Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


ĐINH THỊ MAI PHƯƠNG


CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Ngành : Luật Học

Chuyên ngành : Luật dân sự

Mã số : 60 38 30


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC


Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. HÀ THỊ MAI HIÊN


HÀ NỘI - NĂM 2008


MỤC LỤC


Trang

MỞ ĐẦU 7

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12

Chương 1. Những vấn đề lý luận về căn cứ 12

xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng

1.1. Khái niệm, đặc điểm vai trò sở hữu chung của vợ chồng 12

1.2. Vấn đề xác định căn cứ xác lập quyền sở hữu chung 17

của vợ chồng

1.2.1. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định 17

chung của luật dân sự

1.2.2. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp 18

1.2.3. Các căn cứ xác định các tài sản chung của vợ chồng 22

1.3. Khái quát sự phát triển của pháp luật về căn cứ xác 25

lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ

1.3.1. Trong cổ luật Việt Nam 25

1.3.2. Thời kỳ Pháp thuộc 26

1.3.3. Thời kỳ từ 1945 đến nay 28

Chương 2. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện 35

hành về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng và thực tiễn áp dụng

2.1. Quy định hiện hành 35

2.1.1. Các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định 36

chung của luật dân sự

2.1.2. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp 37

2.1.3. Các căn cứ xác định các tài sản chung của vợ chồng 52

2.2. Thực tiễn áp dụng 64

2.2.1. Những thuận lợi cơ bản trong việc áp dụng 64

2.2.2. Một số vướng mắc 67

Chương 3. Những phương hướng, giải pháp hoàn 79

thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện và nâng cao hiệu quả 79

áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng

3.2. Phương hướng, giải pháp hoàn thiện và nâng cao 81

hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 82

3.2.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng 96

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

CÁC TỪ VIẾT TẮT


BLDS : Bộ Luật Dân sự

HNGĐ : Hôn nhân và gia đình

SH : Sở hữu

VC : Vợ chồng

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:

Hôn nhân là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Việc kết hôn giữa hai cá thể nam và nữ không chỉ là sự kết hợp thuần túy giữa hai bên mà còn tạo nên gia đình với các chức năng xã hội của nó. Để thực hiện các chức năng này, gia đình buộc phải có những tài sản được sử dụng chung. Từ đó khái niệm về quyền sở hữu chung của vợ chồng được hình thành và phát triển và được quyết định bởi chính quan điểm xã hội về các chức năng xã hội của gia đình. Tuy nhiên, do sở hữu chung của vợ chồng về bản chất là sở hữu của các thể nhân, vì vậy sở hữu chung của vợ chồng bên cạnh việc phản ánh và được quyết định bởi quan điểm xã hội về chức năng của gia đình còn phản ánh và được quyết định bởi quan điểm xã hội về quyền tự do cá nhân, quyền tự do dân sự và quyền sở hữu của cá nhân. Trong khi đó quyền tự do cá nhân và quan điểm về các chức năng xã hội của gia đình với mục tiêu phát triển và ổn định xã hội là hai vấn đề đang ngày càng thu hút sự quan tâm của xã hội và ngày càng trở nên bức thiết. Chính vì vậy, việc xác định các vấn đề liên quan đến sở hữu chung của vợ chồng cũng như các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng là một vấn đề cần được chú ý và đang ngày càng trở nên quan trọng trong đời sống xã hội.

Hiện nay, theo quy định của nước ta, các căn cứ cơ bản để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trước hết là các căn cứ xác lập quyền sở hữu nói chung theo quy định của pháp luật và sự tồn tại quan hệ vợ chồng. Bên cạnh đó, theo Điều 27, 29 và 30 của Luật HNGĐ năm 2000, sở hữu chung của vợ chồng có thể được xác lập trên cơ sở quy định của pháp luật hoặc có thể do sự thỏa thuận của vợ chồng. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa các căn cứ này vẫn chưa được thể hiện rõ trong luật làm phát sinh nhiều trường hợp không thể xác định được như trường hợp vợ chồng thỏa thuận chia tài sản chung trog thời kỳ hôn nhân và sử dụng tài sản này để đầu tư

sản xuất, kinh doanh. Khi đó lợi nhuận thu được từ hoạt động này nên được coi là thu nhập hợp pháp trong thời kỳ hôn nhân và là tài sản chung của vợ chồng hay sẽ là lợi tức thu được từ tài sản riêng theo Điều 30 của Luật và là tài sản riêng của vợ, chồng vẫn đang là vấn đề chưa ngã ngũ.

Bên cạnh đó, mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ về các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng nhưng với thời gian và thực tế sinh động của xã hội, nhiều trường hợp vẫn chưa được pháp luật dự liệu hết hoặc đã quy định nhưng chưa rõ ràng như việc xác định quan hệ vợ chồng trong trường hợp một bên bị toà án tuyên là đã chết mà trở về, vấn đề về việc thay đổi giới tính, việc mua bán, trao đổi tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân…. dẫn đến những lúng túng khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng.

Thêm vào đó, quan niệm phong kiến cổ xưa về việc người phụ nữ khi đi lấy chồng thì theo chồng, thuộc về người chồng “xuất giá tòng phu” và quan niệm coi trọng vấn đề tình cảm, tinh thần của người Á đông nên thường không có sự rạch ròi trong quan hệ tài sản của vợ chồng. Chính vì vậy, khi ly hôn, việc xác định, phân chia tài sản thường gặp nhiều khó khăn, dẫn đến các tranh chấp xảy ra.

Để có luận cứ khoa học cho việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, tăng cường hiệu quả pháp luật về xác định các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng, đồng thời giúp các nhà lập pháp có cơ sở để giải quyết trong những trường hợp pháp luật chưa kịp dự liệu hoặc dự liệu chưa cụ thể, em lựa chọn đề tài này làm luận văn cao học.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Hiện nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào, nghiên cứu riêng và sâu về vấn đề này. Một số công trình nghiên cứu có nghiên cứu về một số vấn đề liên quan như chế độ tài sản chung của vợ chồng… Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này, một số được thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp luật cũ như “Một số vấn đề về pháp luật dân sự việt Nam từ thế kỷ

XV đến thời kỳ Pháp thuộc” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp hay “Chế độ hôn sản và thừa kế trong Luật dân sự Việt nam” của Nguyễn Mạnh Bách hoặc chỉ đưa ra những nhận định chung hoặc giải thích các quy định của pháp luật. Đề tài nghiên cứu “Chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành” của Nguyễn Văn Cừ, tuy có đề cập đến vấn đề này nhưng dưới góc độ là một chế định liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng và chỉ dưới góc độ xem xét tính phù hợp của quy định này trên cơ sở tìm hiểu về chế độ tài sản của vợ chồng mà chưa đi vào tìm hiểu kỹ về bản chất, mục đích của quyền sở hữu chung của vợ chồng cũng như các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Thêm vào đó, Luận án được phân tích trên cơ sở BLDS năm 1999. Sự ra đời của BLDS năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và những vấn đề mới phát sinh như thay đổi giới tính, hôn nhân đồng tính v.v... đã làm nảy sinh nhiều vấn đề mới chưa được đề cập tại Luận án. Căn cứ xác lập quyền sở hữu của vợ chồng cũng được nhắc đến trong các sách giáo khoa, giáo trình giảng dạy tại các trường đại học, tuy nhiên các tác phẩm này chỉ dừng lại ở việc giới thiệu sơ lược và giải thích các quy định của pháp luật, đặc biệt đi sâu vào phân tích các căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng chứ không phân tích tổng thể các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Hiện nay cũng chưa có một sách tham khảo nào đề cập cụ thể, nghiên cứu về bản chất của vấn đề này.

Đề tài “Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam hiện hành” mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu các quy định hiện hành về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trên cơ sở nghiên cứu bản chất của sở hữu của vợ chồng để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài


Mục đích của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các quy

định của luật thực định về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định này; từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

Với mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ sau:


- Nghiên cứu các đặc điểm, yếu tố quyết định đối với quyền sở hữu chung của vợ chồng để từ đó tìm hiểu việc xác định các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

- Nghiên cứu các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng ở hệ thống pháp luật của một số nước trên thế giới cũng như quá trình phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

- Nghiên cứu các quy định hiện hành của Việt Nam về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng và thực tiễn áp dụng các quy định này để đưa ra đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng..

Do điều kiện hạn chế, đề tài chủ yếu được tập trung trong phạm vi luật thực định.

4. Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu:


Đề tài lấy các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử theo quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác Lê nin làm trung tâm, cơ sở nền tảng. Các nguyên lý này bao gồm: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời giữa chúng có mối liên hệ biện chứng; Pháp luật là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng xã hội, được hình thành từ một cơ sở hạ tầng phù hợp; pháp luật được coi là tấm gương phản chiếu xã hội còn về phần mình, xã hội được coi là cơ sở thực tiễn của pháp luật. Về lý thuyết và thực tiễn cho thấy, các quy định của pháp luật phù hợp với

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023