong thời gian 2 tuần các nhóm triển khai kế hoạch, HS sẽ chọn lọc tài liệu tiêu biểu, sắp xếp hình ảnh hiện vật, kết hợp các kĩ năng công nghệ thông tin để hình thành sản phẩm dự án. HS tham gia tự giác, chủ động và sáng tạo trong sắp xếp tài liệu và chuẩn bị nội dung kiến thức qua báo cáo của các nhóm.

Đối với giai đoạn kết thúc dự án: GV tổ chức 1 tiết học tại lớp cho các nhóm báo cáo sản phẩm dự án. Lần lượt các nhóm lên báo cáo dự án, sau đó lớp sẽ nhận xét, đánh giá sản phẩm dự án. Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án tập trung vào các vấn đề như tính đầy đủ sản phẩm, nội dung kiến thức chính xác, hình thức sản phẩm có tính thẩm mĩ, sáng tạo gắn với hiệu quả quảng bá du lịch.

Sử dụng di tích LS -VH tại địa phương trong dạy học dự án có nhiều ưu thế đối với môn Lịch sử ở trường phổ thông. Biện pháp này có thể sử dụng đối với bài học diễn ra trên lớp hoặc tại di tích. Thông qua việc sử dụng di tích theo cách thức

trên sẽ giúp HS vận dụng kiến thức lịch sử, rèn luyện, phát triển các kỹ năng tư duy,

kỹ năng hợp tác, giải quyết vấn đề. Qua đó, kiến thức lịch sử của HS được vận dụng vào thực tế đời sống, giáo dục tình yêu quê hương đất nước và ý thức trách nhiệm của HS trong việc xây dựng và phát triển tỉnh Thái Nguyên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

2.3.3. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trong việc đổi mới hoạt động tham quan ngoại khóa hiện nay, GV cần kết hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó từng cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của các nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất, nhân cách, năng lực…từ đó tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Đây là hoạt động giáo dục có mối quan hệ gắn bó, bổ sung hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy nhằm giúp HS phát triển toàn diện, có sự sáng tạo, biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn…

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích LS-VH giúp HS được tìm hiểu, quan sát, nghiên cứu các di tích, từ đó tạo ra xúc cảm lịch sử cho HS, tạo biểu tượng chính xác, khách quan nhất về sự kiện lịch sử. Thông qua đó, HS được phát triển các năng lực chung và năng lực chuyên biệt như giải quyết vấn đề; Năng lực hợp tác; Năng lực xác định mối quan hệ, ảnh hưởng tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; Năng lực so sánh, phản biện, khái quát.

Để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại di tích LS-VH đạt hiệu quả cần đảm bảo thực hiện các bước sau:

Bước 1: GV xác định chủ đề và đặt tên cho hoạt động trải nghiệm.

Bước 2: Xác định mục tiêu hoạt động, nội dung, phương pháp tiến hành. Bước 3: Lập kế hoạch, thiết kế chi tiết hoạt động.

Bước 4: Tiến hành hoạt động trải nghiệm tại di tích, Bước 5: Tổng kết, đánh giá hoạt động.

Tổ chức, hướng dẫn HS tham gia vào hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại di tích LS-VH giúp các em nắm vững hơn kiến thức, kích thích hứng thú học tập

đồng thời giúp HS hiểu được giá trị của các di tích. GV hướng dẫn HS một số hoạt động trải nghiệm như sau:

Thứ nhất, hoạt động trải nghiệm đóng vai hướng dẫn viên di tích

Trong quá trình hoạt động học tập với di tích, hướng dẫn viên là người có tác động đến nhận thức của HS, đem đến cho HS nhiều thông tin bổ tích. Hơn nữa, người hướng dẫn viên di tích đa phần được HS yêu thích như tính chuyên nghiệp, lời thuyết minh hấp dẫn, truyền cảm...Thông qua hình ảnh cũng như hoạt động nghiệp vụ của hướng dẫn viên, GV có thể tổ chức cho các nhóm HS tham gia hoạt động trải nghiệm đóng vai làm hướng dẫn viên.

Để tổ chức trải nghiệm qua hình thức đóng vai, GV cần thực hiện các bước

sau:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu hoạt động đóng vai làm hướng

dẫn viên theo nhóm HS.

Bước 2: GV hướng dẫn chuẩn bị lời thuyết minh và kỹ năng hướng dẫn viên cho HS.

Bước 3: HS xây dựng bài thuyết minh, lựa chọn đại diện và rèn luyện khả năng trình bày lời thuyết minh.

Bước 4: Các nhóm thực hiện diễn xuất.

Bước 5: Các thành viên trong lớp thảo luận, nhận xét.

Bước 6: GV kết luận và đánh giá kết quả hoạt động đóng vai làm hướng dẫn viên của HS.

Ví dụ: Để giúp HS hiểu biết sâu sắc về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, GV có thể cho HS hoạt động trải nghiệm tại di tích Đền thờ Đội Cấn. Khi tìm hiểu về di tích, GV yêu cầu HS đóng vai là hướng dẫn viên di tích giới thiệu về di tích LS - VH.

GV tổ chức cho HS tham quan, tìm hiểu di tích, chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiệm vụ đóng vai làm hướng dẫn viên. GV hướng dẫn và tổ chức cho các nhóm xây dựng nội dung, kĩ năng thuyết minh di tích, tập trung những nét chính về tiểu sử Đội Cấn, vài nét diễn biến cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, đánh giá về

nhân vật Đội Cấn. Các nhóm HS thực hiện hoạt động đóng vai tại di tích, GV nhận xét, đánh giá hoạt động đóng vai.

Thông qua hoạt động này, HS có thể bộc lộ khả năng của mình như thuyết trình, kỹ năng giao tiếp từ đó có thể định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Trên cơ sở đó, HS có thêm lòng yêu quê hương, nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di tích LS-VH địa phương.

Thứ hai, hoạt động trải nghiệm “Em làm nhà sử học” để truy tìm vết tích, tái hiện lịch sử.

Di tích là một kho tư liệu phong phú, nơi chứa đựng những vết tích của lịch sử, bằng chứng của quá khứ. Dựa vào vết tích quá khứ, nhà nghiên cứu, người học lịch sử có thể tái hiện lại sự kiện, hiện tượng lịch sử đã diễn ra. Tổ chức hoạt động truy tìm vết tích lịch sử để khôi phục sự kiện, hiện tượng, GV tiến hành các bước sau: GV giới thiệu di tích và hướng dẫn hoạt động trải nghiệm; Chia nhóm, giao nhiệm vụ truy tìm vết tích; Các nhóm tìm hiểu qua việc quan sát, ghi chép thông tin; hướng dẫn nội dung báo cáo…Hoạt động truy tìm vết tích lịch sử qua tham quan thực tế, GV tổ chức cho HS tìm hiểu các nội dung: Vết tích lịch sử của sự kiện cơ bản; Vết tích lịch sử của các nhân vật tiêu biểu; Vết tích của quá trình diễn biến lịch sử.

Ví dụ: GV tổ chức cho HS trải nghiệm làm “Em làm nhà sử học” để truy tìm vết tích tại di tích lịch sử Bảo Biên (xã Bảo Linh, huyện Định Hóa) - nơi đặt bản doanh cơ quan đầu não quân sự của Đảng trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược.

Trước tiên, GV giới thiệu sơ lược về di tích lịch sử Bảo Biên gồm 2 địa điểm di tích (Đồi Đỏn Mỵ và rừng Khau Cuối), được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) xếp hạng theo Quyết định số 43- 1999/BVHTT ngày 12-7-1999.

Tiếp theo, GV chia lớp thành 2 nhóm dựa theo 2 điểm di tích Đồi Đỏn Mỵ và rừng Khau Cuối. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ truy tìm vết tích lịch sử tại

mỗi điểm di tích thực tế.

Các nhóm di chuyển theo khu vực phân công, quan sát, ghi chép thông tin về các vết tích. Sau đó, HS trải nghiệm “Em làm nhà sử học” để báo cáo kết quả truy tìm vết tích.

Cuối cùng, GV nhận xét và đi đến kết luận: Di tích Đồi Đỏn Mỵ là nơi Tổng Quân ủy, Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam đặt cơ quan, sở chỉ huy cơ bản; Nơi đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bí thư Tổng Quân ủy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội đã ở và làm việc trong những năm từ 1949-1954 để chỉ đạo lực lượng vũ trang nhân dân trên các chiến trường toàn quốc và bộ đội tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Rừng Khau Cuối: Được che phủ bởi vầu và cọ, cách đồi Đỏn Mỵ khoảng hơn 500m về hướng Đông Nam. Từ đây có thể bao quát được cả cánh đồng Bảo Biên. Hai ngôi nhà lớn (ngày nay còn nền nhà đắp đất) làm bằng gỗ, tre, nứa, tường phên, mái lợp cọ được sử dụng làm văn phòng và hội trường của Bộ Tổng tư lệnh. Xung quanh còn một số nhà, lán của bộ đội ở để bảo vệ khu căn cứ.

Việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại di tích LS-VH góp phần phát huy năng lực hoạt động, tư duy độc lập của HS, rèn luyện kĩ năng quan sát, đánh giá, phân tích, rút ra những kết luận khoa học. Thông qua đó, giúp cho HS phát huy khả năng tiềm ẩn của mình, định hướng được nghề nghiệp cho tương lai. Từ việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với các di tích LS-VH, HS sẽ nắm chắc sự kiện để vận dụng giải quyết vấn đề lịch sử mà các em quan tâm, có thái độ đúng đắn với di tích.

2.3.4. Tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa với di tích 3D

Phương thức tiếp cận truyền thống sử dụng di tích trong DHLS có những ưu thế về không gian học tập, sự quan sát, trải nghiệm thực tế,... Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy phương thức tiếp cận trên vẫn chưa phát huy được vai trò, ý nghĩa giáo dục của di tích LS -VH. Để tăng cường sử dụng di tích trong DHLS, kết nối

thường xuyên di tích với lớp học, GV có thể tiếp cận, sử dụng di tích theo phương thức mới, dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông. Sự phát triển của các phương tiện kỹ thuật số và công nghệ thực tế ảo đã nhanh chóng làm thay đổi phương thức tham quan trải nghiệm với di tích hướng đến việc sử dụng di tích 3D. Di tích 3D là một sản phẩm kỹ thuật số, được thiết kế dựa trên di tích hiện thực để bổ sung, tăng cường trải nghiệm thông qua việc cá nhân hóa và tương tác.

Di tích 3D có đặc điểm là là tính số hóa, khi quan sát dựa trên phương tiện kĩ thuật số; Tính đa phương tiện thông qua các dạng liên kết giữa các không gian di tích với nhau; Tính kết nối, từ đó có thể truyền gửi, dễ dàng tiến hành tham quan mọi lúc, mọi nơi. Do vậy, di tích 3D chính là một phương thức mới giúp GV và HS dễ dàng tiếp cận, sử dụng di tích LS - VH để tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa tại lớp, phát triển năng lực HS ở trường phổ thông.

Điều kiện để tổ chức hoạt động trải nghiệm qua di tích 3D trong DHLS ở trường THPT cần đảm bảo lớp học được trang bị các phương tiện trình chiếu hoặc HS sử dụng máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, người sử dụng (GV và HS) nắm vững cách thức điều khiển hoạt động của di tích 3D.

Với việc sử dụng di tích 3D, GV có thể tổ chức buổi tham quan ngoại khóa toàn lớp ngay tại lớp học hoặc tại phòng máy tính của nhà trường. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm qua di tích 3D, GV cần xác định mục đích, yêu cầu hoạt động trải nghiệm tham quan ngoại khóa, dự kiến kế hoạch hoạt động.

Các bước tiến hành hoạt động ngoại khóa với di tích 3D như sau:

Bước 1: Chuẩn bị chu đáo về các phương tiện và di tích 3D cho hoạt động trải nghiệm tham quan ngoại khóa.

Bước 2: GV phổ biến cho HS rõ mục đích, yêu cầu của hoạt động trải nghiệm tham quan ngoại khóa.

Bước 3: Tổ chức hoạt động tham quan di tích 3D thông qua phiếu tham

quan nhằm tập trung tìm hiểu một số hiện vật tiêu biểu của di tích.

Bước 4: Sau khi trải nghiệm tham quan ngoại khóa, GV có thể tổ chức cho HS trao đổi hoặc viết bài thu hoạch về một số vấn đề nhằm nâng cao nhận thức của các em.

Ví dụ: GV tổ chức cho HS tham quan 3D về di tích Đại đội Thanh niên xung phong 915 Bắc Thái vào thời gian kỷ niệm ngày thành lập Đoàn (26/3). Mục tiêu của hoạt động tham quan di tích là giúp HS có kiến thức về lực lượng Thanh niên xung phong nói chung và lực lượng Thanh niên xung phong Đại đội 915 Bắc Thái nói riêng. HS hiểu biết hơn về vấn đề vai trò của hậu phương miền Bắc, tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa qua “cảng cạn” Thái Nguyên, cụ thể hóa sự kiện liên quan đến cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ ném bom B52 phá hoại miền Bắc. Hoạt động tham quan giúp cho HS có thái độ, tình cảm đúng đắn, biết tri ân, tưởng nhớ sự hy sinh của 60 liệt sĩ thanh niên xung phong đại đội 915, thêm yêu quý truyền thống quê hương cách mạng.

Hình 2 1 Tham quan di tích 3D Để tổ chức buổi tham quan di tích 3D GV cần chuẩn 1

Hình 2.1. Tham quan di tích 3D

Để tổ chức buổi tham quan di tích 3D, GV cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất phù hợp như phòng học hoặc phòng máy tính, xây dựng dữ liệu di tích 3D, phiếu tham quan. Ngoài ra, để hoạt động tham quan hấp dẫn, sâu sắc hơn, GV có thể kết hợp tổ chức một số tiết mục văn nghệ mở đầu buổi tham quan. Sau khi tham quan di tích 3D, GV tổ chức cuộc thi tuyên truyền (triển lãm,

thuyết minh) và trò chơi tìm hiểu kiến thức lịch sử liên quan đến di tích.

Trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, việc tiếp cận các nguồn kiến thức của HS qua hoạt động tham quan ngoại khóa với di tích 3D tại lớp diễn ra nhanh chóng, tiện lợi. Cách tiếp cận đó có tác dụng thúc đẩy quá trình tìm tòi, khám phá và chiếm lĩnh tri thức, đồng thời kích thích tư duy, tạo hứng thú học tập cho HS.

Như vậy, trong DHLS hiện nay, để việc sử dụng di tích LS-VH ở Thái Nguyên vào dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thì GV phải sử dụng một cách linh hoạt các hình thức và biện pháp dạy học. Trong dạy học không có phương pháp nào là vạn năng, GV phải lựa chọn phương pháp chủ đạo xuyên suốt phù hợp và đem lại hiệu quả bài dạy, các phương pháp khác bổ trợ để góp phần nâng cao chất lượng bài giảng.

Sử dụng di tích LS-VH ở địa phương trong DHLS áp dụng các biện pháp dạy học nêu trên sẽ phát huy tối đa giá trị của các di tích, đóng góp vào quá trình học tập của HS. Để đạt hiệu quả một cách tốt nhất, GV cần sử dụng các biện pháp nêu trên một cách khéo léo, linh hoạt, chủ động để phát huy tính tích cực học tập của HS.

2.4. Thực nghiệm sư phạm

2.4.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm giúp kiểm nghiệm hiệu quả và tính khả thi của việc áp dụng các hình thức, biện pháp sử dụng di tích LS-VH trong DHLS Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó, có thể bổ sung, điều chỉnh các nghiên cứu lí thuyết nhằm tìm ra những giải pháp phù hợp, đúng đắn trong việc vận dụng các hình thức, biện pháp sử dụng di tích LS-VH trong DHLS ở trường THPT.

2.4.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm

Đối tượng thực nghiệm: HS lớp 12A1 và 12A5

Địa bàn thực nghiệm: Trường THPT Thái Nguyên, phường Quang Trung, thành phố Thái Nguyên. Đây là trường thực hành trực thuộc trường Đại học Sư

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí