Pháp Luật Quốc Tế Và Pháp Luật Của Một Số Quốc Gia Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư

các quyền tiếp theo về đời sống riêng tư. Vì thế, pháp luật cần có quy định cụ thể về những vấn đề này

Thứ hai: Các quy định về quyền đồng ý

Quyền đồng ý là quyền được biểu đạt sự nhất trí hay không nhất trí, bao gồm cả sự thay đổi quyết định có liên quan đến đời tư của mình. Pháp luật cũng cần có quy định về việc đó. Nguyên tắc chung ở đây là pháp luật cần đề cao, tôn trọng quyền quyết định của cá nhân đối với thông tin về đời tư của họ; thông tin cá nhân càng quan trọng thì cách thức, hình thức bảo vệ càng phải chặt chẽ, rò ràng hơn. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quyền đồng ý của cá nhân không phải là tuyệt đối; trong những trường hợp, ví dụ như vì mục đích an ninh quốc gia, thông tin cá nhân vẫn có thể được trưng dụng cho dù cá nhân đó có muốn hay không. Trong luật nhân quyền, đây được gọi là vấn đề giới hạn quyền. Vấn đề này cũng cần được quy định rò trong pháp luật.

Thứ ba: Các quy định về quyền được yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật cá nhân

Đây là một quyền rất quan trọng, thể hiện ở việc cá nhân chủ thể quyền có thể yêu cầu những chủ thể có liên quan phải thực hiện các hành vi (hành động hoặc không hành động) để bảo vệ những thông tin về đời tư của mình phù hợp với pháp luật, khi phát hiện nguy cơ thông tin về đời tư của mình đang hoặc có thể bị xâm hại. Vấn đề này cũng thường được quy định rò ràng trong pháp luật của các quốc gia.

Thứ tư: Quy định về quyền khiếu nại, khiếu kiện và bồi thường thiệt hại

Quyền này nói đến khả năng của chủ thể quyền, trên cơ sở pháp luật, tiến hành khiếu nại, tố cáo chủ thể vi phạm quyền riêng tư của mình, khi nhận thấy thông tin về đời sống riêng tư của mình bị xâm phạm trái pháp luật. Đây cũng là vấn đề được quy định từ lâu trong pháp luật của các quốc gia.

Thứ năm: Quy định về quyền truy cập vào thông tin cá nhân của mình và sửa chữa, cải chính, xóa bỏ, hủy bỏ thông tin cá nhân

Chủ thể của quyền có quyền tiếp cận những thông tin về đời tư của mình một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời. Các chủ thể mà đang sử dụng thông tin về người khác phải cung cấp cho chủ thể quyền những thông tin về họ mà mình đang nắm giữ, trừ khi những thông tin cá nhân đó bị hạn chế hoặc cấm theo quy định của pháp luật. Chủ thể của quyền cũng có quyền sửa chữa, yêu cầu sửa chữa, đính chính các thông tin cá nhân sai lệch và cao hơn là yêu cầu hủy bỏ thông tin cá nhân đó. Pháp luật cần quy định một cách rò ràng về vấn đề này, nhằm ràng buộc những chủ thể đang thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của công dân, trong đó bao gồm các cơ quan nhà nước.

1.3. Pháp luật quốc tế và pháp luật của một số quốc gia về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

1.3.1. Quy định của pháp luật quốc tế về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Như đã đề cập ở các phần trên, quyền về sự riêng tư là một trong những quyền con người cơ bản được ghi nhận trong nhiều văn kiện quốc tế và khu vực quan trọng về quyền con người, cụ thể như: Điều 12 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 (UDHR), Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR). Bên cạnh đó, một số văn kiện quốc tế khác cũng có quy định về quyền này của những nhóm xã hội dễ bị tổn thương, ví dụ như Điều 22 Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật năm 2007 (CRPD), Điều 14 Công ước quốc tế về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình họ, năm 1990… Ở cấp khu vực, quyền này cũng đã được bảo vệ bởi nhiều văn kiện nhân quyền khu vực, cụ thể như Điều 10 Hiến chương Châu Phi về quyền và phúc lợi trẻ em, Điều 4 các nguyên tắc của Liên đoàn Châu Phi về tự do biểu đạt, Điều 11

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam - 4

Công ước nhân quyền Châu Mỹ năm 1969; Điều 5 Tuyên ngôn Châu Mỹ về các quyền và nghĩa vụ của con người năm 1948, Điều 16 và 21 Hiến chương Ả rập về nhân quyền, Điều 2 Tuyên bố nhân quyền Châu Âu năm 1950...

Những nội dung cơ bản được bảo vệ trong quyền về sự riêng tư bao gồm đời tư, gia đình, nơi ở, thư tín, danh dự, uy tín cá nhân. Cụ thể, Điều 21 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948 (UDHR) quy định:

Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện vào sự riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín hay bị xúc phạm danh dự hoặc uy tín cá nhân. Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp và xâm phạm như vậy.

Theo Điều 17 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) thì:

Không ai phải chịu sự can thiệp một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật vào sự riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín hay bị xâm phạm trái pháp luật vào danh dự hoặc uy tín của cá nhân; Mọi người đều có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại sự can thiệp hoặc xâm phạm như vậy”.

Tương tự, Điều 22 Công ước về quyền của người khuyết tật năm 2007 (CRPD) ghi nhận:

Người khuyết tật dù sống ở bất cứ ở đâu, cư trú ở khu vực nào cũng không bị can thiệp vào cuộc sống riêng tư, gia đình, nơi ở hoặc thư tín, hoặc bất kỳ hình thức giao tiếp nào, không bị xâm phạm trái pháp luật vào danh dự và uy tín của mình một cách tùy tiện hoặc trái pháp luật. Người khuyết tật có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.

Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 cũng dành Điều 16 để quy định riêng quyền về sự riêng tư của trẻ em; theo đó, không trẻ em nào phải

chịu sự can thiệp tùy tiện hay bất hợp pháp vào sự riêng tư, gia đình, nhà cửa hoặc thư tín cũng như sự xâm phạm bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của trẻ. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại sự can thiệp hay xâm phạm như vậy.

Bình luận chung số 16 của Ủy ban nhân quyền giải thích làm rò một số khía cạnh trong nội hàm của quyền về sự riêng tư, theo đó, việc bảo vệ quyền về sự riêng tư được thực hiện đối với đời tư, gia đình, nơi ở, thư tín, danh dự, uy tín của mỗi cá nhân. Việc thu thập thông tin về đời tư của công dân của các nhà chức trách có thẩm quyền phải được thực hiện theo quy định của luật và chỉ khi những thông tin đó là cần thiết để bảo đảm lợi ích cộng đồng. Việc can thiệp vào đời tư chỉ được phép thực hiện trong một số hoàn cảnh được quy định trong luật và phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể.

Về bảo vệ bí mật thư tín: Luật quốc tế yêu cầu các quốc gia phải đảm bảo tính trong sáng và bảo mật thư tín của công dân, cả trên phương diện pháp lý và thực tế. Thư từ phải được giao tới tay người nhận mà không bị chặn lại và không bị mở ra đọc trước. Việc theo dòi, dù bằng phương tiện điện tử hay những cách thức khác nhau như chặn sóng để được nghe trộm điện thoại, điện tín đều bị nghiêm cấm. Việc điều tra về gia đình của một người phải bị giới hạn, chỉ đước thực hiện khi cần có chứng cứ cần thiết và không được gây quá nhiều phiền hà. Việc điều tra về đời tư và khám xét thân thể phải được thực hiện bằng những cách thức phù hợp với phẩm giá của người bị điều tra. Việc khám xét cơ thể bởi cá nhân viện nhà nước hay nhân viên y tế chỉ được tiến hành khi nhân viên đó hành động theo yêu cầu của nhà nước và chỉ được thực hiện bởi người cùng giới tính.

Dưới đây phân tích cụ thể hơn về nội dung các quyền cấu thành quyền về sự riêng tư trong luật nhân quyền quốc tế:

Quyền được bảo vệ dữ liệu cá nhân: Là một yếu tố quan trọng trong quyền bảo vệ sự riêng tư. Quyền này được quy định cụ thể trong một số tài liệu và văn kiện nhân quyền quốc tế và khu vực như: Hướng dẫn của OECD về bảo vệ sự riêng tư và nguồn dữ liệu cá nhân xuyên quốc gia; Công ước số 108 của Hội đồng Châu Âu về bảo vệ các cá nhân trong việc xử lý tự động dữ liệu cá nhân; khuôn khổ chung về sự riêng tư của Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); Luật bổ sung về bảo vệ dữ liệu của Cộng đồng Linh tế các nước Tây Phi năm 2010...

Việc bảo vệ khỏi sự can thiệp bất hợp pháp và tùy tiện có nghĩa là trước hết các quốc gia cần có những quy định pháp luật để bảo vệ quyền riêng tư. Can thiệp “bất hợp pháp” được hiểu là bất kỳ sự tác động nào vào đời tư mà không thuộc những trường hợp được quy định trong pháp luật. Việc can thiệp chỉ được các quốc gia thành viên cho phép trên nền tảng luật pháp và sự cho phép đó phải tuân thủ các quy định và mục đích của Công ước, và trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải có lý do hợp lý, kể cả trong những tình huống đặc biệt.

Theo Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc, việc thu thập và lưu giữ những thông tin cá nhân trên máy tính, các ngân hàng dữ liệu và các thiết bị khác, cho dù là bởi các nhân viên nhà nước, các cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực tư nhân hay các cơ quan nhà nước, đều phải do pháp luật quy định. Các nhà nước phải áp dụng những cách thức hiệu quả để bảo đảm rằng những thông tin về đời tư của một người không lọt vào tay những người không được pháp luật cho phép xử lý và sử dụng, và không bao giờ được sử dụng cho mục đích trái với Công ước. Để đảm bảo sự bảo vệ đời tư hiệu quả nhất, mỗi cá nhân cần có quyền được biết những thông tin về bản thân mình được lưu trữ ở đâu và cho những mục đích gì. Mỗi cá nhân cũng cần có khả năng xác định được tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thu thập và quản lý những dữ liệu về bản thân mình. Nếu như hồ sơ lưu giữ không đúng thông tin cá nhân hay đã

được thu thập hay xử lý trái với quy định pháp luật, mỗi cá nhân phải có quyền yêu cầu điều chỉnh và xóa bỏ những thông tin sai lệch [30, mục 10].

Cũng theo Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc, các quốc gia có trách nhiệm ban hành các văn bản pháp luật phù hợp để bảo đảm danh dự, uy tín cá nhân. Các quốc gia cũng có trách nhiệm bảo đảm cho mọi người có khả năng bảo vệ bản thân chống lại bất cứ sự tấn công bất hợp pháp nào vào danh dự, uy tín cá nhân cũng như có những giải pháp hiệu quả chống lại những kẻ vi phạm. Báo cáo của các quốc gia cần chỉ ra những quy định pháp luật về bảo vệ danh dự và uy tín cá nhân cũng như những cách thức áp dụng những quy định đó trên thực tế [30, mục 11].

Thực tế trên thế giới cho thấy, các công nghệ theo dòi hiện đại mới được phát minh gần đây cho phép nhiều chủ thể xâm phạm nghiêm trọng các quyền về sự riêng tư. Do đó, các hướng dẫn chung của pháp luật quốc tế về quyền về sự riêng tư trong thời gian tới sẽ cần phải sửa đổi để nhấn mạnh đến một số nội dung, trong đó cần xem việc giám sát công cộng hàng loạt và tràn lan là trái với Điều 17 Công ước ICCPR, vì đó là sự can thiệp vào đời tư. Thêm vào đó, cần xem bất kỳ sự can thiệp nào với quyền về sự riêng tư đều phải chịu sự giám sát của một cơ quan tư pháp độc lập và hiệu quả [8, tr. 16, 17, 18, 19, 20, 22].

Cũng theo các chuyên gia về nhân quyền, Điều 17 Công ước ICCPR cần được áp dụng với mọi cá nhân nằm trong phạm vi tài phán của các quốc gia. Luật về sự riêng tư cần phải bảo vệ cả công dân và những người không phải công dân. Các quốc gia có nghĩa vụ thực thi các biện pháp bảo vệ quyền về sự riêng tư khỏi bị can thiệp bởi các chủ thể tư nhân, bao gồm việc khắc phục hậu quả cho những nạn nhân của sự vi phạm quyền về sự riêng tư [8, tr. 16, 17, 18, 19, 20, 22].

Các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế nêu trên nhìn chung là có tính toàn cầu, có hiệu lực với hầu hết quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vì

vậy, đây là những nội dung mà Nhà nước cần nghiên cứu áp dụng trong quá trình củng cố pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời tư.

1.3.2. Quy định của pháp luật một số quốc gia về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

Pháp luật về quyền về đời sống riêng tư của Hoa Kỳ

Hiến pháp năm 1787 của Hoa Kỳ không có quy định nào về quyền riêng tư. Quyền riêng tư là quyền do Tòa án trao cho các chủ thể qua các quyết định xét xử khi các Thẩm phán giải thích các Tu chính án của Hiến pháp, đặc biệt là các tư chính án thứ ba và thứ tư Hiến pháp Hoa Kỳ năm 1791, cụ thể:

-Tu chính án thứ ba quy định: Không một đội quân nào trong thời bình được đóng quân trong nhà dân nếu không được chủ nhà cho phép, ngay cả trong thời chiến cũng phải theo quy định của pháp luật.

-Tu chính án thứ tư quy định: Quyền con người được bảo đảm về cá nhân, nhà cửa, giấy tờ và các tài sản khác khỏi mọi sự khám xét, tịch thu và bắt giam vô lý. Không một lệnh, một trát nào được cấp nếu không có lý do xác đáng, căn cứ vào có lời tuyên thệ hoặc xác nhận, đặc biệt cần miêu tả chính xác các địa điểm khám xét, người và đồ vật bắt giữ.

Dù vậy, cần thấy rằng biện pháp nêu trên không ngăn cấm các nhà chức trách truy nã, thu giữ hàng hóa hay bắt giữ người. Nó đơn giản chỉ yêu cầu rằng, trong hầu hết các trường hợp, các nhà chức trách phải có lệnh truy nã của Tòa án khi chứng minh được yêu cầu cần thiết phải có lệnh này. Các bằng chứng có được do vi phạm điều bổ sung này sẽ không được coi là bằng chứng trong phiên tòa xét xử tội phạm [8, tr.35-36].

Ngoài ra, Hiến pháp Hoa Kỳ có một số các tu chính án khác cũng đề cập đến quyền riêng tư, chẳng hạn như: Tu chính án thứ nhất bảo vệ quyền riêng tư của tự do tôn giáo. Tu chính án thứ hai bảo vệ quyền riêng tư và bất

khả xâm phạm về nhà ở của cá nhân chống lại sự tùy tiện của quân đội. Tu chính án thứ năm bảo vệ các quyền con người liên quan đến tư pháp hình sự. Tu chính án thứ chín là quy định mà dựa vào đó nhiều luật sư đã thắng kiện trong bảo vệ quyền riêng tư khi nêu rằng: “việc quy định các quyền trong Hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hay hạ thấp các quyền khác của người dân”. Tu chính án thứ mười bốn của Hiến pháp Hoa Kỳ thông qua ngày 09/7/1868, tại khoản 1 đã quy định:

Tất cả những người sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ hoặc được phép nhập quốc tịch Hoa Kỳ và thuộc thẩm quyền tài phán ơ đó, đều là công dân của Hoa Kỳ và của bang họ sinh sống. Không một bang nào có quyền tước đi sinh mệnh, tự do và tài sản của một công dân mà không theo một quy trình do luật định. Cũng không một bang nào có thể phủ nhận quyền được pháp luật bảo vệ một cách bình đẳng của một cá nhân trong phạm vi thẩm quyền tài phán của bang đó.

Pháp luật về quyền về đời sống riêng tư của Cộng hòa Liên bang Đức

Điều 6, khoản 1 Hiến pháp Cộng hòa Liên bang Đức quy định: “Hôn nhân và gia đình được sự bảo vệ đặc biệt của nhà nước”. Điều 10 Hiến pháp quy định về bảo mật thư tín, Điều 13 quy định rò về quyền bất khả xâm phạm về nhà riêng. Theo Đạo luật Liên bang về bảo mật thông tin thì cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm bảo mật thông tin là Ủy ban Liên bang về Bảo vệ dữ liệu và tự do thông tin (Federal commission for data protection and freedom of information) [41].

Pháp luật về quyền về đời sống riêng tư của Cộng hòa Pháp

Ở Cộng hòa Pháp, quyền bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được nhắc tới trong Hiến pháp. Ngoài ra, Điều 9, Quyển 1, Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp quy định:

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí