Phân Loại Theo Mối Quan Hệ Giữa Các Công Ty Tiến Hành Sáp

với những trường hợp công ty bị mua lại là những công ty có qui mô nhỏ. Người mua sẽ mua những tài sản mà họ muốn và tách loại những tài sản có liên quan đến việc thực hiện trách nhiệm pháp lý. Đây là một vấn đề rất quan trọng. Những trách nhiệm pháp lý đó không chỉ bao gồm không những trách nhiệm hiện tại và có thể có cả những thiệt hại cho tòa án ra quyết định trong tương lai và tài sản không thể đảm bảo được. Những thiệt hại đó có thể xuất hiện từ những vụ kiện tụng về vấn đề sản phẩm kém chất lượng, quyền lợi của người lao động, sự chấm dứt hoạt động của công ty mục tiêu, thiệt hại về môi trường.

Một khó khăn khi thực hiện việc mua lại công ty bằng việc mua lại tài sản của công ty đó là thuế, thuế chuyển nhượng tài sản có thể được đánh vào cả người mua lẫn người bán[2]. Trong khi đó, các vụ giao dịch mua bán cổ phiếu có thể thường được thực hiện với tư cách là một sự chuyển nhượng hoặc những giao dịch này có thể được dàn xếp để được miễn thuế hoặc trung lập về thuế cho cả đối với người mua và người bán. Chính vì thế, hình thức giao dịch bằng cách mua lại tài sản của công ty mục tiêu ít được thực hiện hơn so với hình thức đi mua cổ phiếu của công ty mục tiêu.

Thứ ba sự nổi lên của vấn đề toàn cầu hóa đã làm cho các vụ mua bán doanh nghiệp được thực hiện bởi các công ty nước ngoài ngày càng gia tăng nhanh chóng.

Những thương vụ giao dịch đó được gọi là mua bán doanh nghiệp xuyên quốc gia hoặc mua lại doanh nghiệp chéo. Các vụ giao dịch này được thúc đẩy bởi việc quan tâm đến sự đa dạng của chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các vụ mua bán doanh nghiệp chéo diễn ra khá là phức tạp hơn so với các vụ mua lại giữa các doanh nghiệp trong nước. Sự phức tạp đó là do sự khác nhau về môi trường chính trị, kinh tế, cách thức tổ chức doanh nghiệp, văn hóa, phong tục truyền thống, nguyên tắc thuế, kế toán

giữa các nước của công ty đi mua và công ty mục tiêu. Các công ty đi mua lại các công ty khác cần phải quan tâm đến những sự khác biệt đó bởi vì nó thường là nguyên nhân dẫn đến sự thất bại cho công ty đi mua sau khi hoạt động mua bán đã được tiến hành. Chính do bởi sự phức tạp đó mà các nhà môi giới tìm đến các Tập đoàn tài chính quốc tế và các tổ chức tương tự để được tư vấn như là một vấn đề thiết yếu trong việc thực hiện hoạt động M&A ngày nay.‌


1.2. Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm

Sáp nhập doanh nghiệp là sự kết hợp của hai công ty để trở thành một công ty mới có giá trị lớn hơn hai công ty đang hoạt động riêng lẻ.

Theo khoản 1- điều 153, LDN năm 2005, hiệu lực ngày 1/7/2006 đã định nghĩa về sáp nhập DN là : “Một hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập ”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Theo quy định của khoản 1 – điều 17 LCT năm 2005 : “Sáp nhập DN là một hay một số DN chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một DN khác đồng thời chấm dứt sự tồn tại của DN bị sáp nhập”. Ví dụ: A + B = B (B không phải là một DN mới, A chấm dứt sự tồn tại).

Hoạt động này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn cho cạnh tranh, tác động thị trường hay bất kỳ yếu tố nào khác.

Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam - 3

Hoạt động sáp nhập doanh nghiệp thường là hành vi mang tính chất tự nguyện và được thực hiện bằng hình thức như hoán đổi chứng khoán – việc

thực hiện giao dịch trong trường hợp này thường được sự đồng ý của cổ đông của hai công ty để chia sẻ rủi ro có liên quan đến việc sáp nhập - hoặc bằng hình thức chi trả tiền mặt để đạt được mục tiêu sáp nhập. Sáp nhập doanh nghiệp có thể tương tự như là mua giành quyền kiểm soát đối với một công ty nhưng kết quả là một công ty mới với tên mới được hình thành, (tên mới của công ty thường là tên kết hợp của cả hai công ty cũ, chẳng hạn như trường hợ công ty Daimler – Benz và Chrysler sáp nhập và dẫn đến sự hình thành công ty mới với tên gọi Daimler Chrysler), hoặc là một chi nhánh mới.

Theo thuật ngữ tài chính Investopedi: Merger(sáp nhập) xảy ra khi hai công ty có cùng quy mô, đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới hơn là duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần. Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ được xóa bỏ và công ty mới sẽ phát hành chứng khoán thay thế.Accquisition(thâu tóm), là hoạt động qua đó, các công ty tìm kiếm lợi thế kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Khác với sáp nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua công ty mục tiêu, không có sự thay đổi về chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành một công ty mới. Dưới góc độ pháp lý, công ty mục tiêu bị chấm dứt sự tồn tại và công ty mua sẽ “nốt chửng” hoạt động kinh doanh của công ty mục tiêu, chứng khoán của công ty mua vẫn tiếp tục được giao dịch. Như vậy khái niệm M&A thế giới sử dụng có sự khác biệt với khái niệm M&A ở Việt Nam hiện nay: sáp nhập thâu tóm(acquisition); hợp nhất sáp nhập(merger). Đây là một vấn đề cần xem xét trong quá trình xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động M&A tại Việt Nam[10].

1.2.2. Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập được hiểu là việc kết hợp giữa hai hay nhiều công ty và cho ra đời một công ty(pháp nhân) mới thay thế cho sự biến mất của các công ty cũ, thường nhằm để thực hiện mục tiêu đầu tiên là làm cho giá trị của công ty lớn hơn so với khi hoạt động riêng lẻ. Qua nghiên cứu lịch sử của hoạt động sáp nhập doanh nghiệp của một số nước và khu vực có nền kinh tế phát triển trên thế giới thì chúng ta nhận thấy rằng, hoạt động sáp nhập doanh nghiệp có rất nhiều hình thức khác nhau. Tùy theo khía cạnh đang nghiên cứu về hoạt động sáp nhập doanh nghiệp mà chúng sẽ được phân thành nhiều loại khác nhau.

1.2.2.1. Phân loại theo mối quan hệ giữa các công ty tiến hành sáp

nhập:

Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang còn được gọi là sáp nhập

cùng ngành, là hình thức sáp nhập giữa các công ty cùng cạnh tranh trực tiếp và chia sẻ cùng dòng sản phẩm và thị trường. Ví dụ: Hai công ty sản xuất ô tô sáp nhập với nhau. Kết quả từ những vụ M&A theo hình thức này sẽ đem lại cho bên sáp nhập cơ hội mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối và hậu cần. Rõ ràng, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thương trường kết hợp lại với nhau (dù sáp nhập hay hợp nhất) họ không những giảm bớt cho mình một đối thủ mà còn tạo nên một sức mạnh lớn hơn để đương đầu với các đối thủ còn lại. Mặc dù vậy, cũng có trường hợp công ty bị sáp nhập trở thành gánh nặng cho DN mua lại.

Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc : Đây là hình thức sáp nhập giữa các DN nằm trên cùng một chuỗi giá trị hay kênh phân phối, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của DN sáp nhập trên chuỗi giá trị đó. Ví dụ: Sáp nhập giữa nhà cung cấp ốc quế với một đơn vị sản xuất kem.

Được chia thành hai phân nhóm:

o Sáp nhập tiến khi một DN mua lại DN khách hàng của mình, ví dụ công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo.

o Sáp nhập lùi khi một DN mua lại nhà cung cấp của mình, ví dụ như công ty sản xuất sữa mua lại công ty bao bì, đóng chai hoặc công ty chăn nuôi bò sữa...

Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho DN nhận sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh...

Sáp nhập kiểu tổ hợp/ tập đoàn: Sáp nhập tổ hợp là sáp nhập giữa hai hay một số DN khác hoàn toàn nhau từ thị trường tới sản phẩm kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa hoạt động lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề. Ví dụ: Sáp nhập giữa Công ty công chứng khoán Việt Nam với Công ty sản xuất công nghệ phần mềm trên thị trường Mỹ thì nó tạo ra cơ hội cho Công ty chứng khoán Việt Nam được sử dụng phần mền có tính ứng dụng, tạo được giá trị gia tăng cho nhà đầu tư chứng khoán của công ty, mặt khác công ty sản xuất công nghệ phần mềm được quảng bá sản phẩm đi vào thị trường Việt Nam thuận lợi hơn…

Sáp nhập tổ hợp đem lại cho cả DN nhận sáp nhập và DN bị sáp nhập cơ hội đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, gia tăng được giá trị dịch vụ. Hình thức sáp nhập này thường hiếm xảy ra theo hình thức hợp nhất.

1.2.2.2. Phân loại theo mục đích của thương vụ sáp nhập:

Có rất nhiều lý do dẫn đến sự sáp nhập giữa các doanh nghiệp như nhằm cắt giảm lượng nhân công để giảm chi phí sản xuất, nhằm để đạt được hiệu quả nhờ vào qui mô, được trang bị công nghệ mới, tăng thị phần và danh tiếng trong ngành,… Trong đó mục tiêu mở rộng thị trường và mở rộng sản phẩm kinh doanh là 2 mục tiêu thường được đặt ra, chính vì thế trong cách phân loại này có 2 hình thức sáp nhập.

Sáp nhập để mở rộng thị trường: Sáp nhập mở rộng thị trường là sáp nhập giữa hai hay một số DN bán cùng loại sản phẩm nhưng ở thị trường khác nhau. Ví dụ: Sáp nhập giữa một công ty bán máy tính tại thị trường Mỹ với một công ty khác cũng bán máy tính nhưng ở thị trường Châu Âu.

Sáp nhập mở rộng thị trường đem lại cho DN nhận sáp nhập lợi thế về mở rộng thị trường, giảm các chi phí về việc nghiên cứu tìm hiểu và trách các rủi ro khi thâm nhập thị trường mới.

Sáp nhập để mở rộng sản phẩm: Sáp nhập mở rộng sản phẩm là sáp nhập giữa hai hay một số DN bán những loại sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan tới nhau trong cùng một thị trường. Ví dụ: Công ty bán máy in sáp nhập với công ty bán mực in và hai công ty này đều hoạt động trên cùng một thị trường Mỹ.

Sáp nhập để mở rộng sản phẩm đem lại cho DN nhận sáp nhập lợi thế đa dạng hóa sản phẩm, giảm chi phí nghiên cứu sản phẩm, đồng thời tận dụng những lợi thế mà DN bị sáp nhập có sẵn trên thị trường đó như uy tín, thương hiệu, danh tiếng...

1.2.2.3. Phân loại dựa trên cơ cấu tài chính

Sáp nhập mua: Sáp nhập mua là hình thức sáp nhập khi một DN mua lại một DN khác. Việc mua lại được tiến hành bằng tiền mặt hoặc thông qua một số công cụ tài chính như cổ phiếu, cổ phần...

Sáp nhập hợp nhất: Sáp nhập hợp nhất là hình thức sáp nhập giữa hai hay một số DN để hình thành một DN mới - một pháp nhân mới và một thương hiệu mới được ra đời. Tài chính của hai DN được hợp nhất trong DN mới.

Nguyên tắc then chốt của một thương vụ M&A là nhằm tăng giá trị cho cả hai công ty. Nói cách khác, hai công ty sáp nhập hoặc hợp nhất cùng nhau sẽ có giá trị lớn hơn hai công ty riêng lẻ - và ít nhất nó cũng là lý do đằng sau

hoạt động M&A. Nguyên lý này đặc biệt hữu ích khi các công ty rơi vào những thời kỳ khó khăn do cạnh tranh, thị trường hay bất kỳ yếu tố nào. Những công ty lớn sẽ mua hoặc sáp nhập với các công ty khác nhằm tạo nên một công ty mới có sức cạnh tranh hơn và giảm thiểu chi phí. Các công ty sau khi M&A sẽ có cơ hội mở rộng thị phần lớn hơn và đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. Những công ty nhỏ là đối tượng bị M&A cũng sẵn sàng để công ty khác mua vì như vậy sẽ tốt hơn nhiều là bị phá sản hoặc rất khó khăn tồn tại trên thị trường.‌


1.3. Hoạt động hợp nhất doanh nghiệp. Phân biệt hợp nhất - mua bán - sáp nhập

1.3.1. Hợp nhất doanh nghiệp

Là khái niệm để chỉ hai hoặc một số DN cùng thỏa thuận chia sẻ tài sản, thị phần, thương hiệu với nhau để hình thành một DN hoàn toàn mới, với tên gọi mới (có thể gộp tên của hai DN cũ) trong khi đó chấm dứt sự tồn tại của các DN cũ. Điều 152, LDN năm 2005 đã định nghĩa hợp nhất DN là: “Hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của công ty bị hợp nhất”. Ví dụ: A + B = C, C là DN mới trên thị trường, A và B chấm dứt sự tồn tại kể từ khi hợp nhất.

Hoạt động hợp nhất, mua bán và sáp nhập có điểm chung là đều được thực hiện để nhằm mục đích đạt được lợi thế nhờ quy mô, tăng hiệu quả và thị phần. Đây cũng là mục đích chung của tất cả các DN tham gia vào họat động M&A. Tuy nhiên, giữa các hoạt động này cũng có những khác điểm khác biệt nhất định:

1.3.2. Sự khác biệt giữa mua bán và sáp nhập

Mặc dù “mua bán” “sáp nhập” thường được đề cập cùng nhau thành một thuật ngữ “mua bán, sáp nhập doanh nghiệp” nhưng đây là hai thuật ngữ khác biệt nhau về mặt bản chất.

Khi một công ty mua lại một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là mua bán. Về khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại-công ty mục tiêu-không còn tồn tại. Bên mua đã thôn tính bên bán và cổ phiếu của bên bán vẫn tiếp tục tồn tại.

Khi hai công ty đồng thuận gộp thành một công ty mới thay vì hoạt động đơn lẻ thì gọi là sáp nhập. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành.

Tóm lại, trong một vụ sáp nhập, một công ty mới sẽ được hình thành thay cho cả hai công ty đơn lẻ, ngược lại, trong một vụ mua lại thì công ty bị mua trở thành một chi nhánh của công ty đi mua. Nhưng cả hai đều cùng mong muốn đạt được lợi thế quy mô, tăng hiệu quả kinh doanh và thị phần.

Tuy nhiên có sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này. Bởi vì, trên thực tế hình thức sáp nhập, đặc biệt là hình thức sáp nhập ngang-sự sáp nhập của hai công ty trong cùng ngành nghề có cùng quy mô không thường xuyên xảy ra do nhiều lý do. Một trong những lý do chính là do việc truyền tải thông tin ra công chúng cần có lợi cho cả công ty bị mua và công ty mới sau khi sáp nhập.

Thông thường, một công ty mua một công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị mua tuyên bố với công chúng đây là một thương vụ sáp nhập ngang bằng cho dù về bản chất nó là một vụ mua lại. Một vụ mua bán cũng có thể được gọi là sáp nhập khi mà bên mua đồng ý mua và bên bán đồng ý bán vì lợi ích của cả hai bên(trong trường hợp công ty bị mua không muốn bị xem là bị thâu tóm thì sẽ được xem là một vụ mua bán). Như vậy, một thương vụ được xem là “mua bán” hay “sáp nhập” hoàn toàn phụ

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 15/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí