Thống Kê Chung Về Các Đặc Điểm Lựa Chọn Trong Các Thí Nghiệm.


4.1.2. Thống kê chung về các đặc điểm lựa chọn trong các thí nghiệm.

4.1.2.1. Thống kê lựa chọn trong thí nghiệm khơi gợi sở thích rủi ro.

Thống kê kết quả trong thí nghiệm về sự ưa thích rủi ro cho thấy lựa chọn 1 có 6,3% người trả lời lựa chọn, lựa chọn 2 là 24,4%, lựa chọn 3 là 19,3%, lựa chọn 4 là 15,9% (tổng số người thực hiện 4 lựa chọn này là 65,9%), lựa chọn 5 có 6,3% và lựa chọn 6 là 27,8% người trả lời lựa chọn. Theo quan điểm chung về rủi ro, những người e ngại rủi ro sẽ có lựa chọn từ 1 đến 4 với tổng số là 65,9%. Trong mẫu khảo sát có khá ít người trung lập với rủi ro (lựa chọn 5 với 6,3% lượt), ngược lại những người tìm kiếm rủi ro (lựa chọn 6) chiếm số lượng đáng kể với 27,8% lượt. Điều này cho thấy mẫu dữ liệu có sự phân chia khá rõ về 2 xu hướng: Một là e ngại với rủi ro và hai là tìm kiếm rủi ro. Kết quả cũng cho thấy những người trung lập với rủi ro chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong mẫu dữ liệu khảo sát.

Hình 4.7: Thống kê về các lựa chọn trong thí nghiệm sở thích rủi ro.



[CATEGOR

[CATEGOR Y NAME] [VALUE]%


Y NAME]

[VALUE]%

[CATEGOR

Y NAME]

[VALUE]%


[CATEGOR Y NAME]

[VALUE]%



[CATEGOR Y NAME] [VALUE]%


[CATEGOR Y NAME] [VALUE]%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 221 trang tài liệu này.

Sở thích rủi ro, vốn xã hội và rủi ro cho vay tín dụng vi mô – Nghiên cứu thí nghiệm tại vùng đồng bằng sông Cửu Long - 13


(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).


4.1.2.2. Thống kê về lựa chọn trong thí nghiệm về vốn xã hội.


Hình 4.8: Thống kê về lựa chọn đóng góp cho cộng đồng.


[VALUE]%

[VALUE]%

Đóng góp

Không đóng góp

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).

Thống kê kết quả trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng cho thấy có 81,8% số người tham gia đồng ý đóng góp để cộng đồng tốt hơn; chỉ 18,2% số người từ chối đóng góp cho cộng đồng. Điều này cho thấy phần lớn số người trong mẫu khảo sát là những người khá hào phóng, sẵn sàng bỏ ra một số tiền để những người trong nhóm của mình có thêm thu nhập.

4.1.2.3. Thống kê lựa chọn trong thí nghiệm về sự tin tưởng.

Kết quả thống kê trong thí nghiệm lòng tin-sự tin tưởng cho thấy: Có 92% số người tham gia thí nghiệm đồng ý đưa tiền cho đối tác của mình; trong khi đó chỉ có 8% số người tham gia từ chối đưa tiền lại cho đối tác của mình. Điều này cho thấy phần lớn số người tham gia thí nghiệm trong mẫu khảo sát là những người đáng tin và được tin tưởng nên phía đối tác mới sẵn sàng đưa tiền cho người tham gia (hình 4.9).


Hình 4.9: Thống kê lựa chọn trong thí nghiệm về sự tin tưởng.


[VALUE]

%

Có đưa tiền

Không đưa tiền

[VALUE]

%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).

4.1.3. Các thống kê chi tiết về đặc điểm trong các thí nghiệm.

4.1.3.1. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn của người tham gia trong thí nghiệm sở thích rủi ro.

Trong thí nghiệm về sở thích rủi ro: Kết quả thống kê cho thấy rằng số người chơi có lựa chọn 6 chiếm đa số với 49 người, chiếm tỷ lệ 27,8%; tiếp đến là lựa chọn số 2 và số 3 với tỷ lệ lựa chọn lần lượt là 24,4% và 19,3%. Đi sâu vào phân tích theo đặc điểm người trả lời cho thấy:

Về đặc điểm giới tính: Kết quả thống kê cho thấy có sự tương đồng khá cao trong các lựa chọn của người trả lời giữa nam và nữ. Đối với cả nam và nữ, số người lựa chọn nhiều nhất đều nằm ở các lựa chọn lần lượt là lựa chọn số 6, lựa chọn số 2, lựa chọn số 3 và lựa chọn số 4. Chỉ có sự khác biệt trong lựa chọn số 1 và số 5 giữa 2 đối tượng trên: Trong khi đối với nam giới, tỷ lệ người có lựa chọn 1 cao hơn tỷ lệ người có lựa chọn 5; thì đối với nữ, tỷ lệ người có lựa chọn 5 cao hơn lựa chọn 1. Ngoài ra, kết quả phân tích còn cho thấy khoảng hơn 60% các


lựa chọn tập trung vào lựa chọn 2 và 6; trong khi tỷ lệ này ở nữ giới chỉ là 46,5% cho 2 lựa chọn này.

Bảng 4.2: Thống kê về các đặc điểm của người tham gia trong lựa chọn của thí nghiệm sở thích rủi ro.


Biến số

Tần số

Lựa chọn 1

Lựa chọn 2

Lựa chọn 3

Lựa chọn 4

Lựa chọn 5

Lựa chọn 6

Thống kê trong thí nghiệm sở thích rủi ro

Tổng số

176

11

43

34

28

11

49

Tỷ lệ (%)

100

6,3

24,4

19,3

15,9

6,3

27,8

- Giới tính

Nam

75

(100%)

5

(6,7%)

22

(29,3%)

13

(17,3%)

11

(14,7%)

1

(1,3%)

23

(30,7%)

Nữ

101

(100%)

6

(5,9%)

21

(20,8%)

21

(20,8%)

17

(16,8%)

10

(9,9%)

26

(25,7%)

- Khu vực sống

Thành thị (Tỷ lệ)

65

(100%)

7

(10,8%)

10

(15,4%)

16

(24,6%)

9

(13,8%)

2

(3,1%)

21

(32,3%)

Nông thôn (Tỷ lệ)

116

(100%)

4

(3,6%)

33

(29,7%)

18

(16,2%)

19

(17,1%)

9

(8,1%)

28

(25,2%)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).


Như vậy, từ kết quả thống kê cho thấy chỉ có ít sự khác biệt về rủi ro giữa nam giới và nữ giới trong các lựa chọn ở thí nghiệm sở thích rủi ro (phần đông các lựa chọn giữa nam và nữ đều giống nhau). Tuy nhiên, trong một số lựa chọn cá biệt, nam giới có xu hướng e ngại rủi ro hoàn toàn nhiều hơn so với nữ giới ở lựa chọn 1; trong khi tỷ lệ nữ giới trung lập với rủi ro cũng sẽ cao hơn so với nam giới ở lựa chọn 5.

Về đặc điểm khu vực sống: Đối với những người sống ở thành thị, số đông người trả lời thực hiện lựa chọn số 6 (32,3% người chọn), lựa chọn số 3 (24,6% người chọn) và lựa chọn 2 (15,4% người chọn). Tuy nhiên, đối với những người


sống ở nông thôn, số đông người trả lời thực hiện lựa chọn số 2 (29,7% người chọn), lựa chọn số 6 (25,2% người chọn) và lựa chọn 4 (17,1% người chọn). Ngoài ra, có một kết quả thống kê cũng đáng chú ý là đối với những người sống ở thành thị, lựa chọn 5 là lựa chọn có ít người chọn nhất (3,1% người chọn); trong khi đối với những người sống ở nông thôn, lựa chọn 1 là lựa chọn có ít người chọn nhất (3,6% người chọn). Như vậy, kết quả từ số liệu thống kê chứng tỏ rằng có một số sự khác biệt về rủi ro giữa người sống ở khu vực thành thị so với khu vực nông thôn. Đối với những người sinh sống ở thành thị, số đông những người trả lời sẽ là người ưa thích tìm kiếm rủi ro (với lựa chọn 6), bên cạnh đó là xu hướng những người e ngại rủi ro ít (các lựa chọn 3 và 4) và ngược lại, có rất ít người trung lập với rủi ro. Tuy nhiên, đối với những người sống ở nông thôn, số đông người trả lời lựa chọn là người e ngại rủi ro gần như hoàn toàn (lựa chọn số 2), bên cạnh đó là xu hướng tìm kiếm rủi ro (với lựa chọn 6); ngoài ra, những người trung lập với rủi ro ở nông thôn vẫn khá cao.

4.1.3.2. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.

Bảng 4.3: Thống kê về các đặc điểm của người trả lời trong lựa chọn thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.



Biến số


Tổng số

Đóng góp

Không đóng góp

Tần số

Phần trăm

Tần số

Phần trăm

Thống kê trong thí nghiệm đóng góp cho cộng đồng.

Tổng số

176

144

81,8%

32

18,2%

- Giới tính

Nam

75

64

85,3%

11

14,7%

Nữ

101

80

79,2%

21

20,8%

- Khu vực sống

Thành thị

65

53

81,5%

12

18,5%

Nông thôn

111

91

82,0%

20

18,0%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).


4.1.3.3. Thống kê kết hợp đặc điểm và lựa chọn trong thí nghiệm sự tin tưởng.


Trong thí nghiệm về sự tin tưởng: Người tham gia trò chơi lựa chọn sẽ đưa tiền cho đối tác của mình chiếm đa số với 92% số người tham gia thí nghiệm đồng ý đưa tiền. Kết quả số liệu thống kê về tần suất xuất hiện cho thấy sự khác biệt không nhiều lắm về vai trò của người tham gia, giới tính và khu vực sinh sống của người tham gia thí nghiệm có ảnh hưởng đến quyết định của họ. Phần đông người tham gia thí nghiệm đều lựa chọn sẽ đưa tiền lại cho đối tác và tỷ lệ này cũng ít có sự chênh lệch giữa nam và nữ, giữa người sống ở khu vực thành thị và khu vực nông thôn.

Bảng 4.4: Thống kê về các đặc điểm trong lựa chọn thí nghiệm sự tin tưởng.


Biến số

Tổng số

Đưa

Không đưa

Tần số

Phần trăm

Tần số

Phần trăm

Thống kê trong thí nghiệm sự tin tưởng.

Tổng số

176

162

92%

14

8%

- Vai trò

Người 1

87

82

94,3%

5

5,7%

Người 2

89

80

89,9%

9

10,1%

- Giới tính

Nam

75

74

98,7%

1

1,3%

Nữ

101

88

87,1%

13

12,9%

- Khu vực sống

Thành thị

65

58

89,2%

7

10,8%

Nông thôn

111

104

93,7%

7

6,3%

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).


4.2. Kiểm định sự khác biệt về một số chỉ tiêu theo đặc điểm đối tượng.


4.2.1. Kiểm định sự khác biệt về nợ xấu theo một số đặc điểm người vay.

Qua số liệu thống kê từ mẫu 176 khảo sát kết quả như sau:


Về giới tính: Số lượng người tham gia khảo sát là nam giới có 75 người và 101 người là nữ giới. Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kiểm định về giá trị thống kê t cho thấy chấp nhận giả thuyết H0; còn giá trị thống kê F bác bỏ giả thuyết H0


(chấp nhận giả thuyết H1). Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về đặc điểm của khoản nợ (nợ xấu hay nợ đủ chuẩn) giữa nam giới và nữ giới; nhưng mức độ biến động các khoản nợ giữa nam giới và nữ giới có sự khác biệt đáng kể. Như vậy, kết luận chung cho thấy có sự khác biệt về đặc điểm khoản nợ giữa đối tượng vay nợ là nam giới và nữ giới.

Về đặc điểm nơi sinh sống: Ở khu vực thành thị có 65 người và sống ở khu vực nông thôn có 111 người tham gia khảo sát thí nghiệm. Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả kiểm định về giá trị thống kê t và kiểm định thống kê F đều chấp nhận giả thuyết H0 . Điều này có nghĩa là không có sự khác biệt về đặc điểm của khoản nợ vay và mức độ biến động của khoản nợ vay (nợ xấu hay nợ đủ chuẩn) giữa những người sống ở khu vực thành thị và những người sống ở khu vực nông thôn. Như vậy, kết luận chung cho thấy có sự đồng nhất trong dữ liệu về đặc điểm nợ giữa người sống thành thị và người sống ở nông thôn. Nói cách khác, không có sự khác biệt về đặc điểm khoản nợ vay theo khu vực sinh sống của người được khảo sát.

Bảng 4.5: Kiểm định sự khác biệt về nợ xấu theo đặc điểm của người vay.


Biến số

Tần số

Trung bình (Độ lệch chuẩn)

Nợ xấu (%)

Nợ đủ chuẩn (%)

t-test (p-value)

F-test (p-value)

Tổng

176


- Giới tính

Nam

75

0,13

(0,342)

13,3%

86,7%


-1,437

(0,152)


8,877

(0,003)

Nữ

101

0,22

(0,415)

21,8%

78,2%

- Khu vực sống

Thành thị

65

0,17

(0,378)

16,9%

83,1%


-0,330

(0,742)


0,442

(0,507)

Nông thôn

111

0,19

(0,393)

18,9%

81,1%


Ghi chú:


- Đối với kiểm định trung bình, sử dụng giá trị thống kê t (t – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về trung bình giữa 2 nhóm đối tượng độc lập; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về trung bình giữa 2 nhóm đối tượng độc lập.

- Đối với kiểm định phương sai, sử dụng giá trị thống kê F (F – test) với giả thuyết H0: Không có sự khác biệt về phương sai giữa 2 nhóm đối tượng độc lập; giả thuyết đối H1: Có sự khác biệt về phương sai giữa 2 nhóm đối tượng độc lập.

(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu khảo sát).


4.2.2. Kiểm định sự khác biệt về một số đặc điểm trong thí nghiệm về sở thích rủi ro.

4.2.2.1. Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm trung lập với nhóm tìm kiếm rủi ro và nhóm e ngại rủi ro.

Để kiểm định sự khác biệt giữa từng cặp các sự lựa chọn trong ở thí nghiệm 1, đầu tiên tác giả sẽ so sánh lần lượt sự khác biệt giữa những người tham gia lựa chọn tình huống 5 (nhóm trung lập với rủi ro) với các lựa chọn 1, 2, 3, 4 (nhóm đối tượng e ngại rủi ro) và với nhóm đối tượng 6 (nhóm đối tượng tìm kiếm rủi ro). Việc so sánh này để kiểm tra có sự khác biệt về nợ xấu giữa những người trung lập với rủi ro với những người e ngại rủi ro và những người tìm kiếm rủi ro hay không.

Với mức ý nghĩa thống kê 10%, kết quả kiểm định sự khác biệt như sau:


Trong kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng có lựa chọn 5 và nhóm đối tượng có lựa chọn 1: Chấp nhận giả thuyết H0 cả về kiểm định trung bình sự khác biệt và kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này cho thấy giữa những người trung lập với rủi ro và những người e ngại rủi ro hoàn toàn không có sự khác biệt về tình hình nợ xấu.

Trong kiểm định sự khác biệt giữa nhóm đối tượng lựa chọn tình huống 5 và nhóm đối tượng có lựa chọn tình huống 2: Chấp nhận giả thuyết H0 cả về kiểm định trung bình sự khác biệt và kiểm định phương sai sự khác biệt giữa 2 nhóm đối tượng này. Điều này chứng tỏ giữa những người trung lập với rủi ro và những

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/04/2024