Di Tích Lịch Sử Và Danh Lam Thắng Cảnh Hồ Hoàn Kiếm Và Đền Ngọc Sơn


Sơn, tỉnh Thanh Hoá (hiện nay vẫn còn 1 tấm bia ghi lại việc lấy đá ở vùng này khắc 25 bia Văn Miếu vào năm 1653).

Cửa Đại Thành (Đại Thành môn): hai bên cửa có 2 cửa nhỏ (Kim Thanh và Ngọc Chấn). Cửa Đại Thành gồm 3 gian, kiến trúc 3 hàng chân cột, với 2 hàng cột hiên và một hàng cột giữa đỡ xà nóc, ba gian đều được lắp cửa 2 cánh, chính giữa treo bức hoành phi đề 3 chữ “Đại Thành môn”.

Đại bái: gồm 9 gian, 6 hàng chân cột, giữa bờ nóc đắp nổi hình lưỡng long chầu nguyệt. Gian giữa kê một hương án, là nơi xưa kia xuân, thu nhị kỳ vua cùng hoàng thân và các quan lại đến tế Khổng Tử. Đại bái xây trên nền cao hơn mặt sân 30 cm, xung quanh nền bó vỉa gạch, mái lợp ngói mũi hài, các bộ vì kết cấu kiểu “chồng rường, cốn kẻ chồng, bẩy hiên”, nền lát gạch Bát Tràng. Trang trí trên kiến trúc tập trung ở các bẩy hiên, chạm hình hoa lá cách điệu.

Điện Đại thành: xây song song với toà Đại bái, được nối với nhau bằng một phương đình, gồm 9 gian, xây tường 3 mặt, phía trước có cửa bức bàn đóng kín 5 gian, 4 gian đầu hồi có cửa chấn song cố định. Chính giữa có khám và ngai lớn, đặt trên bệ xây gạch, trên có bài vị “Đại Thành chí thánh tiên sư Khổng tử” - nay đã bị mất, chỉ còn lại ngai và khám.

Hai dãy nhà tả, hữu vu: mỗi dãy 9 gian, dựng trên nền cao, phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, đầu Nguyễn, nền bó vỉa gạch, lát gạch bát, mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, kết cấu vì kèo kiểu “chồng rường”.

2. Quốc Tử Giám

Quốc Tử Giám xưa ở phía sau khu Văn Miếu, có giảng đường, khu nhà dành cho HS, kho chứa ván (gỗ) khắc in sách. Khi Quốc Tử Giám chuyển vào Huế thì khu vực này trở thành khu Khải Thánh, nơi thờ cha mẹ Khổng Tử. Hai bên tòa Khải Thánh là tả, hữu vu, giữa là một sân rộng. Hiện nay, kiến trúc khu vực này gồm các hạng mục:

Tả, hữu vu: xây chạy dọc hai bên sân, mỗi dãy 9 gian kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, bờ nóc đắp kiểu bờ đinh, kết cấu vì kèo kiểu “chồng rường”, nền lát gạch bát.

Nhà Thái học: được dựng lại năm 1998 - 2000, gồm hai nếp nhà có kết cấu liên hoàn, mái lợp ngói mũi hài, các bộ vì đỡ mái kiểu “chồng rường, cốn chồng kẻ, bẩy hiên”, nền lát gạch bát. Cung thờ phía sau xây kiểu mái chồng diêm, lợp ngói mũi hài, kết cấu bộ vì kiểu “giá chiêng chồng rường”, nền lát gạch Bát Tràng. Tầng dưới Nhà Thái học trưng bày hiện vật, hình ảnh giới thiệu về di tích, tầng trên là nơi thờ các vị vua: Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

Ngoài ra, trong khu Văn Miếu còn có một miếu thờ thổ thần và điện thờ Mẫu. Tại di tích hiện còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử và khoa học,

PL42


như hệ thống đồ thờ tự, tượng thờ, cổ vật, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

Từ góc nhìn lịch sử và di sản văn hóa, có thể nhận thấy, di tích Văn Miếu- Quốc Tử Giám bao hàm các mặt giá trị tiêu biểu sau:

- Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Trường Quốc học đầu tiên ở nước ta, đã đào tạo được nhiều thế hệ hiền tài từ thời Lý đến thời Lê - những người đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của đất nước. Những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học “kết tinh” trong di tích là “tấm gương” phản chiếu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài của dân tộc ta trong lịch sử ngàn năm văn hiến. Trong số các di tích gắn với Nho học ở nước ta, đây là một di tích Nho học tiêu biểu, có giá trị cao về mặt kiến trúc - nghệ thuật và thẩm m .

- Di tích lưu giữ nhiều hiện vật, tư liệu quý, đặc biệt là 82 bia tiến sĩ đã được UNESCO vinh danh là “Di sản tư liệu thế giới”.

- Hiện nay, Văn Miếu - Quốc Tử Giám còn là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn du khách, đang có những đóng góp tích cực vào sự phát triển về mọi mặt của thủ đô cũng như của cả nước.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, năm 1962, Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã xếp hạng Văn Miếu- Quốc Tử Giám là di tích quốc gia; ngày 10/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích quốc gia đặc biệt.

4. Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa

Di tích Cổ Loa thuộc địa phận huyện Đông Anh thành phố Hà Nội Tại địa 1

Di tích Cổ Loa thuộc địa phận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Tại địa điểm này đã có dấu tích của văn hóa Sơn Vi, thuộc hậu kỳ đồ đá cũ, cách đây khoảng 20.000 năm đến 11.000 năm. Khoảng 4.000 năm trước, những cư dân thuộc văn hóa Phùng

PL43


Nguyên cũng đã định cư trên mảnh đất này. Vào khoảng năm 208 trước Công nguyên, sau khi thống nhất hai bộ tộc Âu Việt và Lạc Việt, lập nên nhà nước Âu Lạc, An Dương Vương đã chọn vùng đất này để lập kinh đô, xây thành Cổ Loa (thành Ốc, Tư Long thành, Loa thành)… Hiện nay, di tích có phạm vi quy hoạch bảo tồn là 830 ha.

Theo thống kê, trong khu vực Cổ Loa hiện có khoảng 60 di tích (trong đó có 07 di tích cấp quốc gia), bao gồm các loại hình: di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích lịch sử, cách mạng, di chỉ khảo cổ học.

Đời sống tinh thần của cư dân Cổ Loa rất phong phú, với nhiều tập tục mang đậm sắc thái vùng miền, như tục kết chiềng, kết chạ, tục ăn sêu Bà Chúa vào ngày 13 tháng Tám (Âm lịch), tục khất keo làm cụ Từ, tục kiêng tên húy, tục kiêng nuôi gà, ngan, ngỗng trắng, tục đãi dâu, không đãi rể. Lễ hội Cổ Loa được tổ chức tại đền Thượng vào ngày 6 tháng Giêng hàng năm (tương truyền là ngày Thục Phán lên ngôi vua, lấy hiệu là An Dương Vương)…

Di tích Cổ Loa cũng là địa điểm khảo cổ học có giá trị nổi bật, gắn với các giai đoạn văn hóa khảo cổ của người Việt, như văn hóa Sơn Vi, văn hóa Phùng Nguyên, văn hóa Đồng Đậu, văn hóa Gò Mun, mà đỉnh cao là Văn hóa Đông Sơn, với nhiều di chỉ khảo cổ tiêu biểu: Đồng Vông, Bãi Mèn, Đình Chiền, Đình Tràng, Mả Tre, Thành Nội, Thành Ngoại, Thành Trung, Xuân Kiều, xóm Nhồi, đền Thượng, Tiên Hội, Đường Mây, Cầu Vực... Tại khu vực này, các nhà khảo cổ đã phát hiện được hàng vạn công cụ lao động, nhạc khí và vũ khí bằng đồng, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề về thời kỳ An Dương Vương và lịch sử vùng đất này.

Thành Cổ Loa: có diện tích gần 46ha, gồm 3 vòng thành (thành Nội, thành Trung, thành Ngoại) khép kín, đắp bằng đất, với tổng chiều dài là 15,820km. Thành được đắp dựa theo địa hình tự nhiên - nối những gò, đống và những dải đất cao dọc theo sông; bao quanh thành là các hào nước thông với sông Hoàng, trên mặt thành có các ụ đất nhô ra ngoài, gọi là “hỏa hồi”; vòng thành có chỗ xẻ làm cửa, phía trên xây miếu thờ thần.

Các nhà khảo cổ học đã tiến hành 03 đợt khai quật khảo cổ tại khu vực này, vào những năm 1970, 2005, 2007 - 2008. Kết quả khai quật cho thấy, trong lịch sử thành Cổ Loa đã trải qua ít nhất 3 lần đắp, mà dấu tích liên quan còn được biểu hiện qua các di tích: lũy phòng thủ, di tích bếp, cụm gốm Đông Sơn, lò nung gạch, ngói có niên đại thế kỷ XVIII - XIX...

Đền Thượng (đền thờ An Dương Vương) dựng trên khu đất rộng 19.138, 6m2. Tại vị trí lối lên cửa giữa của đền đặt đôi rồng đá, mang phong cách nghệ thuật


thời Lê mạt. Trong đền còn lưu giữ được 5 tấm bia đá và 53 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc sắc.

Kiến trúc đền gồm: tiền tế - 3 gian, 2 chái, hệ khung kết cấu gỗ, mái lợp ngói mũi hài. Trên hệ mái đắp các đầu đao cong, tượng nghê chầu. Các bộ vì chính được làm theo kiểu giá chiêng, sơn son thếp vàng, chạm họa tiết “rồng vờn mây”; trung đường đấu mái liền với hậu cung, tạo thành dạng thức kiến trúc kiểu “chuôi vồ”, bên trong đặt tượng An Dương Vương, bằng đồng, nặng khoảng 200kg, đúc năm 1897.

Từ cuối năm 2004 đến năm 2007, các nhà khảo cổ học đã tiến hành 3 đợt khai quật tại đền Thượng, với 9 hố, trên tổng diện tích 311,5m2. Qua những đợt khai quật này, đã phát hiện được hệ thống lò đúc mũi tên đồng và nhiều hiện vật có giá trị liên quan khác.

Đình Cổ Loa (Ngự Triều Di Quy): có bố cục mặt bằng nền hình chữ “Đinh”, gồm đại đình và hậu cung. Đại đình gồm 5 gian, 2 chái, kết cấu khung gỗ, mái lợp ngói mũi hài, với 4 góc đao cong vút. Các bộ vì nóc được kết cấu theo kiểu “giá chiêng, chồng rường”, với 6 hàng chân cột. Hậu cung nối liền với đại đình qua bộ cửa bức bàn phía dưới và đấu mái ở phía trên. Các đề tài trang trí trên kiến trúc này mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVIII. Đặc biệt, trong đình còn lưu giữ được 17 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học khá tiêu biểu.

Am Mỵ Châu (am Bà Chúa hay đền thờ Mỵ Châu): toạ lạc trên khu vực rộng 925,4m2. Mặt bằng kiến trúc được bố cục theo dạng “tiền Nhất, hậu Đinh”, gồm các tòa tiền tế, trung đường và hậu cung.

Chùa Cổ Loa (Bảo Sơn tự) được khởi dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII, bố cục mặt bằng nền theo dạng “nội Công, ngoại Quốc”, gồm các hạng mục: tiền đường, thiêu hương, thượng điện, hậu cung, gác chuông, tháp mộ, cổng hậu, nhà Tổ, nhà ni, nhà khách. Đặc biệt, trong chùa còn lưu giữ được 132 hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đặc sắc.

Chùa Mạch Tràng (Quang Linh tự) được dựng vào thời Hậu Lê, trên diện tích rộng 4.922,4m2. Chùa quay hướng Nam, bao gồm các hạng mục: Tam bảo, tiền đường, thượng điện, nhà Mẫu, giải vũ, hành lang...

Đình Mạch Tràng: tọa lạc trên một khu đất cao, có diện tích 6.198,4m2, gồm các hạng mục tiền tế, đại đình và hậu cung.

Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học tiêu biểu của di tích, ngày 27/9/2012, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa là di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 1419/QĐ-TTg).


5. Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn


Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn thuộc 2

Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn, thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 09/12/2013.

Hồ Hoàn Kiếm, tức hồ Gươm - dấu tích của một khúc sông Nhị Hà xưa, là thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô. Tên hồ gắn với truyền thuyết về Lê Lợi - Sau khi cuộc kháng chiến trường kỳ chống quân Minh giành thắng lợi, một hôm, vua Lê Thái Tổ chơi thuyền trên hồ, bỗng thấy một con rùa lớn nổi lên mặt nước đòi lại gươm báu. Ngài rút gươm trả và rùa thần ngậm lấy gươm lặn xuống nước. Từ đó, hồ có tên gọi là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Đền Ngọc Sơn không chỉ là một di tích tín ngưỡng, mà một thời còn là nơi sinh hoạt của Hội Hướng thiện, một tổ chức tập hợp được nhiều nhà Nho yêu nước đương thời, như Nguyễn Văn Siêu (1799 - 1870), Vũ Tông Phan (1800 - 1851) để tuyên truyền, giáo dục điều thiện cho quần chúng, tổ chức in nhiều loại sách, như sách thuốc, kinh của đạo Giáo, sách luận về tín ngưỡng… Khi Pháp chiếm Hà Nội, nhiều hội khác, như Lạc Thiện, Tập Thiện, An Lạc cũng lấy đền Ngọc Sơn làm cơ sở tuyên truyền chủ trương chống Pháp. Những năm đầu của thế kỷ XX, Nguyễn Thượng Hiền, Lương Văn Can, đã cho xây kinh đàn để giảng kinh tại đây. Nhiều nhà trí thức đã lập ra một số tổ chức và công khai kêu gọi nhân dân đoàn kết yêu nước, mà tiêu biểu là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục…

di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn bao gồm hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.


1. Hồ Hoàn Kiếm

Xa xưa, hồ này có tên là hồ Lục Thủy, hồ Tả Vọng, sau đó được đổi tên theo truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm, nên gọi là hồ Hoàn Kiếm/hồ Gươm. Diện tích của hồ là 115.511m2. Phía Bắc giáp một phần đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc; phía Đông giáp đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ; phía Nam giáp phố Hàng Khay, phường Tràng Tiền; phía Tây giáp phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống. Xung quanh Hồ được bó vỉa bằng đá, bao quanh là hệ thống vườn hoa, cây xanh.

Trên gò đất nổi trong lòng hồ có một ngọn tháp, nơi rùa thường bò lên đẻ trứng nên được gọi là tháp Rùa (Quy Sơn tháp). Tháp xây bằng gạch, có mặt bằng hình chữ nhật, gồm 4 tầng, có 5 cửa dạng vòm. Tầng chóp có mái dạng phương đình 4 mái.

2. Đền Ngọc Sơn

Đền toạ lạc trên đảo Ngọc trong hồ Hoàn Kiếm, gồm các hạng mục: nghi môn, tháp Bút, nghi môn nội, đài Nghiên, cầu Thê Húc, cổng Đắc Nguyệt, đình Trấn Ba, tiền tế, trung đường, hậu cung, tả - hữu vu, nhà kính thư, nhà hậu.

Nghi môn: bằng gạch, được xây dựng vào thế kỷ XX, dạng trụ biểu, có hai mảng tường lửng nối trụ chính và hai trụ bên.

Tháp Bút: nằm sau nghi môn, được dựng trên ngọn núi đá cao 4m (núi Độc Tôn) để tưởng niệm công ơn của các chiến sĩ tử vong. Tháp có mặt bằng kiến trúc hình vuông, gồm 5 tầng, chóp tháp có hình giống như ngọn bút lông, cao 90cm. Mặt Bắc của 3 tầng dưới ghi 3 chữ Hán Tả thanh thiên(Viết lên trời xanh).

Nghi môn nội: nằm sau tháp Bút, với cửa chính được tạo bởi hai trụ lớn, đỉnh trụ đặt tượng nghê. Hai bên có cửa giả, dạng 2 tầng, 8 mái, có các đao cong. Mặt trước của hai cửa giả đắp nổi đồ án Long môn, Hổ bảng.

Đài Nghiên: với cửa chính tạo kiểu vòm cuốn, phía trên xây hai tầng, có trần rộng, chính giữa đặt đài Nghiên, được tạo từ một khối đá xanh hình trái đào, với chiều dài 97cm, ngang 80cm, cao 30cm, chu vi 2m. Đài Nghiên có niên đại cùng thời gian trùng tu đền - năm 1865. Đặc biệt, trên thân của nghiên có bài minh (64 chữ Hán) do Nguyễn Văn Siêu soạn.

Cầu Thê Húc: khởi thuỷ, cầu không có tay vịn, qua những lần trùng tu sau, đã làm cầu theo dạng cầu vồng, có lan can, sơn màu đỏ. Hiện tại, cầu có dáng cong, dài 45m, rộng 2,6 m, các thanh bắc cầu bằng gỗ lim; cầu gồm 15 nhịp, mỗi nhịp dài 3m, chân đỡ hệ thống ván cầu làm bằng bê tông cắm sâu xuống lòng hồ.

Cổng Đắc Nguyệt: là một kiến trúc xây bằng gạch, khá vững chắc, dạng 2 tầng, 8 mái đao cong. Hai bên cổng có 2 cửa giả, trên đắp nổi phù điêu “Long mã Hà đồ”, “Thần quy Lạc thư”. Qua cổng Đắc Nguyệt là vào khu kiến trúc chính của đền.

Đình Trấn Ba (đình chắn sóng): quay hướng Nam, được dựng trên 8 cột bê


tông giả gỗ, nền cao hơn mặt sân 45cm, xung quanh bó vỉa gạch. Mái đình kiểu chồng diêm 2 hai tầng, 08 mái, các đầu đao được tạo dáng cong vút và thanh thoát.

Tiền tế: gồm 3 gian, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, dạng hai tầng bốn mái. Đỡ mái thượng là những kết cấu vì dạng “thượng rường giá chiêng, hạ bẩy hiên”. Nền nhà cao hơn mặt sân 30cm, xung quanh bó vỉa gạch, mặt trước có hệ thống cửa bức bàn, phía trong thông với trung đường.

Trung đường: gồm 3 gian, tường hồi bít đốc, với các bộ vì kiểu “thượng chồng rường, hạ kẻ”. Nền toà này cao hơn nền tiền tế 40cm. Hệ thống cửa bức bàn trang trí đồ án chữ Thọ, dơi, rồng, phượng, “long mã chở Hà đồ”, “rùa đội Lạc thư”. Nối trung đường với hậu cung là nhà cầu, được dựng kiểu thức 2 tầng mái.

Hậu cung: gồm 3 gian, tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Phần mái được nối với toà trung đường qua phần mái của nhà cầu. Các bộ vì được kết cấu kiểu “chồng rường”, hệ thống cửa gỗ kiểu bức bàn, thượng song hạ bản.

Tả - hữu vu: mỗi dãy 5 gian, được xây liền kề tường hồi hai bên của trung đường và hậu cung. Tả vu hướng ra cổng Đắc Nguyệt, mái lợp ngói ta, các bộ vì được kết cấu kiểu “chồng rường”. Hữu vu ở phía Tây, hướng ra hồ, vì mái có kết cấu kiểu “kèo cầu quá giang bán mái”.

Nhà Kính thư: gồm 03 gian, nối liền với tiền tế ở phía Đông, kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Các bộ vì được kết cấu kiểu “kèo cầu quá giang cột trốn”.

Nhà hậu (phòng Rùa): gồm 03 gian, nối liền với tiền tế ở phía Tây (bên trái), kiểu tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, có mặt nền cao hơn mặt sân 15 cm. Các bộ vì đỡ mái được kết cấu kiểu “kèo cầu quá giang cột trốn”.

3. Khu tưởng niệm vua Lê

Khu tưởng niệm này thuộc phường Hàng Trống, gồm các hạng mục: nghi môn, phương đình và tượng vua Lê.

Nghi môn: xây bằng gạch, với 2 trụ lớn dạng trụ biểu, đỉnh trụ đắp nổi hình đấu, 4 mặt mui luyện đắp nổi hình hổ phù, 4 góc mui luyện là 4 gờ nổi, tiếp dưới là một đấu vuông, rồi đến lồng đèn, dưới là thân trụ, được tạo khung cân đối.

Phương đình: được xây bằng gạch, kiểu 2 tầng, 8 mái, đỉnh mái đặt một hình nậm rượu, từ đó tạo thành 4 bờ dải nối xuống bốn góc mái trên. Các đao mái, bờ dải được trang trí hình rồng, mái giả ngói. Phần cổ diêm mặt ngoài đắp nổi hình tùng lộc, trúc mọc trên đá, mai điểu… Dưới lớp mái hạ, ở các góc là 4 trụ vuông lớn chịu lực chính, mỗi mặt có thêm 2 trụ tròn. Thân trụ được khoét những rãnh soi, phía trên là một đấu tròn đội một đầu rồng.

Tượng vua Lê: được dựng trên khu đất cao hơn nền đường và vườn khoảng 1m. Toàn bộ chân đế và trụ để đặt tượng được ghép bằng đá và chia làm 3 phần. Tượng đúc bằng đồng, cao 1,2m, trong tư thế đứng, đầu đội mũ Bình thiên, bốn góc mũ trang trí kim


tòng, thân mũ trang trí nổi các hình rồng chầu. Trên thân áo cũng được trang trí rồng chầu, với thân nhỏ, tạo vẩy nổi rõ như vẩy cá chép, điểm xuyết các đao mác... Tay trái của tượng chống vào hông, tay phải của cầm kiếm. Phía sau tượng đài là bức bình phong, được chia ba phần phân cách bởi các trụ, trên các thân trụ đắp nổi các cụm vân mây.

Đền Ngọc Sơn và khu vực hồ Hoàn Kiếm luôn được chính quyền và nhân dân Hà Nội, cùng cả nước quan tâm tôn tạo, giữ gìn và phát huy giá trị, đã trở thành một trong những biểu tượng về lịch sử, văn hóa và cảnh quan của Thủ đô ngàn năm văn vật. di tích mang giá trị lớn về nhiều mặt và ngày càng thân thiết, gắn bó với người dân Hà Nội nói riêng và nhân dân cả nước, cũng như bạn bè quốc tế nói chung.

6. Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội)

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng Khu di tích lịch sử 3

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đền Phù Đổng (Khu di tích lịch sử đền Phù Đổng, Khu di tích lịch sử đền Gióng) nằm trên địa bàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt năm 2013.

Phù Đổng là một vùng đất địa linh, nhân kiệt, thuộc xứ Kinh Bắc xưa, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa. Phù Đổng cũng là nơi gắn với nhiều huyền thoại về thời kỳ đầu dựng nước và giữ nước của dân tộc, mà tiêu biểu là người anh hùng làng Gióng, một nhân vật còn in đậm trong tâm thức người dân nơi đây, với nhiều di tích còn lại cho đến ngày nay, như đền Thượng (thờ Thánh Gióng), đền Hạ (đền Mẫu), miếu Ban (nơi thờ mẹ Gióng), Cố viên, Đống đàm (nơi Gióng trận đánh), Giá ngự, đình Hạ mã…

Thánh Gióng còn được tôn vinh là Phù Đổng Thiên Vương, Xung Thiên Thần Vương, là một trong bốn vị thánh bất tử (Tứ bất tử) trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Sự tích về Thánh Gióng có nhiều dị bản khác nhau, nhưng ít nhiều đều tập trung khẳng định: Thánh Gióng là một vị anh hùng văn hóa, biểu tượng cho sức mạnh chống ngoại xâm của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí