Khi Khám Xét Nơi Làm Việc Của Một Người Thì Phải Có Mặt Người Đó, Trừ Trường Hợp Không Thể Trì Hoãn Nhưng Phải Ghi Rõ Lý Do Vào Biên Bản.

nhân, ảnh của người đã bị khởi tố hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù giam, ảnh thông tin về các hoạt động tập thể.”

Tóm lại, hệ thống pháp luật về quyền riêng tư trong lĩnh vực báo chí được quy định khá đầy đủ từ các quy định cấm đến những quy định xử lý hành vi xâm phạm.

2.2.2.4. Trong lĩnh vực hình sự:


*Luật tố tụng hình sự:


Một nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong luật tố tụng hình sự là nguyên tắc đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, an toàn bí mật thư tín, điện thoại của công dân. Và chỉ có một số hoạt động ảnh hưởng đến quyền về sự riêng tư (giới hạn của quyền riêng tư) nếu hoạt động để để phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, được người hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép tiến hành:

Điều 12. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân

“Không ai được xâm phạm trái pháp luật chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân.

Việc khám xét chỗ ở; khám xét, tạm giữ và thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này.”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

Theo Điều 192 Luật tố tụng hình sự 2015 thì việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ,

phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân. Trong trường hợp người có điện thoại, điện tín, thư tín đang liên quan đến vụ án hình sự, nếu cần thiết phải thu thập tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án để phục vụ điều tra có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu phẩm. Việc khám xét phải đúng thẩm quyền (Điều 193).

Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 7

Luật tố tụng hình sự 2015 cũng quy định rõ trình tự thủ tục về khám xét người (Điều 194); Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện (Điều 195); thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử (Điều 196); Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông (Điều 197).

Ví dụ: “Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện


1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

2. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

3. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.

4. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

5. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.”

Ngoài ra, quy định về trưng cầu giám định cũng liên quan mật thiết tới quyền riêng tư. Điều 206 Luật tố tụng hình sự quy định một số đối tượng bắt buộc phải trưng cầu giám định, thực hiện các xét nghiệm, giám định trên cơ thể mình khi cần xác định theo luật định mà không được từ chối.

Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị

hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

3. Nguyên nhân chết người;


4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;


5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

6. Mức độ ô nhiễm môi trường.”


Tuy nhiên có một số ngoại lệ, là vụ án khởi tố theo yêu cầu của người bị hại thì họ có thể từ chối yêu cầu giám định về thương tật, dịch trong cơ thể,…

Việc bảo đảm quyền riêng tư về thông tin cá nhân của người phạm tội còn có Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT – BCA –VKSNDTC – TANDTC hướng dẫn về việc gửi thông báo, gửi, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến người phạm tội.

* Luật thi hành án hình sự 2010:


Luật này cũng có quy định về chế độ liên lạc của phạm nhân, quy định này chỉ rõ giới hạn quyền riêng tư của phạm nhân trong vấn đề liên lạc thông tin:

“Điều 47. Chế độ liên lạc của phạm nhân:


1. Phạm nhân được gửi mỗi tháng hai lá thư; trường hợp cấp bách thì được gửi điện tín. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan

thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải kiểm tra, kiểm duyệt thư, điện tín mà phạm nhân gửi và nhận.

2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân mỗi tháng một lần, mỗi lần không quá 05 phút. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc cho phạm nhân liên lạc bằng điện thoại và tổ chức kiểm soát việc liên lạc này.

3. Chi phí cho việc liên lạc của phạm nhân quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do phạm nhân chi trả”

Các biện pháp điều tra đặc biệt như khám xét người, giám định thương tích,... cũng phần nào hạn chế quyền con người hay quyền về sự riêng tư. Nó không chỉ được quy định trong luật tố tụng hình sự mà còn được quy định trong những đạo luật chuyên ngành khác như Luật an ninh quốc gia, Luật hải quan, Luật phòng chống khủng bố, Luật phòng chống ma túy, Luật công an nhân dân,…

Điều 12 Luật an ninh quốc gia năm 2004 quy định việc áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp như sau:


g) Kiểm soát việc sử dụng thông tin liên lạc tại một địa phương hay một khu vực nhất định.”

Luật phòng chống khủng bố năm 2013 cũng quy định rất cụ thể về các biện pháp chống khủng bố nhưng có một số biện pháp ảnh hưởng trực tiếp đến quyền riêng tư như: Kiểm soát giao dịch tiền, tài sản; kiểm soát hoạt động xuất bản, báo chí, bưu chính, viễn thông và các hình thức thông tin khác;…

Luật phòng chống ma túy năm 2000 cũng ghi nhận một số biện pháp ảnh hưởng đến quyền riêng tư như áp dụng các biện pháp trinh sát cần thiết để phát hiện tội phạm về ma túy.

Như vậy ngoài luật tố tụng hình sự thì các quy định khác về các biện pháp điều tra đặc biệt đã phần nào ảnh hưởng tới quyền về sự riêng tư. Trong bộ luật tố tụng hình sự thì các biện pháp được áp dụng trong điều tra hình sự là:

(1) ghi âm, ghi hình bí mật; (2) nghe điện thoại bí mật; (3) thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

2.2.2.5. Trong lĩnh vực dân sự:


Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định việc trưng cầu giám định khi có yêu cầu trong việc giải quyết một số loại vụ việc như xác định: “Theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một trong các bên đương sự, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định…” Còn đối với các vụ việc cần phải lấy mẫu xét nghiệm trên cơ thể người để xác định quan hệ cha, mẹ, con thì quy định này lại thể hiện sự tôn trọng quyền về sự riêng tư.

Luật thi hành án dân sự năm 2008 và sửa đổi bổ sung năm 2014 thì quy định việc kê biên tài sản, nhà ở phải được thực hiện theo trình tự thủ tục pháp luật khi có bản án quyết định có hiệu lực của Tòa án.

2.2.2.6. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin:


Luật Viễn thông năm 2009 quy định về việc bảo mật bí mật thông tin tại Điều 6 khá cụ thể:

“Điều 6. Bảo đảm bí mật thông tin


1. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động viễn thông có trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

2. Tổ chức, cá nhân khi gửi, truyền hoặc lưu giữ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước trên mạng viễn thông có trách nhiệm mã hóa thông tin theo quy định của pháp luật về cơ yếu.

3. Thông tin riêng chuyển qua mạng viễn thông công cộng của mọi tổ chức, cá nhân được bảo đảm bí mật. Việc kiểm soát thông tin trên mạng viễn thông do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.

4. Doanh nghiệp viễn thông không được tiết lộ thông tin riêng liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm tên, địa chỉ, số máy gọi, số máy được gọi, vị trí máy gọi, vị trí máy được gọi, thời gian gọi và thông tin riêng khác mà người sử dụng đã cung cấp khi giao kết hợp đồng với doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người sử dụng dịch vụ viễn thông đồng ý cung cấp thông tin;


b) Các doanh nghiệp viễn thông có thỏa thuận bằng văn bản với nhau về việc trao đổi cung cấp thông tin liên quan đến người sử dụng dịch vụ viễn thông để phục vụ cho việc tính giá cước, lập hóa đơn và ngăn chặn hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng;

c) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.”

Luật Giao dịch điện tử năm 2005 cũng có nhiều quy định về quyền về sự riêng tư như: bảo vệ thông điệp sữ liệu điện tử (Điều 45), bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử (Điều 46),…

Luật Công nghệ thông tin năm 2006 đã có những quy định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm đối với việc thu thập, xử lí thông tin, sử dụng lưu trữ thông tin trên môi trường mạng:

“Điều 21. Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân trên môi trường

mạng


1. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Tổ chức, cá nhân thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác có trách nhiệm sau đây:

a) Thông báo cho người đó biết về hình thức, phạm vi, địa điểm và mục đích của việc thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người đó;

b) Sử dụng đúng mục đích thông tin cá nhân thu thập được và chỉ lưu trữ những thông tin đó trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận giữa hai bên;

c) Tiến hành các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá huỷ;

d) Tiến hành ngay các biện pháp cần thiết khi nhận được yêu cầu kiểm tra lại, đính chính hoặc hủy bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này; không được cung cấp hoặc sử dụng thông tin cá nhân liên quan cho đến khi thông tin đó được đính chính lại.

3. Tổ chức, cá nhân có quyền thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác mà không cần sự đồng ý của người đó trong trường hợp thông tin cá nhân đó được sử dụng cho mục đích sau đây:

a) Ký kết, sửa đổi hoặc thực hiện hợp đồng sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;

b) Tính giá, cước sử dụng thông tin, sản phẩm, dịch vụ trên môi trường mạng;

Xem tất cả 85 trang.

Ngày đăng: 21/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí