Tăng Cường Liên Kết Doanh Nghiệp Và Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ


từ nay đến 2015, các địa phương không nên phát triển KCN mới, không mở rộng KCN hiện có mà cần tập trung vào các hoạt động xúc tiến đầu nhằm tăng tỷ lệ lấp đầy KCN, tạo cơ sở thúc đẩy sự phát triển kinh tế các địa phương.

Thứ ba, sau thời gian hoạt động thu hút vốn đầu tư của các KCN trong Vùng có nhiều khởi sắc, năm 2007- 2008, là tiền đề cho việc phát triển ồ ạt các KCN trong Vùng, đến nay việc thu hút đầu tư đang chững lại, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài do nền kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau khủng hoảng. Điều này đặt ra nhu cầu bức thiết trong đẩy mạnh thu hút đầu tư của các KCN trong Vùng.

Thứ tư, xuất phát từ bài học kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt là Thái lan trong thu hút vốn đầu tư, chúng ta cần có những thay đổi trong việc cải thiện môi trường đầu tư.

- Đây cũng là chiến lược thứ 3, 4 và 11 trong ma trận SWOT.

b. Nội dung giải pháp

Các KCN vùng KTTĐBB thời gian qua chưa thể hiện được ưu thế vượt trội trong việc thu hút đầu tư, nhiều KCN vẫn không đạt mục tiêu lấp đầy sau nhiều năm hoạt động. Nguyên nhân của tình trạng này được lý giải theo nhiều khía cạnh: môi trường pháp luật chưa thông thoáng, thủ tục hành chính còn nhiều bất cập, cơ sở hạ tầng trong và ngoài KCN chưa đảm bảo thuận tiện, chi phí hoạt động trong KCN còn cao, nguồn nhân lực còn thiếu và yếu, phương thức tiếp thị chưa tốt, v.v..

Để nâng cao tính hấp dẫn của các KCN vùng KTTĐBB, theo tác giải cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản sau đây:

- Tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng của Vùng (giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc... ). Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng cả trong và ngoài KCN, sử dụng nguồn lực của nhà nước để hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng ở những địa phương chưa có điều kiện, qua đó tạo thuận lợi cho việc triển khai hoạt động của các nhà đầu tư vào KCN.

- Tạo điều kiện giảm thiểu chi phí kinh doanh cho các nhà đầu tư vào KCN

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.


thông qua các chính sách trực tiếp và gián tiếp như: Đẩy nhanh việc thực hiện công tác cải cách hành chính; giảm chi phí sử dụng các dịch vụ công cộng và chi phí duy tu bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, thu chi phí theo mức độ hoạt động thực tế (tỷ lệ lấp đầy KCN, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu,... ) để tạo điều kiện cho những doanh nghiệp còn khó khăn có điều kiện phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế (kể cả các nhà ĐTNN) tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng KCN theo qui hoạch của địa phương. Việc này sẽ giúp tăng tính cạnh tranh giữa các KCN và qua đó có thể giảm đáng kể chi phí sử dụng hạ tầng (giá thuê đất, phí môi trường, điện, nước, liên lạc,... ) cho các nhà đầu tư trong KCN. Hiện tại, trên 30% vốn đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Vùng chảy vào các KCN, trong khi rất nhiều KCN đã được cấp phép hoặc đã được phê duyệt qui hoạch, nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc chưa hoàn thiện toàn bộ cơ sở hạ tầng. Tác giả cho rằng nhà nước cần tăng cường hỗ trợ, ưu đãi các doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN để giúp họ đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hạ tầng KCN, làm nơi đón đầu các dự án đầu tư mới.

Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững - 23

Do còn có sự không rõ ràng trong qui định của luật pháp về thuế GTGT áp dụng cho các doanh nghiệp chế xuất, từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008, Hải quan của 03 tỉnh phía Bắc đã đánh thuế GTGT cho hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài của doanh nghiệp chế xuất. Đến thời điểm có qui định sửa đổi thì một số doanh nghiệp đã phải nộp hàng trăm nghìn đô la Mỹ và phải đến tận tháng 1 năm 2009 mới có văn bản hướng dẫn việc hoàn thuế cho phần thu thuế GTGT nhầm này và đến cuối tháng 3/2009, một số doanh nghiệp vẫn chưa thể hoàn thành xong thủ tục xin hoàn thuế GTGT thu sai này [24]. Do vậy, bên cạnh việc giải quyết hoàn thuế cho các doanh nghiệp trên, Nhà nước cần có các qui định chi tiết, rõ ràng hơn trong các ưu đãi với doanh nghiệp KCN.

Ngoài ra, năm 2009 do thay đổi về qui định liên quan đến thuế GTGT, một số địa phương đã vận dụng qui định này chưa đúng gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp khi đưa ra hướng dẫn áp dụng thuế GTGT 10% đối với chi phí vận chuyển hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp chế xuất đối với vận chuyển nội


địa. Trong khi đó, theo qui định thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa thì doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế suất GTGT 0%. Trường hợp tách biệt phần vận chuyển quốc tế và phần vận chuyển nội địa thì doanh nghiệp chế xuất phải chịu chi phí vận chuyển nội địa với thuế suất GTGT 10%. Cách lý giải này gây bất lợi cho doanh nghiệp vận tải nội địa về mặt cạnh tranh, các doanh nghiệp chế xuất cũng lâm vào cảnh bị hạn chế sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ này (phần lớn phải chọn các nhà vận tải nước ngoài có thể kinh doanh cả vận tải nội địa). Ngoài ra, mặc dù đây là chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm xuất khẩu nhưng doanh nghiệp chế xuất phải trả thuế GTGT mà không được hoàn thuế, làm tăng chi phí. Theo tác giả, nhà nước nên thống nhất chung mức thuế GTGT trong trường hợp này là 0% đối với cả chặng trong nước và quốc tế.

Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, các nước trong khu vực đang triển khai mạnh mẽ các biện pháp thúc đẩy thu hút các nguồn vốn đầu tư như: Tạm hoãn áp dụng việc tăng mức lương tối thiểu, áp dụng thuế suất ưu đãi theo lĩnh vực, khu vực dưới dạng luật có giới hạn về thời gian. Trường hợp của Thái Lan, nước này cũng chia các khu vực hưởng ưu đãi đầu tư ra làm 3 khu vực và áp dụng mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễm giảm thuế suất khác nhau như Việt Nam. Tuy nhiên, cuối năm 2008 Chính phủ Thái đã quyết định áp dụng mức thuế suất ưu đãi và thời gian miễn giảm thuế ngang bằng với khu vực có mức ưu đãi cao nhất cho tất cả các khu vực, trừ khu vực 1 là Băng cốc đến năm 2014. Do vậy, theo tác giả, bên cạnh việc thực hiện các gói kích cầu đầu tư bằng hỗ trợ lãi suất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn nộp thuế VAT,... đang áp dụng, chúng ta cũng có thể thúc đẩy thu hút đầu tư bằng cách đưa thời hạn ưu đãi cho việc thu hút đầu tư vào các KCN vùng KTTĐBB giống như các ưu đãi đầu tư vào các KCN vùng khó khăn khác trong nước.

Đồng thời với các chính sách tạo thuận lợi về mặt điều kiện kinh doanh cho các nhà đầu tư vào KCN, công tác xúc tiến đầu tư của nhà nước cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao tính hấp dẫn trong thu hút đầu tư vào KCN. Hoạt động xúc tiến đầu tư vào KCN của Vùng hiện nay còn mang tính chất tự phát và


manh mún, mỗi địa phương thực hiện theo một cách, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các KCN trong Vùng, làm tổn hại đến hình ảnh về môi trường đầu tư. Từ thực tế trên, hoạt động xúc tiến đầu tư cần có sự tập trung với sự tham gia và hỗ trợ của các cơ quan nhà nước trung ương, cơ quan điều phối VKTTĐ, đặc biệt là Hiệp hội các BQL các KCN và Chế xuất vùng KTTĐBB thông qua việc thiết lập các kênh thông tin tập trung như: website, các chiến dịch xúc tiến đầu tư, các đoàn vận động đầu tư và liên kết chặt chẽ với các tổ chức, nhà đầu tư quốc tế. Hoạt động này cần có sự chỉ đạo tập trung bởi một cơ quan chuyên trách, được sử dụng ngân sách nhà nước để tiến hành hoạt động. Ngoài ra, việc tăng cường tham gia vào hiệp hội các KCN và KCX khu vực và thế giới cũng sẽ góp thêm cơ hội quảng bá cho các KCN của Vùng và cả nước.

c. Điều kiện thực hiện

Nhà nước và các địa phương cần hoàn thiện môi trường pháp lý và đơn giản hoá các thủ tục hành chính, thông qua việc nhanh chóng xây dựng và thông qua luật về KCN, hoàn thiện cơ chế “một cửa tại chỗ” và coi đây là công cụ quan trọng tạo lập môi trường hành chính thuận lợi trong KCN. Đồng thời, cần ổn định các chính sách và cơ chế để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư vào KCN có những tính toán chiến lược dài hạn và bền vững, đặc biệt là các qui định về thuế, xuất nhập khẩu, lao động là các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến hoạt động hàng ngày của các doanh nghiệp nên cần có hướng dẫn chi tiết, bao quát và dễ hiểu.

Các địa phương cần tham khảo thường xuyên báo có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (VNCI) do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam công bố hàng năm để nắm được các điểm yếu trong môi trường đầu tư của địa phương mình để từ đó có các chủ trương khắc phục kịp thời.

Tăng cường công tác phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương trong các hoạt động xúc tiến đầu tư, trao đổi kinh nghiệm thu hút đầu tư…

3.2.2.2. Tăng cường liên kết doanh nghiệp và phát triển công nghiệp hỗ trợ

a. Căn cứ đề xuất giải pháp

Thứ nhất, liên kết doanh nghiệp là một trong các ưu thế nổi trội của mô hình


KCN đã được thực hiện thành công ở nhiều nước trên thế giới nhưng ở nước ta, các liên kết như vậy vẫn còn khá khiêm tốn.

Thứ hai, việc thúc đẩy các liên kết sản xuất là một trong các yêu cầu quan trọng cho sự PTBV các KCN vì nhờ có những liên kết này giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh bản thân mỗi doanh nghiệp.

Thứ ba, công nghiệp hỗ trợ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các ngành công nghiệp sản xuất, chế tạo, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn. Đối với nhiều doanh nghiệp, năng lực ngành công nghiệp hỗ trợ có vai trò quyết định đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư của họ.

Thứ tư, việc phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ một mặt giúp nâng cao thu nhập, tạo việc làm cho địa phương, mặt khác giúp tiết giảm ngoại tệ cho đất nước thông qua việc thay thế cho các nguyên, phụ liệu nhập khẩu.

- Đây cũng là mục tiêu chiến lược thứ 4, 12 và 13 trong ma trận SWOT.

b. Nội dung giải pháp

- Thứ nhất: Cần có chính sách khuyến khích thu hút ĐTNN cũng như các nhà đầu tư trong nước vào các KCN & KCX một cách công khai, minh bạch. Đặc biệt cần có các thông tin chi tiết về ngành nghề, năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp hiện có trong mỗi KCN và các định hướng khuyến khích đầu tư nhằm phát triển liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các doanh nghiệp trong nước. Chính sách thu hút đầu tư vào các KCN & KCX có mục tiêu và việc cung cấp các thông tin chi tiết về các doanh nghiệp hiện hành sẽ giúp các công ty đa quốc gia (MNC) có thể dễ dàng nhận dạng cơ hội đầu tư và phát hiện được các nhà cung cấp tiềm tàng trong nước. Điều này cũng giúp các MNC giảm rủi ro và chi phí cho việc tạo lập liên kết và thực hiện đầu tư.

Cần có các chính sách giảm chi phí và tăng phần bù đắp cho việc hình thành các liên kết cho cả các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và các doanh nghiệp địa phương nhằm tạo ra và khuyến khích các liên kết làm tăng hiệu quả của sản xuất và


góp phần vào việc chuyển giao các tri thức và kỹ năng từ các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tới các doanh nghiệp địa phương như: Cho phép các doanh nghiệp có vốn ĐTNN được khấu trừ thuế thu nhập cho các chi phí liên quan tới việc hình thành các liên kết với các doanh nghiệp địa phương. Khích lệ kịp thời các MNC có thành tích trong việc tạo ra mạng lưới các doanh nghiệp hỗ trợ bằng các danh hiệu cụ thể như: bằng khen, các danh hiệu như: công dân danh dự… như nhiều nước trong khu vực đã và đang thực hiện. Tránh việc sử dụng các biện pháp cứng nhắc nhằm tăng cường liên kết thường áp dụng trước đây như: đánh thuế nhập khẩu cao; quy tắc về nguồn gốc; đòi hỏi hàm lượng nội địa; đòi hỏi liên doanh hay đòi hỏi về tỷ lệ xuất khẩu… là những biện pháp mang tính mệnh lệnh, không thích hợp với quá trình hội nhập hiện nay. [61]

- Thứ hai, cần có các biện pháp hỗ trợ việc xây dựng và làm sâu sắc các liên kết Việc thu hút có mục tiêu các MNC nhất là trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo

với các tiềm năng liên kết lớn cần được coi là một phần của chiến lược thu hút

ĐTNN với các KCN của Vùng. Tuy nhiên, để nhận được quyết định đầu tư từ các MNC là không hề đơn giản vì các doanh nghiệp này thường rất khắt khe trong việc đánh giá năng lực của các doanh nghiệp hỗ trợ địa phương mà điển hình là trường hợp công ty Canon Việt Nam. Do vậy các hỗ trợ về tài chính, công nghệ và đào tạo đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, các nhà cung cấp tiềm năng. Từ đó giúp tăng tính hấp dẫn trong thu hút các MNC và tăng khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp sản xuất KCN.

Do hầu hết các nhà cung cấp địa phương còn nhỏ về qui mô và yếu về kinh tế nên Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về tài chính nhằm giúp doanh nghiệp nhỏ vượt qua các thất bại để trở thành nhà cung cấp cho các MNC và cung cấp các thông tin về các cơ hội liên kết. Các thông tin có thể là chi tiết về giá phải trả cho các chi tiết nhất định, chất lượng và thậm chí cả sản phẩm và quá trình được sử dụng. Nó có thể bao gồm đơn giản một danh mục yếu tố đầu vào và nguyên liệu có thể khai thác ở địa phương; tên, vị trí và một số đặc trưng và cấu trúc của ngành công nghiệp cung cấp. Các thông tin này có thể được công bố qua báo chí, các hội


thảo liên kết thông tin hoặc qua các triển lãm quốc tế.

- Thứ ba, cần có các giải pháp hỗ trợ cho việc nâng cao năng lực công nghệ của các doanh nghiệp địa phương.

Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp trong nước là yếu tố quyết định khả năng đáp ứng được yêu cầu trở thành nhà cung cấp cho các MNC. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI đòi hỏi các đơn vị cung ứng phải thoả mãn được các tiêu chuẩn chất lượng như ISO 9000, QS 9000, HACCP và VDA. Do vậy việc nâng cấp công nghệ của các nhà cung cấp địa phương cần được coi là một ưu tiên và có các biện pháp để khuyến khích chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp mua sang các doanh nghiệp cung cấp nhằm củng cố sự hợp tác công nghệ giữa hai bên.

Để đảm bảo đầu vào đáp ứng được các đòi hỏi công nghệ khắt khe, các doanh nghiệp FDI thường sẵn sàng cung cấp cho các nhà cung cấp tiềm tàng không chỉ những yêu cầu cụ thể mà đôi khi cả sự trợ giúp nhằm nâng cao khả năng công nghệ của nhà cung cấp. Tuy nhiên việc mở rộng chuyển giao công nghệ phụ thuộc vào nền kinh tế chủ nhà và mức phát triển của các công ty địa phương. Các MNC đầu tư vào việc phát triển và xây dựng năng lực doanh nghiệp địa phương chỉ khi việc đầu tư có thể trông đợi thu được lợi nhuận trong khoảng thời gian nhất định.

- Thứ tư, giải pháp về đào tạo: Các địa phương trong Vùng nên dành những ưu tiên cho phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào tạo nhân lực cho việc xây dựng và củng cố các liên kết. Những công cụ chính sách ở đây bao gồm các chương trình phát triển nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoặc chương trình đào tạo liên kết giữa nhà cung cấp và khách hàng trong đó hướng đến các chương trình hỗ trợ đào tạo từ những người mua.

c. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện có hiệu quả giải pháp này, việc cần thiết là phải có sự thay đổi trong định hướng, điều hành chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là chính sách thuế.

- Đối với việc xúc tiến đầu tư, cần hướng trọng tâm vào các tập đoàn kinh tế


lớn, có công nghệ tiên tiến tạo sức lan tỏa cho sự phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước.

- Đối với chính sách thuế: Có chính sách thuế ưu đãi đối với các MNC và các doanh nghiệp trong nước trong giai đoạn đầu trở thành nhà cung cấp cho các MNC này.

3.2.2.3. Hoàn thiện chính sách đảm bảo nguồn lao động cho KCN

a. Căn cứ đề xuất giải pháp

Thứ nhất, cùng với sự gia tăng cả về số lượng và qui mô các KCN trong thời gian gần đây, các lo ngại về tình trạng thiếu hụt nhân công, kể cả lao động quản lý lẫn lao động phổ thông ngày càng trở lên hiện hữu, nhất là với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động và có đơn giá nhân công thấp.

Thứ hai, việc đảm bảo nguồn lao động, cả về số và chất lượng đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp hoạt động trong KCN và KCN vì lao động được coi là một trong 2 yếu tố đầu vào quan trọng nhất của sản xuất. Với nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao thì chất lượng lao động địa phương có thể coi là tiêu chí quyết định cho việc lựa chọn địa điểm đầu tư của họ.

Thứ ba, các tỉnh vùng KTTĐBB nói chung có qui mô và mật độ dân số khá cao nên nhu cầu về giải quyết việc làm khá lớn. Đối với người lao động địa phương có KCN, việc phát triển các KCN làm họ mất công cụ sản xuất và mất việc làm nên đây cũng là giải pháp cần thiết giúp họ có cơ hội tìm được việc làm ổn định.

- Đây cũng là mục tiêu chiến lược thứ 5 và 14 trong ma trận SWOT.

b. Nội dung giải pháp

- Khuyến khích các thành phần kinh tế thành lập các cơ sở cung ứng lao động đảm nhận nhiệm vụ tuyển dụng lao động tại chỗ và ở các địa phương có nguồn lao động dồi dào để bồi dưỡng và cung ứng cho các doanh nghiệp trong KCN.

- Khuyến khích và có ưu đãi cụ thể cho các thành phần kinh tế thành lập

Xem tất cả 249 trang.

Ngày đăng: 24/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí