Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Bảo Vệ, Giúp Đỡ Người Khuyết Tật

pháp lý về quyền của người khuyết tật, trách nhiệm của các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương trong việc bảo đảm các quyền của người khuyết tật. Tuy nhiên theo đánh giá về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về người khuyết tật còn có nhiều tồn tại nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, hệ thống các văn bản chưa đồng bộ, chưa quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ, còn chưa tiếp cận được với các yêu cầu của Công ước quốc tế về người tàn tật, chưa dựa trên nhu cầu thực tế của người khuyết tật trong xã hội.

Thứ hai, quy định về các chính sách hỗ trợ người khuyết tật về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tiếp cận các công trình công cộng chưa phù hợp với nhu cầu của người khuyết tật, đã tạo ra sự phân biệt đối xử cho người khuyết tật với người khác. Điều đó, đã làm cho người khuyết tật tự mình tách biệt ra khỏi cộng đồng bởi tâm lý tự ti, xấu hổ.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức thực hiện các vấn đề về người khuyết tật, về hoạt động của các cơ quan, các tổ chức liên quan đến người khuyết tật. Dẫn đến, hoạt động không hiệu quả, không triệt để, rộng khắp đến những người khuyết tật.

Thứ tư, chưa có chính sách hoàn chỉnh về xã hội hóa việc trợ giúp người khuyết tật, vì thế chưa huy động được nguồn lực lớn mạnh trong xã hội, chưa tạo được mối quan tâm của xã hội.

1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ, giúp đỡ người khuyết tật

Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Hồ Chủ tịch thường nhấn mạnh, nhân dân ta đã từ lâu sống với nhau có tình có nghĩa. Tình nghĩa ấy được Người nâng lên cao đẹp hơn, trở thành tình nghĩa đồng bào, đồng chí, tình nghĩa năm châu bốn biển một nhà. Ngay từ năm 1947, trong khi cuộc chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra quyết liệt, người đã

nói đến đời sống mới của một người, một nhà, một làng và khắp cả nước. Người nhắc đến tục ngữ "lá lành đùm lá rách", "đói cho sạch rách cho thơm". Và, nếu một mình no ấm mà nỡ để đồng bào xung quanh đói rét…, thì dù giàu cũng không hưởng được. Người nói: Cách cư xử đối với đồng bào thì nên thành thực, thân ái, sẵn lòng giúp đỡ những đối tượng yếu thế, trong đó có người tàn tật, khuyết tật.

Tiếp thu tư tưởng vị tha ở Phật giáo, Hồ Chí Minh là hiện thân của lòng nhân ái, độ lượng, khoan dung - những nét đặc trưng của giáo lý đạo Phật. Theo người con người sống với nhau phải có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương người như thể thương thân. Giúp đỡ những người yếu thế, bất hạnh để họ có nghị lực vươn lên trong cuộc sống. Gia đình Bác Hồ là gia đình nhà nho nghèo, gần gũi với nông dân, cũng thấm nhuần tinh thần đó và để lại dấu ấn trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tình yêu thương con người của Bác Hồ nói chung và tấm lòng của người đối với người khuyết tật nói riêng là rất cụ thể, từ việc to như lo giải phóng cho con người, khuyến khích: "phần tốt ở mỗi con người nẩy nở như hoa mùa xuân, và phần xấu bị mất dần đi", "thương binh tàn nhưng không phế", đến việc chăm lo từng con người cụ thể, không chỉ: Lụa tặng cụ già, sữa tặng bà mẹ sinh ba, mà là từng bát cơm, manh áo, từ chỗ ở, việc làm để an cư, lạc nghiệp đến tương cà mắm muối hàng ngày cho nhân dân. Bác lo cho cả dân tộc và chăm lo cho từng chiến sĩ bảo vệ, phục vụ quanh Người. Theo Bác: Yêu thương con người là phải tôn trọng, quý trọng con người. Bác đánh giá cao vai trò của nhân dân: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân". Bác tôn trọng từ các nhà khoa học, các bậc hiền tài cho tới những người lao công quét rác, bởi theo Bác, từ Chủ tịch nước tới người lao động bình thường, nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đều được coi trọng, đều vẻ vang như nhau. Theo Bác, yêu thương con người là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Năm 1968, khi làm việc với cán bộ Ban Tuyên huấn Trung ương về việc xuất bản sách "Người tốt, việc tốt", nhằm tuyên truyền sâu rộng những gương điển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

hình tiên tiến trong lao động sản xuất, trong ứng xử giữa những con người, Bác Hồ đã nhắc nhở: "Hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình, có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được" [59]. "Tôi khuyên đồng bào đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi. Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp lại nơi bàn tay. Trong mấy chục triệu người, cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi tổ tiên ta…." [59].

Với Bác, con người dù giàu hay nghèo, sang hèn, tàn tật hay không, trừ những người làm tay sai cho giặc, còn lại đều là đồng bào ta. Người nói, "chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người. Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ bọn phát xít thực dân, là những ác quỉ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với những người khác thì ta phải yêu quí, kính trọng, giúp đỡ" [59].

Quyền của người khuyết tật nhìn từ góc độ lịch sử, văn hóa, pháp lý và thực tiễn - 3

Người cũng trực tiếp đến thăm hỏi ân cần, động viên và giúp đỡ từng gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh. Người luôn nhấn mạnh "thương binh tàn nhưng không phế" và khuyến khích họ vươn lên trong cuộc sống.

Hồ Chí Minh thường phê phán, châm biếm thói đời nịnh hót người trên, xem khinh người dưới. Còn chính Người rất yêu thương con người, mà tình thương yêu sâu sắc nhất lại là dành cho những người bị áp bức, đau khổ nhất trong xã hội. Họ chiếm số đông trong dân ta cũng như trong các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản toàn thế giới. Không phải chỉ là lòng thương xót, mà còn là ý chí quyết tâm bênh vực, giải phóng họ. Nên ngay từ thời thanh niên sôi nổi, Nguyễn Ái Quốc đã dũng cảm đứng lên tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với những người cùng khổ ở nước ta, cũng như trên thế giới và đã hiến dâng cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.

Khi nước nhà giành được độc lập, trước hết quan tâm đến nhân dân, Người khẳng định: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh

phúc tự do, thì độc lập ấy cũng chẳng có nghĩa lý gì" [59]. Nên ham muốn tột bậc của cả đời Người là phấn đấu sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.

Từ khi bắt đầu biết nhận thức về cuộc sống cho đến khi trút hơi thở cuối cùng trái tim Bác luôn thổn thức với niềm đau, nỗi khổ của con người. Trước lúc vĩnh viễn đi xa, trong Di chúc, Người viết: "Đầu tiên là vấn đề con người". Lòng yêu thương con người của Hồ Chí Minh không phải là lòng thương hại của "bề trên" nhìn xuống, cũng không phải là sự động lòng trắc ẩn của người "đứng ngoài" trông vào, mà là sự đồng cảm của những người cùng cảnh ngộ. Vậy nên, Hồ Chí Minh không đứng ở trên cao nhìn xuống ban ơn, không đứng ở bên ngoài thông cảm, mà đứng ở trong lòng nhân dân, trong lòng nhân loại, đập cùng một nhịp tim, chia cùng một sức sống, mang cùng một hơi thở… với nhân dân, với dân tộc và nhân loại. Tình yêu thương của Người là tình yêu thương của người trong cuộc. Ở Hồ Chí Minh, lòng yêu thương con người luôn gắn chặt với niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh, phẩm giá, khả năng vươn lên chân, thiện, mỹ của con người.

Tình thương yêu con người của Hồ Chí Minh không chỉ thấm đậm trong các chủ trương chính sách phát triển kinh tế văn hóa xã hội của Người khi đứng đầu Đảng, Nhà nước ta, mà còn thấm sâu trong phong cách làm việc và lối sống hàng ngày của Người. Người dành tình yêu thương, sự quan tâm đặc biệt của mình cho các em nhỏ, các cụ già, những người tàn tật. Sự quan tâm, chăm sóc của Bác không phải bột phát, nó cứ thường xuyên, tự nhiên như chính một thành tố cố hữu tạo nên tính cách một con người. Ở Bác có cả một biển cả tình yêu bao la không bao giờ cạn.

1.1.3. Bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người khuyết tật trong Bộ luật Hồng Đức

Chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử - nhân học, mà hạt nhân là chữ hiếu - là quan hệ huyết thống tự nhiên của con người, quan hệ huyết thống tự

nhiên này là cơ sở cho chủ nghĩa nhân đạo của Khổng Tử, đã có ảnh hưởng mạnh mẽ vào Việt Nam, đặc biệt thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức. Nó có tính hợp lý khi Khổng Tử đã kết hợp nhân ái (đạo đức), huyết thống (quan hệ tự nhiên) và chế độ đẳng cấp (chính trị) lại với nhau; và nhân ái là chất keo để gắn chặt mối quan hệ ngang dọc của xã hội. "Nhân" là phạm trù trung tâm của toàn bộ học thuyết Khổng giáo. Khổng Tử nói nhiều đến chữ "Nhân" và coi "Nhân" là cao ngất, là rộng đến sâu thẳm của đạo đức con người.

Bảo vệ, bảo đảm quyền lợi của người khuyết tật thể hiện trong Bộ luật Hồng Đức trước tiên ở các qui định phản ánh chính sách hình sự khoan hồng đối với người phạm tội là người tàn tật. Thí dụ: Điều 16 Quốc triều Hình luật không qui định mức độ khoan hồng chung cho các độ tuổi, mà qui định các mức độ khoan hồng khác nhau tùy theo độ tuổi và mức độ tàn tật của họ; Điều 17 Quốc triều Hình luật còn qui định: "Khi phạm tội chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật. Khi ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế" [81]. Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc triều Hình luật qui định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc). Biện pháp này mang tính chất nhân đạo, lần đầu tiên được qui định trong Quốc Triều Hình Luật để áp dụng cho những đối tượng được ưu đãi và được khoan hồng, trong đó có người khuyết tật, tàn tật.

Các bộ luật cổ Việt Nam trong đó có Bộ luật Hồng Đức đều có những quy định mang tính nhân văn như: bảo vệ người già và trẻ em; giúp đỡ những người tàn tật, cô quả, những người có hoàn cảnh khó khăn; tôn trọng phong tục và văn hóa của các tộc người thiểu số. Nếu tàn phế (thương kẻ tàn phế), nếu có phạm tội thì quan ti không được dùng hình phạt tra khảo, chỉ căn cứ vào các bằng cớ mà định tội. Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn như cô quả, tàn tật, ốm đau, nghèo túng…, nhà nước cũng yêu cầu quan lại các địa phương và mọi người đều phải quan tâm, giúp đỡ. Điều 294 - Bộ luật Hồng Đức quy định: Trong kinh thành hay phường, ngõ và làng xóm có kẻ

đau ốm mà không ai nuôi nấng, nằm ở đường sá…thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà giữ gìn, săn sóc và cho họ cơm cháo, thuốc men, cốt sao cứu cho họ sống…Nếu trái lệnh này thì quan phường xã phải tội biếm hay bãi chức. Điều 295 quy định: Những người góa vợ, góa chồng, mồ côi, tàn tật nặng, nghèo khổ không có người thân thích để nương tựa, không thể tự mình nuôi sống được, quan sở tại phải thu nuôi họ.

Các chính sách trên một phần là để giảm bớt khó khăn về đời sống, ngoài ra còn có tác dụng giáo dục ý thức đạo đức, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ngoài một số hạn chế do những đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội đương thời chi phối, những quy định trong Bộ luật thể hiện sự tiến bộ trong công tác xây dựng pháp luật của những nhà làm luật thời kỳ phong kiến. Những nguyên tắc cơ bản và tư tưởng về bảo vệ, bảo đảm quyền của người khuyết tật trong Bộ luật Hồng Đức không chỉ đề cao tính giai cấp mà còn thể hiện tính nhân đạo vốn là nét đẹp truyền thống của người Việt Nam. Chính bởi vậy, nhiều nguyên tắc tiến bộ trong Bộ luật này đã tiếp tục được kế thừa và phát huy trong luật hình sự Việt Nam hiện đại.

Có thể thấy, Quốc triều Hình luật là bộ luật có những thành tựu to lớn, có những nét riêng biệt, thể hiện độc đáo bản sắc dân tộc và tính độc lập của một quốc gia có chủ quyền. Đây là bộ luật đã khẳng định được giá trị và vị thế của mình trong lịch sử hệ thống pháp luật của dân tộc và trên thế giới bởi những giá trị tiến bộ của nó vượt trước thời đại bấy giờ, và mang tính nhân đạo nhân văn sâu sắc của người Việt. Những giá trị trong Quốc Triều Hình Luật thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, bao trùm lên tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Sự ảnh hưởng tư tưởng Nho giáo được in đậm trong nhiều quy phạm pháp luật được ghi nhận trong Quốc Triều Hình Luật, không chỉ dưới khía cạnh như gia đình và xã hội mà nó còn được trải rộng ra dưới khía cạnh kinh tế bằng những chính sách trong nông nghiệp, chính sách quân điền, chính sách an dân, chính sách ổn định sản xuất nông nghiệp. Việc nghiên cứu những ảnh hưởng của Nho giáo trong Bộ Luật Hồng Đức không những giúp

ta lý giải một cách sâu sắc nhiều lĩnh vực pháp luật, chế định pháp luật, qui phạm pháp luật mà còn góp phần quan trọng để bổ sung những cơ sở lý luận cần thiết đối với quá trình xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay.

1.2. Những quan điểm cơ bản trong tư tưởng văn hóa về quyền của người khuyết tật

Từ xa xưa người ta quan niệm khuyết tật là sự thiếu sót phần cơ thể hay chức năng nào đó của con người. Sự thiếu sót này bắt nguồn từ cái ác do chính con người hay thần linh tạo nên. Sự thiếu sót này có thể là hậu quả từ những hành động ác đức của con người theo luật nhân quả hay do thần linh tạo nên vì những tội ác do con người xúc phạm. Vì thế, xã hội thường khinh miệt, xa lánh, thậm chí còn loại trừ những người khuyết tật ra khỏi cộng đồng.

Nguyên nhân và quá trình dẫn đến khuyết tật của con người tương đối đa dạng: do bẩm sinh, do chiến tranh, do tai nạn trong quá trình lao động,… và qua các thời kỳ khác nhau con người có cách nhìn nhận khác nhau về người khuyết tật. Đồng thời với sự ra đời của Nhà nước là sự xuất hiện của các hệ tư tưởng văn hóa về người khuyết tật. Qua nghiên cứu các tiến trình lịch sử và các mô hình nhà nước, có thể thấy rằng, hệ tư tưởng văn hóa về quyền của người khuyết tật được thể hiện xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử, thể hiện qua tư tưởng đóng vai trò chủ đạo của mỗi nhà nước đương đại.

Một trong những hệ tư tưởng về người khuyết tật có sức ảnh hưởng lớn từ thời kỳ phong kiến đến xã hội hiện đại ở phương Đông là quan niệm của phật giáo. Phật giáo nói chung cho rằng người khuyết tật khó tiếp thu giáo lý hơn bình thường, điều này không có gì khó hiểu, nó cũng tương tự như việc khó khăn trong học tập. Về lý do đưa đến khuyết tật, thì theo Phật giáo đó là do kết quả của nghiệp báo, tức là tạo thiện nghiệp thì được quả thiện, mà ác nghiệp thì được quả ác. Nhưng điều đó không có nghĩa là có một linh hồn bất biến nhập vào các thân xác trong từng kiếp sống để chịu khổ đau hay hạnh

phúc, tôn giáo này phủ nhận sự tồn tại thường hằng và có ngã tính của bất cứ hiện tượng nào thuộc cuộc sống. Phật giáo nguyên thủy không cho người khuyết tật quá nặng vào tăng đoàn, lý do không phải bởi sự kỳ thị mà là vì khi Đức Phật còn tại thế, nhiều người do khuyết tật nên khả năng tự nuôi sống rất khó khăn dẫn đến tâm lý mượn danh Tăng ni để được cúng dường, nhận lương thực thực phẩm do người khác cung cấp, trong khi đó đi tu mục đích tối thượng là để cầu giải thoát. Hệ tư tưởng phật giáo ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa về quyền của người khuyết tật trong xã hội, bởi trong giáo lý nhà phật không có sự phân biệt khuyết tật hay không khuyết tật. Dù là người như thế nào, nếu có thành tâm, Đức Phật không bao giờ chối từ ai đi cùng ngài tới bờ giác ngộ.

Bên cạnh hệ tư tưởng phật giáo, hệ tư tưởng của Công giáo về người khuyết tật cũng có sức lan tỏa và ảnh hưởng lớn trong xã hội từ phong kiến đến hiện đại, đặc biệt là ở Phương Tây. Công giáo cũng có cách nhìn tương đối thân thiện về người khuyết tật. Theo quan niệm của Công giáo thì Thiên Chúa là Đấng hoàn hảo, vì thế Ngài dựng nên và chia sẻ cho con người cũng như vạn vật sự hoàn hảo của Người. Thiên Chúa không tạo ra sự khuyết tật. Khuyết tật là điểm tiêu cực của lành lặn. Nếu suy tư theo luận lý, Thiên Chúa là Đấng Hằng Hữu, là nguồn của tất cả hiện hữu như sự sống, sự thật, ánh sáng… Sự chết, sự dối trá, bóng tối đều là mặt tiêu cực, không hiện hữu thật sự. Trong quan niệm Công giáo Thiên Chúa không làm ra cái chết, dối trá, bóng tối… nghĩa là tất cả những gì tiêu cực. Tuy nhiên, "tội lỗi đã xâm nhập vào thế gian qua một con người và tội lỗi gây nên sự chết". Tình trạng tội lỗi đã dẫn đến sự bất toàn và thiếu sót cho con người và vạn vật. Vì thế, sự thiếu sót và bất toàn nằm trong chính bản tính của con người đã bị tội lỗi làm hư hoại chứ không nằm trong nhân phẩm cao quý của con người. Người khuyết tật có những thiếu sót về thể xác hay tinh thần nhưng vẫn giữ nguyên giá trị làm con cái Thiên Chúa. Trong cuốn Tóm lược Giáo lý Hội thánh Công giáo do Hội đồng Giáo hoàng Công lý và Hòa bình xuất bản, năm 2005, chúng ta

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/01/2024