Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


BÙI HẢI ĐƯỜNG


SỰ LỰA CHỌN MÔ HÌNH BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam - 1



BÙI HẢI ĐƯỜNG



SỰ LỰA CHỌN MÔ HÌNH BẢO HIẾN

Ở VIỆT NAM


Chuyên ngành: Lý luận - Lịch sử Nhà nước và pháp luật


Mã số

: 60 38 01 01



LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



Chủ tịch Hội đồng

Người hướng dẫn



GS. TS Phạm Hồng Thái

TS. Đặng Minh Tuấn


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


TÁC GIẢ


Bùi Hải Đường

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC MÔ HÌNH BẢO HIẾN TRÊN THẾ GIỚI 8

1.1. Khái niệm, vị trí vai trò của bảo hiến 8

1.1.1 Khái niệm bảo hiến 8

1.1.2. Vị trí, vai trò bảo hiến 11

1.2. Sự hình thành và phát triển của các mô hình bảo hiến điển hình trên thế giới 13

1.2.1. Mô hình hội đồng Hiến pháp ở Cộng hòa Pháp 13

1.2.2. Mô hình bảo hiến bằng tòa án ở Hoa Kỳ 19

1.2.3. Mô hình tòa án Hiến pháp ở Đức 23

1.2.4.Mô hình bảo hiến Quốc hội 25

1.3. Lý do lựa chọn mô hình bảo hiến trên thế giới 26

1.3.1. Các yếu tố pháp luật 27

1.3.2. Các yếu tố chính trị 28

1.3.3. Sự ảnh hưởng mô hình bảo hiến nước ngoài 30

1.3.4. Ưu, nhược điểm của mô hình bảo hiến 31

CHƯƠNG II: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM 34

2.1. Bảo hiến theo quy định của các Hiến pháp trong lịch sử 34

2.1.1. Những nền tảng ban đầu cho sự hình thành bảo hiến theo Hiến pháp năm 1946 34

2.1.2. Bảo hiến theo Hiến pháp năm 1959 36

2.1.3. Bảo hiến theo Hiến pháp năm 1980 37

2.1.4. Bảo hiến theo Hiến pháp 1992 39

2.2. Mô hình bảo hiến theo Hiến pháp năm 2013 40

2.3. Những ưu điểm và hạn chế của mô hình bảo hiến ở Việt Nam 47

2.3.1. Ưu điểm 49

2.3.2. Hạn chế 50

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM 57

3.1. Yêu cầu xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam 57

3.2. Cơ sở xây dựng cơ quan bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam 60

3.2.1. Tồn tại một bản Hiến pháp quy định tính pháp lý tối cao 60

3.2.2. Từng bước hoàn thiện và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 61

3.2.3. Cơ chế phân quyền có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước 63

3.2.4. Quyền con người, quyền công dân được từng bước ghi nhận 64

3.2.5. Sự thống nhất về tư tưởng hoàn thiện cơ chế bảo hiến 65

3.3. Đánh giá sự phù hợp của các mô hình bảo hiến ở Việt Nam 66

3.4. Đề xuất mô hình hội đồng Hiến pháp ở Việt Nam 73

3.4.1. Mô hình hội đồng Hiến pháp ở Việt Nam 75

3.4.2. Cách thức tổ chức hội đồng Hiến pháp 78

3.4.3. Chức năng của hội đồng Hiến pháp 79

3.4.4.Trình tự, thủ tục hoạt động của hội đồng Hiến pháp 83

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử pháp lý thế giới đã ghi nhận Hiến pháp xuất hiện nhằm mục đích tạo sự cân bằng, kiểm soát quyền lực nhà nước, đặt ra một phạm vi giới hạn mà nhà nước buộc phải tuân thủ để bảo vệ quyền công dân. Hiến pháp đại diện cho nền dân chủ đối với mỗi quốc gia, thể hiện ý chí và quyền lực nhân dân. Tuy nhiên, Hiến pháp ở nhiều quốc gia chưa được coi trọng đúng giá trị. Khi Hiến pháp không được bảo vệ giá trị pháp lý tối cao, không được ghi nhận là đạo luật nền tảng cho hệ thống pháp luật quốc gia thì nhu cầu về cơ chế bảo vệ Hiến pháp xuất hiện. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp nhằm mục đích bảo vệ Hiến pháp đồng thời bảo vệ nền dân chủ, bảo vệ quyền lực mà nhân dân đã trao cho nhà nước. Hiến pháp và cơ chế bảo hiến trở thành công cụ thiết yếu để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong bất cứ một mô hình nhà nước dân chủ ở mọi giai đoạn của lịch sử nhân loại.

Xây dựng mô hình bảo hiến nhằm bảo vệ giá trị pháp lý tối cao của Hiến pháp là một trong những nội dung quan trọng để hướng tới xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Đường lối và chính sách của nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật đã chỉ rõ mục tiêu coi Hiến pháp là nền tảng hệ thống pháp luật, cần được bảo vệ giá trị pháp lý. Nghị quyết 48 ngày 2/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập

quốc tế, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 [1].

Trên cơ sở nghị quyết 48 ngày 2/5/2005 của Bộ chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm 2020, báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng - Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X năm 2006 của Đảng tiếp tục ghi nhận: “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” xác định “xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát và tính hợp hiến và hợp pháp trong hoạt động và quyết định của cơ quan công quyền”, xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp” [2].

Hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp đã là mục tiêu hướng đến trong một khoảng thời gian rất dài tuy nhiên bởi nhiều lý do mà một cơ quan chuyên trách bảo vệ Hiến pháp ở Việt Nam chưa thể hình thành. Việt Nam mới hoàn thiện và ban hành Hiến pháp 2013 nhưng nhu cầu hình thành một mô hình bảo hiến chuyên trách trong thời kỳ mới vẫn còn tồn tại. Hiến pháp 2013 là bản Hiến pháp của thời kỳ mới; trên cơ sở quán triệt và thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng; tạo cơ sở chính trị - pháp lý cho việc thực hiện công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội. Hiến pháp năm 2013 sẽ tiếp tục sứ mệnh lịch sử của mình: Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh [3].

Hiện nay bối cảnh tình hình thế giới đã có nhiều biến chuyển sâu sắc; trong khi đó ở Việt Nam quan điểm tôn trọng và tuân thủ tuyệt đối pháp luật vẫn chưa tồn tại trên thực tế. Đối với hầu hết những công dân, người được Hiến pháp trực tiếp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp thì đều không

hiểu hết tầm quan trọng của Hiến pháp và nhu cầu cần hạn chế sự vi phạm Hiến pháp.

Thực tế cho thấy, các hành vi bị nhận định vi hiến thường xuyên đến từ phía cơ quan nhà nước, đơn cử trong lĩnh vực rõ ràng nhất là việc ban hành các văn bản pháp luật. Hiến pháp 2013 không ghi nhận mô hình bảo hiến chuyên trách khiến cho việc hạn chế, xử lý các hành vi hiến gặp nhiều khó khăn. Thực trạng hiện nay, cần tìm ra mô hình bảo hiến chuyên trách phù hợp cho Việt Nam nhằm đề xuất vào các bản Hiến pháp trong tương lai. Theo Hiến pháp 2013, Việt Nam cũng đã có cơ chế bảo vệ Hiến pháp thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát giữa các cơ quan nhà nước, giữa công dân với cơ quan nhà nước tuy nhiên cơ chế trên thực tế vừa không đầy đủ, vừa yếu, lại không thống nhất, không đồng bộ, thiếu thủ tục trình tự dẫn đến việc tuyên bố một quyết định vi hiến ở Việt Nam là một việc nằm ngoài phạm vi thẩm quyền của cơ quan nhà nước. Trong bối cảnh hiện tại, việc xây dựng một Hiến pháp tốt và xây dựng một cơ chế để bảo vệ Hiến pháp hiệu quả là một nhu cầu chính đáng. "Lịch sử không ban tặng cho một quốc gia nhiều cơ hội như thế và khi cơ hội đến, phải vượt qua các thách thức vì tương lai của quốc gia bị đe dọa”[4]. Mô hình bảo hiến nào thực sự cần thiết với Việt Nam, các quốc gia trên thế giới đã lựa chọn mô hình bảo hiến thông qua những yếu tố như thế nào. Nghiên cứu nhằm đánh giá mô hình phù hợp nhất với hoàn cảnh nước ta thời kỳ hiện tại.

Từ những lý do trên, tôi xin lựa chọn đề tài: “Sự lựa chọn mô hình bảo hiến ở Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ chuyên nghành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật. Đây là đề tài có tính cần thiết, cấp bách, thời sự.

2. Tình hình nghiên cứu của luận văn

Nghiên cứu về Hiến pháp, đặc biệt về cơ chế bảo hiến không phải là đề tài quá mới với các nhà nghiên cứu cả ở thế giới và Việt Nam. Đặc biệt là trong giai đoạn sửa đổi Hiến pháp năm 1992, hàng loạt những hội nghị,

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/11/2023