Khi Lập Di Chúc Người Có Tài Sản Có Quyền: A, Chỉ Định Người Thừa Kế;


1.4.2.2. Giai đoạn từ 1975 đến trước ngày 1/7/1996

"Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, cách mạng Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, giai đoạn cả nước độc lập thống nhất... tiến hành cách mạng XHCN, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH" [31, tr.75]. Cùng với sự thống nhất về chính trị, kinh tế, đòi hỏi tất yếu phải có sự thống nhất về pháp luật và việc áp dụng pháp luật. Bước đầu để khắc phục sự cách biệt về pháp luật giữa hai miền Nam, Bắc, nên ngày 25/3/1977 Hội đồng Chính phủ đã ra Nghị quyết số 76/CP hướng dẫn việc thi hành pháp luật thống nhất trong phạm vi cả nước. Ngày 16/8/1977, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 57/TANDTC hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế ở các tỉnh phía Nam.

Hiến pháp năm 1980 ghi nhận “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân’’ [23, Điều 27]. Để phục vụ cho công tác xét xử các tranh chấp về thừa kế đồng thời bổ sung một số điểm cho phù hợp với Hiến pháp mới, qua tổng kết rút kinh nghiệm công tác xét xử, ngày 24/7/1981, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tư số 81/TANDTC Hướng dẫn giải quyết các tranh chấp về thừa kế (di sản thừa kế, thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, phân chia di sản thừa kế...). Thông tư số 81 là văn bản tương đối hoàn chỉnh về các quy phạm liên quan đến quyền thừa kế. Tại Phần I - Nguyên tắc chung đã khẳng định:

1. “Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân” đoạn 2 Điều 27 Hiến pháp năm 1980. Công dân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết (thừa kế theo di chúc) nếu không có di chúc thì thừa kế theo luật.

Tại Mục B, phần IV thông tư 81/TANDTC quy định: “Thông qua di chúc, người có tài sản có quyền để lại tài sản của mình cho bất cứ ai. Người thừa kế được chỉ định trong di chúc có thể là công dân, Nhà nước hay một tổ


chức xã hội. Nếu là công dân thì người đó có thể ở trong diện thừa kế theo luật, mà cũng có thể không ở trong diện đó” [33].

Vào những năm cuối thập kỷ 80, thế kỷ XX, Nhà nước ta phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách pháp luật nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế và cho phép nhiều hình thức sở hữu khác nhau tồn tại, trong đó hình thức sở hữu cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân được thừa nhận [30, tr.91].

Hơn nữa Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã được ban hành để tiếp tục xây dựng, củng cố gia đình XHCN, quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình được củng cố, xoá bỏ hủ tục, lạc hậu một cách triệt để nhất. Quyền sở hữu và quyền thừa kế của công dân được tôn trọng thực hiện và được bảo đảm bằng pháp luật. Để đáp ứng với sự biến đổi, phát triển không ngừng của xã hội, cũng như khắc phục những nội dung còn thiếu và chưa phù hợp với đời sống thực tế trong Thông tư hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế trước đó ngày 30/8/1990 Hội đồng nhà nước CHXHCNVN đã thông qua pháp lệnh thừa kế, có hiệu lực từ ngày 10/9/1990.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đây là văn bản pháp luật có hệ thống và ở tầm văn bản pháp lý cao nhất về thừa kế nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng kể từ ngày thành lập nước. Pháp lệnh Thừa kế gồm 38 điều, được chia làm 6 chương, trong đó đã xác định được những nguyên tắc cơ bản về thừa kế, về quyền bình đẳng về thừa kế của công dân. Pháp lệnh Thừa kế đưa ra những khái niệm về: Thời điểm mở thừa kế, địa điểm mở thừa kế, di sản, người thừa kế... Thừa kế theo di chúc được Pháp lệnh quy định tại chương II từ Điều 10 đến Điều 23. Pháp lệnh đã quy định về quyền của người lập di chúc. Theo quy định tại Điều 10 của PLTK thì “công dân có quyền lập di chúc để chuyển quyền sở hữu một


Quyền của người lập di chúc theo pháp luật Việt Nam hiện hành - 6

phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho một hoặc nhiều người trong hoặc ngoài các hàng thừa kế theo pháp luật, cũng như cho Nhà nước, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế’’. Về quyền của người lập di chúc PLTK quy định: “Điều 11. Quyền của người lập di chúc

1- Khi lập di chúc người có tài sản có quyền: a, chỉ định người thừa kế;

b, phân định tài sản cho người thừa kế; c, giao nghĩa vụ cho người thừa kế;

d, truất quyền hưởng di sản của một hoặc nhiều người thừa kế theo pháp luật mà không nhất thiết phải nêu lý do.

2- Người lập di chúc có quyền sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập, thay thế di chúc đã lập bằng di chúc khác, hủy bỏ di chúc.

Điều 22. Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc

1- Trong trường hợp người lập di chúc sửa đổi di chúc thì phần của di chúc không bị sửa đổi vẫn hợp pháp.

2- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và điều bổ sung di chúc đều hợp pháp.

3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc thì coi như không có di chúc trước” [16].

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới do sự đổi mới toàn diện của đất nước kể từ Đại hội lần thứ VI của Đảng, Quốc hội nước ta đã sửa đổi Hiến pháp năm 1980. Ngày 15-4-1992 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 11 đã nhất trí thông qua Hiến pháp năm 1992. Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định về việc tiếp tục đưa đất nước ta đi theo con đường chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với tư tưởng chủ đạo này, trong chương II về chế độ kinh tế,


Hiến pháp đã quy định việc đảm bảo tính thống nhất của sự phát triển kinh tế sao cho nền kinh tế được phát triển theo cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế khác nhau theo định hướng xã hội chủ nghĩa...

Hiến pháp năm 1992 đã quy định về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, quyền bình đẳng giữa nam và nữ, Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt, đối xử giữa các con. Điều 58 Hiến pháp năm 1992 quy định: "Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác... Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân" [24].

Hiến pháp năm 1992 quy định về việc Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tạo điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Để thi hành Hiến pháp năm 1992, tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX đã thông qua Luật Đất đai năm 1993, có hiệu lực kể từ 15-10-1993. Kể từ đây, việc “được chuyển quyền sử dụng đất được Nhà nước giao theo quy định của pháp luật” của tổ chức và cá nhân theo quy định tại Điều 18 Hiến pháp năm 1992 đã được thể chế hóa. Khoản 2 Điều 3 Luật Đất đai năm 1993 quy định:

Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất”.

Các quyền nói trên chỉ được thực hiện trong thời hạn giao đất và đúng mục đích sử dụng của đất được giao theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật.

Điều 76 Luật Đất đai năm 1993 quy định:

1. Cá nhân được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng


năm, nuôi trồng thủy sản, sau khi chết thì quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế.

2. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản, nếu trong hộ có thành viên chết thì các thành viên khác trong hộ được quyền tiếp tục sử dụng diện tích đất mà Nhà nước đã giao cho hộ. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào thì Nhà nước thu hồi đất.

3. Cá nhân, thành viên của hộ gia đình được giao đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở, sau khi chết, quyền sử dụng đất của họ được để lại cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật thừa kế [25].

Với những quy định trên, quyền sử dụng đất đã được coi là di sản thừa kế.

Nghiên cứu trong giai đoạn từ 1945 đến trước 1/7/1996 chúng ta thấy rằng: mặc dù những quy định về thừa kế trong giai đoạn này còn ít, song cũng đã có nhiều thành tựu và những bước tiến đáng kể. Nội dung của pháp luật về thừa kế đã kế thừa ưu điểm pháp lý tiến bộ của giai đoạn trước đây và tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với các điều kiện xã hội mới. Những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ mang tính nhân đạo của nền pháp luật XHCN, cho đến nay vẫn còn giữ nguyên ý nghĩa chủ đạo của sự hình thành và phát triển của PLTK. Tuy nhiên, do PLTK trong giai đoạn này được ban hành dưới dạng văn bản đơn hành, rải rác qua các thời kỳ, nhằm giải quyết yêu cầu mang tính tình thế, cho nên không thể tránh khỏi tình trạng tản mạn, không logic, không hệ thống, nhiều quan hệ chưa được pháp luật điều chỉnh, những vấn đề về thừa kế thường xảy ra tranh chấp như di sản dùng vào việc thờ cúng, phân chia di sản thừa kế, thừa kế quyền sử dụng đất... lại quy định một cách chung chung, dẫn đến việc vận dụng và thi hành pháp luật không thống nhất.


1.4.3. Giai đoạn từ ngày 1/7/ 1996 đến nay

Với đường lối đổi mới đúng đắn được Đảng và nhà nước ta thể hiện trong Hiến pháp 1992, tất cả mọi mặt trong đời sống từ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội đều thay đổi trên mọi bình diện. Vì vậy, trong đời sống dân sự cũng phát sinh nhiều vấn đề mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ. Các văn bản pháp luật với các hình thức Nghị định, Pháp lệnh, Thông tư... không đủ tầm bao quát để điều chỉnh một cách rộng khắp các quan hệ dân sự nói chung và vấn đề thừa kế nói riêng. Chính từ thực tiễn đó ngày 28/10/1995, Quốc Hội khoá IX kỳ họp thứ 8 đã thông qua BLDS đầu tiên nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và có hiệu lực từ ngày 01/07/1996. Đây là Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước ta, BLDS 1995 là kết quả của sự “kế thừa và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam từ trước đến nay, cụ thể hóa Hiến pháp năm 1992…” [26]. BLDS 1995 có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật nước nhà, “tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về dân sự…góp phần đảm bảo cuộc sống cộng đồng ổn định, lành mạnh, giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc hình thành trong lịch sử lâu dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam” [26].

BLDS là kết quả của sự công phu trong suốt một thời gian dài kiểm nghiệm, sàng lọc thực tiễn sống động của đời sống xã hội và hệ thống hoá, pháp điển hoá, pháp luật dân sự của chính quyền nhân dân. BLDS 1995 tương đối đồ sộ, bao gồm 7 phần, chia làm 838 điều. Chế định thừa kế đã được quy định cụ thể tại Phần thứ tư (từ Điều 634 đến Điều 689). So với văn bản PLTK trước đây BLDS 1995 đã kế thừa những quy định tiến bộ còn phù hợp trong PLTK, đồng thời sửa đổi bổ sung nhiều vấn đề. BLDS 1995 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:



sản.

Điều 651. Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1- Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; 2- Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

3- Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; 4- Giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản;

5- Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di


Điều 665. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

1- Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc

bất cứ lúc nào.

2- Nếu người lập di chúc bổ sung di chúc, thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật là như nhau; nếu phần di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn, thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới, thì di chúc trước bị hủy bỏ” [26].

Như vậy, quyền của người lập di chúc được mở rộng hơn và cụ thể hóa hơn so với trước. Có thể khẳng định rằng, các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 là một bước tiến quan trọng trong quá trình lập pháp ở Việt Nam, nhằm khắc phục kịp thời sự thiếu tập trung, không đầy đủ của PLTK được quy định trước đó. Những quy định này đã củng cố quyền sở hữu và quyền thừa kế tài sản của công dân phù hợp với công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo. Quyền thừa kế của công dân được quy định trong BLDS 1995 đã góp phần bảo vệ các quyền dân sự và lợi ích hợp pháp của cá nhân trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.

Tuy nhiên, các quy định về thừa kế trong BLDS 1995 được ban hành trong giai đoạn đầu của thời kỳ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng


XHCN và nhất là từ sau năm 1995 đến năm 2005 đã có hàng loạt văn bản pháp luật liên quan được ban hành như Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Đất đai 2003, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi), Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi)... cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng về số lượng, phức tạp về nội dung, giá trị về di sản thừa kế không còn là tài sản thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu dùng mà còn là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, cổ phần, cổ phiếu, trang trại... khi giải quyết tranh chấp về thừa kế không chỉ áp dụng BLDS 1995 mà còn bị chi phối các văn bản pháp luật liên quan khác.

Qua gần 10 năm thi hành, BLDS 1995 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. “Một số quy định trong BLDS 1995 không còn phù hợp với thực tế, có những quy định không rõ ràng hoặc không đầy đủ, có những quy định thuộc quan hệ hành chính…” [17, tr.9]. Vì vậy, tại kỳ họp thứ 7 từ ngày 05/5/2005 đến ngày 14/6/2005, Quốc hội Khóa XI nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua BLDS 2005 và có hiệu lực chính thức ngày 01/01/2006. Chế định thừa kế được quy định cụ thể tại Phần thứ tư (từ Điều 631 đến Điều 687) BLDS 2005 về cơ bản vẫn giữ nguyên như trong quy định BLDS 1995 và có một số thay đổi nhỏ để khắc phục vướng mắc không phù hợp với thực tế trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế trong thời gian qua. Tuy nhiên, những quy định về quyền của người lập di chúc hầu như vẫn được giữ nguyên không có thay đổi gì lớn. Quyền của người lập di chúc trong BLDS 2005 được quy định như sau:

Điều 648. Quyền của người lập di chúc Người lập di chúc có các quyền sau đây:

1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;

2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/01/2024