Quyền Về Sự Riêng Tư Được Pháp Luật Thừa Nhận Và Thuộc Về Cá Nhân:

bảo vệ dữ liệu cá nhân, trong đó sự riêng tư chính là việc quản lý thông tin cá nhân.

Trong bối cảnh hiện nay, bảo vệ sự riêng tư thường xuyên được xem như là một cách để hướng dẫn xã hội hạn chế can thiệp vào công việc của cá nhân. Việc thiếu một định nghĩa duy nhất không có nghĩa là vấn đề thiếu tầm quan trọng, vì “theo một nghĩa nào đó, tất cả các quyền con người đều có khía cạnh của quyền riêng tư”.

Quyền riêng tư có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử, được đề cập khá nhiều trước khi nó được công nhận là một quyền con người cơ bản trong các điều ước quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam.

Trong xã hội nguyên thủy, dường như quyền riêng tư bị bỏ quên do cuộc sống bầy đàn, tính gắn kết cộng đồng khiến cho con người không đòi hỏi cái riêng tư cho bản thân. Phải đến khi hình thái nhà nước đầu tiên thực sự xuất hiện – là nhà nước chiếm hữu nô lệ – thì “ quyền về sự riêng tư ” mới manh nha xuất hiện như trường hợp lời thề Hippocrate trong ngành y, đó là việc các thầy thuốc phải tuyên thệ về việc giữ bí mật với hồ sơ bệnh án [2].

Mặc dù được đề cập từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, tuy vậy khái niệm và tính pháp lý chỉ thực sự được khẳng định rõ ràng ở thời kì phát triển của chủ nghĩa tư bản. Do đó, có thể nói, quyền riêng tư có nguồn gốc từ phương Tây và phát triển nhờ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Năm 1361, khi các thẩm phán của Đạo luật Hòa bình ở Anh đã đưa ra cơ sở cho việc bắt giữ Peeping Toms và các tiêu chuẩn khác mà không xâm hại về tính riêng tư. Nghị sĩ William Pitt đã viết: “Những người nghèo nhất có thể thách thức để buộc tất cả các quan chức phải tôn trọng. Mặc dù, căn nhà của họ có thể là xập xệ, mái của nó có thể lắc, gió có thể thổi, các cơn bão có thể vào, mưa có thể xâm nhập – nhưng vua nước Anh không thể vào nhà được”.

Nhiều quốc gia khác lần lượt ghi nhận và phát triển quyền riêng tư trong các thế kỷ tiếp sau đó. Năm 1776, Quốc hội Thụy Điển đã ban hành Luật “Access to Public Records” yêu cầu tất cả các thông tin của công dân mà chính phủ có chỉ được sử dụng cho mục đích hợp pháp. Năm 1792, Tuyên bố về Quyền của con người và công dân ghi nhận rằng: “Tài sản tư nhân là bất khả xâm phạm và thiêng liêng”.

Từ tiền lệ nước Anh, nhiều quốc gia lần lượt ghi nhận và phát triển quyền về sự riêng tư.

Trên phạm vi quốc tế, quyền về sự riêng tư được chính thức thừa nhận trong UDHR năm 1948, sau đó tiếp tục được khẳng định trong ICCPR năm 1966 và hàng loạt ĐƯQT trên thế giới và trong khu vực. Quyền riêng tư là một trong những quyền cơ bản của con người được ghi nhận trong các văn kiện pháp lý quốc tế về quyền con người. Trên bình diện quốc tế và ở những quốc gia phát triển, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về sự riêng tư kể từ cuối thế kỷ XIX, nhất là trong những năm 60 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, có một nhận định chung được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận “quyền riêng tư là một khái niệm quá rộng và hầu như không thể định nghĩa”. Sự quan tâm đến quyền riêng tư tăng nhanh trong những năm 1960 và 1970 cùng với sự ra đời của công nghệ thông tin.

Quyền riêng tư được ghi nhận trong các văn bản pháp luật quốc tế như UDHR, ICCPR,…do đó quyền riêng tư là một quyền con người cơ bản. Hơn nữa quyền riêng tư đại diện cho giá trị con người, thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người trong mối quan hệ với xã hội. Và quyền riêng tư là một quyền hiến định vì được quy định trong hiến pháp.Để hiểu rõ thêm về quyền riêng tư cần tham khảo quan điểm của các học giả trên thế giới. Các học giả trên thế giới định nghĩa quyền về sự riêng tư rất khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Năm 1890, hai học giả người Mỹ là Samuel.D. Warren và Louis.D. Brandies cho ra đời tác phẩm “Right to privacy” - được đánh giá là một trong những tác phẩm có tầm quan trọng, là nền tảng phát triển những quy định pháp luật về quyền riêng tư tại Hoa Kỳ. Trong tác phẩm, Warren và Brandies không đưa ra một định nghĩa cụ thể về quyền riêng tư mà sử dụng thuật ngữ “quyền được ở một mình”. Sau này được Tòa Án Hoa Kỳ sử dụng. Nội dung bài viết tập trung vào sự thay đổi của công nghệ và truyền thông, tạo điều kiện cho báo chí can thiệp sâu hơn vào đời sống cá nhân do đó cần phải có luật bảo vệ sự riêng tư của cá nhân. Hai học giả cho rằng bảo vệ về quyền riêng tư là bảo vệ cá nhân khỏi những tổn thương về mặt cảm xúc và tinh thần do những hành vi xâm hại riêng tư gây ra, điều này rất khác với việc bảo vệ danh dự nhân phẩm và bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ [11].

William Prosser (1898 – 1972) lại đưa ra hệ thống 4 hành vi được coi là xâm phạm quyền về sự riêng tư:

Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 3

- Xâm phạm không gian riêng tư, đời sống riêng tư của người khác.


- Công khai những thông tin cá nhân gây làm người khác tổn thương.


- Công khai thông tin cá nhân đặt người khác vào tình huống bị hiểu lầm.


- Sử dụng hình ảnh, tên tuổi người khác để vụ lời.


Học giả Alain Westin (1929-2013), trong cuốn “Privacy and Freedom” của mình lại cho rằng “Quyền riêng tư là yêu cầu của cá nhân, nhóm hoặc tổ chức để quyết định khi nào, trong phạm vi giới hạn nào những thông tin cá nhân của mình được chia sẻ cho những người khác.”[23]

Tuy nhiên, Robber Ellis Smith, biên tập viên của Tạp chí bảo mật thì xác định rằng: “Những mong muốn của mỗi chúng ta cho không gian vật lý mà chúng ta có thể hoàn toàn không bị gián đoạn, xâm nhập, bối rối hoặc chịu

trách nhiệm và kiểm soát được thời gian và cách thức tiết lộ thông tin về cá nhân thông tin về bản thân”[11].

Judith Jarvis Thomson (1975) thì cho rằng quyền riêng tư là tập hợp của những quyền khác. Những quyền năng trong tập hợp có xu hướng đan xen, chồng chéo lên nhau và hoàn toàn có thể lý giải thông qua các quyền về thân thể, và các quyền về tài sản.

Học giả Ruth Gavison, trong tác phẩm “Privacy and Limit of the law” thì lại cho rằng: “Riêng tư là thuật ngữ được sử dụng với nhiều ý nghĩa. Thứ nhất liên quan đến bản chất của quyền riêng tư: Riêng tư là một trạng thái, một quyền, một yêu cầu, một dạng thực của sự kiểm soát hay một giá trị? Câu hỏi thứ hai liên quan đến những yếu tố thuộc về quyền riêng tư: là liên quan đến thông tin, quyền tự chủ, yếu tố định danh cá nhân, sự tiếp xúc về thân thể?”[20, tr.424]. Trên cơ sở hai câu hỏi đó, ông đã phân tích chứng tỏ rằng quyền riêng tư là sự kiểm soát đối với các vấn đề thuộc về cá nhân.

Tom Gerety lại cho rằng quyền về sự riêng tư là quyền tự chủ hay kiểm soát các giá trị nhân thân và bản sắc cá nhân, và khẳng định rằng một định nghĩa hẹp về sự riêng tư là tốt hơn một định nghĩa rộng [11].

Còn Hội đồng Calcutt ở Anh cho rằng: “Không nơi nào chúng ta có thể tìm thấy một định nghĩa hoàn toàn thỏa đáng về quyền về sự riêng tư” [11].

Mặc dù có nhiều điểm không giống nhau song chúng đều nhấn mạnh rằng quyền này dùng để hoạt động riêng của cá nhân mà không chịu bất kì sự can thiệp nào từ bên ngoài. Nói cách khác sự tự chủ là yếu tố quan trọng bậc nhất của quyền về sự riêng tư.

Quyền riêng tư là một quyền con người đặc biệt quan trọng song nó không phải là quyền tuyệt đối. Quyền về sự riêng tư cần được bảo vệ khỏi sự can

thiệp tùy tiện hoặc trái pháp luật của mọi thể nhân pháp nhân, trong đó bao gồm các cơ quan nhà nước và nhân viên nhà nước cùng những người sử dụng lao động. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhà nước có thể thu thập hoặc yêu cầu công dân cung cấp các thông tin về đời tư nhằm bảo vệ những lợi ích chính đáng của quốc gia, cộng đồng và của người khác [8, tr.14]. Bên cạnh đó, quyền về sự riêng tư cũng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định như liên quan đến việc bảo vệ thuần phong mỹ tục và các điều cấm của pháp luật.

Quyền về sự riêng tư có sự gắn bó mật thiết với các quyền khác như: quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; quyền tự do hiệp hội và hội họp; quyền tự do báo chí;...

Tóm lại: Quyền về sự riêng tư là quyền của cá nhân không chịu sự can thiệp của bất kỳ chủ thể nào trong việc ra các quyết định hoặc tự do hành động trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội của bản thân mỗi người, kể cả trong gia đình và ngoài xã hội, trừ trường hợp được chính người này đồng ý hoặc theo quy định của pháp luật, được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

1.2.2. Đặc điểm của quyền về sự riêng tư


Là một quyền nhân thân được pháp luật bảo vệ, đặc điểm của quyền riêng tư là những thuộc tính, tính chất nổi bật của quyền riêng tư, là cơ sở để phân biệt quyền riêng tư với các quyền năng khác trong hệ thống quyền con người.

1.2.2.1. Quyền về sự riêng tư được pháp luật thừa nhận và thuộc về cá nhân:

Theo Điều 25 BLDS năm 2015 của Việt Nam: “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không

thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy có thể thấy rằng quyền về sự riêng tư gắn liền với một cá nhân cụ thể, không phải gắn với tổ chức. Mặc dù có thể có những bí mật thuộc về một nhóm người (ví dụ: bí mật gia đình) trong một tổ chức nhất định nhưng cũng không thể khẳng định quyền về sự riêng tư gắn liền với pháp nhân.

1.2.2.2. Chủ thể của quyền về sự riêng tư không bị hạn chế, ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ:

Bất kì cá nhân nào cũng được pháp luật bảo hộ quyền về sự riêng tư. Mỗi người sinh ra đều có cuộc sống, tình cảm, quan hệ xã hội của riêng mình

– pháp luật luôn tôn trọng điều đó. Do đó, quyền về sự riêng tư của các cá nhân khác nhau được pháp luật bảo hộ như nhau. Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ đối với một số đối tượng. Việc quy định này không nằm ngoài mục đích công – vì lợi ích cộng đồng.

Ví dụ, theo Điều 34 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam thì có một số đối tượng nhất định có nghĩa vụ phải kê khai tài sản. Sở dĩ pháp luật quy định như vậy nhằm phòng và chống các hành vi tham nhũng bởi công việc, chức vụ mà người này đảm nhận thuộc lĩnh vực nhạy cảm, có thể vụ lợi.

“ Điều 34. Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập


1. Cán bộ, công chức.


2. Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.

3. Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4. Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.”

1.2.2.3. Quyền về sự riêng tư được bảo hộ ở một không gian rộng, với nội hàm rộng:

Quyền con người được bảo đảm thực hiện đối với mỗi cá nhân cư trú trong phạm vi lãnh thổ đất nước mình, mà còn được bảo vệ trong trường hợp lưu trú tại một quốc gia khác.

Nội hàm của quyền riêng tư rất rộng lớn và có sự liên quan mật thiết đến nhiều quyền năng khác của cá nhân. Như đã phân tích ở trên quyền riêng tư là một quyền bao trùm lên toàn bộ đời sống riêng tư của cá nhân, cho phép cá nhân được thực hiện những hoạt động về đời sống riêng tư mà không bị bất kì ai can thiệp trái phép từ bên ngoài. Quyền riêng tư liên quan tới những gì thuộc về cá nhân, không chỉ bao gồm thông tin cá nhân, bí mật cá nhân mà còn trải rộng ra như hình ảnh, thân thể, công việc cá nhân.

1.2.2.4. Khách thể của quyền riêng tư hướng tới giá trị tinh thần của một cá nhân:

Quyền riêng tư ra đời nhằm bảo vệ một cá nhân khỏi sự tổn thương về mặt tinh thần do những hành vi xâm phạm riêng tư gây lên. Đối tượng bảo vệ của quyền riêng tư rất rộng, bao gồm: hình ảnh, tên tuổi, thân thể, nơi ở và các thông tin cá nhân khác, nhưng đều chung mục đích hướng tới bảo vệ không gian riêng tư của cá nhân đó, bảo vệ cá nhân khỏi các hành vi xâm

phạm. Ví dụ: Việc sử dụng hình ảnh cá nhân bất hợp pháp xâm phạm đến quyền của cá nhân với hình ảnh cũng như quyền về sự riêng tư của cá nhân.

1.2.2.5. Quyền riêng tư không phải quyền tuyệt đối:


Quyền riêng tư có thể bị hạn chế trong một số trường hợp vì lợi ích quốc gia, lợi ích xã hội. Việc giới hạn quyền riêng tư có thể hiểu là trong điều kiện bình thường thì mọi cá nhân đều có quyền riêng tư nhưng trong một số trường hợp vì lợi ích xã hội – quốc gia thì quyền riêng tư bị hạn chế.

Sự giới hạn quyền về sự riêng tư chính là biểu hiện sinh động nhất giữa cá nhân và xã hội, con người không phải là đơn lẻ mà là thành tố tạo nên xã hội. Đôi khi có thể hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích cộng đồng.

Các điều kiện của trường hợp hạn chế tùy vào quốc gia, khu vực mà quy định khác nhau. Ví dụ, ở Việt Nam, sự giới hạn quyền này được quy định trong nhiều đạo luật chuyên ngành như luật an ninh quốc gia, luật phòng chống tham nhũng, luật chống khủng bố,…

1.3. Nội dung và các phương thức bảo vệ quyền về sự riêng


1.3.1. Nội dung quyền về sự riêng tư


Nội dung quyền của sự riêng tư được hiểu là phạm vi các quyền mà quyền riêng tư bao trùm đươc pháp luật bảo hộ. Tổ chức Bảo mật quốc tế và Trung tâm bảo mật thông tin điện tử công bố báo cáo với tiêu đề “Sự riêng tư và nhân quyền” trong đó khái quát hóa sự phát triển pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư ở 50 quốc gia, đưa ra nội dung của quyền riêng tư như sau:

- Sự riêng tư về thông tin cá nhân: bao gồm việc bao hành các quy tắc quản lý trong việc thu thập và xử lý các dữ liệu cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ y tế và các hồ sơ của chính quyền lưu trữ về công dân đó. Nó còn được gọi là “bảo vệ dữ liệu”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023