này sẽ không bị xâm phạm. Không một lệnh, trát nào được cấp nếu không có lý do xác đáng căn cứ vào lời tuyên thệ hoặc sự xác nhận, đặc biệt cần miêu tả chính xác địa điểm khám xét người và đồ vật bắt giữ.”
Tu chính án thứ năm thì lại bảo vệ các quyền con người liên quan đến tư pháp hình sự: “Không một ai bị buộc phải chịu trách nhiệm về một tội nghiêm trọng hay một tội xấu xa khác nếu không có sự tường trình và cáo trạng của bồi thẩm đoàn, trừ những trường hợp xảy ra trong lục quân, hải quân hoặc trong lực lượng dự bị, khi đang thi hành công vụ trong thời chiến hoặc trong tình trạng xã hội gặp nguy hiểm. Không một ai bị kết án hai lần về cùng một tội có nguy hại đến tính mạng và thân thể; không một ai bị buộc phải làm chứng chống lại chính mình trong một vụ án hình sự và bị tước đoạt sinh mạng, tự do hoặc tài sản, nếu không qua một quá trình xét xừ theo đúng quy định của luật; không một tài sản tư hữu nào bị trưng dụng vào việc công mà không được bồi thường thỏa đáng”.
Tu chính án thứ chín quy định: “Việc quy định các quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp các quyền của người dân”. Như vậy nó cũng nâng cao quyền năng của quyền con người cũng như quyền riêng tư.
Tu chính án thứ mười bốn quy định: “Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được nhập quốc tịch ở Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phán ở đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang mà họ sinh sống. Không một bang nào được ban hành hoặc thực thi bất cứ đạo luật nào nhằm hạn chế đặc quyền hoặc quyền bất khả xâm phạm của công dân Hoa Kỳ. Không một bang nào có quyền được tước đoạt sinh mệnh, tự do và tài sản của một công dân mà không theo một quy trình do luật định. Cũng không một bang nào có
thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó”.
Những tu chính án nêu trên của Hiến pháp chính là cơ sở để hệ thống tòa án Hoa Kỳ bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong đó có quyền về sự riêng tư trong thực tế.
Công trình nghiên cứu của thẩm phán Cooley gọi quyền riêng tư là “Right to be let alone” (quyền được ở một mình). Công trình này đã ảnh hướng lớn đến giới luật học Hoa Kỳ và thế giới, dẫn tới việc hình thành khái niệm mới là “right to privacy”. Trước khi có công trình này, các tòa án Hoa Kỳ không công nhận quyền riêng tư nhưng sau đó đã giải quyết hàng trăm vụ liên quan đến nó.
Trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ (và nhìn chung là ở các nước theo hệ thống thông luật - common law), có thể chia ra làm 5 loại vi phạm quyền riêng tư phổ biến đó là:
- Khi nơi ở và sự riêng tư bị đe dọa
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 2
- Quyền Về Sự Riêng Tư Được Pháp Luật Thừa Nhận Và Thuộc Về Cá Nhân:
- Khung Pháp Luật Quốc Tế Về Bảo Vệ Quyền Về Sự Riêng Tư
- Quy Định Chi Tiết Về Nội Dung Quyền Về Sự Riêng Tư
- Khi Khám Xét Nơi Làm Việc Của Một Người Thì Phải Có Mặt Người Đó, Trừ Trường Hợp Không Thể Trì Hoãn Nhưng Phải Ghi Rõ Lý Do Vào Biên Bản.
- Cá Nhân Có Quyền Yêu Cầu Tổ Chức, Cá Nhân Lưu Trữ Thông Tin Cá Nhân Của Mình Trên Môi Trường Mạng Thực Hiện Việc Kiểm Tra, Đính Chính Hoặc Hủy Bỏ
Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.
- Khi thông tin riêng tư của họ khi công khai cho dân chúng
- Khi thông tin về họ không đúng sự thật (vu khống, bôi nhọ)
- Khi bị ai đó đặt trùng tên mà không được sự đồng ý của họ
- Khi có sự cạnh tranh không lành mạnh bằng việc trộm cắp bí mật thương mại.
2.1.3.2. Bảo vệ quyền về sự riêng tư trong pháp luật của Cộng hoà Pháp
“Mỗi người chúng ta đều có quyền bảo vệ bí mật sâu kín trong sự tồn tại của chúng ta, với mục đích không để chúng trở thành miếng mồi của sự tò
mò công chúng”. Đây là câu tuyên bố nổi tiếng của luật sư Anthony Bem – mà có ảnh hưởng quan trọng đến việc bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Pháp [8].
Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 đã quy định quyền về sự riêng tư tại Đoạn 1 Điều 9: “Mọi người đều có quyền tôn trọng đời tư của mình” (Chacun adroit au respect de sa vie privee). Đoạn 2 Điều 9 xác định: “Ngoài biện pháp yêu cầu bồi thường thiệt hại, thẩm phán có thể quyết định mọi biện pháp như giao tài sản cho người khác quản lý, kê biên tài sản và các biện pháp khác, nhằm ngăn chặn hoặc buộc chấm dứt hành vi xâm phạm bí mật đời tư; trong trường hợp khẩn cấp, các biện pháp này có thể được quyết định theo thủ tục khẩn cấp tạm thời”.
Trong pháp luật Pháp không có định nghĩa thế nào là đời tư hay các vấn đề về đời tư gồm những gì, tuy nhiên dựa vào thực tiễn xét xử tại tòa án nước này, Anthony Bem đã chia thành các vấn đề sau:
- Các quan hệ tình dục (Les relations sexuelles): tất cả các cá nhân đều có quyền tự do tổ chức đời sống tình dục của mình. Liên quan đến vấn đề này, các thông tin liên quan đến các quan hệ đồng tính luyến ái phải được thể hiện theo tinh thần tôn trọng quyền riêng tư và không có sự phân biệt.
- Đời sống tình cảm (La vie sentimentale): sự can thiệp vào đời sống tình cảm của một người trái với ý muốn của người đó;
- Đời sống gia đình (La vie familiale): sự can thiệp vào đời sống gia đình như tiết lộ bí mật thư tín, nhà ở, nơi nghỉ ngơi cuối tuần, khả năng và tư cách làm mẹ, làm bố, ảnh chụp gia đình nơi tư gia,…;
- Tình trạng tài chính (situation fiananciere) của gia đình, của người bố, người mẹ;
- Các kỷ niệm cá nhân (Souvenirs persoannels): các giai thoại, các bí mật thuộc đời sống riêng tư. Chỉ các cá nhân liên quan đến bí mật đó mới có quyền quyết định công bố hay không;
- Trình trạng sức khỏe (Etat de sante): bí mật nghề y buộc các thầy thuốc không tiết lộ những bí mật riêng tư của bệnh nhân thể hiện sự tôn trọng đời sống riêng tư của bệnh nhân;
- Niềm tin chính trị và tôn giáo (Convictions politiques ou religieuses): Các ý kiến của cá nhân về chính trị và niềm tin tôn giáo cũng được coi là vấn đề riêng tư của cá nhân mà mọi người phải tôn trọng.
Khi xảy ra các hành vi xâm phạm đến quyền về sự riêng tư thì Tòa án có thể áp dụng các chế tài dân sự hoặc chế tài hình sự với cá nhân hoặc tổ chức vi phạm.
Pháp luật Pháp cũng quy định những chế tài với những vi phạm quyền về sự riêng tư, bao gồm:
Chế tài dân sự:
- Các biện pháp nhằm hạn chế tác hại của hành vi vi phạm như tịch biên, hủy bỏ, tạm giữ các tài liệu làm lộ bí mật cá nhân người khác của người có hành vi xâm phạm;
- Phạt tiền nhằm đền bù thiệt hại cho người bị hại;
- Công bố phán quyết của Tòa án lên báo chí cho công dân biết.
Chế tài hình sự:
Cá nhân vi phạm có thể bị phạt tù hoặc bị phạt tiền đến 45.000 euros. Đối với các pháp nhân, có thể bị phạt tiền nhiều gấp 5 lần so với các cá nhân, có nghĩa là lên tới 225.000 euros.
Bộ luật hình sự Pháp và một số luật chuyên ngành khác quy định một số tội phạm xâm phạm quyền về sự riêng tư như: Tội xâm phạm nhà ở, Tội vi phạm bí mật thư tín, Tội vi phạm bí mật nghề nghiệp,…Bộ luật này cũng quy định một số hình phạt phụ đối với những tội xâm phạm quyền về sự riêng tư như:
- Cấm các quyền dân sự, cá nhân và gia đình;
- Cấm các hoạt động nghề nghiệp xã hội trong lĩnh vực liên quan đến việc phạm tội;
- Cấm sử dụng vũ khí trong thời hạn 5 năm đối với người có thẩm quyền sử dụng súng trước khi phạm tội;
- Thông báo bằng áp phích và công bố công khai hình phạt của Tòa án đối với người phạm tội;
- Tịch thu công cụ hoặc phương tiện đã phục vụ hoặc dùng cho mục đích thực hiện hành vi phạm tội xâm phạm bí mật đời tư.
2.2. Khung pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền về sự riêng tư
Quyền về sự riêng tư được quy định trong nhiều văn bản pháp luật Việt Nam, từ văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp đến luật và các văn bản dưới luật. Các quy định đó đã giải thích rõ nội dung của quyền riêng tư cũng như đề ra các biện pháp bảo đảm thực hiện, chế tài áp dụng khi có vi phạm quyền này.
2.2.1. Quy định chung về quyền về sự riêng tư: Hiến pháp:
Quyền về sự riêng tư được ghi nhận trong các bản Hiến pháp Việt Nam ở những mức độ khác nhau. Cụ thể, Điều 11 Hiến pháp 1946 chỉ đề cập đến
quyền bất khả xâm phạm về thư tín nhưng Hiến pháp năm 1959 (Điều 27,28), Hiến pháp 1980 (Điều 68 đến 71), Hiến pháp năm 1992 (Điều 71,73) đã mở rộng phạm vi quy định quyền này. Mức độ mở rộng đã đạt đến sự hoàn thiện trong Hiến pháp 2013 (Điều 20,21,22). Cụ thể, trong Điều 22 Hiến pháp 2013 đã khẳng định quyền về sự riêng tư:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.”
Thuật ngữ “đời sống riêng tư” mang tính khái quát cao, bao hàm các quyền trong Điều 20 và 22 Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 cũng mở rộng chủ thể được bảo vệ quyền về sự riêng tư từ công dân sang tất cả mọi người, cho thấy không có sự phân biệt quốc tịch. Bên cạnh đó, cũng có mức độ bảo vệ cao hơn do quy định bảo vệ các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định trường hợp quyền này có thể bị hạn chế (Khoản 2 Điều 14).
Bộ Luật Dân Sự:
Trước khi BLDS năm 2015 được thông qua thì hệ thống pháp luật nước ta chỉ ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về nơi cư trú và thư tín. Cụ thể, quyền về bí mật đời tư trong BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 chỉ bao gồm quyền của cá nhân đối với hình ảnh (Điều 31), quyền được bảo vệ danh dự
nhân phẩm, uy tín (Điều 37), quyền bí mật đời tư (Điều 38), quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở (Điều 46), chứ chưa có quy định trực tiếp về quyền về sự riêng tư.
BLDS năm 2005 quy định về quyền bí mật đời tư ở Điều 38 như sau:
“1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
BLDS năm 2015 có nhiều thay đổi, trong đó có sửa đổi về quyền về sự riêng tư, cụ thể tại Điều 38 như sau:
đình
“Điều 38. Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia
1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm
phạm và được pháp luật bảo vệ.
2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Như vậy BLDS năm 2015 thay đổi về mặt thuật ngữ từ “bí mật đời tư” sang “quyền đối với đời sống riêng tư”, bổ sung thêm cụm từ bí mật cá nhân, bí mật gia đình.
Về mặt nội dung, Khoản 1 của Điều 38 của cả BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 vẫn là thiết lập nguyên tắc bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ cho quyền nhân thân được quy định. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 38 BLDS năm 2015 bãi bỏ quy định tiết lộ thông tin trong trường hợp chủ thể của thông tin đã chết, mất năng lực hành vi. Khoản 3 Điều 38 BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 không có nhiều thay đổi. Khoản 4 quy định thêm quyền riêng tư của các bên trong quan hệ hợp đồng – một quan hệ đặc trưng trong lĩnh vực dân sự.