Rủi Ro Của Phương Thức Chuyển Tiền Trong Thanh Toán Quốc Tế

Người hưởng lợi (người bán, chủ nợ, người tiếp nhận vốn đầu tư) hoặc là người nào đó do người chuyển tiền chỉ định trong đơn xin chuyển tiền (trong ngoại thương thường là người xuất khẩu).

Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người chuyển tiền


Ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng ở nước người hưởng lợi.

Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất và xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các phương thức thanh toán. Ngân hàng khi thực hiện việc chuyển tiền và trả tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo sự ủy nhiệm của khách hàng mà không bị ràng buộc gì đối với cả hai bên.

Nếu căn cứ vào phương tiện chuyển tiền thì có hai hình thức chuyển tiền:


Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer - M/T): Hiện nay người ta gần như không sử dụng hình thức này trong thanh toán quốc tế.

Chuyển tiền bằng điện (Telegaphic Transfer - T/T): Điện chuyển tiền có thể được thực hiện thông qua truyền tin Telex hoặc qua hệ thống SWIFT, tuy chi phí cao hơn chuyển tiền bằng thư nhưng có ưu điểm là tốc độ nhanh và an toàn cao.

2.1.2. Quy trình thanh toán

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


Cách 1: Chuyển tiền sau khi giao hàng

Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật - TSC - 3


Ngân hàng xuất khẩu

Ngân hàng nhập khẩu

(3)


(4) (2)


Người xuất khẩu

Người nhập khẩu

(1a)

(1b)


(1a/1b) Người xuất khẩu căn cứ vào hợp đồng giao hàng và giao chứng từ cho người nhập khẩu.

(2) Người nhập khẩu sau khi có chứng từ để đi nhận hàng sẽ viết giấy yêu cầu chuyển tiền đến ngân hàng của mình.

Nội dung của giấy chuyển tiền bao gồm: tên, địa chỉ của người hưởng lợi; số tài khoản của người hưởng lợi; tên ngân hàng chuyển tiền; tên ngân hàng đại lý thực hiện nhiệm vụ thanh toán; số tiền cẩn chuyển; phí chuyển tiền do ai chịu; trong đơn chuyển tiền phải ghi rõ lý do chuyển tiền.

(3) Sau khi ngân hàng nhập khẩu nhận được giấy yêu cầu chuyển tiền thì ngân hàng sẽ lập lệnh chuyển tiền đối ngoại qua ngân hàng đại lý ở nước ngoài. Lệnh này có thể bằng điện hoặc thư tùy theo yêu cầu của khách hàng.

(4) Ngân hàng xuất khẩu sau khi nhận báo có trên tài khoản sẽ báo có trên tài khoản của người xuất khẩu.

Cách 2: Chuyển tiền trước khi giao hàng



(1) (2)


(2) (1)


(4)

Ngân hàng xuất khẩu


(4)

Ngân hàng nhập khẩu

(4)

(2)


(1)



(3)

Người xuất khẩu

Người nhập khẩu

(1) Người nhập khẩu chuyển một phần trị giá tiền hàng ứng trước cho người xuất khẩu. Tiền ứng trước cũng có thể chuyển bằng MT/TT.

(2) Người xuất khẩu thông qua ngân hàng của mình phát hành một thư bảo lãnh hoặc một L/C dự phòng cho người nhập khẩu hưởng nhằm đảm bảo cho việc giao hàng nếu không sẽ phải hoàn trả lại tiền cho người nhập khẩu số tiền đã ứng trước cộng một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng.

(3) Người xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng và giao chứng từ cho người nhập khẩu.

(4) Người nhập khẩu thanh toán nốt số tiền của hợp đồng bằng phương thức chuyển tiền.

2.1.3. Các yêu cầu về chuyển tiền


Muốn chuyển tiền phải có: Hợp đồng mua bán ngoại thương, bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu gửi đến, Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (nếu cần), Ủy nhiệm chi ngoại tệ và phí chuyển tiền.

Khi viết đơn chuyển tiền gửi đến một ngân hàng thương mại được phép thanh toán quốc tế, người chuyển tiền cần ghi đủ: tên, địa chỉ của người hưởng lợi, số tài khoản nếu người hưởng lợi yêu cầu; số ngoại tệ xin chuyển cần ghi rõ bằng số và bằng chữ, loại ngoại tệ; lý do chuyển tiền; và những yêu cầu khác; ký tên, đóng dấu.

2.1.4. Trường hợp áp dụng


Phương thức chuyển tiền được áp dụng trong cả thanh toán mậu dịch và thanh toán phi mậu dịch.

Chuyển tiền để thanh toán mậu dịch bao gồm chuyển tiền thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển tiền trong tín dụng, chuyển tiền trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, điều chuyển vốn giữa các tổ chức tài chính…

Chuyển tiền trong ngoại thương có thể được thực hiện trước lúc giao hàng (người mua ứng trước cho người bán), ngay lúc giao hàng hoặc sau lúc giao hàng.

Chuyển tiền để thanh toán phi mậu dịch bao gồm chuyển tiền trong hoạt động đầu tư, chuyển trả các khoản chi phí, chuyển tiền kiều hối và các trường hợp khác theo yêu cầu của khách hàng.

Sử dụng phương thức thanh toán này có ưu điểm là thủ tục thanh toán đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và chi phí thường không lớn. Tuy nhiên như đã nói ở trên, chuyển tiền là phương thức thuộc nhóm thanh toán không kèm chứng từ nên mức độ rủi ro cho người hưởng lợi cao do việc thanh toán có được thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người chuyển tiền. Vì vậy, phương thức này phù hợp nhất khi hai bên có đã có quan hệ hợp tác lâu dài, có sự tín nhiệm lẫn nhau và ngân hàng tham gia thanh toán là ngân hàng có uy tín cao, khả năng thanh toán tốt.

Phương thức chuyển tiền hiện nay được áp dụng khá rộng rãi ở các nước phát triển. Ở nước ta, chuyển tiền lại ít được sử dụng trong thanh toán ngoại thương, chỉ khoảng 10% giá trị thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu; khi thanh toán những hợp đồng có giá trị nhỏ hoặc kết hợp với các phương thức thanh toán khác trong những hợp đồng có điều kiện thanh toán hỗn hợp bằng nhiều phương thức khác nhau; khi trả tiền ứng trước, tiền thừa, tiền bồi thường và những chi phí mậu dịch liên quan đến xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, phương thức này lại được áp dụng rất phổ biến trong các trường hợp thanh toán phi mậu dịch như chuyển tiền kiều hối, chuyển tiền đầu tư, viện trợ, thanh toán các khoản phí…

Ngoài những trường hợp trên với vai trò là một phương thức thanh toán độc lập, chuyển tiền còn là bước cuối cùng của tất cả phương thức thanh toán quốc tế khác và là khâu không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh đối ngoại

của ngân hàng. Vì vậy, nếu xét theo nghĩa rộng của chuyển tiền trong thanh toán quốc tế thì đây là nghiệp vụ được áp dụng rộng rãi nhất vì bản chất của thanh toán quốc tế chính là chuyển tiền.

2.1.5. Rủi ro của phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế

Như đã phân tích ở trên, chuyển tiền là một phương thức thanh toán đơn giản, trong đó ngân hàng chỉ tham gia với vai trò trung gian mà không có một sự ràng buộc nào. Chính vì vậy mà rủi ro cao đối với các bên thanh toán, đặc biệt là trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu. Nhìn chung, việc sử dụng phương thức chuyển tiền trong thanh toán quốc tế thường gặp những rủi ro sau:

2.1.5.1. Rủi ro đối với người bán và người mua trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu.

a) Đối với người bán:

- Hàng đã giao nhưng người mua chậm thanh toán hoặc không thanh toán do gặp khó khăn về tài chính hoặc cố ý chậm thanh toán.

- Người mua từ chối nhận hàng khi giá cả thị trường có xu hướng giảm, do đó sẽ không thực hiện việc thanh toán.

b) Đối với người mua:

Nếu người mua sử dụng phương thức chuyển tiền để mua hàng theo hình thức trả tiền trước khi nhận hàng thì có thể gặp nhiều rủi ro.

- Người bán thiếu uy tín, giao hàng không đúng số lượng, chất lượng theo hợp đồng.

- Người bán chậm giao hàng, chiếm dụng vốn của người mua.

- Người bán không giao hàng do bị phá sản hoặc hủy hợp đồng khi giá cả thị trường có xu hướng tăng.

2.1.5.2. Rủi ro trong các nghiệp vụ thanh toán khác


- Thanh toán nhầm người hưởng do sơ suất của ngân hàng, do sự thiếu cẩn thận của người chuyển tiền hoặc do sự gian lận của người nhận tiền.

- Thanh toán hai lần cho cùng một lệnh chuyển tiền do lỗi của máy móc hoặc của thanh toán viên.

- Điện thanh toán của ngân hàng không chính xác tên, địa chỉ người hưởng hoặc sai số tài khoản dẫn đến phải tra soát nhiều lần hoặc không thanh toán được.

- Thanh toán chậm do có sự sai sót của máy móc, nhân viên thực hiện hoặc do sự khác biệt về thời gian.

- Ngân hàng trả tiền thanh toán cho người hưởng sau khi ngân hàng chuyển tiền đã có lệnh hủy điện chuyển tiền.

Các rủi ro này có thể gây thiệt hại cho người chuyển tiền, người hưởng lợi hoặc cho cả hai bên. Nếu ngân hàng sử dụng phương thức thanh toán này trong hoạt động kinh doanh của chính mình thì họ cũng phải chịu những rủi ro như một khách hàng. Còn trong trường hợp ngân hàng đứng ra với vai trò là một trung gian thì những rủi ro của khách hàng có thể dẫn tới việc mất uy tín và ảnh hưởng tới hoạt động của ngân hàng, do đó cũng có thể coi đó chính là rủi ro của ngân hàng.

2.2. Phương thức nhờ thu (Collection of payment)


2.2.1. Định nghĩa


Phương thức nhờ thu là phương thức trong đó người xuất khẩu (người bán) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu (người mua), uỷ thác cho Ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu nước ngoài, trên cơ sở hối phiếu do người xuất khẩu ký phát.

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này có các bên tham gia:


Người nhờ thu là bên giao chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng (trong ngoại thương thường là người xuất khẩu).

Người trả tiền là người mà chứng từ xuất trình đòi tiền anh ta theo chỉ thị nhờ thu (trong ngoại thương thường là người nhập khẩu).

Ngân hàng chuyển là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thị nhờ thu.


Ngân hàng thu là bất kỳ ngân hàng nào ngoài ngân hàng chuyển thực hiện quy trình nhờ thu.

Ngân hàng xuất trình là ngân hàng thu có nhiệm vụ xuất trình đòi tiền người trả tiền.

Căn cứ vào nội dung chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng xuất khẩu, người ta chia hình thức thanh toán này thành 2 loại:

Nhờ thu trơn: doanh nghiệp xuất khẩu sau khi giao hàng chỉ ký phát tờ hối phiếu đòi tiền doanh nghiệp nhập khẩu và yêu cầu ngân hàng thu hộ số tiền ghi trên tờ hối phiếu đó.

Nhờ thu kèm chứng từ: doanh nghiệp xuất khẩu sau khi giao hàng, lập hối phiếu cùng bộ chứng từ hàng hoá gửi tới ngân hàng phục vụ mình nhờ thu hộ tiền. Trong nhờ thu kèm chứng từ chia ra: Nhờ thu trả tiền ngay trao chứng từ (D/P) và Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A).

2.2.2. Quy trình thanh toán


Ngân hàng nhập khẩu

(3)

(6)

(4)

(5)

(7)

(2)

(1)

Ngân hàng xuất khẩu

Doanh nghiệp nhập khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu

(1) Doanh nghiệp xuất khẩu tiến hành giao hàng cho doanh nghiệp nhập khẩu theo hợp đồng mua bán ngoại thương.

(2) Doanh nghiệp nhập khẩu gửi hối phiếu (nếu nhờ thu trơn) hoặc hối phiếu kèm bộ chứng từ (nếu nhờ thu kèm chứng từ) cho ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu.

(3) Ngân hàng xuất khẩu chuyển hối phiếu hoặc hối phiếu kèm chứng từ cho ngân hàng nhập khẩu.

(4) Ngân hàng nhập khẩu chuyển hối phiếu hoặc hối phiếu kèm chứng từ cho người nhập khẩu để người nhập khẩu trả tiền ngay (nếu là D/P) hoặc ký nhận trả tiền cho hối phiếu (nếu là D/A) rồi ngân hàng trao cho họ bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.

(5) Doanh nghiệp nhập khẩu chuyển trả tiền hoặc trả lại hối phiếu đã chấp nhận thanh toán cho ngân hàng nhập khẩu.

(6) Ngân hàng nhập khẩu chuyển tiền hoặc hối phiếu đã chấp nhận thanh toán cho ngân hàng xuất khẩu.

(7) Ngân hàng xuất khẩu báo Có hoặc trả lại hối phiếu cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong trường hợp nhờ thu kèm chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A), khi đến hạn thanh toán, doanh nghiệp nhập khẩu và ngân hàng tiến hành các bước (5), (6), (7) một lần nữa để thanh toán.

2.2.3. Nội dung của chỉ thị nhờ thu


Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu là “Quy tắc thống nhất về nhờ thu” số 522 của phòng Thương mại Quốc tế, bản sửa đổi năm 1995, song muốn sử dụng văn bản này thì hai bên cần thống nhất quy định trong hợp đồng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022