M&A như tổng doanh thu chưa tinh thuế trên phạm vi toàn cầu của toàn bộ các DN hoặc nhóm pháp nhân, thể nhân tham gia vụ M&A; tổng doanh thu chưa tính thuế được thực hiện trên lãnh thổ quốc gia bởi hai DN hoặc nhóm pháp nhân, thể nhân liên quan.
Thứ tư, LCT năm 2004 cũng đã cân nhắc đến các yếu tố về tính hiệu quả của các trường hợp tập M&A bằng cách đặt ra những trường hợp có thể được miễn trừ (Điều 19 LCT năm 2004). Cơ chế miễn trừ được đặt ra từ các luận điểm cơ bản của kinh tế học, theo đó, khi phân tích bản chất kinh tế của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc các trường hợp M&A, các nhà kinh tế đã chứng minh rằng có nhiều trường hợp xét về hình thức, hành vi M&A của các DN đã cấu thành đủ các dấu hiệu để kết luận là vi phạm LCT, song chúng lại có nhiều tác dụng tích cực cho sự phát triển của kinh tế - xã hội. Khi xem xét vấn đề miễn trừ đối với hoạt động M&A, cần phải nhấn mạnh rằng: Thứ nhất, thủ tục miễn trừ được coi như điều kiện đủ để các DN tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh hoặc vụ M&A rơi vào trường hợp bị cấm nhưng thỏa mãn đủ điều kiện được miễn trừ được thực hiện các thỏa thuận, các hành vi tập trung kinh tế. Điều đó có nghĩa là các hành vi hạn chế cạnh tranh được miễn trừ không mặc nhiên được thực hiện khi thỏa mãn các điều kiện do luật định về mặt nội dung mà phải có được quyết định cho hưởng miễn trừ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Thứ hai, thủ tục miễn trừ mang bản chất của thủ tục hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật cạnh tranh; Thứ ba, quyết định cho hưởng miễn trừ không có giá trị vĩnh viễn. Chúng luôn có giá trị trong một thời hạn nhất định hoặc có thể được xem xét lại và có thể bị bãi bỏ theo quy định của pháp luật.
Tóm lại, việc ban hành một văn bản pháp luật qui định những vấn đề liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp đang là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đây là một giải pháp quan trọng nhất để tạo điều kiện thúc đẩy
và hỗ trợ cho hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp được hoạt động tốt hơn, phát triển theo đúng tiềm năng thực tế ở thị trường Việt Nam. Đồng thời, việc ra đời văn bản pháp luật hướng dẫn việc thực hiện hoạt động này sẽ giúp gỡ rối cho các doanh nghiệp đang và muốn thực hiện hoạt động M&A để đạt được những mục tiêu mà họ đặt ra. Trong giai đoạn nền kinh tế Việt Nam cần phải có nhiều giải pháp tích cực nhằm tạo nên sự đổi mới để nhanh chóng hội nhập thực sự vào nền kinh tế, các doanh nghiệp cần chấn chỉnh lại hoạt động và chuẩn bị cho giai đoạn cạnh tranh mới đầy cơ hội và thách thức hơn thì việc ra đời văn bản qui định về hoạt động M&A thực sự là một hỗ trợ thiết thực của Nhà nước đối với doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần thực hiện tái cấu trúc lại doanh nghiệp, M&A là một phương thức để tái cấu trúc doanh nghiệp, như vậy việc ban hành cơ sở hành lang pháp lý cho hoạt động M&A là giải pháp giúp cho quá trình tái cấu trúc lại doanh nghiệp của nền kinh tế được diễn ra tốt hơn. Với yêu cầu cấp thiết và tính quan trọng của văn bản này nên khi ra đời văn bản này cần phải bao quát hết các vấn đề liên quan đến hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp, nhằm tạo nên một khung pháp lý đảm bảo cho hoạt động mua lại, sáp nhập được phát triển và phát huy hết những tác động tích cực của nó đối với doanh nghiệp và nền kinh tế, và hạn chế bớt những tác động tiêu cực của hoạt động này.
Hoạt động M&A ở Việt Nam ngày một trở nên phổ biến hơn. Số lượng các thương vụ M&A ngày một tăng và giá trị mỗi thương vụ cũng lớn hơn. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, ổn định về chính trị, hội nhập ngày càng sâu vào hoạt động của thế giới, nhiều ưu đãi về chính sách cho các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là những điều kiện thuận lợi cho hoạt động M&A ở Việt Nam phát triển. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họat động M&A ở Việt Nam không có hạn chế. Sự không thống nhất trong các quy định của pháp luật, kiến thức về M&A của các nhà quản trị DN còn
thiếu, số lượng các thương vụ M&A tăng lên nhanh chóng nhưng hình thức chưa đa dạng – chưa có thương vụ hợp nhất nào. Do vậy, các biện pháp để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa môi trường cho hoạt động này phát triển là vô cùng quan trọng, cần được thực hiện sớm.
KẾT LUẬN
M&A là một hoạt động đầu tư kinh doanh đặc thù vì đối tượng ở đây không phải là hàng hóa hay dịch vụ mà là DN. Nên giữa chủ thể và đối tượng của hoạt động không có gì khác nhau về loại hình, đặc điểm và cấu trúc quản lý. Mục đích cuối cùng mà các DN thực hiện hoạt động M&A đó là lợi ích (lợi nhuận, hiệu quả kinh tế theo quy mô, mở rộng thị trường…). Nhìn từ khía cạnh QTDN, hoạt động M&A là một biện pháp vừa mang tính chất lâu dài vừa giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn trước mắt cho DN. M&A giúp các nhà quản trị giải quyết được các bài toán về vốn, thị trường, nhân sự, cơ sở hạ tầng, khách hàng. Với các DN đang khó khăn, M&A là một cứu cánh giúp vượt qua khó khăn.
Ở phạm vi quốc gia, M&A không trực tiếp tác động làm tăng hay giảm GDP. Hoạt động M&A chỉ có thể tác động đến nền kinh tế một cách gián tiếp thông qua tác động vào hiệu quả sản xuất kinh doanh do những thay đổi trong quy mô và cấu trúc quản lý mang lại. Bên cạnh đó, với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, M&A còn là kênh thu hút vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc các nhà đầu tư nước ngoài M&A với một DN trong nước. Ở Việt Nam, hoạt động M&A cũng đã bắt đầu sôi động. Chính phủ cũng đã xây dựng được một hệ thống pháp lý về M&A tương đối đầy đủ, cũng như tạo được một môi trường hấp dẫn thu hút đầu tư. Tuy nhiên, để hoạt động này phát triển, Chính phủ cần hoàn thiện hệ thống pháp lý về M&A. Ngoài ra, nhiều vấn đề khác như thông tin và tính minh bạch trong kinh doanh, nhân sự cho M&A, tính cạnh trang trên thị trường, kiến thức về M&A…là những vấn đề cần được khắc phục.
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Và Tổng Giá Trị Các Vụ M&a Trên Thế Giới Trong Quý 1 Từ Năm 2005 - 2008
- Phương Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về M&a Tại Việt Nam
- Sự điều chỉnh pháp luật về thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn ở Việt Nam - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.