Quan Điểm Của Cộng Đồng Về Người Khuyết Tật

thấy Giáo hội trình bày rất rõ quan điểm của Giáo Hội về người khuyết tật, đặc biệt ở số 148: "Những người thiếu khả năng vẫn là những chủ thể con người trọn vẹn, với những quyền lợi và nghĩa vụ: "Dù có những giới hạn và đau khổ tác động lên thân thể và các khả năng của mình, họ vẫn cho thấy mình có đầy đủ phẩm giá và sự cao cả của con người". Vì người khuyết tật vẫn là những chủ thể có đầy đủ quyền hạn, nên cần phải giúp họ tham gia vào đời sống gia đình và xã hội một cách đầy đủ về mọi chiều hướng ở bất cứ cấp độ nào họ có thể tham gia và tùy theo khả năng của họ.

Đức Giêsu Kitô là Ngôi Lời Thiên Chúa trở thành người để cứu độ con người và toàn thể vũ trụ qua cái chết và sự Phục Sinh. Người đã mang lại một giá trị mới và vô cùng cao cả cho con người vì họ không chỉ là một thụ tạo như các thụ tạo khác, nhưng đã trở thành con Thiên Chúa, được chia sẻ vinh quang và giá trị tột đỉnh của Thiên Chúa. Người khuyết tật khi kết hợp với Đức Giêsu có thể biến những đau khổ, thiếu sót, bất toàn, nghèo khó của mình trở thành những phương tiện cứu độ như Đức Giêsu trong Mầu nhiệm vượt qua của Người.

Trong đời sống trần thế của Người, Người đã chữa lành những tật nguyền của con người (người mù ở Bethsaiđa (x. Mc 8,22-26), ở Giêricô (x. Mc 10, 46-52), người mù từ lúc mới sinh ở Giêrusalem (x. Ga 9, 1-40); người câm điếc (x. Mc 7,31-37); người tê bại (x. MC 2,1-12); cho những kẻ chết sống lại (x. Mc 5,21-43; Lc 7,11-17; Ga 11) như dấu hiệu minh chứng tình yêu cứu độ của Thiên Chúa.

Người cũng chuyển thông quyền năng cứu chữa này cho các tông đồ và tất cả những ai tin vào Người: cho Phêrô cứu chữa người què ở Giêrusalem (x. Cv 3,1-10), và nhiều bệnh tật khác (x. Cv 5,12-16), cho chị Tabitha sống lại (x. Cv 9, 36-42), cho Phaolô chữa người bại chân tại Lýt-ra (x. 14,8-10), cho cậu bé Êutykhô sống lại (x. Cv 20,7-12). Vì thế, chúng ta không chỉ phục vụ người khuyết tật bằng sức lực tài năng và phương tiện vật chất nhưng còn bằng ân sủng của Đức Kitô và quyền năng của Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên,

rất nhiều người chúng ta hình như đã quên điều đó và không ngờ mình có thể có khả năng phi thường để phục vụ người khuyết tật trong tinh thần làm chứng cho Đức Giêsu Kitô (x. Mc 16, 15-20).

Bên cạnh hệ tư tưởng tiến bộ nêu trên thì trong lịch sử văn hóa nhân loại cũng xuất hiện những tư tưởng kỳ thị người khuyết tật. Đặc biệt phải kể đến trong số đó là tư tưởng phát xít. Đức quốc xã nắm lấy ý tưởng từ học thuyết chọn lọc tự nhiên của Charles Darwin, đặc biệt là ý tưởng về sự sống sót của cá thể có khả năng thích nghi nhất trong vương quốc của loài vật để đem áp dụng máy móc vào xã hội loài người. Theo đó thì họ cho rằng việc để những người khuyết tật sống và sinh con làm cản trở tốc độ của quá trình tiến bộ, tiếp tục duy trì sự yếu kém của chủng tộc, hay nói cách khác tiêu diệt người khuyết tật sẽ giúp loài người mau đạt được cuộc sống sung túc hơn. Hành động T4 (Action T4) là tên của kế hoạch do Karl Brandt- bác sĩ riêng của Adolf Hitler cầm đầu nhằm loại bỏ người khuyết tật về thể chất cũng như tinh thần (trong đó có bệnh nhân tâm thần, người thiểu năng trí tuệ, người đồng tính luyến ái - cần lưu ý rằng ở thời điểm đó đồng tính luyến ái vẫn bị coi là bệnh và là một bất thường thuộc tâm lý...). Trong chương trình này, các nạn nhân bị giết bằng cách tiêm thuốc độc hoặc bằng phun hơi ngạt carbon monoxide. Theo ước tính có khoảng 275 ngàn người khuyết tật đã bị giết chết (theo http://vi.wikipedia.org).

Hiện nay, hệ tư tưởng phát xít không còn tồn tại nhưng vẫn còn sự kỳ thị đối với người khuyết tật. Kỳ thị là vấn đề thường xảy ra với nhóm thiểu số và mang một số đặc điểm bị cho là bất lợi. Người ta bắt gặp thái độ đó với nhóm người mắc HIV, những người đồng tính luyến ái, tội nhân sau khi ra ... Người khuyết tật cũng không tránh khỏi và điều đó càng làm họ khó khăn hơn để có được cuộc sống bình thường.

Năm 2007 được sự tài trợ của Quỹ Ford, Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS) đã tiến hành khảo sát 4 tỉnh thành ở Việt Nam và đưa ra một

vài con số thống kê sau đây về quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật - qua đó cho thấy sự phân biệt đối xử là lớn như thế nào, các con số biến thiên do sự khác biệt giữa các tỉnh:

Bảng 1.1: Quan điểm của cộng đồng về người khuyết tật


Thái độ của cộng đồng với người khuyết tật

Tỉ lệ quan điểm đồng ý

Đáng thương

98% đến 99%

Người khuyết tật là người ỷ lại

18% đến 32%

Người khuyết tật không thể có cuộc sống bình thường

40% đến 59,4%

Người khuyết tật bị như vậy là do số phận

56% đến 65%

Người khuyết tật đáng phải gánh chịu số kiếp khuyết tật như vậy vì họ phải trả giá cho việc làm xấu xa ở kiếp trước

14% đến 21%

Gặp phải người khuyết tật là gặp vận đen

17%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn - 4

Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội, 2007.

Bên cạnh sự kỳ thị của xã hội, người khuyết tật còn bị phân biệt đối xử bởi chính gia đình mình. Dưới đây là số liệu thu được dựa trên việc đặt câu hỏi với những người quen biết người khuyết tật - lý do là người trong gia đình sẽ không nói thật về hành vi phân biệt đối xử của chính họ:

Coi thường người khuyết tật (16%);

Coi là gánh nặng suốt cuộc đời (40%);

Coi là vô dụng (20,7%);

Thường xuyên lăng mạ (14,2%);

Bỏ mặc không chăm sóc (8,5%);

Bỏ rơi (7,1%);

Không cho ăn (4,3%);

Khóa/xích trong nhà (10,2%);

Bắt đi ăn xin (1,5%).

Như vậy, tư tưởng phật giáo và tư tưởng công giáo là một trong những hệ tư tưởng tiến bộ và có sức ảnh hưởng lớn trong đời sống văn hóa xã hội cả ở chế độ phong kiến và hiện đại. Cả phật giáo và công giáo đều mang tư tưởng cứu rỗi chúng sinh, tiếp thêm tinh thần và nghị lực cho người khuyết tật trong cuộc sống. Tiếp thu hệ tư tưởng nêu trên, con người và xã hội có cách nhìn bác ái hơn, cảm thông hơn đối với người khuyết tật, giúp đỡ người khuyết tật vượt lên khó khăn để sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội, từng bước xóa bỏ các rào cản và sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật.

Hiện nay, trên thế giới tư tưởng về người khuyết tật cơ bản là giống nhau về bản chất vấn đề, nhưng cách diễn đạt cũng không hoàn toàn giống nhau; theo Công ước về quyền của người khuyết tật ban hành ngày 6 tháng 12 năm 2006, của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Mục đích của Công ước này là thúc đẩy, bảo vệ và đảm bảo người khuyết tật được hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả quyền con người và quyền tự do cơ bản và thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá vốn có của họ.

Theo công ước nêu trên thì Người khuyết tật bao gồm những người bị suy giảm về thể chất, thần kinh, trí tuệ hay giác quan trong một thời gian dài, có ảnh hưởng qua lại với hàng loạt những rào cản có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của người khuyết tật vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.

Còn ở Việt Nam hiện nay, tư tưởng chủ đạo về quyền của người khuyết tật thể hiện ở chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật. Chính sách đối với Người khuyết tật không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng mà còn phải tiến tới xóa bỏ các rào cản đối với Người khuyết tật nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của Nhà nước, xã hội, gia đình, cộng đồng và của mọi cá nhân đối với Người khuyết tật giảm thiểu hoặc xóa bỏ những rào cản, giúp Người khuyết tật chủ động hòa nhập, có cơ hội tham gia một cách bình đẳng vào các hoạt động của xã hội.

1.3. Tổng quan hệ thống pháp luật về người khuyết tật

1.3.1. Khái niệm người khuyết tật

Theo Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 09/12/1975. Người tàn tật có nghĩa là bất kỳ người nào mà không có khả năng đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của một cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hội do sự thiếu hụt (bẩm sinh hay không bẩm sinh) trong những khả năng về thể chất hay tâm thần của họ.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có ba mức độ suy giảm là: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap). Khiếm khuyết chỉ đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể liên quan đến tâm lý hoặc/và sinh lý. Khuyết tật chỉ đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết. Còn tàn tật đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người mang khiếm khuyết do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999).

Công ước quốc tế về các quyền của người khuyết tật định nghĩa: Người khuyết tật bao gồm những người có những khiếm khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội. Công ước cũng thừa nhận rằng khuyết tật là một khái niệm mới và rằng khuyết tật là kết quả của sự tương tác giữa những người có khiếm khuyết và những rào cản về thái độ và môi trường mà ở đó hạn chế sự tham gia một cách đầy đủ, và có hiệu quả vào các hoạt động trên cơ sở bình đẳng với các thành viên khác trong xã hội.

Theo Luật người khuyết tật Việt Nam 2010, "Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập khó khăn" [80, Khoản 1, Điều 2]. Và người khuyết tật được chia theo mức độ

khuyết tật sau đây: a) người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; b) người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày; c) người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này (khoản 2 Điều 3).

1.3.2. Ảnh hưởng của khuyết tật đối với hoạt động của con người

Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đưa đến trường. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc thì cho biết 30% số thanh niên đường phố là trẻ khuyết tật. Về trình độ học vấn nghiên cứu của Chương trình hỗ trợ phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) thực hiện năm 1998 tỉ lệ biết đọc, biết viết ở người trưởng thành bị khuyết tật trên toàn cầu là dưới 3%, ở phụ nữ khuyết tật chỉ 1%. Ở những nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), sinh viên khuyết tật có trình độ cao vẫn chưa nhiều mặc dù con số này đang có xu hướng tăng.

Ở Việt Nam, theo Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, trình độ học vấn của người khuyết tật ở Việt Nam rất thấp. Cho đến năm 2005, tỷ lệ 41% số người khuyết tật chỉ biết đọc biết viết; 19,5% học hết cấp một; 2,75% có trình độ trung học chuyên nghiệp hay chứng chỉ học nghề, và ít hơn 0.1% có bằng đại học hoặc cao đẳng. Nhìn chung, chỉ có khoảng 3% người khuyết tật được đào tạo nghề chuyên môn, và chỉ hơn 4% người có việc làm ổn định. Hiện có hơn 40% người khuyết tật sống dưới chuẩn nghèo.

1.3.3. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm các quyền của người khuyết tật

1.3.3.1. Pháp luật về người khuyết tật sẽ góp phần vào việc xóa bỏ mọi hình thức phân biệt và kỳ thị với người khuyết tật

Trong những năm vừa qua, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về người khuyết tật

để nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của xã hội đối với người khuyết tật đã góp phần nâng cao nhận thức, cách nhìn nhận của xã hội đối với người khuyết tật.

1.3.3.2. Pháp luật về người khuyết tật góp phần thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với người khuyết tật và gia đình họ

Các quy định pháp luật về người khuyết tật sẽ tác động tới các trường học, các doanh nghiệp, các cộng đồng, cơ sở vật chất nơi công cộng, tới tất cả các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp của chính phủ, cũng như các dịch vụ y tế và xã hội. Nổi bật lên trong số những thói quen mới nhờ nhận thức thay đổi là cách sử dụng từ ngữ: ví dụ, người ta gọi là một cá nhân nào đó là người tàn tật chứ không phải là kẻ tật nguyền; đề cập tới các khả năng khác nhau chứ không phải cứ lấy chuẩn mực của người bình thường. Người ta nói là học sinh/sinh viên có học lực khác nhau chứ không nói thiểu năng trí tuệ. Đồng thời, người ta cũng đã chủ động mở rộng khái niệm tàn tật để bao hàm cả những khác biệt về khả năng học tập hoặc xử lý thông tin, những hạn chế về thể chất và những biểu hiện khác cản trở một ai đó tham gia vào những sự kiện lớn trong đời.

1.3.3.3. Pháp luật về người khuyết tật góp phần vào việc làm rõ những đặc thù riêng về người khuyết tật ở nước ta

Ở Việt Nam, hiện nay nhiều dị khuyết tật bẩm sinh được cho là do cha mẹ tiếp xúc với chất hóa học, đặc biệt là chất độc da cam. Theo quan điểm mới này về chất độc da cam, nhiều người khuyết tật do chất độc da cam giờ được xem là nạn nhân chiến tranh (Hunt, 2002).

Pháp luật về người tàn tật quy định cụ thể các quyền của người khuyết tật, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực thi các quyền của người khuyết tật

Nội dung các quy định pháp luật về người khuyết tật tập trung vào các nội dung: i) Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết

tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hòa nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội; ii) Người khuyết tật được Nhà nước và xã hội trợ giúp, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tạo việc làm phù hợp và được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật; ii) Nhà nước dành một khoản ngân sách và vận động xã hội để trợ giúp người khuyết tật trong việc khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, tạo việc làm, tự ổn định đời sống;

1.3.4. Pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật

1.3.4.1. Tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền của người khuyết tật

Trong những thập kỷ qua, vấn đề quyền của người khuyết tật ngày càng được nhân loại quan tâm hơn và nhận thức về vấn đề người khuyết tật đã được thay đổi theo chiều hướng tích cực, từ mô hình nhân đạo sang mô hình xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay, xung quanh vấn đề về quyền của người khuyết tật, Đại Hội đồng Liên hợp quốc mới chỉ thông qua: Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật về tâm thần; Tuyên ngôn về quyền của người khuyết tật; Các nguyên tắc cơ bản bảo vệ người kém sức khỏe tâm thần và cải thiện chăm sóc sức khỏe tâm thần; Quy tắc tiêu chuẩn của Liên hợp quốc về bình đẳng hóa các cơ hội cho người khuyết tật; Công ước 128 về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất năm 1967; Công ước số 159 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về phục hồi chức năng nghề nghiệp và việc làm cho người khuyết tật năm 1983.

Các văn kiện này có ý nghĩa quan trọng trong việc thừa nhận và nâng cao quyền của người khuyết tật, nhưng ngoài Công ước 128 và Công ước số 159, các văn kiện còn lại không có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia, mà chỉ dừng ở ý nghĩa đạo đức. Mặt khác, bộ luật nhân quyền bao gồm Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền và Công ước quốc tế về quyền

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/01/2024