người e ngại rủi ro gần như hoàn toàn sẽ không có sự khác biệt về tình hình nợ xấu.
Bảng 4.6: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nợ xấu giữa nhóm người trung lập với nhóm tìm kiếm rủi ro và nhóm e ngại rủi ro.
Tần số | Trung bình (Độ lệch chuẩn) | Nợ xấu (%) | Nợ đủ chuẩn (%) | t-test (p-value) | F-test (p-value) | |
Tổng số | 176 | |||||
Kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn 5 và 1 | ||||||
Lựa chọn 5 | 11 | 0,27 (0,467) | 27,3% | 72,7% | -0,439 (0,666) | 0,751 (0,396) |
Lựa chọn 1 | 11 | 0,36 (0,505) | 36,4% | 63,6% | ||
Kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn 5 và 2 | ||||||
Lựa chọn 5 | 11 | 0,27 (0,467) | 27,3% | 72,7% | -0,041 (0,967) | 0,007 (0,934) |
Lựa chọn 2 | 43 | 0,28 (0,454) | 27,9% | 72,1% | ||
Kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn 5 và 3 | ||||||
Lựa chọn 5 | 11 | 0,27 (0,467) | 27,3% | 72,7% | 0,936 (0,355) | 2,951 (0,093) |
Lựa chọn 3 | 34 | 0,15 (0,359) | 14,7% | 85,3% | ||
Kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn 5 và 4 | ||||||
Lựa chọn 5 | 11 | 0,27 (0,467) | 27,3% | 72,7% | 0,937 (0,355) | 3,060 (0,089) |
Lựa chọn 4 | 28 | 0,14 (0,356) | 14,3% | 85,7% | ||
Kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn 5 và 6 | ||||||
Lựa chọn 5 | 11 | 0,27 (0,467) | 27,3% | 72,7% | 1,803 (0,077) | 10,496 (0,002) |
Lựa chọn 6 | 49 | 0,08 (0,277) | 8,2% | 91,8% |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Hồi Quy Phân Tích Thí Nghiệm Về Risk Game:
- Phân Tích Tác Động Của Các Yếu Tố Đến Rủi Ro Tdvm – Kết Quả Khảo Sát, Thống Kê Và Thí Nghiệm Tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long
- Thống Kê Chung Về Các Đặc Điểm Lựa Chọn Trong Các Thí Nghiệm.
- Kiểm Định Sự Khác Biệt Về Quyết Định Đưa Tiền Theo Vai Trò Người Tham Gia Trong Thí Nghiệm Sự Tin Tưởng.
- Kết Quả Hồi Quy Các Nhân Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Trong Thí Nghiệm Sự Tin Tưởng.
- Kết Quả Hồi Quy Các Nhân Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Trong Đồng Thời Cả 3 Thí Nghiệm.
Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.
Ghi chú:
- Đối với kiểm định trung bình, sử dụng giá trị thống kê t (t – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về trung bình giữa nhóm có lựa chọn 5 và nhóm
có lựa chọn khác; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về trung bình giữa nhóm có lựa chọn 5 và nhóm có lựa chọn khác.
- Đối với kiểm định phương sai, sử dụng giá trị thống kê F (F – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về phương sai giữa nhóm có lựa chọn 5 và nhóm có lựa chọn khác; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về phương sai giữa nhóm có lựa chọn 5 và nhóm có lựa chọn khác.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).
Trong kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng lựa chọn tình huống 5 và nhóm đối tượng lựa chọn tình huống 3: Chấp nhận giả thuyết H0 về kiểm định trung bình sự khác biệt nhưng bác bỏ giả thuyết H0 về kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này cho thấy trung bình tỷ lệ nợ xấu giữa 2 nhóm đối đối tượng có lựa chọn 5 và lựa chọn 3 không có sự khác biệt nhưng mức độ biến thiên giữa 2 nhóm này lại có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về tình hình nợ xấu giữa những người trung lập với rủi ro và những người tương đối e ngại rủi ro.
Trong kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng có lựa chọn 5 và nhóm đối tượng có lựa chọn 4: Chấp nhận giả thuyết H0 về kiểm định trung bình sự khác biệt nhưng bác bỏ giả thuyết H0 về kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này chứng tỏ rằng trung bình tỷ lệ nợ xấu giữa 2 nhóm đối đối tượng có lựa chọn 5 và lựa chọn 4 không có sự khác biệt đáng kể nhưng mức độ biến thiên giữa 2 nhóm này lại có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về tình hình nợ xấu giữa người trung lập với rủi ro và những người ít e ngại rủi ro.
Trong kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng có lựa chọn 5 và nhóm đối tượng có lựa chọn 6: Bác bỏ giả thuyết H0 cả về kiểm định trung bình sự khác biệt và kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt đáng kể về trung bình tỷ lệ nợ xấu cũng như về mức độ biến động của tỷ lệ nợ xấu giữa 2 nhóm đối đối tượng có lựa chọn 5 và
lựa chọn 6. Nói cách khác, chúng ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về tình hình nợ xấu giữa người trung lập với rủi ro và những người tìm kiếm rủi ro.
4.2.2.2. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm người tìm kiếm rủi ro với nhóm e ngại rủi ro.
Tiếp theo trong phần kiểm định sự khác biệt giữa từng cặp lựa chọn của những người tham gia trong thí nghiệm sở thích rủi ro, tác giả sẽ lần lượt kiểm tra và so sánh sự khác biệt giữa những người lựa chọn tình huống 6 (nhóm tìm kiếm rủi ro) với các lựa chọn 1, 2, 3, 4 (nhóm đối tượng e ngại rủi ro). Việc kiểm tra, so sánh này nhằm để kiểm tra xem có sự khác biệt về nợ xấu giữa những người tìm kiếm rủi ro với những người e ngại rủi ro hay không.
Bảng 4.7: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nợ xấu giữa nhóm tìm kiếm rủi ro và nhóm e ngại rủi ro.
Tần số | Trung bình (Độ lệch chuẩn) | Nợ xấu (%) | Nợ đủ chuẩn (%) | t-test (p-value) | F-test (p-value) | |
Tổng số | 176 | |||||
Kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn 6 và 1 | ||||||
Lựa chọn 6 | 49 | 0,08 (0,277) | 8,2% | 91,8% | -2,581 (0,012) | 18,471 (0,000) |
Lựa chọn 1 | 11 | 0,36 (0,505) | 36,4% | 63,6% | ||
Kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn 6 và 2 | ||||||
Lựa chọn 6 | 49 | 0,08 (0,277) | 8,2% | 91,8% | -2,553 (0,012) | 30,827 (0,000) |
Lựa chọn 2 | 43 | 0,28 (0,454) | 27,9% | 72,1% | ||
Kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn 6 và 3 | ||||||
Lựa chọn 6 | 49 | 0,08 (0,277) | 8,2% | 91,8% | -0,936 (0,352) | 3,526 (0,064) |
Lựa chọn 3 | 34 | 0,15 (0,359) | 14,7% | 85,3% | ||
Kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn 6 và 4 | ||||||
Lựa chọn 6 | 49 | 0,08 (0,277) | 8,2% | 91,8% | -0,840 (0,404) | 2,789 (0,099) |
Lựa chọn 4 | 28 | 0,14 (0,356) | 14,3% | 85,7% |
Ghi chú:
- Đối với kiểm định trung bình, sử dụng giá trị thống kê t (t – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về trung bình giữa nhóm có lựa chọn 6 và nhóm có lựa chọn khác; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về trung bình giữa nhóm có lựa chọn 6 và nhóm có lựa chọn khác.
- Đối với kiểm định phương sai, sử dụng giá trị thống kê F (F – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về phương sai giữa nhóm có lựa chọn 6 và nhóm có lựa chọn khác; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về phương sai giữa những người có lựa chọn 6 và những người có lựa chọn khác.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).
Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả kiểm định sự khác biệt như sau:
Trong kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng có lựa chọn 6 và nhóm đối tượng có lựa chọn 1: Bác bỏ giả thuyết H0 cả về kiểm định trung bình sự khác biệt và kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này chứng tỏ rằng có sự khác biệt đáng kể cả về trung bình tỷ lệ nợ xấu và về mức độ biến động của tỷ lệ nợ xấu giữa 2 nhóm đối đối tượng có lựa chọn 6 và lựa chọn
1. Hay nói cách khác, chúng ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về tình hình nợ xấu giữa người tìm rủi ro và e ngại rủi ro hoàn toàn.
Trong kiểm định sự khác biệt giữa nhóm những đối tượng có lựa chọn 6 và nhóm đối tượng có lựa chọn 2: Bác bỏ giả thuyết H0 về kiểm định trung bình sự khác biệt và kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này chứng tỏ có sự khác biệt đáng kể về trung bình tỷ lệ nợ xấu cũng như về mức độ biến động của tỷ lệ nợ xấu giữa 2 nhóm đối đối tượng có lựa chọn 6 và lựa chọn 2. Nói cách khác, có thể kết luận rằng có sự khác biệt về tình hình nợ xấu giữa người tìm kiếm rủi ro và e ngại rủi ro ở mức cao.
Trong kiểm định sự khác biệt giữa nhóm những người có lựa chọn 6 và nhóm đối tượng có lựa chọn 3: Chấp nhận giả thuyết H0 về kiểm định trung bình sự khác biệt nhưng bác bỏ giả thuyết H0 về kiểm định phương sai sự khác biệt
giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này cho thấy không có sự khác biệt về trung bình tỷ lệ nợ xấu giữa 2 nhóm đối đối tượng có lựa chọn 6 và lựa chọn 3, nhưng mức độ biến thiên giữa 2 nhóm này lại có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về tình hình nợ xấu giữa người tìm kiếm rủi ro và những người tương đối e ngại rủi ro.
Trong kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng có lựa chọn 6 và nhóm đối tượng có lựa chọn 4: Chấp nhận giả thuyết H0 về kiểm định trung bình sự khác biệt nhưng bác bỏ giả thuyết H0 về kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này cho thấy trung bình tỷ lệ nợ xấu giữa 2 nhóm đối đối tượng có lựa chọn 6 và lựa chọn 4 không có sự khác biệt nhưng mức độ biến thiên giữa 2 nhóm này lại có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về tình hình nợ xấu giữa những người tìm kiếm rủi ro và những người ít e ngại rủi ro.
Từ các thống kê trên, ở thí nghiệm về sở thích rủi ro có thể đưa ra một số kết luận sau:
Đối với những người trung lập với rủi ro: Có sự khác biệt đáng kể về nợ xấu giữa những người trung lập với rủi ro và những người ít e ngại với rủi ro; giữa những người trung lập với rủi ro với những người tìm kiếm rủi ro. Không có sự khác biệt về nợ xấu giữa những người trung lập với rủi ro và những người rất e ngại rủi ro hoặc e ngại rủi ro hoàn toàn. Điều này chứng tỏ rằng nợ xấu giữa những người trung lập với rủi ro thường sẽ không khác biệt với những người rất e ngại rủi ro. Nợ xấu của những người trung lập với rủi ro sẽ khác biệt với nợ xấu khi mức độ tìm kiếm rủi ro của người tham gia thí nghiệm gia tăng.
Đối với những người tìm kiếm rủi ro: Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ nợ xấu giữa những người tìm kiếm rủi ro và những người e ngại rủi ro hoàn toàn; những người rất e ngại rủi ro và những người khá e ngại rủi ro. Điều này chứng tỏ nợ xấu sẽ giống nhau giữa những người tìm kiếm rủi ro với những người càng có xu hướng e ngại rủi ro.
4.2.3. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.
4.2.3.1. Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm người vay và lựa chọn trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.
Trong phần kiểm định ở thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng, đầu tiên tác giả sẽ so sánh sự khác biệt giữa đặc điểm người trả lời và quyết định đóng góp của họ.
Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả kiểm định sự khác biệt như sau:
Đối với đặc điểm về giới tính: Chấp nhận giả thuyết H0 về kiểm định trung bình sự khác biệt nhưng bác bỏ giả thuyết H0 về kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này chứng tỏ rằng trung bình việc lựa chọn đóng góp giữa nữ giới và nam giới không có sự khác biệt nhưng mức độ biến thiên giữa 2 nhóm này lại có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, có thể đưa ra kết luận rằng có sự khác biệt về lựa chọn đóng góp giữa nữ giới và nam giới trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.
Bảng 4.8: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm của người vay trong lựa chọn ở thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.
Tần số | Trung bình (Độ lệch chuẩn) | Đóng góp (%) | Không đóng góp (%) | t-test (p-value) | F-test (p-value) | ||
Tổng | 176 | ||||||
- Giới tính | |||||||
Nam | 75 | 0,85 (0,356) | 86,7% | 13,3% | 1,039 (0,300) | 4,518 (0,035) | |
Nữ | 101 | 0,79 (0,408) | 78,2% | 21,8% | |||
- Khu vực sống | |||||||
Thành thị | 65 | 0,82 (0,391) | 83,1% | 16,9% | -0,073 (0,942) | 0,021 (0,884) | |
Nông thôn | 111 | 0,82 (0,386) | 81,1% | 18,9% |
Ghi chú:
- Đối với kiểm định trung bình, sử dụng giá trị thống kê t (t – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về trung bình trong việc đóng góp giữa 2 nhóm đặc điểm; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về trung bình trong việc đóng góp giữa 2 nhóm đặc điểm.
- Đối với kiểm định phương sai, sử dụng giá trị thống kê F (F – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về phương sai trong việc đóng góp giữa 2 nhóm đặc điểm; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về phương sai trong việc đóng góp giữa 2 nhóm đặc điểm.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).
Đối với đặc điểm về vùng miền: Chấp nhận giả thuyết H0 cả về kiểm định trung bình sự khác biệt và kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này cho thấy không có sự khác biệt về lựa chọn đóng góp cho cộng đồng giữa những người sinh sống ở thành thị và những người sinh sống ở nông thôn.
4.2.3.2. Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm lựa chọn đóng góp và tình hình nợ xấu trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.
Trong phần kiểm định này, đầu tiên tác giả sẽ so sánh sự khác biệt giữa quyết định đóng góp của người trả lời trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng và tình hình nợ xấu của người tham gia.
Bảng 4.9: Kiểm định sự khác biệt về đặc điểm nợ xấu của người tham gia trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.
Tần số | Trung bình (Độ lệch chuẩn) | Nợ xấu (%) | Nợ đủ chuẩn (%) | t-test (p-value) | F-test (p-value) | ||
Tổng số | 176 | ||||||
Kiểm định sự khác biệt giữa các lựa chọn |
144 | 0,10 (0,307) | 10,4% | 89,6% | -6,230 (0,000) | 52,266 (0,000) |
Không đóng góp | 32 | 0,53 (0,507) | 53,1% | 46,9% |
Ghi chú:
- Đối với kiểm định trung bình, sử dụng giá trị thống kê t (t – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về trung bình giữa những người đóng góp và những người không đóng góp; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về trung bình giữa những người đóng góp và những người không đóng góp.
- Đối với kiểm định phương sai, sử dụng giá trị thống kê F (F – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về phương sai giữa những người đóng góp và những người không đóng góp; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về phương sai giữa những người đóng góp và những người không đóng góp.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).
Kết quả kiểm định sự khác biệt giữa lựa chọn tình huống đóng góp hoặc không đóng góp trong thí nghiệm này cho thấy: Bác bỏ giả thuyết H0 cả về kiểm định trung bình sự khác biệt và kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này chứng tỏ có sự khác biệt đáng kể về trung bình tỷ lệ nợ xấu cũng như về mức độ biến động của tỷ lệ nợ xấu giữa những người có đóng góp cho cộng đồng và những người không đóng góp cho cộng đồng. Nói một cách khác, chúng ta có thể kết luận rằng có sự khác biệt về tình hình nợ xấu giữa những người có đóng góp cho cộng đồng và những người không có đóng góp cho cộng đồng: Hầu hết những người có đóng góp cho cộng đồng đều là những người không có nợ xấu. Ngược lại, đa số những người có nợ xấu trong mẫu khảo sát lại là những người không có đóng góp cho cộng đồng.
4.2.4. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí nghiệm sự tin tưởng.