Được Lập Trong Tình Trạng Một Người Bị Cái Chết Đe Dọa Do Bệnh Tật Hoặc Các Nguyên Nhân Khác Mà Không Thể Lập Di Chúc Bằng Văn Bản

Điều 652. Những quy định của Bộ luật dân sự 1995 về di chúc miệng vẫn được giữ nguyên. Mặt khác, Bộ luật dân sự 2005 tiến bộ hơn trong việc quy định về việc trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

2.4.2.1. Được lập trong tình trạng một người bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản

Như vậy, chỉ trong những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật thì công dân mới có quyền lập di chúc miệng. Trường hợp đặc biệt đó là: Bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản. Vì vậy, nếu một người ở vào hoàn cảnh bị cái chết đe dọa mà có thể lập di chúc bằng văn bản nhưng người đó không lập di chúc bằng văn bản, mà lại lập di chúc miệng, thì di chúc đó cũng không được pháp luật công nhận. Do đó nó làm hạn chế quyền của người lập di chúc trong việc lựa chọn hình thức di chúc. Ngoài việc quy định do bệnh tật Bộ luật dân sự 1995 và Bộ luật dân sự 2005 còn quy định “nguyên nhân khác “Vậy nguyên nhân khác là nguyên nhân nào ? Kể từ thời điểm Bộ luật dân sự năm 1995 ban hành và kể từ thời điểm Bộ luật dân sự 2005 được thi hành (từ 1-1-2006) hai Bộ luật trên đưa ra dự liệu trường hợp bị cái chết đe dọa do những nguyên nhân khác, nhưng những nguyên nhân khác ở đây cũng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn. Do đó trong quá trình giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo di chúc miệng còn gặp nhiều khó khăn trong việc xác định tính hợp pháp của di chúc.

Ngoài ra chúng ta cần phải có sự so sánh quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam với một số quy định của pháp luật số nước trên thế giới để thấy được một ưu nhược điểm cua pháp luật Việt Nam.

Theo quy định Bộ luật dân sự Nhật Bản việc để lại di chúc miệng trong một số các trường hợp đặc biệt như sau. Điều 976 chỉ rõ: người nào bị bệnh

nặng hay trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng muốn để lại di chúc thì có thể để lại di chúc miệng

Theo quy đinh của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan việc để lại di chúc miệng trong trường hợp đặc biệt như đang có nguy hiểm chết người đến nơi, hoặc đang trong thời gian chiến tranh hay có dịch bệnh

Theo quy định pháp luật Hoa kỳ việc để lại di chúc miệng thường chỉ được áp dụng khi người lập di chúc không thể thực hiện được các hình thức khác, hoặc chỉ được công nhận đối với một số cá nhân nhất định. Điều 29-1- 5-2 Bộ luật Bang Indiana ghi nhận: " Mọi di chúc, trừ chúc ngôn, đều phải được trình bày dưới dạng văn bản ", tức là người Indiana thừa nhận chúc ngôn là một hình thức di chúc hợp pháp; pháp luật bang Texas quy định khá chi tiết về trường hợp này là: " Không một chúc ngôn nào có hiệu lực, trừ khi nó được làm ra trong thời điểm ốm yếu của bệnh tật,tại nhà của người đó, hay tại nơi mà người đó đang ở trước đó trong vòng 10 ngày... với sự chứng kiến của 3 nhân chứng, với 1 trong số họ là người chép lại nội dung di chúc đó ", trong khi đó luật Bang Montana lại khẳng định dứt khoát: di chúc phải dưới dạng văn bản (Điều 72-2-522 Bộ luật bang Montana, điểm a.

Như vậy ta có thể đối chiếu quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam với một số nước trên thế giới về điều kiện đầu tiên đối với việc để lại di chúc miệng, cho ta thấy được rằng.Tùy thuộc vào chế độ chính trị khác nhau, hình thái kinh tế khác nhau thì có những quy định điều kiện để lại di chúc miệng củng khác nhau. Ba nước tác giã nêu trên thì mỗi quốc gia lại đưa ra một điều kiện riêng biệt trong việc áp dụng quy định đó tại nước mình, Bộ luật dân sự Nhật Bản thì quy định người nào bị bệnh nặng hay trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng muốn để lại di chúc thì có thể để lại di chúc miệng. Theo quy định luật dân sự Nhật bản không bắt buộc chỉ nguy kịch tính mạng, mà còn cho phép cả bệnh nặng cũng có thể để lai di chúc bằng miệng. Đối quy định

Luật dân sự việt nam thì điều kiện đầu tiên là: Bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc các nguyên nhân khác mà không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể dể lại di chúc bằng miệng quy định trên có phần hạn chế quyền của người để lại di chúc trong việc lựa chọn hình thức di chúc. Từ quy định của Bô luật dân sự Việt Nam thi ta có thể đối chiếu với quy định của Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan quy định việc để lại di chúc miệng trong trường hợp đặc biệt, như đang có nguy hiểm chết người đến nơi, hoặc đang trong thời gian chiến tranh, hay có dịch bệnh thì Bộ luật dân sự và thương mai Thái Lan mang tính liệt kê và có phần quy định cụ thể hơn những trường hợp để lại di chúc bằng miệng mà Bộ luật dân sự Việt Nam chưa chỉ ra mà chỉ quy định mang tính chung chung làm cho việc hiểu và thực thi gặp nhiều khó khăn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2.4.2.2 Người lập di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng

Di chúc miệng chỉ được coi là hợp pháp, nếu ý chí cuối cùng của người lập di chúc miệng được thể hiện trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Như vậy, đối với di chúc miệng thì vai trò của người làm chứng vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu lực của di chúc. Số lượng những người làm chứng phải ít nhất là hai người. Những người làm chứng phải ghi chép lại nội dung di chúc miệng và cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Những người làm chứng phải thỏa mãn các quy định của Điều 657 Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều 654 Bộ luật dân sự 2005. Việc quy định như vậy làm rõ tính hợp pháp của di chúc bên cạnh đó Bộ luật cũng không hạn chế số lượng người làm chứng cho việc lập di chúc bằng miệng. Qua đó cho thấy được quy định của pháp luật Việt Nam với pháp luật một số nước trên thế giới về quy định điều kiện có hiệu lực di chúc miệng. Với quy định trên của pháp luật dân sự Việt Nam có thể so sanh với quy định của một một số nước trên thế giới về quy định điều kiện có

Điều kiện có hiệu lực của di chúc miệng theo quy định của Bộ luật dân sự Việt Nam - 8

hiệu lực di chúc miệng. Theo quy định Bộ luật dân sự Nhật bản thì có hai người làm chứng. Bộ luật dân sự và thương mai Thái Lan lại quy định ít nhất hai người làm chứng. Đối với pháp luật Hoa kỳ quy định số người làm chứng tùy vào pháp luật mỗi bang.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành thì vẫn chưa quy định về người làm chứng cho di chúc miệng, mà chỉ quy định về người làm chứng cho việc lập di chúc được quy định tại Điều 654 Bộ luật dân sự 2005. Vì vậy trong thực tiễn một số trường hợp người để lại di chúc bằng miệng, trong lúc hấp hối tại nhà để lại di chúc bằng miệng thì đa phần người làm chứng sẽ rơi vào trường hợp không được quyền làm chứng theo Điều 654 Bộ luật dân sự 2005.

Mặt khác theo quy định Bộ luật dân sự 2005 về người làm chứng cho việc lập di chúc, tất cả đều có quyền làm chứng, trừ một số trường hợp sau đây:

- Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật củ người lập di chúc;

- Người có quyên, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

- Người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự;

Đối với trường hợp người chưa đủ mười tám tuổi, người không có năng lực hành vi dân sự khoản này pháp luật quy định không chính xác, bơi lễ nêu quy định như vậy có sự trùng lặp vi người dưới mười tám tuổi thi đã bao gồm cả người không có năng lực hành vi dân sự. Mặt khác pháp luật quyên mất đối tượng mất năng lực hành vi dân sự.

Như chúng được biết việc pháp luật quy định người làm chứng cho việc lập di chúc nói chung là như đã phân tích ở trên. Vậy đối với người làm chứng di chúc miệng, thông thường khi hấp hối trước người thân (lại là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật) nên không bảo đảm pháp luật quy định. Còn những trường hợp người làm chứng gồ có hai người (một người không thuộc Điều 654, một người thuộc Điều 654) có được công nhận không? Ví dụ: Ông A

trong lúc nguy kịch đến tính mạng được đua cấp cứu tại bệnh viện Ông A để lại di chúc bằng miệng trước hai người làm chứng, một cô y tá B và anh C con trai ông A. Với nội dung di chúc cho M hưởng toàn bộ di sản của mình, (anh C thừa nhận là đúng) mặc dù anh C vi phạm Điều 654, nhưng anh C không vụ lợi cho riêng mình. Vậy di chúc trên có được coi là hợp pháp không ?

2.4.2.3 Ngay sau khi nghe người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng, những người làm chứng phải ghi chép lại trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực

Về việc ghi chép lại nội dung di chúc miệng: BLDS 2005 chỉ quy định người làm chứng phải ghi chép lại di chúc miệng ngay sau khi được nghe sự thể hiện ý chí cuối cùng của người di chúc miệng. Việc ghi chép lại này đương nhiên phải trung thực, rõ ràng, thể hiện đúng ý chí của người di chúc miệng. Tuy nhiên, ngoài việc ghi đúng những lời di chúc miệng thì việc ghi chép còn phải tuân theo những quy định gì thì hiện nay chưa có hướng dẫn. Việc chưa có hướng dẫn này sẽ là nguyên nhân, mầm mống cho những tranh chấp về việc chia di sản thừa kế có liên quan đến di chúc miệng và gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Bộ luật dân sự 2005 đã có một bổ sung rất quan trọng: “Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. Như vậy, BLDS 2005 xác định rõ thời gian và điền kiện về hình thức đối với di chúc miệng để được công nhận là di chúc hợp pháp

Pháp lệnh Thừa kế 1990 thừa nhận giá trị của di chúc miệng nhưng không quy định thủ tục ghi chép lại di chúc miệng. Khi tranh tụng tại tòa án, hầu hết các di chúc miệng đều bị Tòa án bác bỏ vì không có cơ sở để tin cậy nếu chỉ dựa vào lời khai của đơn phương của một bên nhân chứng hoặc khi

các nhân chứng có lời khai mâu thuẫn. Khắc phục bất cập này, BLDS 1995 quy định về thủ tục lập nội dung di chúc miệng là: những người làm chứng “phải ghi chép lại bằng văn bản sau đó”. Vậy “ngay sau đó” được quy định tại Điều luật này được hiểu như thế nào. Vấn đề này cũng chưa được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn. “ngay sau đó” là khoảng thời gian rất gần. Tuy nhiên, khoảng thời gian đó gần như thế nào thì chưa có câu trả lời chính xác. Điều này đã gây khó khăn cho Tòa án trong việc thẩm định giá trị của di chúc miệng và muốn bác bỏ nó thì cũng thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng.

Bộ luật dân sự 2005 xác định chính xác khoảng thời gian mà người làm chứng phải viết lại nội dung di chúc miệng là “5 ngày, sau khi người di chúc miệng thể ý chí sau cùng”. Việc quy định rõ thủ tục này nhằm bảo đảm độ chính xác và tin cậy hơn, ngăn ngừa sự thể hiện ý chí chủ quan của người làm chứng, tăng cường trách nhiệm của người làm chứng di chúc. Quy định này nhằm ngăn chặn khả năng người làm chứng có thể tự ý sửa chữa, viết lại nhiều lần hay đánh tráo văn bản ghi nội dung di chúc miệng. Tuy nhiên BLDS 2005 không quy định cụ thể những người nào được mang di chúc miệng đến cơ quan công chứng, chứng thực. Phải chăng khi pháp luật không quy định, thì bất cứ người nào cũng có thể mang di chúc miệng đi công chứng, chứng thực. Bên cạnh đó, BLDS 2005 chỉ mới quy định về hình thức của di chúc miệng, mà chưa quy định nội dung của di chúc miệng phải thể hiện như thế nào.

Mặt khác ngoài việc quy định mốc thời gian 5 ngày, pháp luật còn bắt buộc công chứng, chứng thực thì di chúc miệng được coi là hợp pháp. Tuy nhiên theo quy định Luật Công chứng được Quốc hội thông qua ngày 29.11.2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1.7.2007 quy định rất cụ thể về thủ tục công chứng. Điều 48 Luật công chứng có quy định rất cụ thể về công chứng di chúc người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác công chứng di chúc. Do đó nó mâu thuẫn với quy định

pháp luật về điều kiện di chúc miệng hợp pháp. Như vậy, có thể thấy rằng với việc quy định trên, Luật Công chứng đã phủ nhận hoàn toàn tính hợp pháp của loại hình di chúc miệng hay nói cách khác Luật công chứng chưa qui định về công chứng văn bản ghi nội dung di chúc miệng, cho nên quy định đó thì chỉ tồn tại duy nhất một loại hình di chúc, đó là di chúc bằng văn bản.

Như vậy đối với văn bản ghi nội dung di chúc miệng khi công chứng hoặc chứng nhận thì cơ quan công chứng hoặc UBND xác nhận hình thức của văn bản ghi nội dung di chúc và không thể công chứng hoặc chứng nội dung của di chúc và chữ ký của người làm chứng, bởi vì người làm chứng phải ký ngay sau khi chép lại nội dung di chúc miệng. Vấn đề công chứng, chứng thực loại văn bản này cần phải có sự hướng dẫn của Nhà nước.

Do là một hình thức di chúc đặc biệt, nên pháp luật quy định di chúc miệng với thủ tục tương đối chặt chẽ. Sau 3 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng, mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt, thì di chúc miệng bị hủy bỏ. Như vậy, vấn đề thời gian, vấn đề nhận thức của người lập di chúc miệng sau khi lập di chúc là vấn đề quan trọng, quyết định đến hiệu lực của di chúc. Khoảng thời gian ở đây mà pháp luật quy định là 3 tháng kể từ khi người lập di chúc miệng còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng đương nhiên không có giá trị. Về mặt sinh học thì người lập di chúc phải còn sống sau khi lập di chúc 3 tháng. Về mặt nhận thức thì mặc dù sau 3 tháng và còn sống, người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt thì di chúc mới bị hủy bỏ. Tuy nhiên theo quy định pháp luật hiện hành thi chưa có quy định cụ thể nào về việc hủy bỏ di chúc miệng. Người nào có thẩm quyền hủy bỏ ? Cơ quan nào có thẩm quyền hủy bỏ? Pháp luật cũng chưa quy định.

Mặt khác khi di chúc miệng đã được lập đúng quy định của Bộ luật Dân Sự năm 2005 thì di chúc miệng đó có được coi như di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực hay không? Trao đổi về vấn đề này, trong khoa học pháp lý còn có 2 quan điểm khác nhau:

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Mặc dù là di chúc miệng, nhưng di chúc này đã được công chứng, chứng thực nên nó có giá trị như di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực. Những người theo quan điểm này đưa ra lý lẽ sau:

+ Về nội dung: Di chúc miệng và di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực đều thể hiện quyền định đoạt của chủ sở hữu tài sản nhằm chuyển tài sản cho người khác sau khi chết, đều thể hiện ý chí tự nguyện của người có di chúc.

+ Về hình thức: Trong số di chúc bằng văn bản thì chỉ có di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc mới phải tự tay viết di chúc, còn các loại di chúc bằng văn bản khác thì pháp luật không bắt buộc điều này. Di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực chỉ khác di chúc miệng ở chỗ đối với di chúc bằng văn bản được công chứng, chứng thực thì người lập di chúc phải ký vào di chúc, còn di chúc miệng thì người lập di chúc không thể ký được vào di chúc, nhưng việc không ký được vào di chúc của người lập di chúc miệng là do khách quan (bị cái chết đe dọa mà không thể lập di chúc bằng văn bản). Hơn nữa, di chúc miệng đã được cơ quan công chứng, chứng thực nên độ tin cậy của nó tương đương như di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực.

- Quan điểm thứ hai cho rằng: Di chúc miệng là một loại di chúc đặc biệt, chỉ được ra đời trong trường hợp nhất định theo quy định của pháp luật. Việc pháp luật quy định di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực không có nghĩa là di chúc miệng và di chúc văn bản được công chứng, chứng thực có hình thức như nhau (đều được công chứng, chứng thực), mà việc pháp luật quy định di chúc miệng phải được công chứng, chứng thực chỉ nhằm mục đích xác nhận sự kiện pháp lý: Có di chúc miệng. Đối với di chúc bằng văn bản thì người lập di chúc phải đọc di chúc hoặc được nghe đọc di chúc (nếu

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 06/06/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí