Sự biến đổi nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ sau 1975 - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI KHOA SAU ĐẠI HỌC

***


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT


SỰ BIẾN ĐỔI NHÂN VẬT TRONG PHIM TRUYỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH VIỆT NAM

CỦA ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM VÀ ĐIỆN ẢNH MỸ SAU 1975


Chuyên ngành : Lý luận, lịch sử và phê bình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

điện ảnh - truyền hình

Mã số : 9.21.02.31

Sự biến đổi nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ sau 1975 - 1


Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN


Công trình nghiên cứu này là của tác giả luận án, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học và sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực điện ảnh. Trong toàn bộ nội dung của luận án, các thông tin tổng hợp lấy từ các nguồn tài liệu được trích dẫn đầy đủ. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rò ràng.


Tác giả luận án


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


GS : Giáo sư

NCS : Nghiên cứu sinh NSND : Nghệ sĩ Nhân dân NSƯT : Nghệ sĩ ưu tú NXB : Nhà xuất bản

PGS : Phó giáo sư

TS : Tiến sĩ

tr : Trang

Ths : Thạc sĩ


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 7

1. Lí do chọn đề tài 7

2. Mục đích nghiên cứu 9

3. Đối tượng nghiên cứu 9

4. Phạm vi nghiên cứu 10

5. Nhiệm vụ của nghiên cứu 10

6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 11

6.1. Câu hỏi nghiên cứu 11

6.2. Giả thuyết nghiên cứu 11

7. Cơ sở lí thuyết của nghiên cứu 12

8. Phương pháp nghiên cứu 13

9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 14

10. Cấu trúc của luận án 14

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 16

1. Nhóm tài liệu liên quan đến khái niệm, thuật ngữ của vấn đề nghiên cứu 16

1.1. Các tài liệu lí luận nhân vật trong văn học nghệ thuật 16

1.2. Các tài liệu về lí luận nhân vật trong phim truyện điện ảnh 20

2. Nhóm tài liệu liên quan đến đề tài chiến tranh Việt Nam và sự biến đổi nhân vật trong phim truyện sau năm 1975 26

2.1. Các tài liệu tiếng Việt 27

2.2. Các tài liệu tiếng nước ngoài 35

NỘI DUNG 41

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU 41

1.1. Lí luận về nhân vật 41

1.1.1 Nhân vật trong văn học nghệ thuật 41

1.1.2. Nhân vật điện ảnh 49

1.2. Một số lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu 56

1.3. Mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và nghệ thuật - Cuộc chiến

tranh Việt Nam 65

1.4. Truyền thống văn hóa chi phối việc lựa chọn, xây dựng nhân vật của

điện ảnh hai nước 71

Tiểu kết chương 1 74

Chương 2: SỰ BIẾN ĐỔI NHÂN VẬT TRONG PHIM TRUYỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM SAU NĂM 1975 77

2.1. Nhân vật trong một số phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện

ảnh Việt Nam trước năm 1975 77

2.1.1. Nhân vật cần có của một dân tộc buộc phải đứng lên kháng chiến 77

2.1.2. Điểm chung của nhân vật các bộ phim truyện đề tài chiến tranh của điện ảnh Việt Nam trước năm 1975 95

2.2. Nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh

Việt Nam sau năm 1975 100

2.2.1. Nhân vật trong những phim trực diện đề tài chiến tranh sau năm

1975 ................................................................................................................... 101

2.2.2. Nhân vật của hiện thực phong phú thời hậu chiến 109

2.2.3. Điểm chung về sự biến đổi của nhân vật các phim truyện đề tài chiến tranh của điện ảnh Việt Nam sau năm 1975 120

2.3. Nguyên nhân sự biến đổi nhân vật phim truyện điện ảnh Việt Nam sau

năm 1975 124

2.3.1. Sự thay đổi về bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội 124

2.3.2. Sự phát triển nội tại của nền điện ảnh 126

Tiểu kết chương 2 127

Chương 3: SỰ BIẾN ĐỔI NHÂN VẬT TRONG PHIM TRUYỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA ĐIỆN ẢNH MỸ SAU NĂM 1975 129

3.1. Khái lược về sự phát triển dòng phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam

của điện ảnh Mỹ 129

3.2. Nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ trước năm 1975 135

3.3. Nhân vật phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ sau

năm 1975 141

3.3.1. Nhân vật của cuộc chiến vô nghĩa 141

3.3.2. Nhân vật người lính thời hậu chiến và hội chứng Việt Nam 159

3.3.3. Nhân vật người hùng trở lại 167

3.3.4. Nhân vật phản diện trong các phim truyện về chiến tranh của điện

ảnh Mỹ sau năm 1975 170

3.4. Một số nguyên nhân của sự biến đổi nhân vật trong các phim đề tài chiến tranh Việt Nam của Điện ảnh Mỹ sau 1975 174

3.4.1. Hiện thực, kết cục cuộc chiến và độ lùi thời gian 174

3.4.2. Truyền thống đề cao cá nhân tính và truyền thống Hollywood 175

3.4.3. Nền điện ảnh biết nhìn thẳng vào sự thật và nhìn nhận công bằng 176

3.5. Bàn về một số điểm chung, sự khác biệt của điện ảnh Việt Nam và điện

ảnh Mỹ trong các phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam 177

Tiểu kết chương 3 179

KẾT LUẬN 182

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 186

TÀI LIỆU THAM KHẢO 187

DANH SÁCH CÁC PHIM KHẢO SÁT 201

PHỤ LỤC ẢNH 204

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài


Các loại hình nghệ thuật, trong đó có điện ảnh đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến kéo dài, ác liệt trong thế kỉ XX. Bằng khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn và trung thực, điện ảnh đã phản ánh cuộc chiến tranh này ở các góc nhìn đa chiều. Điều này phần nào lí giải sự ra đời những bộ phim điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ.

Từ bộ phim truyện điện ảnh đầu tiên Chung một dòng sông của đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (1959), chiến tranh đã trở thành đề tài lớn của điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu những bộ phim đề tài chiến tranh cũng chính là nghiên cứu đặc điểm nổi bật nhất của nền điện ảnh được ra đời trong khói lửa chiến tranh. Nghiên cứu này không chỉ khảo sát những bộ phim về chiến tranh của điện ảnh Việt Nam, mà còn cả những bộ phim cùng đề tài của điện ảnh Mỹ. Do quan điểm chính trị, truyền thống văn hóa - nghệ thuật và điều kiện sản xuất khác nhau mà các bộ phim về chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và Mỹ đã thể hiện nhiều khác biệt về nội dung cũng như nghệ thuật. Tuy nhiên, vì cùng phản ánh một hiện thực (chiến tranh Việt Nam), nên chúng cũng có những nét tương đồng về xây dựng nhân vật, hay các góc nhìn đa chiều về cuộc chiến này.

Nhân vật trong tác phẩm của các loại hình nghệ thuật nói chung, và điện ảnh nói riêng là yếu tố không thể thiếu. Nhân vật có thể là con người, cá nhân với diện mạo cụ thể, cùng với đời sống bên ngoài và hành vi, tâm lí, tính cách riêng biệt bên trong. Nhân vật cũng có thể là các con vật, hay thậm chí đồ vật được nhân cách hóa,... Nhà biên kịch, đạo diễn, bằng hình thức, thủ pháp nghệ thuật xây dựng nên nhân vật, qua đó chuyển tải cách nhìn, quan niệm về cuộc sống, về thế giới và thông điệp của mình đến người xem. Nhiều nhà


nghiên cứu, lý luận nghệ thuật đã bàn về vấn đề nhân vật, hình tượng nhân vật trong các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, ở những góc độ khác nhau. Điều đó giúp làm rò các giá trị nghệ thuật và nhân sinh ở những tác phẩm này, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật.

Nhìn nhận vai trò của nhân vật trong sự vận động của tiến trình, biến đổi lịch sử xã hội nói chung, cũng như trong sự phát triển của cùng một đề tài, thể loại, loại hình nghệ thuật nói riêng là điều rất cần thiết. Điều này cho thấy sự vận động, tương tác giữa đời sống, văn hóa - xã hội và nghệ thuật, tác động tới nhân vật - yếu tố cơ bản cấu thành tác phẩm nghệ thuật như thế nào. Chúng cũng cho thấy quá trình thay đổi tư duy, phương pháp nghệ thuật phù hợp với đối tượng thẩm mĩ mới của những người sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh đó, nghiên cứu nhân vật trong các phim đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ giúp ta hiểu điện ảnh Mỹ trong xử lí đề tài chiến tranh Việt Nam. Từ đó, cho ta cách nhìn khách quan hơn, sâu sắc hơn để rồi xây dựng tốt hơn các tác phẩm điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam. Không những thế, chúng còn cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật nói chung và trong phim truyện điện ảnh nói riêng, đặc biệt, nhấn mạnh ý nghĩa khoa học của đề tài luận án.

Chiến tranh đã lùi xa, cuộc chiến nào cũng để lại những dấu ấn, thương đau cho các bên tham chiến. Hiện thực cuộc sống đi qua lăng kính của nghệ thuật, trở thành một hiện thực khác trong tâm tưởng. Lịch sử là những gì đã “cũ”, đã qua, tuy nhiên “dân ta phải biết sử ta” (chủ tịch Hồ Chí Minh), đó chính là nền tảng để dân tộc tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu những tác phẩm điện ảnh đề tài chiến tranh như một lời nhắc nhở về một dân tộc với những năm tháng bi hùng, nhắc nhở trân trọng quá khứ, sống xứng đáng với các thế hệ đi trước.

Xem tất cả 224 trang.

Ngày đăng: 12/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí