Thống Kê Chấm Điểm Bài Kiểm Tra Lớp Thực Nghiệm Và Đối Chứng

phạm - Đại học Thái Nguyên, đảm bảo nhiều điều kiện thuận lợi để tổ chức DHLS với di tích LS - VH địa phương.

2.4.3. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm

Trước khi thực nghiệm chúng tôi tiến hành khảo sát giờ học của lớp thực nghiệm và đối chứng để nắm bắt được tình hình học tập và khả năng nhận thức của HS. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được chúng tôi lựa chọn theo nguyên tắc: Sĩ số bằng nhau, kết quả học tập, trình độ không có sự chênh lệch đáng kể.

Để tiến hành thực nghiệm chúng tôi soạn giáo án Bài 20 chương trình lịch sử lớp 12 (tiết 2): “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 - 1954)”

Giáo án kiểu 1: Tiến hành ở lớp thực nghiệm, vận dụng các hình thức và biện pháp sử dụng di tích LS-VH ở Thái Nguyên mà chúng tôi đã đề xuất vào dạy học(Phụ lục 6).

Giáo án kiểu 2: Giáo án soạn thông thường, dạy theo phương pháp truyền thống dạy ở lớp đối chứng.

Trong giáo án thực nghiệm, chúng tôi đã vận dụng các hình thức và biện pháp sử dụng di tích LS-VH ở Thái Nguyên vào dạy học, cụ thể:

Trong hoạt động khởi động:

GV sử dụng bức ảnh lán Tỉn Keo (Phú Đình, Định Hóa) để đưa HS vào tình huống có vấn đề kích thích hứng thú học tập của HS với các câu hỏi gợi mở: Em hãy cho biết tên di tích lịch sử trong bức ảnh? Di tích này gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng nào của dân tộc?

Hình 2 2 Di tích Lán Tỉn Keo Sau khi HS trao đổi thảo luận và phát biểu ý 1

Hình 2.2. Di tích Lán Tỉn Keo

Sau khi HS trao đổi, thảo luận và phát biểu ý kiến, GV đưa ra phản hồi và dẫn vào bài học: Đây chính là di tích lịch sử Lán Tỉn Keo thuộc ATK Định Hóa, Thái Nguyên. Nơi đây gắn liền với quyết định quan trọng trong lịch sử dân tộc, đó là sự kiện Bộ Chính trị họp vào tháng 12-1953 quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây chính là quyết định mang tính chiến lược, trên cơ sở phân tích, nắm vững tình hình thực tiễn để làm nên chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Vậy chiến dịch Điện Biên Phủ đã diễn ra như thế nào? Ý nghĩa ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.

Trong hoạt động hình thành kiến thức:

Để lí giải và giúp HS hiểu rõ lí do vì sao Điện Biên Phủ trở thành điểm quyết chiến chiến lược giữa ta và địch, GV tiếp tục khai thác, sử dụng tài liệu về di tích Tỉn Keo. GV sử dụng bức ảnh Bộ Chính trị họp vào tháng 12-1953 quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ để miêu tả, tạo biểu tượng cho HS.

Hình 2 3 Bộ Chính trị họp tháng 12 1953 Trong đó nhấn mạnh nội dung cuộc họp 2

Hình 2.3. Bộ Chính trị họp tháng 12.1953

Trong đó, nhấn mạnh nội dung cuộc họp tại lán Tỉn Keo do chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì và đưa ra kết luận: Đối với Pháp thì Điện Biên Phủ sẽ là một tập đoàn cứ điểm mạnh, nhưng chúng có cái yếu cơ bản là bị cô lập, mọi việc tiếp viện, tiếp tế đều phải dựa vào đường hàng không. Đối với ta với chất lượng được nâng cao một bước trong chỉnh huấn, chỉnh quân, với những kinh nghiệm sẵn có và sự tiến bộ về trang bị kĩ thuật, quân đội ta có thể đánh được tập đoàn cứ điểm. Vấn đề đường sá, tiếp tế cho chiến dịch đúng là khó khăn rất lớn, nhưng với quyết tâm

của toàn Đảng, cả hậu phương đang chuyển động trong cải cách ruộng đất sẽ tập trung toàn lực chi viện cho tiền tuyến và nhất định bảo đảm cung cấp cho chiến dịch [3, tr. 87]. Trên cơ sở phân tích, lí giải GV đi đến kết luận: Điện Biên Phủ trở thành điểm hẹn lịch sử, là nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược, quyết định cục diện của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trong nội dung kiến thức về công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, GV sử dụng hình ảnh lán Khuôn Tát tại đồi Nà Đình, di tích Khuôn Tát (xã Phú Đình, huyện Định Hóa) gắn với sự kiện Bác Hồ giao nhiệm vụ cho đại tướng Võ Nguyên Giáp cầm quân đi chiến dịch Điện Biên Phủ để tạo biểu tượng lịch sử cho HS.

Hình 2 4 Di tích Lán Khuôn Tát GV có thể miêu tả kết hợp tường thuật cho HS 3

Hình 2.4. Di tích Lán Khuôn Tát


GV có thể miêu tả kết hợp tường thuật cho HS sự kiện vào đầu tháng 1/1954, tại Khuôn Tát, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Bộ Chính trị giao nhiệm vụ cho đại tướng Võ Nguyên Giáp “Tổng tư lệnh ra mặt trận, tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định”; “Trận này rất quan trọng phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” [3, tr.108]. Sau đó, GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận và phân tích để giúp HS hiểu rõ hơn vị trí, vai trò của đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch, đặc biệt là quyết định được xem là “khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của đại tướng”.

Trong hoạt động luyện tập, củng cố:

GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi “nhận diện lịch sử”, trong đó GV sử dụng các hình ảnh của chiến dịch Điện Biên Phủ và một số hình ảnh của di tích LS-VH Thái Nguyên gắn với bài học để củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS: Chân dung tướng Nava của Pháp, chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp với quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của mình, biểu tượng chiến thắng Điện Biên Phủ, Lán Tỉn Keo, Cuộc họp của Bộ Chính trị tại lán Tỉn Keo tháng 12/1953, Nhà sàn của Bác ở Khuôn Tát, lán Khuôn Tát.

Trong hoạt động vận dụng, mở rộng:

GV hướng dẫn HS hoàn thiện bài tập nhận thức:

1. Em hãy đóng vai là thuyết minh viên tại khu di tích ATK Định Hóa giới thiệu cho khách tham quan về sự kiện lịch sử diễn ra tại lán Tỉn Keo vào tháng 12/1953?

2. Sự kiện Bộ Chính trị họp tại lán Tỉn Keo (tháng 12/1953) có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ?

3. Theo em, để bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hóa ở Thái Nguyên, chúng ta cần làm gì?

2.4.4. Kết quả thực nghiệm

Giáo án thực nghiệm được chúng tôi tiến hành theo phân phối chương trình và kế hoạch giảng dạy của nhà trường. Để có cơ sở đánh giá hiệu quả bài học, sau tiết dạy chúng tôi tiến hành kiểm tra 15 phút (Phụ lục 7) để kiểm tra quá trình nhận thức của HS cả 2 lớp với câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm. Tiêu chí chấm điểm như sau:

- Loại giỏi (điểm 9,10): HS làm đúng, chính xác câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, trình bày sạch đẹp.

- Loại khá (điểm 7,8): HS làm đúng phần trắc nghiệm, phần tự luận có sai sót nhỏ về nội dung.

- Loại trung bình (điểm 5,6): HS làm đúng phần trắc nghiệm, phần tự luận

làm sơ sài, chưa đúng nội dung trọng tâm.

- Loại yếu, kém (điểm dưới 5): HS làm sai phần trắc nghiệm và tự luận.

Căn cứ vào cơ sở trên, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra, chấm bài để đánh giá kết quả lớp thực nghiệm và đối chứng, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.4. Thống kê chấm điểm bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng



Lớp


Số HS

Kết quả thực nghiệm

Loại giỏi

Loại khá

Loại TB

Loại yếu, kém

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Số

lượng

Tỉ lệ

%

Thực nghiệm

41

7

17.1

17

41.5

16

39.0

01

2.4

Đối chứng

42

5

11.9

14

33.3

17

40.5

6

14.3

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.


50


40


30


20


10


0

Điểm loại Giỏi

Điểm loại Khá

Điểm loại Trung bình Điểm loại Yếu kém

Lớp thực nghiệm

Lớp đối chứng

Biểu đồ 2.1. So sánh tỷ lệ loại điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả thực nghiệm ở bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 cho thấy có sự chênh lệch giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, cụ thể như sau:

Điểm loại giỏi, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là: 5.2%. Điểm loại khá, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là: 8.2%.

Điểm loại trung bình, lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là: 1.5% Điểm loại yếu kém, lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng là: 11.9%. Để đánh giá kết quả lĩnh hội kiến thức của HS lớp thực nghiệm và lớp đối

chứng, chúng tôi tiến hành đánh giá theo công thức: Điểm trung bình = Tổng điểm/số HS.

Bảng 2.5. Độ chênh lệch điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng


Lớp

Tổng điểm

Số HS

Điểm TB

Độ chênh lệch

Thực nghiệm

(12A1)

301

41

7.3


0.9

Đối chứng

(12A5)

269

42

6.4

Dựa trên kết quả thu ở bảng 2.5, chúng tôi thu được điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7.3 điểm, điểm trung bình lớp đối chứng là 6.4 điểm. Độ chênh lệch điểm của hai lớp là 0.9 điểm.

Như vậy, qua kết quả phân tích của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi thấy rằng các chỉ số đưa ra so sánh thì lớp thực nghiệm đều tốt hơn lớp đối chứng về khả năng hiểu bài và lĩnh hội kiến thức.

Ở lớp thực nghiệm, GV có sử dụng các tài liệu về di tích LS-VH trong giờ học một cách sinh động, hợp lí, thực hiện theo những phương pháp mà luận văn đề cập đến. Kết quả thu được là học sinh rất hăng hái xung phong phát biểu, tích cực trong các hoạt động, chăm chú lắng nghe nên hiệu quả bài học được nâng cao.

Ở lớp đối chứng, GV dạy theo phương pháp truyền thống, chủ động thông báo kiến thức cho HS. Kết quả thu được là giờ học kém sôi nổi, HS chưa thực sự hứng thú và hợp tác với GV nên hiệu quả bài học chưa cao.

Kết quả trên khẳng định tính khả thi của các hình thức và biện pháp chúng tôi đề xuất trong luận văn. Điều đó cho thấy việc sử dụng các di tích LS-VH địa phương trong quá trình dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên.

Việc sử dụng di tích LS-VH địa phương trong DHLS Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc hình thành kĩ năng, kĩ xảo, giáo dục tư tưởng, tình cảm, hình thành các năng lực học tập cho HS. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt thì người

GV cần sử dụng một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng HS.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

1. Thái Nguyên là mảnh đất đặc biệt - nơi ghi dấu ấn sâu đậm của nhiều thời kì lịch sử khác nhau. Từ thời nguyên thủy đến các giai đoạn phát triển thăng trầm sau này của đất nước, Thái Nguyên có nhiều vai trò khác nhau trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. Đây là nơi có dấu vết người nguyên thủy, là vùng đất phên dậu, địa bàn giao tranh khốc liệt thời phong kiến. Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc (chống Pháp và chống Mĩ), mảnh đất này đã đóng góp rất lớn về sức người, sức của vào thắng lợi chung của dân tộc. Với đặc điểm lịch sử đó, Thái Nguyên là nơi sinh ra nhiều danh nhân, các nhà cách mạng kiệt xuất, nơi diễn ra nhiều biến cố lịch sử trọng đại. Vì vậy, Thái Nguyên có hệ thống các di tích LS-VH dày đặc, đan xen các thời kì, hàm chứa nhiều giá trị. Các di tích LS-VH ở đây thuộc nhiều loại, nhiều thời kì, được xem là một nguồn tư liệu phong phú, có giá trị cho việc DHLS ở trường THPT. Tổ chức dạy học với các di tích LS-VH ở địa phương tại Thái Nguyên có ý nghĩa và tác dụng to lớn trong việc giúp HS nắm bắt kiến thức lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương. Các di tích này còn hỗ trợ đắc lực cho việc rèn luyện nhiều kĩ năng học tập cần có, từ đó tạo nên những phẩm chất, năng lực và giá trị cho HS - thế hệ tương lai của đất nước.

2. Vấn đề tổ chức DHLS với di tích LS-VH địa phương ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên hiện nay, mặc dù còn rất nhiều khó khăn, song nếu GV biết cách vận dụng các hình thức tổ chức dạy học khác nhau để tiến hành DHLS với các di tích này thì sẽ góp phần tạo hứng thú và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Các hình thức dạy học nội khóa và ngoại khóa hết sức đa dạng, có thể tổ chức ngay trong lớp học hoặc ngay tại di tích LS-VH với các bài học lịch sử dân tộc hoặc bài học lịch sử địa phương. Từ các hình thức đó, tùy từng điều kiện các trường cụ thể, GV cần suy nghĩ, vận dụng một cách linh hoạt các biện pháp sư phạm khác nhau để tổ chức dạy học bộ môn với di tích LS-VH ở địa phương phát huy tác dụng cao nhất.

Xem tất cả 139 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí