Phương Pháp, K Thuật Dh: Làm Việc Nhóm Kết Hợp Sử Dụng Hiện Vật Tại Khu Di Tích, Các Loại Đồ Dụng Trực Quan ....


BẢNG 3.1. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN

Nhóm:

Tiểu chủ đề:


Thành

viên

Nhiệm vụ

cụ thể

Phương tiện/ Phương

pháp tiến hành

Thời hạn hoàn

thành

Dự kiến

sản phẩm































Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 234 trang tài liệu này.

+ Bước 2: GV hướng dẫn cho HS làm việc nhóm để tạo ra sản phẩm dự án.

- HS:

+ Thực hiện dự án - thu thập tài liệu, thông tin dưới nhiều hình thức và viết báo cáo.

+ Trao đổi với GV/ chuyên gia về những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án qua điện thoại, email hoặc tư vấn trực tiếp.

+ Sửa chữa, hoàn chỉnh sản phẩm.

+ Tập thuyết trình về sản phẩm của nhóm.

- GV: Theo dõi HS thực hiện, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, cung cấp cho HS các nguồn tham khảo từ sách và web site

C. BÁO CÁO SẢN PHẨM DỰ ÁN TẠI KHU DI TÍCH HOÀNG THÀNH THĂNG LONG

- Hoạt động 1: HS làm việc với hiện vật chuẩn bị báo cáo sản phẩm dự án

1. Mục tiêu:

+ HS sử dụng hiện vật như tượng đầu rồng, rồng cuộn trong lá đề, .. được trưng bày tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long để mô tả được những nét cơ bản giống và khác nhau về hình tượng rồng của các triều đại qua đó thấy được sự ảnh hưởng của Nho giáo ảnh hưởng đến Việt Nam trong các thể kỉ từ XI đến XIX như thế nào.

+ HS hình thành kĩ năng sử dụng di tích lịch sử và đồ dùng trực quan khi thuyết trình.

2. Hình thức: nhóm

3. Thời gian: 40 phút (4 nhóm)

4. Phương pháp, k thuật DH: làm việc nhóm kết hợp sử dụng hiện vật tại khu di tích, các loại đồ dụng trực quan ....

+ Bước 1: GV nêu yêu cầu về nhiệm vụ của các nhóm “Tìm hiểu, sử dụng các hiện vật tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long để thuyết trình sản phẩm dự án đã được giao”. Đồng thời, đề nghị chuyên gia tư vấn hỗ trợ trực tiếp cho các nhóm.

+ Bước 2: HS chủ động tìm hiểu và lựa chọn các hiện vật trong khu di tích để


sử dụng. Với sự tư vấn, hướng dẫn của GV và các chuyên gia, các em chuẩn bị bài thuyết trình có sử dụng hiện vật (nội dung bài thuyết trình đã được HS chuẩn bị trong bước Triển khai dự án)

- Hoạt động 3: HS sử dụng sản phẩm nhóm đã chuẩn bị kết hợp hiện vật tại khu di tích báo cáo sản phẩm dự án.

1. Mục tiêu:

+ HS sử dụng các hiện vật tại di tích thuyết trình về sản phẩm dự án.

+ Rèn luyện kĩ năng thuyết trình có sử dụng đồ dùng trực quan, kĩ năng đặt và trả lời câu hỏi, nhận xét - đánh giá, làm việc nhóm...

+ Rèn luyện sự tự tin, tư duy giải pháp trong đánh giá - nhận xét.

+ Rèn luyện năng lực trình bày và giải quyết vấn đề.

2. Hình thức: nhóm

3. Thời gian: 45 phút

4. Phương pháp, kĩ thuật DH: làm việc nhóm kết hợp các kĩ thuật “5 xin” và “321”

5. Loại sản phẩm: Bài thuyết trình của nhóm có sử dụng hiện vật tại khu di tích


Kiến thức cơ bản

Hoạt động của GV- HS

1.Ảnh hưởng của Nho giáo và sự phát triển của nhà nước PK


2. Tình hình kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán


3.Điện Kính

- Bước 1: GV tổ chức cho nhóm 1 tìm hiểu, nghiên cứu, chụp ảnh, ghi chép tại khu trưng bày

+ Nhóm 1 Mô tả hình tượng rồng qua các thời kì từ Lý, Trần, Lê sơ và Nguyễn và qua đó thấy được sự ảnh hưởng của Nho giáo vào nước ta.

+ Các nhóm khác nhận xét, góp ý, nêu câu hỏi tương tác theo kĩ thuật “321”.

+ Nhóm 1 thảo luận, giải đáp những câu hỏi của các đội. Chuyên gia tư vấn, hỗ trợ nhóm 1 ở những tình huống khó.

+ GV chốt ý: …

- Bước 2: GV tổ chức cho HS tìm hiểu các sản phẩm gốm của các triều đại có trong nhà trưng bày Khu trung tâm di tích khảo cổ Hoàng Thành – Thăng Long để biết được sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán của Đại Việt.

+ Nhóm 2 sử dụng sản phẩm để trình bày.

+ Các nhóm khác nhận xét, góp ý, nêu câu hỏi tương tác theo kĩ thuật “321”.

+ Nhóm 2 thảo luận, giải đáp những câu hỏi của các đội. Chuyên gia tư vấn, hỗ trợ nhóm 2 ở những tình huống khó.

+ GV chốt ý:

- Bước 3: GV tổ chức cho HS tìm hiểu và trình bày về Điện Kính Thiên và Cột Cờ Hà Nội. Qua đó giúp HS hiểu sâu sắc về kiến trúc và nghệ thuật Đại Việt

+ Nhóm 3 trình bày.


Thiên và Cột Cờ Hà Nội.

+ Các nhóm khác nhận xét, góp ý, nêu câu hỏi tương tác theo kĩ thuật 321.

+ Nhóm 3 thảo luận, giải đáp những câu hỏi của các đội. Chuyên gia tư vấn, hỗ trợ nhóm 1 ở những tình huống khó.

+ GV chốt ý:

- Bước 4: HS Thu thập tư liệu, hình ảnh về Khu di tích

Hoàng thành Thăng Long để trưng bày và giới thiệu thông qua trình chiếu trên lớp

+ GV chốt

Nhóm 4 có sản phẩm sau 5 ngày sau buổi trải nghiệm và báo cáo bằng powerpoint tại lớp.

D. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

1. Mục tiêu:

- Củng cố những kiến thức cơ bản của bài học, giúp HS hiểu sâu sắc kiến thức của bài học.

- Rèn luyện sự tự tin, tinh thần động đội, sự linh hoạt.

2. Hình thức: cả lớp, cá nhân.

3. Thời gian: 10 phút.

4. Phương pháp, kĩ thuật: Tổ chức trò chơi dưới hình thức trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm (10 câu hỏi – Xem phụ lục)

E. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG

1. Mục tiêu:

- Củng cố những kiến thức cơ bản của bài học, giúp mở rộng kiến thức, hiểu sâu sắc kiến thức của bài học.

- Có k năng liên hệ thực tế.

- Rèn luyện năng lực sưu tầm và xử lý tư liệu lịch sử, năng lực tự học.

2. Phương thức:

- Giới thiệu những giá trị đặc sắc của khu di tích Hoàng Thành Thăng Long.

- Hãy kể tên một số di tích lịch sử liên quan đến di tích Hoàng Thành Thăng Long và quá trình phát triển nền văn hóa Đại Việt từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIX và đề xuất giải pháp bảo vệ, phát huy giá trị khu di tích.

+ Một số giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích: Tích cực bảo vệ, chăm sóc di tích, đặc biệt là các di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà Nội; Tích cực tổ chức các hoạt động tham quan di tích, tham gia các lễ hội truyền thống; Tích cực tham gia các cuộc thi tìm hiểu giá trị của di tích; Trân trọng, học hỏi, tiếp thu các giá trị của di tích; Tham gia quảng bá hình ảnh di tích và tuyên truyền hoạt động bảo vệ, phát huy di tích trong cộng đồng.

+ Viết một bài thuyết trình ngắn về khu di tích giới thiệu với du khách. (Xem phụ lục)


PHỤ LỤC 10

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT SAU THỰC NGHIỆM TOÀN PHẦN NỘI KHÓA TẠI DI TÍCH. CHỦ ĐỀ “HOÀNG THÀNH THĂNG LONG - DẤU ẤN VĂN HÓA ĐẠI VIỆT THẾ KỈ X – XV”

A.Phần trắc nghiệm 5 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm

1. di tích lịch sử và khảo cổ Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội nằm trên địa bàn nào sau đây?

A.Phường Điện Biên và Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

B. Phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

C. Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

D.Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

2. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên kinh đô mới là

A. Thăng Long

B. Đông Đô

C. Tây Đô

D. Tây Đô

3. Thành Thăng Long không giữ vị trí “Quốc đô”, Khu Trung tâm Hoàng Thành

không là nơi ở và làm việc của Vua và Hoàng tộc dưới triều đại nào?

A. Lý

B. Trần

C. Mạc – Lê Trung Hưng

D. Nguyễn

4. Công trình nào được xây dựng vào năm 1812, dưới thời vua Gia Long, cao 33,4m?

A. Kỳ đài

B. Đoan Môn

Bắc Môn

A. Hậu Lâu (Lầu Công chúa)

5. Dấu tích còn lại của công trình này còn lưu giữ được đến ngày nay là hai bậc thềm rồng bằng đá, có niên đại thế kỷ XV

A. Đoan Môn

B. Cột Cờ

C. Bắc Môn

D. Điện Kính Thiên

6. Qua quan sát hình tượng rồng các triều đại, em thấy yếu tố văn hóa nào ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành và phát triển nhà nước phong kiến Việt Nam?

A. Phật giáo

B. Nho giáo

C. Đạo giáo

D. Thiên chúa giáo

7. Nhà nước phong kiến Việt Nam đạt đến mức độ hoàn chỉnh dưới triều đại nào?

A. Lý

B. Trần

C. Lê sơ

D. Mạc

8. Hình tượng rồng của triều đại nào gần với hình tượng rồng Trung Hoa nhất?

A. Lý

B. Trần

C. Lê sơ

D. Nguyễn

9. Hàng ngàn sản phẩm gốm trong nhà trưng bày cho các em hiểu sự phát triển của ngành kinh tế nào của Đại Việt TK X-XV?

A. Nông

nghiệp

B. Thủ công

nghiệp

C. Buôn

bán

D. Sản xuất thủ công

và buôn bán

10. Ngoài sản phẩm gốm của Đại Việt, trong nhà trưng bầy còn có sản phẩm gốm của các nước nào sau đây?

A. Trung

Quốc

B. Nhật Bản

C. Lào,

Campuchia

D. Trung Quốc và

Nhật Bản

Đáp án : 1a, 2a, 3d, 4a, 5d, 6b, 7d, 8d, 9d, 10d

B. Phần tự luận 5 điểm: Viết một bài giới thiệu tóm tắt 200 chữ về Hoàng Thành Thăng Long.


PHỤ LỤC 11

MỘT SỐ HÌNH ẢNH DẠY HỌC TẠI DI TÍCH







PHỤ LỤC 12

KẾ HOẠCH VÀ NỘI DUNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA TẠI DI TÍCH VĂN MIẾU – QUỐC TỬ GIÁM

CHỦ ĐỀ “CHÚNG EM TÌM VỀ ĐẤT HỌC XƯA”


I. ĐỐI TƯỢNG TRẢI NGHIỆM: Thực nghiệm được tiến hành với HS lớp 12D4, 12D7 trường THPT Việt Đức, năm học 2018 - 2019. Thành phần tham gia cùng gồm có GVBM, GVCN, Đại diện PHHS, BCH Đoàn trường

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM: Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngày 23/ 05/ 2019

IV. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức: Thông qua hoạt động trải nghiệm giúp HS đạt được những mục tiêu sau:

- Nắm được quá trình hình thành và ra đời của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, vai trò của Văn Miếu – Quốc Tử Giám đối với giáo dục và văn hóa Đại Việt -

- Tái hiện những sư kiện lịch sử gắn với khu di tích, câu chuyện về sự nghiệp và cuộc đời của nhà giáo Chu Văn An.

2. Kĩ năng: Kĩ năng quan sát, đánh giá, khai thác các tư liệu LS có trong khu di tích. Kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, sử dụng ngôn ngữ thuyết trình một vấn đề lịch sử.

2. Thái độ tình cảm: Bồi dưỡng long tự hào về những truyền thống, những giá trị lịch sử văn hóa của cha ông, tự hào về những danh dân dân tộc.

3. Năng lực bộ môn lịch sử: tìm hiểu lịch sử, nhận thức lịch sử

V. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV:

- GV xây dựng kế hoạch ngoại khóa tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám chi tiết trình BGH va tổ bộ môn với các mục tiêu, yêu cầu, các hoạt động cụ thể phù hợp. Trong đó nhấn mạnh đến mục tiêu vận dụng kiến thức để hình thành năng lực bộ môn. Chủ đề Chúng em tìm về đất học xưa.

- Thống nhất kế hoạch với ban quản lý di tích. Yêu cầu hỗ trợ các nội dung liên quan. GV nghiên cứu hồ sơ di tích.

- GV tập trung HS phổ biến nội quy, những yêu cầu HS khi tiến hành ngoại khóa, giao nhiệm vụ tìm hiểu và hoàn thành sản phẩm thu hoạch dưới hình thức bài thuyết trình (nội dung và hình thức tự chọn có liên quan đến Văn Miếu - Quốc Tử Giám).

- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho Ban cán sự lớp và cá nhân HS; chuẩn bị phương tiện để tham gia tích cực việc tìm hiểu tại di tích.


2. Chuẩn bị của HS:

- Đọc tài liệu, tìm hiểu về khu di tích thông qua các kênh sách báo, mạng,..

- Chuẩn bị đồ dùng cần thiết cho buổi ngoại khóa.

VI. PHƯƠNG PHÁP: Tổ chức trải nghiệm di sản.

VII. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TRẢI NGHIỆM

1. Hoạt động 1: GV tổ chức cho HS đến di tích. Tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, HS được tập trung tại Sân Rồng, làm lễ dâng hương, nghe giới thiệu toàn cảnh về di tích lịch sử văn hóa.

2. Hoạt động 2: HS nghe hướng dẫn viên, các em được tham quan, tìm hiểu về đạo học, về người thầy vĩ đại nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam - thầy giáo Chu Văn An.

3. Hoạt động 3: HS tham gia trò chơi đóng vai qua kịch bản ngắn “Chu Văn An dâng sớ chém 7 nịnh thần”. GV theo dõi, quan sát, ghi chép, hỗ trợ HS trong quá trình đóng kịch. Sau đó các nhóm HS (hoặc cá nhân) tham quan tự do, chụp ảnh, thu thập, xử lí tư liệu, biên tập và hoàn thành báo cáo thu hoạch.

4. Hoạt động 4: Tổ chức cho HS báo cáo sơ bộ sản phẩm tại di tích và đánh giá kết quả; rút kinh nghiệm. Việc báo cáo có thể thực hiện ngay tại di tích, hoặc tổ chức tại lớp học sau buổi ngoại khóa.

VIII. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ, KẾT THÚC BUỔI TRẢI NGHIỆM

- Tổng kết

- Chia sẻ


PHỤ LỤC 13

MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HS



Kết Chia sẻ PHỤ LỤC 13 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HS 1Kết Chia sẻ PHỤ LỤC 13 MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HS 2

Xem tất cả 234 trang.

Ngày đăng: 20/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí