Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật - TSC - 2

đó nhằm chỉ ra hạn chế, bất cập cũng như những khó khăn mà Công ty cần phải giải quyết.

Dựa trên những phân tích, đánh giá về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty, Khóa luận đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế tại Công ty.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Khóa luận tập trung nghiên cứu, tìm hiểu rủi ro trong ba phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu: phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ, phương thức thanh toán nhờ thu và phương thức thanh toán chuyển tiền. Trong hoạt động thanh toán quốc tế, rủi ro mà các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thường gặp là: rủi ro thị trường như rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất; rủi ro do hoạt động kinh doanh và rủi ro giao dịch. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và tiếp cận nguồn số liệu, Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích các rủi ro giao dịch trong ba phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu tại Công ty.

Phạm vi nghiên cứu của Khóa luận này là hoạt động thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật - TSC chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008.

4. Phương pháp nghiên cứu


Khóa luận sử dụng các phương pháp so sánh, thống kê kinh tế, phân tích hệ thống, mô hình hóa để phân tích và phương pháp tổng hợp.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

5. Bố cục của khóa luận


Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật - TSC - 2

Bài Khóa luận được chia làm ba chương:


- Chương I: Khái quát chung về việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Chương II: Phân tích rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật - TSC

- Chương III: Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật - TSC

Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, do còn hạn chế về mặt lý luận, phương pháp nghiên cứu cũng như kinh nghiệm thực tế nên Khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, bổ sung của các thầy cô, nhân viên và ban Lãnh đạo của Công ty để bài Khóa luận được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Đình Thọ, khoa Tài chính Ngân hàng đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành Khóa luận này.


Hà Nội, tháng 5 năm 2009


Sinh viên


Nguyễn Khánh Linh


CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU‌‌


I. NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU

1.1. Giới thiệu các công cụ và phương thức thanh toán quốc tế phổ biến


1.1.1. Các công cụ thanh toán quốc tế


Công cụ thanh toán là công cụ mà người ta thực hiện việc trả tiền cho nhau trong quan hệ buôn bán. Tiền mặt là công cụ thanh toán nhưng trong thanh toán quốc tế nó giữ vai trò thứ yếu. Phương tiện thanh toán chủ yếu dùng trong thanh toán quốc tế là hối phiếu (Bill of exchange, Drafts), séc (cheque), thẻ tín dụng... Mỗi công cụ thanh toán đều có công dụng riêng của nó, thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giao dịch thanh toán của các chủ thể kinh tế.

1.1.1.1. Hối phiếu


Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.

Người ký phát hối phiếu là người xuất khẩu, người cung ứng các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá.

Người trả tiền hối phiếu là người nhập khẩu, người sử dụng các cung ứng dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá. Khi dùng hối phiếu

làm phương thức đòi tiền của phương thức tín dụng chứng từ, người trả tiền hối phiếu lại là ngân hàng mở thư tín dụng hay ngân hàng xác nhận. Ngân hàng chỉ có trách nhiệm trả tiền hối phiếu khi hối phiếu được xuất trình cùng với bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Nội dung của hối phiếu bao gồm: tiêu đề hối phiếu, địa điểm ký phát hối phiếu, thời gian ký phát, lệnh trả tiền vô điều kiện, số tiền thanh toán, thời hạn trả tiền hối phiếu, địa điểm trả tiền hối phiếu, người hưởng lợi, người trả tiền hối phiếu, người ký phát hối phiếu...

Hối phiếu có nhiều loại, căn cứ vào các tiêu thức mà có thể chia ra: hối phiếu trả tiền ngay, hối phiếu trả tiền sau, hối phiếu có kì hạn, hối phiếu trơn, hối phiếu kèm chứng từ, hối phiếu đích danh, hối phiếu theo lệnh, hối phiếu thương mại, hối phiếu ngân hàng...

1.1.1.2 Séc


Nếu như hối phiếu hình thành trên cơ sở của lưu thông hàng hoá thì séc hình thành trên cơ sở lưu thông tín dụng ngân hàng.

Séc là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một khách hàng của ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng trích một số tiền nhất định từ tài khoản của mình mở ở ngân hàng để trả cho người cầm séc hoặc cho người được chỉ định trên séc.

Nội dung của séc bao gồm: tiêu đề, mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, số tiền, ngày tháng và địa điểm lập séc, tên và địa chỉ của người trả tiền, người hưởng lợi, tài khoản trích tiền, chữ ký của người phát séc.

Séc cũng được chia ra làm nhiều loại: séc vô danh, séc đích danh, séc theo lệnh, séc gạch chéo, séc chuyển khoản, séc xác nhận, séc du lịch.

Ngoài hối phiếu và séc là những công cụ thanh toán thông dụng, còn có các công cụ khác như: kỳ phiếu, thẻ tín dụng...

1.1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế


1.1.2.1. Khái niệm

Phương thức thanh toán quốc tế là cách người bán áp dụng để thu tiền về và người mua áp dụng để trả tiền trong hoạt động ngoại thương. Trong buôn bán, người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền về hoặc trả tiền nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đầy đủ, đúng và từ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn.

1.1.2.2. Phân loại


Các phương thức thanh toán được chia làm hai nhóm chính là các phương thức thanh toán không phụ thuộc chứng từ và các phương thức thanh toán phụ thuộc chứng từ.

a) Các phương thức thanh toán không phụ thuộc vào chứng từ


Các phương thức thanh toán không phụ thuộc vào chứng từ có các đặc điểm sau:

Một là, căn cứ đòi và trả tiền không phụ thuộc vào chứng từ;


Hai là, các phương thức thanh toán trong nhóm này dựa vào thực tế giao nhận hàng hóa;

Ba là, ngân hàng ít có vai trò quan trọng hơn vì người mua và người bán có mối quan hệ lâu dài và mật thiết với nhau;

Đặc điểm cuối cùng trong nhóm các phương thức này là trình tự nghiệp vụ đơn giản, chi phí rẻ, ít tốn kém cho các bên.

Trong nhóm các phương thức thanh toán này gồm có:


- Phương thức chuyển tiền (Remittance)


- Phương thức ghi sổ (Open account)

- Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean collection)


- Thư bảo lãnh thanh toán (Letter of guarantee)


b) Các phương thức thanh toán phụ thuộc vào chứng từ


Hiện nay, các phương thức thanh toán phụ thuộc vào chứng từ ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng hơn trên thế giới bởi những điểm đặc trưng trong nhóm phương thức này:

Đầu tiên phải kể đến là căn cứ đòi tiền và trả tiền phụ thuộc vào chứng từ.


Thứ hai, ngân hàng có vai trò quan trọng trong nhóm phương thức thanh toán này.

Đặc biệt là trong nhóm phương thức này thì quy trình nghiệp vụ khá phức tạp, chi phí tốn kém và phạm vi áp dụng rộng rãi.

Nhóm phương thức thanh toán này gồm có:


- Tín dụng chứng từ (Documentary credit)


- Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)


- Thư ủy thác mua (Authority to purchase)


Trong thực tế thanh toán quốc tế ở Việt Nam hiện nay, các doanh nghiệp thường chỉ sử dụng ba phương thức thanh toán: phổ biến nhất là tín dụng chứng từ, sau là đến chuyển tiền và một số lượng nhỏ các giao dịch sử dụng phương thức nhờ thu. Đây là ba phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm và phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như hoạt động thanh toán quốc tế ở Việt Nam.

1.2. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - một phương thức thanh toán quốc tế được sử dụng phổ biến ở Việt Nam

Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới -WTO, hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng phát triển và đạt được những bước tiến đáng kể. Điều đó thể hiện mức độ hội nhập của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn vào nền kinh tế thế giới đồng thời khẳng định xu hướng hội nhập không thể đảo ngược của Việt Nam mà trước hết và trực tiếp là lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trong năm 2008 đạt 143,4 tỷ USD, tăng 28,9% so với năm 2007; trong đó xuất khẩu đạt 62,69 tỷ USD, tăng 29,1% so với năm trước, vượt 7% kế hoạch năm và nhập khẩu là 80,71 tỷ USD, tăng 28,8%. Đến hết tháng 12 năm 2008, nhập siêu của Việt Nam là 18,03 tỷ USD đạt con số kỷ lục từ trước đến nay, tăng 27,7% so với con số 14,12 tỷ USD của năm 2007. Việt Nam đã có quan hệ thương mại với khoảng 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hoạt động thanh toán quốc tế và hoạt động xuất nhập khẩu lại có mối quan hệ hết sức chặt chẽ cùng tồn tại phát triển. Có thể nói hoạt động xuất nhập khẩu là cơ sở và nền tảng cho hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam. Chính vì vậy, khi hoạt động xuất nhập khẩu có những dấu hiệu phát triển đáng mừng cũng có nghĩa là hoạt động thanh toán quốc tế tại Việt Nam sẽ còn tiếp tục phát triển nhanh và mạnh trong thời gian tới để đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng hiệu quả hơn.

Hơn nữa, phương thức tín dụng chứng từ ở Việt Nam vốn đã được ưa chuộng, chủ yếu là do những lợi ích của phương thức này đem lại đó là đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người mua trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người bán được đảm bảo nhận được tiền và người mua được đảm bảo nhận được hàng thông qua ngân hàng. Do đó, phương thức tín dụng chứng từ giờ lại càng có điều kiện để phát triển mạnh hơn nữa và sẽ ngày càng phát triển hơn trong những năm tới.

II. ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU‌

Như ta đã biết, phương thức thanh toán quốc tế là toàn bộ quá trình, cách thức nhận trả tiền hàng trong giao dịch, mua bán ngoại thương giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Mỗi phương thức thanh toán đều có những ưu điểm và nhược điểm, thể hiện thành mâu thuẫn quyền lợi giữa người nhập khẩu và người xuất khẩu. Vì vậy, việc chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên bàn bạc thống nhất, ghi vào hợp đồng mua bán ngoại thương. Mỗi phương thức là một phương pháp bảo đảm thanh toán; việc chuyển giao “tiền thật sự” hay “chi trả” giữa người mua và người bán được thực hiện bởi các phương thức đó. Hiện nay, trong thương mại quốc tế, các quốc gia thường sử dụng một số phương thức thanh toán quốc tế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu được nêu dưới đây.

2.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance)


2.1.1. Định nghĩa


Phương thức chuyển tiền là phương thức mà trong đó khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định từ tài khoản của mình cho một người khác (người hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định và trong một thời gian nhất định bằng phương tiện do khách hàng yêu cầu.

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này có các bên tham gia:


Người trả tiền (người mua, người mắc nợ) hoặc người chuyển tiền (người đầu tư, kiều bào chuyển tiền về nước, người chuyển kinh phí ra nước ngoài) là người yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài (trong ngoại thương thường là người nhập khẩu).

Ngày đăng: 09/09/2022