Trích Lập Và Sử Dụng Quĩ Dự Phòng Rủi Ro Hiệu Quả

- Tương đối đồng nhất được phép chuyển nhượng và tạo ra được những dòng tiền ở những thời điểm nhất định trong tương lai.

- Phải tương đối lớn, bao gồm nhiều tài sản trong đó rủi ro của một hoặc một số ít các tài sản không làm ảnh hưởng đến giá trị của tập hợp tài sản đó.

- Quyền tiếp nhận các dòng tiền tạo ra từ tập hợp các tài sản trên không phụ thuộc vào sự tồn tại hay phá sản của bên khởi tạo.

Xuất phát từ đặc điểm này mà các khoản nợ được chứng khoán hóa phải là các khoản nợ có triển vọng thu hồi vốn cao và rủi ro của tập hợp các khoản nợ này phải được hạn chế thông qua đa dạng hóa các khoản nợ và áp dụng các cơ chế tăng cường tín nhiệm hợp lý. Cơ chế tăng tăng cường tín nhiệm có hai hình thức: cơ chế nội sinh hoặc cơ chế ngoại sinh, nghĩa là có thể dưới hình thức thiết lập một quỹ dự trữ, phát hành ít chứng khoán hơn giá trị tập hợp các khoản nợ, hoặc có sự bảo lãnh của một bên thứ ba có đủ uy tín, đặc biệt là từ Chính phủ. Theo chúng tôi, ngân hàng thương mại cổ phần nên sử dụng kết hợp cả hai cơ chế tăng cường tín nhiệm này nhằm đảm bảo rằng sẽ không có sự thiếu các luồng tiền để chi trả cho nhà đầu tư. Do vậy, tính thanh khoản của các chứng khoán phát hành sẽ cao hơn và dễ dàng được trao đổi trên thị trường.

Chứng khoán có thể được phát hành dưới hai hình thức cổ phiếu hoặc trái phiếu. Nếu được phát hành đưới hình thức cổ phiếu thì các nhà đầu tư sẽ trở thành chủ sở hữu một phần tập hợp các các tài sản được chứng khoán hóa và hưởng lợi trực tiếp từ nguồn thu của tập hợp tài sản đó. Tuy nhiên, hình thức này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với nhà đầu tư đặc biệt trong trường hợp tài sản là các khoản nợ cần được xử lý của ngân hàng thương mại cổ phần. Bởi vậy, trong giai đoạn đầu, chứng khoán được đảm bảo bằng các khoản nợ cần xử lý của ngân hàng thương mại cổ phần nên được phát hành dưới hình thức trái phiếu.

Ưu điểm của phương pháp này là tạo ra thêm một kênh xử lý nợ quá hạn cho ngân hàng thương mại cổ phần trong trường hợp ngân hàng thương mại cổ phần đang cần vốn. Mặc dù những khoản nợ quá hạn được chứng khoán hóa phải là những khoản nợ mà khách hàng có triển vọng phục hồi cao nhưng so với biện pháp tái cơ cấu nợ hoặc chuyển nợ thành vốn góp thì chứng khoán hóa có thể xử lý nhanh chóng một tập hợp lớn các khoản nợ cùng một lúc và đem lại dòng tiền cho ngân hàng thương mại cổ phần ở hiện tại thay vì trong tương lai. Phương pháp này cũng hiệu quả hơn so với giải pháp mua bán nợ vì chứng khoán hóa thực chất là một quá trình tập hợp và phân tách: các tài sản được chứng khoán hóa được tập hợp thành nhóm theo dòng tiền sau đó lại được chia nhỏ thành các chứng khoán theo những mệnh giá nhất định và bán trên thị trường. Thêm vào đó, sự tham gia của các công ty định mức tín nhiệm, công ty bảo lãnh trong các nghiệp vụ chứng khoán hóa sẽ làm tăng tính thanh khoản của các chứng khoán được phát hành. Bởi vậy, với chứng khoán hóa, sẽ dễ dàng hơn tìm được nhà đầu tư có khả năng cho các khoản nợ cần xử lý của ngân hàng thương mại cổ phần. Cũng cần phải nói thêm rằng, chứng khoán hóa là một kênh huy động vốn quan trọng ở các nước phát triển và việc xử lý nợ thông qua chứng khoán hóa chỉ là một áp dụng của kỹ thuật này.

Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam chưa có một tiền lệ nào sử dụng kỹ thuật chứng khoán hóa, đồng thời Nhà nước cũng chưa hề có một văn bản pháp quy nào hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động này. Bởi vậy, ngân hàng thương mại cổ phần chỉ có thể tiến hành thành công kỹ thuật này như một biện pháp xử lý nợ khi môi trường pháp lý của Việt Nam được hoàn chỉnh và thị trường chứng khoán của Việt Nam phát triển.

3.1.6. Trích lập và sử dụng quĩ dự phòng rủi ro hiệu quả

Hiện nay, nguồn chủ yếu để xử lý nợ quá hạn là quĩ dự phòng rủi ro

của ngân hàng thương mại cổ phần. Quĩ được hình thành hàng năm bằng việc trích một tỉ lệ nhất định trên lợi nhuận sau thuế và được tính vào chi phí của NHTM. Tuy nhiên, về mặt bản chất, khi được xử lý bằng dự phòng rủi ro, nợ quá hạn chỉ chuyển ra theo dõi ngoại bảng và không làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần nhưng vốn của ngân hàng thương mại cổ phần vẫn chưa được thu hồi. Bởi vậy, ngân hàng thương mại cổ phần nên nỗ lực trong việc hạn chế phải xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro. Chẳng hạn, ngân hàng thương mại cổ phần nên thiết lập một thứ tự ưu tiên cho các khoản nợ phải sử dụng dự phòng để bù đắp: những khoản nợ không có khả năng thu hồi, những khoản nợ có khả năng thu hồi thấp và những khoản nợ có khả năng thu hồi cao hơn. Với những khoản nợ có khả năng thu hồi cao, ngân hàng thương mại cổ phần nên sử dụng các biện pháp thu nợ trực tiếp hoặc bán nợ trong một khoảng thời gian nhất định trước khi xem xét đến giải pháp xử lý bằng dự phòng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là cơ chế trích lập dự phòng rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam còn quá nhiều bất cấp do việc trích lập mới chỉ dưa trên tiêu chí quá hạn của món vay mà không tính đến yếu tố rủi ro. Do vậy, việc trích lập dự phòng của các NHTM nói riêng và các hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam nói chung chỉ thực sự hiệu quả khi NHNN ban hành những quy định mới theo chuẩn quốc tế.

3.1.7. Tăng cường hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản

So sánh pháp luật Việt Nam và Hoa Kỳ về xử lý nợ quá hạn tại các ngân hàng thương mại cổ phần - 11

Thành lập các AMC là một giải pháp nhằm chuyên môn hóa hoạt động xử lý nợ và khai thác tài sản, giúp cho ngân hàng thương mại cổ phần tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận của mình. Các khoản nợ của ngân hàng thương mại cổ phần sẽ được chuyển sang cho công ty AMC. Tuy vậy, do mới được thành lập nên AMC còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Các giải pháp cụ thể để nâng cao hoạt động của AMC:

- Định hướng hoạt động: Xác định rõ AMC là đơn vị kinh doanh không vì lợi nhuận mà mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa hiệu quả xử lý nợ tồn đọng cho ngân hàng thương mại cổ phần. Kinh nghiệm các nước đã chứng minh, AMC rất khó và phần nhiều là không tạo ra lợi nhuận. Đây là nhân tố quan trọng trong việc định hướng hoạt động của AMC, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà nợ quá hạn đang là vấn đề cấp bách cần được giải quyết một cách nhanh chóng trước thềm hội nhập của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

- Tăng vốn cho AMC: Nguồn vốn thấp là cản trở lớn nhất cho hoạt động của các AMC Việt Nam, bởi vậy trong thời gian tới ngân hàng thương mại cổ phần cần đề ra các biện pháp hữu hiệu nhằm tăng vốn cho AMC. Vốn của AMC có thể được hình thành từ nguồn dự phòng rủi ro của ngân hàng thương mại cổ phần, từ ngân sách nhà nước, vay của các tổ chức tài chính đa biên hoặc tự huy động thông qua hình thức phát hành trái phiếu. Theo chúng tôi, Chính phủ nên cho phép AMC phát hành trái phiếu trên cơ sở có sự bảo lãnh của NHNN và có những khuyến khích nhất định với hình thức trái phiếu này, có như vậy AMC Việt Nam mới có thể có đủ tiềm lực tài chính để mua lại các khoản nợ quá hạn từ ngân hàng thương mại cổ phần mẹ và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu.

- Chuyên môn hóa và đa dạng hóa hoạt động:

+ Để tăng tính chuyên môn hóa của AMC trong hoạt động quản lý và khai thác tài sản đảm bảo, AMC cần xây dựng được một đội ngũ các chuyên gia có trình độ cao và giàu kinh nghiệm trong việc quản lý và đánh giá rủi ro tín dụng; linh hoạt và nhạy bén trên các thị trường bất động sản, thị trường mua bán nợ và các thị trường tài chính khác; nắm chắc môi trường pháp lý và thành thạo trong các thủ tục liên quan đến phát mại TSĐB… Muốn có được đội ngũ cán bộ như vậy, ngân hàng thương mại cổ phần "mẹ" nên có cơ chế

ưu tiên trong công tác đào tạo cán bộ cho AMC và các chính sách động viên khuyến khích như chính sách lương, thưởng, cơ hội thăng tiến… Cơ cấu tổ chức của AMC nên đơn giản, gọn nhẹ và phân chia các phòng ban theo chức năng hoạt động. Mỗi phòng ban là một nhóm các chuyên gia có trình độ và hoạt động theo cơ chế cùng chịu trách nhiệm. Có như vậy mới tăng tính giám sát giữa bản thân các chuyên gia với nhau trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.

+ Phát triển AMC theo hướng đa chức năng bằng các hoạt động như môi giới mua bán bất động sản, tư vấn tài chính cho doanh nghiệp, mua bán nợ... Việc phát triển các nghiệp vụ này thực chất là khai thác tính chuyên môn hóa của AMC trong việc quản lý nợ và khai thác TSĐB để tăng nguồn thu cho AMC, giảm gánh nặng chi phí cho ngân hàng thương mại cổ phần; tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ và đặc biệt là thu thập thông tin trên thị trường…

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ

3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện cơ sở pháp lý

Trao quyền lực đặc biệt cho AMC

Kinh nghiệm của các nước cho thấy. AMC cần có những thẩm quyền và kỹ năng đặc biệt xung đột pháp lý với nhiều luật hiện hành. Do đó, đa phần các quốc gia đều xây dựng Luật AMC để điều chỉnh hoạt động của nó. Ở Việt Nam thì ngược lại, ngoài Quyết định số 150/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM, Quyết định 1389/2001/QĐ-NHNN về việc thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM do Thống đốc NHNN ban hành và Quyết định 1390/2001/QĐ-NHNN ban hành Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc NHTM do Thống đốc NHNN ban hành thì không có bất kỳ một văn bản nào trao cho AMC quyền lực đặc biệt nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xử lý nợ

của AMC. Thậm chí quy chế mua bán nợ ban hành kèm theo quyết Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN chỉ điều chỉnh hoạt động mua bán nợ mà bên bán là các TCTD, do vậy mà AMC sau khi mua nợ của TCTD thì không biết căn cứ vào văn bản pháp lý nào để bán nợ. Bởi vậy, trong thời gian tới, cần phải hoàn thiện các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của AMC đồng thời trao cho AMC những thẩm quyền đặc biệt như:

- Do thực tế trong nhiều trường hợp hệ thống luật pháp và hệ thống đăng ký tài sản không đầy đủ và rất chậm trễ; giấy tờ, hồ sơ không đủ yếu tố pháp lý làm chậm quá trình xử lý nợ. Bởi vậy, nên trao cho AMC quyền mua những tài sản có khiếm khuyết thủ tục, giấy tờ và làm sạch, làm rõ quyền sở hữu, thông qua việc chuyển giao theo Luật định (cơ chế máy giặt).

- AMC không bị hạn chế các biện pháp thực thi nhằm tối ưu hóa giá trị tài sản hoặc khoản vay: giãn nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi suất, bơm thêm vốn, hoán chuyển nợ thành cổ phần, liên doanh, tiếp quản việc quản lý bên nợ, bổ nhiệm người tham gia quản lý...

- AMC có thể tuân theo quy trình đấu giá riêng nhằm xử lý được nhanh chóng TSĐB nhưng vẫn bảo đảm yêu cầu công bằng công khai.

Các kiến nghị về tìm nguồn tài chính để xử lý nợ theo chuẩn mực quốc tế

Quĩ dự phòng rủi ro là nguồn tài chính cơ bản nhất cho việc xử lý nợ của các NHTM. Tuy vậy, lượng tiền từ quĩ này so với nhu cầu xử lý nợ của ngân hàng thương mại cổ phần còn rất khiêm tốn, khả năng hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cũng chỉ có mức độ nhất định. Muốn giải quyết được triệt để nợ quá hạn theo tiêu chuẩn quốc tế, chúng ta cần tìm đến những nguồn hỗ trợ từ bên ngoài.

Trước hết, Chính phủ tăng cường xúc tiến các dự án hỗ trợ phát triển, cho vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính đa biên như Quĩ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thương mại cổ phần thế giới để tái cấp vốn cho NHTM.

Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có các qui định khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào hệ thống NHTM. Nếu ngân hàng thương mại cổ phần bán nợ cho các công ty tài chính nước ngoài thì không những có cơ hội tăng nguồn vốn hoạt động mà ngân hàng thương mại cổ phần còn có thể tiếp cận với các phương thức quản trị ngân hàng thương mại cổ phần hiện đại, các công nghệ ngân hàng thương mại cổ phần mới. Mặt khác, việc xuất hiện yếu tố nước ngoài trong các NHTM cũng là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi chúng ta gia nhập sân chơi chung WTO.

Hoàn thiện môi trường pháp lý về xử lý nợ quá hạn cho các NHTM đảm bảo cho việc mua bán nợ được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi

Trong quá trình xử lý nợ quá hạn, để có thể hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM gặp phải nhiều khó khăn làm kéo dài thời gian xử lý nợ. Một trong những vướng mắc đó là môi trường pháp lý về xử lý nợ chưa hoàn thiện và có nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý cần sửa đổi, hoàn thiện. Cụ thể:

Thứ nhất, về cơ chế xử lý đối với TSBĐ là bất động sản: Khi ký Hợp đồng bảo đảm khách hàng đã đồng ý với điều khoản quy định trong HĐBĐ v/v Ngân hàng thương mại cổ phần được toàn quyền xử lý TSBĐ để thu nợ nếu khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, tuy nhiên khi phải xử lý TSBĐ để thu nợ quá hạn thì khách hàng lại không hợp tác bàn giao tài sản cho ngân hàng thương mại cổ phần xử lý hoặc đồng ý bán TSBĐ nhưng lại đòi bán giá cao nên Ngân hàng thương mại cổ phần không thể xử lý được… Để chủ động bán TSBĐ qua tổ chức bán đấu giá thì trước tiên Ngân hàng thương mại cổ phần phải thu giữ, niêm phong được tài sản. Khoản 5 Điều 63 của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định:

Trong quá trình tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, nếu bên giữ tài sản bảo đảm có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác

thì người xử lý tài sản bảo đảm có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ tài sản bảo đảm, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ tài sản bảo đảm [6].

Tuy nhiên, trong thực tiễn quy định này đã không phát huy hiệu quả, Ngân hàng thương mại cổ phần vẫn không thể thu giữ TSĐB để xử lý. Khi đó Ngân hàng thương mại cổ phần đành phải thực hiện xử lý TSBĐ thông qua khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu thi hành án nhưng quá trình xử lý này rất chậm, kéo dài (thông thường là trên 02 năm) do phụ thuộc quá trình thụ lý, xét xử của Tòa án và sự phối hợp giữa cơ quan Thi hành án, cơ quan thẩm định giá và/hoặc cơ quan bán đấu giá vì ở giai đoạn thi hành án không có quy định giới hạn về thời gian thực thi. Đến khi bán được tài sản thì lại không đạt hiệu quả kinh tế do giá trị tài sản bán được qua công tác thi hành án thường thấp hơn giá thị trường nhiều (do phải hạ giá bán đấu giá nhiều lần mới bán được).

Mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn việc giao dịch thế chấp, xử lý TSBĐ nhưng các văn bản chưa sát với thực tế, khó thực thi, hiệu quả thu hồi nợ thấp, đặc biệt đối với TSBĐ là quyền sử dụng đất. Vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh chính sách pháp luật liên quan, cho phép ngân hàng thương mại cổ phần có nhiều quyền hạn cụ thể hơn trong xử lý TSBĐ. Khi đó, việc xử lý TSBĐ sẽ dễ dàng và thuận lợi, đặc biệt đối với TSBĐ là bất động sản sẽ có tính thanh khoản cao hơn và đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước cũng nên sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11 theo hướng tăng thêm quyền hạn cho ngân hàng thương mại cổ phần, cho phép Ngân hàng thương mại cổ phần tự bán TSBĐ. Văn bản hướng dẫn xử lý TSBĐ phải được soạn thảo theo hướng khi khách nợ không trả được nợ thì TSBĐ được xem như thuộc sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần và ngân

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 10/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí