Quyền Sửa Đổi, Bổ Sung, Thay Thế, Hủy Bỏ Di Chúc


thiệt hại. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản, thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản [27, Điều 684]. Trong trường hợp di chúc không định đoạt toàn bộ di sản thì việc phân chia phần di sản còn lại người để lại di sản đã xác định trong di chúc. Trong trường hợp di chúc không xác định điều này thì người phân chia di sản có thể được hưởng thù lao theo sự thỏa thuận của những người thừa kế.

Theo pháp luật dân sự Nhật Bản và pháp luật dân sự Pháp thì người lập di chúc có quyền chỉ định một hoặc nhiều người thực hiện di chúc, trong đó có phân chia di sản (Điều 1006, Điều 1007 Bộ luật dân sự Nhật Bản, Điều 1025, Điều 1026 Bộ luật dân sự Cộng hòa Pháp). Pháp luật dân sự của Pháp còn quy định: “Người chưa thành niên không được là người thực hiện di chúc dù người giám hộ hay người quản tài của họ cho phép” [7, Điều 1030].

2.1.6. Quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

Đây là quyền của người lập di chúc, được pháp luật ghi nhận tại Điều 662 BLDS 2005:

Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc vào bất cứ lúc nào.

Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”.

Di chúc là sự thể hiện ý chí của người có di sản khi còn sống được lập ra để định đoạt tài sản của mình cho những người được chỉ định thừa kế theo di chúc sau khi người lập di chúc chết. Ý chí của cá nhân có thể thay đổi do


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

sự biến động của nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy, khi còn sống, một cá nhân đã lập di chúc có thể và có quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập.

2.1.6.1. Quyền sửa đổi di chúc

Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 10

Theo Từ điển luật học: “Người lập di chúc bằng ý chí tự nguyện của mình thay thế (hoặc phủ nhận) một phần quyết định trong di chúc đã lập bằng quyết định mới.

Việc sửa đổi di chúc có thể được biểu hiện ở các dạng sau: 1) Sửa đổi người được hưởng di sản thừa kế; 2) Thay đổi các quyền và nghĩa vụ của những người thừa kế; 3) Sửa đổi câu văn trong di chúc đã lập” [34, tr.68].

Như vậy, sửa đổi di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc, theo đó họ thay đổi một hoặc một số nội dung họ đã lập trước đó. Vì vậy, những phần di chúc không bị sửa đổi (phần giữ nguyên) vẫn có hiệu lực pháp luật, phần di chúc đã bị sửa đổi sẽ không còn hiệu lực mà thay vào đó pháp luật sẽ căn cứ vào ý chí thể hiện trong phần sửa đổi sau cùng. Sự sửa đổi có thể là thay đổi người thừa kế, thay đổi quyền thừa kế, nghĩa vụ của người thừa kế…thông thường, sự sửa đổi di chúc đã lập được thể hiện ở những mặt sau đây:

- Về mặt chủ thể được hưởng (người thừa kế): Một di chúc đã lập có thể đã chỉ định số người được hưởng là A, B, C. Nhưng khi sửa đổi, người lập di chúc không cho A hoặc B hưởng nữa mà chỉ định D thay vào vị trí của A hoặc B để hưởng di sản.

- Về quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế: Sự sửa đổi di chúc còn được thể hiện ở sự sửa đổi về quyền và nghĩa vụ của người thừa kế hoặc bớt hoặc thêm quyền hưởng di sản và nghĩa vụ mà người thừa kế phải thực hiện.

- Sửa đổi về câu chữ: Trong di chúc có thể có những câu khó hiểu hoặc có từ được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Người lập di chúc có quyền sửa


đổi những câu, chữ cho rõ ràng, tránh sự hiểu nhầm sau này ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế.

Di chúc được sửa đổi phải là di chúc hợp pháp. Nếu không bị sửa đổi di chúc này sẽ phát sinh hiệu lực pháp lý kể từ khi người có di sản lập di chúc chết.

Những điều sửa đổi có hợp pháp hay không còn tùy thuộc vào các điều kiện có hiệu lực của di chúc mà các điều sửa đổi có phù hợp hay không? Nếu những điều thay đổi vi phạm các điều cấm của pháp luật hay vi phạm đạo đức xã hội như xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức, của công dân khác hoặc chỉ định người đã chết, pháp nhân đã giải thể là người thừa kế trong phần di chúc sửa đổi, thì phần sửa đổi đó không có giá trị pháp lý. Trong trường hợp này, di chúc chỉ có hiệu lực một phần, phần của di chúc đã lập mà chưa bị sửa đổi.

Việc sửa đổi di chúc của người có di sản lập di chúc phụ thuộc vào phạm vi khối di sản sẽ để lại của người đó sau khi chết. Trong trường hợp người có di sản đã lập di chúc định đoạt toàn bộ di sản của người đó để cho những người thừa kế được chỉ định, sau đó người lập di chúc lại sửa đổi di chúc đã lập, thì sự sửa đổi về phần di sản không vượt ra ngoài phạm vi giá trị và số lượng của di sản mà người đó sẽ để lại. Còn số người hưởng di sản có thể được hưởng thêm hoặc bớt và theo đó, kỷ phần của họ sẽ được hưởng tăng hay giảm.

Trường hợp khác, người có di sản lập di chúc mới chỉ định đoạt một phần di sản của mình thì khi sửa đổi người lập di chúc có thể phân chia thêm quyền hưởng di sản cho một hoặc toàn bộ số người đã được chỉ định trong di chúc đã lập, coi đó là sự sửa đổi quyền hưởng cho những người thừa kế.

Trong trường hợp người lập di chúc có sửa đổi lại không chỉ định người đã được chỉ định hưởng di sản ở di chúc đã lập và cũng không định


đoạt phần tài sản đó sẽ cho ai hưởng, thì phần di sản đó coi như không được định đoạt trong di chúc. Điều sửa đổi của di chúc không chỉ định quyền thừa kế của người được chỉ định ở di chúc đã lập liên quan đến di sản đã được chỉ định thì di sản đó đem chia theo luật.

2.1.6.2. Quyền bổ sung di chúc

Bổ sung di chúc là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc, theo đó họ đưa vào di chúc đã lập trước đó một số nội dung mới. Bổ sung được hiểu là bổ sung nội dung của di chúc, là phần nội dung được thêm vào nội dung của di chúc đã lập trước đó. Nếu phần bổ sung không mâu thuẫn với nội dung của di chúc đã lập thì cả phần di chúc được lập trước và phần bổ sung đều có hiệu lực và được thi hành sau khi người lập di chúc chết. Ngược lại, nếu phần bổ sung di chúc có nội dung mâu thuẫn với nội dung của di chúc đã lập thì trong trường hợp này phần bổ sung có hiệu lực pháp luật còn phần của di chúc mâu thuẫn với phần bổ sung không có hiệu lực. Pháp luật quy định như vậy để bảo đảm quyền tự định đoạt theo ý chí của người lập di chúc, sự định đoạt sau cùng có hiệu lực pháp luật. Quy định này nhằm bảo vệ quyền của người lập di chúc, vì di chúc thể hiện ý chí của người có tài sản, dựa trên yếu tố tình cảm, ý chí chủ quan của người lập di chúc và người lập di chúc thay đổi ý chí của mình trong việc lập di chúc là điều bình thường và hợp lệ, được pháp luật thừa nhận. Khoản 2 Điều 662 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì phần bổ sung có hiệu lực pháp luật”.

Di chúc đã lập thỏa mãn các điều kiện của di chúc là di chúc hợp pháp. Điều bổ sung di chúc cũng hợp pháp khi nội dung của điều bổ sung không trái pháp luật và không vi phạm đạo đức xã hội. Những phần bổ sung là tùy thuộc vào ý chí của người có di sản lập di chúc. Do vậy, người lập di chúc có thể bổ


sung người được hưởng thừa kế (như di chúc trước đã lập không cho A hưởng nay “bổ sung” thêm cho A hưởng một phần tài sản) hoặc bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ cho người thừa kế như bổ sung thêm tài sản cho người thừa kế, truất quyền thừa kế của một hoặc nhiều người mà người đó chưa đề cập trong di chúc đã lập để di tặng, thờ cúng hoặc chỉ định người quản lí di sản, người phân chia di sản... Những phần bổ sung vào di chúc có thể hợp pháp toàn bộ, có thể không hợp pháp toàn bộ hoặc chỉ hợp pháp một phần. Cũng như việc sửa đổi di chúc, phần bổ sung cũng có thể không hợp pháp nếu như lúc “bổ sung” di chúc người đó không còn minh mẫn hoặc bị lừa dối, ép buộc hoặc điều bổ sung đó vi phạm lợi ích cá nhân, của các tổ chức, của nhà nước hoặc vi phạm đạo đức xã hội.

Phần bổ sung là một bộ phận cấu thành nội dung của di chúc. Do vậy, phần bổ sung bị vô hiệu theo quy định của pháp luật thì coi như một phần của di chúc không hợp pháp. Di chúc được coi hợp pháp, khi di chúc đó được lập ra thỏa mãn theo các quy định ở Điều 652 BLDS 2005.

Trong BLDS không quy định điều kiện về hình thức của việc sửa đổi, bổ sung di chúc. Vì thế, có thể hiểu rằng sự sửa đổi, bổ sung thực hiện theo hình thức nào cũng được, hoàn toàn không phụ thuộc vào hình thức của di chúc đã lập, miễn rằng việc sửa đổi, bổ sung là ý chí tự nguyện, minh mẫm, hợp pháp của người lập di chúc.

Hình thức phần sửa đổi, bổ sung có thể được viết thêm vào di chúc đã lập (một văn bản được viết ở hai thời gian khác nhau) hoặc được viết vào một bản khác biệt. Tuy nhiên, theo tôi cho rằng, để tránh việc tẩy xóa, thêm bớt trong một bản di chúc (vì điều đó sẽ làm giảm tính xác thực của di chúc đồng thời là điều không được phép đối với một di chúc có chứng thực, chứng nhận), cho nên, khi ban hành các văn bản để hướng dẫn thi hành BLDS các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần quy định thêm: Việc sửa đổi, bổ sung di chúc phải được thể hiện bằng văn bản riêng biệt kèm theo di chúc đã lập.


Sự khác biệt giữa sửa đổi di chúc và bổ sung di chúc là ở chỗ: Sửa đổi di chúc chính là sự thể hiện ý chí của người có di sản đã lập di chúc thay đổi ý chí của mình đối với những phần của di chúc đã lập. Sự sửa đổi có liên quan tới sự thay đổi số người được hưởng và số di sản họ được hưởng hoặc số người được hưởng mà số người đó hoặc đã được chỉ định hoặc chưa được chỉ định trong di chúc đã lập cùng với số di sản họ được thừa kế hoặc không được thừa kế.

Hậu quả phát sinh ở việc sửa đổi di chúc làm thay đổi quyền hưởng di sản và giá trị di sản cho người thừa kế so với di chúc đã lập.

Bổ sung di chúc là sự thể hiện ý chí của người có di sản định đoạt cho những người thừa kế được chỉ định thêm ở phần bổ sung hoặc quyền và nghĩa vụ về di sản thừa kế được chỉ định thêm cho từng người thừa kế ở phần này.

Vậy có trường hợp nào một di chúc vừa được coi là sửa đổi, vừa được coi là bổ sung? Di chúc được sửa đổi và di chúc được bổ sung khác nhau ở hậu quả do sự định đoạt theo ý chí của người có di sản lập di chúc. Nhưng một di chúc có thể chỉ được sửa đổi hoặc bổ sung mà không là cả hai. Một di chúc, có thể vừa được sửa đổi, vừa được bổ sung di chúc đó vẫn hợp pháp nếu nó đáp ứng các điều kiện hợp pháp của di chúc.

Từ cơ sở trên, chúng ta có thể rút ra kết luận: Một di chúc có thể được sửa đổi hoặc được bổ sung; một di chúc có thể vừa được bổ sung vừa được sửa đổi. Những phần sửa đổi và bổ sung đều hợp pháp nếu chúng được thể hiện đúng với những quy định của pháp luật.

2.1.6.3. Quyền thay thế, hủy bỏ di chúc

Một trong những đặc trưng của di chúc là di chúc chỉ có hiệu lực khi người để lại di sản thừa kế chết nên khi còn sống, một người tuy đã lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác nhưng sau đó nếu họ thấy việc định đoạt của mình chưa phù hợp (hoặc không còn phù hợp) thì có quyền


lập di chúc khác để thay thế di chúc đã lập trước đó. Theo quy định tại khoản 3 Điều 662 BLDS 2005: “Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ”. Như vậy, theo quy định của pháp luật, khi người lập di chúc đã thay thế di chúc thì những di chúc trước hoàn toàn không còn hiệu lực pháp luật [28, tr.200].

Thay thế di chúc là việc một người bằng ý chí tự nguyện sau của mình phủ nhận một ý chí tự nguyện trước đó về việc định đoạt di sản thừa kế. Người lập di chúc lập di chúc khác nhằm thay thế di chúc đã lập trước đó, di chúc trước bị hủy bỏ, di chúc thay thế có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định di chúc này thay thế di chúc kia không phải bao giờ cũng thuận lợi dễ dàng vì người lập di chúc đã chết, tranh chấp về hưởng di sản theo di chúc mới phát sinh. Căn cứ xác định di chúc thay thế và di chúc bị hủy bỏ cần được làm rõ, để bảo vệ quyền tự định đoạt của người lập di chúc và quyền của những người thừa kế theo di chúc. Thay thế di chúc và hủy bỏ di chúc được xác định theo những căn cứ pháp lý sau:

+ Căn cứ vào ngày, tháng, năm di chúc được lập ra và theo đó di chúc được lập trước và di chúc được lập sau có một khoảng cách về thời gian nhất định theo ngày, tháng, năm.

+ Căn cứ vào nội dung của di chúc được lập trước và nội dung của di chúc được lập sau, để xác định có sự thay thế và hủy bỏ di chúc lập trước hay di chúc lập sau sửa đổi, bổ sung di chúc được lập trước.

Với những căn cứ trên, việc xác định di chúc được lập sau thay thế di chúc lập trước hay bổ sung di chúc lập trước là thật sự cần thiết và theo những lập luận sau đây:

+ Nếu căn cứ vào ngày, tháng, năm di chúc được lập ra thì di chúc được lập sau là di chúc thay thế di chúc lập trước, di chúc lập sau có giá trị pháp luật, còn di chúc lập trước bị hủy bỏ. Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào sự


thể hiện ý chí của người lập di chúc nhằm thay thế di chúc lập trước thì việc xác định di chúc trước đã bị hủy bỏ.

+ Căn cứ vào ý chí của người lập di chúc đã ghi rõ, di chúc lập sau bổ sung di chúc lập trước, nếu nội dung của di chúc lập sau không mâu thuẫn với nội dung của di chúc được lập trước thì cả di chúc lập trước và di chúc được lập sau đều có hiệu lực thi hành trong việc phân chia di sản theo di chúc. Nếu di chúc được lập sau có nội dung mâu thuẫn với di chúc được lập trước thì di chúc được lập sau thay thế di chúc được lập trước.

Nếu người lập di chúc sau nhưng lại không ghi ngày, tháng, năm lập di chúc thì theo quy định tại Điều 653 BLDS 2005, di chúc này không có giá trị pháp lí. Việc pháp luật quy định nội dung của di chúc phải được ghi rõ ngày, tháng, năm di chúc được lập ra là căn cứ để xác định di chúc đó được lập ra trong thời điểm nào và trong hoàn cảnh nào, điều này thật sự quan trọng vì nó được coi là chứng cứ để chứng minh di chúc được lập ra là có thật, đồng thời cũng là yếu tố chống hiện tượng di chúc bị làm giả hoặc di chúc được lập ra trong tình trạng người lập di chúc đã bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi lập di chúc.

Hủy bỏ di chúc là việc người để lại thừa kế từ bỏ di chúc của mình bằng cách không công nhận di chúc do mình lập ra là có giá trị. Trường hợp này được coi là không có di chúc. Khi di chúc bị hủy bỏ thì người được chỉ định trong di chúc không được hưởng di sản. Nếu người lập di chúc không có di chúc hợp pháp, di sản sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Chính vì lý do trên mà người được nêu trong di chúc thường cho rằng di chúc chưa bị hủy bỏ còn những người thừa kế theo pháp luật thường cho rằng di chúc bị hủy bỏ.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 662 BLDS 2005 thì pháp luật chỉ xác định một trường hợp được coi là hủy bỏ di chúc: Khi người lập di chúc thay thế di chúc đã lập.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 21/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí