Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 2

Ông chủ Facebook phải ra điều trần trước Thượng viện và Hạ viện Mỹ trong hai ngày 10 và 14/4/2018 do trước đó, tờ New York Times phanh phui Công ty Cambridge Analytica của Anh thu thập thông tin liên quan đến 50 triệu người dùng Facebook mà họ không hề hay biết. Vụ việc này cho thấy khi sống trong thời đại công nghệ, khó ai có thể thoát ly khỏi môi trường công nghệ, vì vậy, quyền riêng tư cũng không được đảm bảo. Ví dụ tiếp theo về sự rò rỉ thông tin cá nhân của hơn 14.200 người nhiễm HIV tại Singapore. Theo Bộ Y tế Singapore, các dữ liệu liên quan đến 5.400 công dân Singapore nhiễm HIV từ năm 1985 đến tháng 1/2013 và 8.800 người nước ngoài nhiễm HIV từ năm 1985 đến tháng 12/2011 đã bị rò rỉ. Các thông tin bị rò rỉ bao gồm tên, số chứng minh thư, số liên lạc, địa chỉ, các kết quả xét nghiệm HIV và thông tin y tế.

Trong thời đại ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có tuy đem lại cho con người khả năng liên kết, chia sẻ vô cùng nhanh chóng, tiện lợi nhưng lại ẩn chứa rất nhiều hệ lụy, thậm chí ảnh hưởng xấu đến con người. Nhìn từ góc độ này có thể thấy dường như khoa học và công nghệ “tiếp tay” cho việc xâm phạm quyền riêng tư của mọi cá nhân. Bóng đen công nghệ cao càng lớn thì sự riêng tư của con người càng bị đe dọa. Trong khi đó, quy định hiện hành về quyền riêng tư ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, bất cập. Thực trạng đó đặt ra yêu cầu cần tiếp tục nghiên cứu các quy định về pháp luật hiện hành về quyền riêng tư và thực tiễn thi hành quyền này để đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật.

Với những lý do nêu trên, em quyết định lựa chọn đề tài “Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tếpháp luật Việt Namđể thực hiện khoá luận tốt nghiệp, với mong muốn góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này ở nước ta.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Bảo vệ quyền về sự riêng tư là chủ đề đã được nghiên cứu bởi nhiều học giả trong và ngoài nước. Một số nghiên cứu ở nước ngoài về vấn đề này có thể kể như sau:

- Dimitri Vitaliev (2007), “Frontline International Foundation for the Protection of Human rights defenders”;

- Graeme Laurie (2002), “Genetic privacy: a challenge to medico-legal norms”, Cambridge, U.K; New York: Cambridge University Press;

- Michael, James (1994), “Privacy and human rights: an international and comparative study, with special reference to developments information technology”, Paris: Aldershot UNESCO Publ; Dartmouth, cop;

- William N. Eskridge, Nan D. Hunter (1997), “Sexuality, gender, and the law”, New York: Foundation press;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 85 trang tài liệu này.

- Richard Hunter (2002), “World without secrets: Business, crime, and Privacy in the age of ubiquitous computing”, New York...: John Wiley & Sons;

- Bruce Schneier, David Banisar (1997), “The Electronic privacy papers: Documents on the battle for privacy in the age of surveillane”, John Wiley & Sons.

Quyền về sự riêng tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam - 2

Ở Việt Nam, số lượng nghiên cứu về vấn đề này tuy ít hơn, song cũng đã có một số công trình, tiêu biểu như nêu dưới đây :

- Lê Đình Nghị (2007), “Quyền bí mật đời tư theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam”, Luận văn tiến sĩ luật học, trường Đại học luật Hà Nội.

- Tiến sĩ Thái Thị Tuyết Dung – giảng viên Đại học luật TP Hồ Chí Minh, Sách tham khảo “Quyền tiếp cận thông tin và quyền riêng tư tại Việt Nam”.

- PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS Vũ Công Giao, TS. Ngô Minh Hương, TS Lã Khánh Tùng (2018), Sách tham khảo “Quyền về sự riêng tư” , NXB Chính trị quốc gia sự thật.

- PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh, PGS.TS Vũ Công Giao, Sách tham khảo “Phạm vi và giới hạn của tự do Internet”, NXB Chính trị sự thật quốc gia.

- Vũ Công Giao, Phạm Thị Hậu, “Pháp luật bảo vệ quyền bí mật dữ liệu cá nhân trên thế giới và Việt Nam”, Bài đăng Tạp chí khoa học Nhà nước và Pháp luật số 2/2017, trang 67;

- Nguyễn Ngọc Anh, “Lý lịch tư pháp, bí mật đời tư về tình trạng tiền án của cá nhân”, Bài đăng Tạp chí khoa học Dân chủ và Pháp luật số Chuyên đề về Lý lịch tư pháp, trang 8;

- Phùng Trung Tập, “Bí mật đời tư bất khả xâm phạm”, Bài đăng Tạp chí Luật học số 6/1996, trang 41;

- Nguyễn Thị Huyền Trang (2014), “Quyền được bảo vệ đời tư trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam”, Luận văn Thạc sĩ Pháp luật về quyền con người, Khoa luật – ĐHQGHN, Hà Nội;

- Hoàng Lê Minh (2016), “Quyền bí mật đời tư trong Hiến pháp năm 2013 và thực tiễn tại Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội;

- Nguyễn Thị Ánh Hồng, “Bảo vệ quyền đảm bảo bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của công dân trong pháp luật quốc tế và pháp luật

Việt Nam”, Bài đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 2/2014, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, trang 51;

- TS. Ngô Minh Hương, Nguyễn Đình Đức, “Quyền riêng tư của trẻ em trong không gian Internet tại Việt Nam”, Nxb chính trị quốc gia sự thật (2018)

Ngoài các công trình nêu trên, còn có một số tài liệu khác được đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các website điện tử.

Những công trình nghiên cứu ở trên đã đặt nền tảng, cung cấp những thông tin quý báu cho những nghiên cứu tiếp theo về bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam, trong đó bao gồm khoá luận này.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


Mục đích của khoá luận là phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền về sự riêng tư, từ đó đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền này ở Việt Nam trong thời gian tới.

Để đạt được mục đích nêu trên, các nhiệm vụ của khoá luận là:


- Nghiên cứu các quy định có liên quan trong các văn kiện quốc tế (như UDHR, ICCPR, CRC,…) để làm rõ nội hàm của quyền riêng tư trong pháp luật quốc tế.

- Nghiên cứu các quy định có liên quan trong pháp luật Việt Nam để làm rõ nội hàm của quyền riêng tư tại Việt Nam.

- Phân tích đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam và quốc tế trong vấn đề bảo đảm quyền riêng tư.

- Đề xuất những giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật Việt Nam về việc bảo đảm quyền riêng tư trong thời gian tới .

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là các vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn về bảo đảm quyền về sự riêng tư.

Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là các vấn đề lý luận về quyền riêng tư, cùng các quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền này, trong đó trọng tâm là các quy định trong pháp luật Việt Nam.

5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu


Về phương pháp luận, đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin và các lý thuyết về các quyền tự nhiên, quyền pháp lý.

Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu phổ biến của khoa học xã hội như tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài


Ý nghĩa lý luận: Thông qua việc nghiên cứu, khóa luận đã góp phần củng cố kiến thức khoa học về đề tài, cụ thể là làm rõ được các đặc điểm, bản chất và ý nghĩa của quyền riêng tư, phân biệt quyền riêng tư với một số quyền con người khác, cũng như cho thấy sự khác biệt về quan điểm quyền riêng tư giữa pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam.

Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của việc phân tích, nghiên cứu góp phần lý giải nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong việc bảo đảm quyền này. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện thực định và nâng cao hiệu quả bảo vệ quyền riêng tư tại Việt Nam.

7. Cấu trúc của khoá luận‌


Khóa luận có kết cấu chính gồm 3 chương (ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục), cụ thể như sau:

Chương 1. Các vấn đề lý luận cơ bản về quyền về sự riêng tư


Chương 2. Khung pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền về sự riêng tư

Chương 3. Nguyên nhân và giải pháp tăng cường bảo vệ quyền về sự riêng tư ở Việt Nam

CHƯƠNG I

CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN VỀ SỰ RIÊNG TƯ


1.1. Khái niệm sự riêng tư (privacy)


Sự riêng tư (đời tư) có nguồn gốc sâu xa từ trong lịch sử. Thông thường, sự riêng tư được hiểu là sự kiểm soát cuộc sống riêng của mỗi người.

Theo từ điển Black Law Dictionary (tái bản lần thứ 9) giải thích khái niệm sự riêng tư như sau: “Sự riêng tư (privacy) được hiểu là điều kiện hoặc tình trạng được tự do trước sự xâm phạm hoặc can thiệp tùy tiện vào hành động hoặc suy nghĩ của mình [18, tr.1315].

Trong tác phẩm “Tìm hiểu về quyền con người” của mình , Wolfgang Benedek cho rằng Sự riêng tư là tách biệt với mọi thứ còn lại, có nghĩa là một người có thể tách biệt bản thân với những người khác cũng như bộc lộ bản thân mình [ 22, tr.259].

Trong luận án tiến sĩ “Quyền bí mật đời tư trong pháp luật dân sự Việt Nam”, tác giả Lê Đình Nghị cũng đưa ra cách hiểu của bản thân về đời tư trong mối quan hệ với thông tin, và cho rằng thông tin liên quan đến một cá nhân cụ thể, đó là những gì thầm kín của mỗi cá nhân mà họ giữ bí mật. Do vậy có thể hiểu Sự riêng tư là cá nhân có thể sinh hoạt theo sở thích trong một môi trường, không gian của mình, tự do lựa chọn cách sống, cách sinh hoạt, ăn mặc,…Theo tác giả thì thói quen, phong tục, tập quán và pháp luật là những yếu tố ảnh hưởng tới sự riêng tư [ 4, tr.45-52].

Về cơ bản, sự riêng tư bao gồm:


- Sự riêng tư về thông tin cá nhân như thông tin tín dụng, hồ sơ cá nhân, các hồ sơ về chính quyền lưu trữ về công dân hay còn gọi là “ bảo vệ dữ liệu”

- Sự riêng tư về cơ thể: liên quan đến việc bảo vệ thân thể của con người với các hình thức xâm phạm như xét nghiệm di truyền, thử nghiệm ma túy,…

- Sự riêng tư về thông tin liên lạc: bao gồm bảo mật và sự riêng tư về thư từ, bưu phẩm, điện thoại,…

- Sự riêng tư về nơi cư trú: liên quan đến việc ban hành các giới hạn đối với sự xâm nhập vào môi trường sống của cá nhân, nơi làm việc cũng như không gian công cộng (tìm kiếm thông tin, theo dõi bằng video, kiểm tra giấy tờ tùy thân) [11].

Tóm lại, sự riêng tư trao cho mỗi cá nhân một không gian để là chính mình mà không bị người khác phán xét một cách vô cớ, cho phép mỗi người suy nghĩ một cách tự do mà không bị kỳ thị hoặc phân biệt đối xử, cũng như khả năng kiểm soát ai được phép biết gì về bản thân mình.

1.2. Khái niệm và đặc điểm của quyền về sự riêng tư


1.2.1. Khái niệm của quyền về sự riêng tư


Quyền về sự riêng tư, hay còn gọi là quyền về bảo vệ đời tư (quyền về đời tư) đã trở thành một trong những quyền con người quan trọng nhất của thời hiện đại. Các vấn đề về quyền riêng tư đã được Liên Hợp Quốc công nhận là quyền con người cần được bảo vệ. Các nước phát triển đã ban hành đạo luật về quyền riêng tư hoặc các văn bản điều chỉnh vấn đề này nhằm bảo vệ quyền thiêng liêng của con người. Dù vậy, trong tất cả các quyền con người, có lẽ quyền riêng tư là một trong những quyền khó định nghĩa nhất. Các định nghĩa về quyền riêng tư rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia và nền văn hóa. Ở nhiều nước, khái niệm này đã được hợp nhất với khái niệm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/11/2023