Một là: Trong bài viết “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân” của Tiến sĩ Bùi Đăng Hiếu – Trường Đại học Luật Hà Nội đăng trên tạp chí luật học số 7 năm 2009 thì: “Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao cho chủ thể khác, trừ tường hợp pháp luật có quy định khác” [13]. Hai là: Trong đề tài nghiên cứu cấp trường “Quyền nhân thân của con người và bảo vệ quyền nhân thân của con người và bảo vệ quyền nhân thân theo quy định của pháp luật” của tiến sĩ Lê Đình Nghị đã đưa ra khái niệm
quyền nhân trên hai phương diện như sau:
Theo nghĩa khách quan, quyền nhân thân được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, trong đó có nội dung quy định rõ các cá nhân có các quyền nhân thân gắn liền với bản thân mình và đây là cơ sở để cá nhân thực hiện các quyền của mình.
Theo nghĩa chủ quan, quyền nhân thân là quyền dân sự chủ quan gắn liền với cá nhân do nhà nước quy định cho mỗi cá nhân và các cá nhân không thể chuyển giao quyền này cho người khác [20].
Ba là: Trong luận văn thạc sĩ luật học “Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân theo quy định trong BLDS năm 2005” của tác giả Lê Thị Hoa đã đưa ra khái niệm: “Quyền nhân thân của cá nhân là quyền dân sự gắn liền với đời sống tinh thần của cá nhân được pháp luật thừa nhận và bảo vệ” [15].
Qua việc phân tích, cũng như tham khảo các khái niệm trên chúng ta có thể hiểu khái niệm quyền nhân thân như sau:
Quyền nhân thân là quyền dân sự cho nhà nước quy định gắn liền với giá trị tinh thần của mỗi chủ thể, không định giá được bằng tiền và không thể chuyển giao trừ trường hợp pháp luật quy định khác.
Từ khái niệm trên đây rút ra một số đặc điểm của quyền nhân thân là
Thứ nhất: Quyền nhân thân có tính chất phi tài sản
Nếu như nhắc đến quyền tài sản thì chúng ta sẽ nghĩ ngay đến tính chất tài sản, nó được xác định bằng một giá trị vật chất nhất định, theo nguyên tắc đền bù ngang giá. Nhưng khi nhắc đến quyền nhân thân là chúng ta sẽ nhắc đến tính chất phi tài sản. Vì, xét về bản chất thì quyền nhân thân không bao giờ là tài sản, chỉ có quyền nhân thân gắn với tài sản hoặc không gắn với tài sản và đối tượng nó là những giá trị tinh thần – là các giá trị phi tài sản. Do đó, quyền nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương, không thể trao đổi ngang giá. Từ đó quyết định việc: Quyền nhân thân không thể bị định đoạt hay đem ra chuyển nhượng cho người khác.
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 1
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 2
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 4
- Ý Nghĩa Của Việc Bảo Vệ Quyền Nhân Thân Đối Với Hình Ảnh Của Cá Nhân
- Hành Vi Sử Dụng Hình Ảnh Với Mục Đích Thương Mại Không Được Sự Đồng Ý Của Chủ Thể Có Hình Ảnh
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Ví dụ: Một chủ nợ không thể kê biên quyền nhân thân của con nợ vì quan hệ nhân thân không thể cụ thể hóa thành tài sản hay tiền tệ là điều không thể.
Thứ hai: Hành vi xâm phạm quyền nhân thân không nhất thiết phải gây ra thiệt hại
Một hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân thì có thể gây ra thiệt hại hoặc không gây ra thiệt hại. Điều đó có nghĩa là thiệt hại không phải căn cứ bắt buộc để xác định trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi xâm phạm. Trên thực tế, ngay cả trong trường hợp bị xâm phạm quyền nhân thân không những là không gây thiệt hại gì cho người bị xâm phạm mà thậm chí còn có lợi cho họ. Nhưng về nguyên tắc nếu không có sự đồng ý của cá nhân đó thì đều coi là hành vi vi phạm.
Ví dụ: Một nhiếp ảnh gia sử dụng một bức ảnh một cô nữ sinh trong tà áo dài truyền thống để dự thi triển lãm ảnh quốc tế mà không có sự đồng ý của cô gái. Trong trường hợp nhiếp ảnh gia đó được giải thưởng, cô gái đó sẽ được nhiều người biết đến và ngưỡng mộ với vẻ đẹp Á Đông của mình. Xong hành vi sử dụng hình ảnh mà chưa xin phép chủ thể của nhiếp ảnh gia trên đã vi phạm quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh dù bản
thân việc sử dụng ảnh không làm xấu đi hình ảnh của cô gái, mà còn làm cô đẹp lên trong mắt mọi người.
Ba là: Thiệt hại về quyền nhân thân không có tiêu chí định lượng
Vì trên thực tế trong các quyền nhân thân thì quyền nhân thân liên quan tới đời sống tinh thần của các chủ thể luôn chiếm số lượng lớn. Quyền nhân thân gắn liền với đời sống tinh thân của cá nhân là toàn thể các hoạt động nội tâm của con người như: Ý nghĩ, tình cảm...
Đối với tổ chức thì danh dự, uy tín của là những yếu tố gắn liền với giá trị tinh thần của tổ chức. Danh dự là sự đánh giá của xã hội và sự tín nhiệm của mọi người đối với hoạt động của tổ chức đó, uy tín là những giá trị tốt đẹp mà tổ chức đó đạt được trong quá trình hoạt động mà được công chúng biết đến.
Cả hai phương diện quyền nhân thân của cá nhân và quyền nhân thân của tổ chức thì đều không có một chuẩn mực chung nào để cụ thể nó gia thành một giá trị. Vì thế, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền nhân thân không được cân, đo, đong, đếm bằng một đại lượng cụ thể. Đặc trưng này không loại trừ nghĩa bồi thường thiệt hại khi hành vi bị xâm phạm tới quyền nhân thân. Bởi vì, trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tinh thần được xác định là chủ thể thực hiện hành vi vi phạm phải có nghĩa vụ bù đắp những tổn thất về tinh thần đã gây ra cho chủ thể bị thiệt hại. Các thiệt hại về tinh thần này thể hiện bằng việc chủ thể bị thiệt hại phải chịu những đau đớn, lo lắng về mặt tinh thần, mà sự đau khổ này ở mỗi chủ thể là không giống nhau, do đó không trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không cụ thể hóa được bằng một con số cụ thể, đặc điểm này của quyền nhân thân khác hắn so với quyền tài sản. Bởi vì, trách nhiệm pháp lý khi vi phạm quyền tài sản được xác định bằng những khối lượng cụ thể. Hay nói cách khác tài sản khi bị xâm phạm thiệt hại tới đâu thì người gây ra hành vi vi phạm sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại tới đó.
1.2. Khái quát chung về quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân
1.2.1. Khái niệm hình ảnh
Về khái niệm hình ảnh của cá nhân, cho đến nay vẫn chưa có văn bản nào quy định rõ. Nếu BLDS năm 2005 mới chỉ quy định quyền cá nhân về hình ảnh tại Điều 31, trong khi đó lại không quy định khái niệm hình ảnh thì việc xác định nội hàm quyền cá nhân về hình ảnh bao gồm những quyền gì? Các hành vi nào được xem là hành vi xâm phạm quyền hình ảnh của cá nhân? Hay việc bảo vệ hình ảnh của cá nhân như thế nào? Là một điều rất khó khăn. Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là việc xây dựng một khái niệm chuẩn để áp dụng vào thực tế là rất cần thiết.
Trên thực tế hiện nay thì việc hiểu “Hình ảnh” là gì là phụ thuộc vào bản chất của từng lĩnh vực, từng hoàn cảnh cụ thể khác nhau như:
Trong lĩnh vực truyền hình, khái niệm hình ảnh được hiểu: “Là những gì mà con người thấy được thông qua thị giác rồi sau đó chuyền về não, giúp con người cảm nhận hình ảnh đó một cách thực chất. Từ đó đưa ra những phản xạ, cảm nhận những hình ảnh mà con người vừa tiếp nhận được” [22].
Trong lĩnh vực mỹ thuật, khái niệm hình ảnh được hiểu: là sự diễn tả hay tái hiện một vật, một người trong nghệ thuật tạo hình (hội họa, đồ họa, điêu khắc...). Hình ảnh trong nghệ thuật không phải là sự sao chụp thụ động vẻ bên ngoài của mẫu thuật, mà còn nhằm lột tả tinh thần của mẫu.“Người ta có thể thấy trong hình ảnh cá tính nghệ thuật của người nghệ sỹ và dấu ấn thời đại” [24].
Trong triết học, thì hình ảnh được xem kết quả của sự phản ánh khách thể, đối tượng vào ý thức của con người. Ở trình độ cảm tính thì hình ảnh là những cảm giác, tri giác và biểu tượng, ở trình độ tư duy, đó là những khái niệm, phán đoán và suy luận. Về mặt nguồn gốc, hình ảnh là khách quan; về cách nhận thức tồn tại, hình ảnh là chủ quan. Hình thức thể
hiện vật chất của hình ảnh là cách hành động thực tiễn, ngôn ngữ, các mô hình ký hiệu khác nhau.
Trong từ điển tiếng việt đã giải thích hình ảnh là: “Hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học như máy ảnh hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí óc, là khả năng gợi tả sống động trong cách diễn đạt” [24].
Theo từ điển tiếng việt thì chúng ta sẽ có một cách hiểu sau đây: Hình ảnh chính là sự sao chép lại những hình ảnh, biểu tượng, được nhận thức bằng tư duy của con người hoặc bằng các cách thức sao chụp nguyên mẫu. Tuy nhiên hình ảnh lúc này phải đảm bảo yếu tố không chỉ đơn thuần là sự sao chép nguyên mẫu mà còn phải để lại dấu ấn riêng cho từng bức ảnh. Hay nói cách khác hình ảnh không tồn tại độc lập với đối tượng được phản ánh mà phải bảo đảm nội dung của đối tượng phản ánh. Từ các phân tích trên đây, cùng với quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS năm 2005 thì chúng ta có thể hiểu: “Hình ảnh của cá nhân bao gồm mọi hình thức tác phẩm nghệ thuật ghi lại hình dáng của con người cụ thể như ảnh chụp, ảnh vẽ, ảnh họa chép và suy luận rộng ra có thể có cả bức tượng của cá nhân đó nữa” [28, Điều 31].
Ví dụ như: Ảnh chụp có thể bao gồm: ảnh chân dung, ảnh nghệ thuật, ảnh tư liệu, ảnh phóng sự...
Ảnh vẽ có bao gồm: vẽ truyền thần, vẽ ký họa...
Từ quy định của điều luật này chúng ta có thể hiểu hình ảnh cá nhân là những hình ảnh mang tính chất riêng tư, hạn chế ở những nơi riêng tư. Điều này trái ngược với hình ảnh ở những nơi công cộng, nơi đông người...
Ví dụ như: Hình ảnh của một người đứng trên một bãi biển, nếu chỉ riêng người đó thì có thể xem là ảnh riêng tư, ảnh cá nhân. Nhưng nếu là một tấm ảnh chụp quang cảnh của số đông bộ phận người trên bãi biển, có nhiều
người trong tấm ảnh thì có thể xem đây là ảnh sinh hoạt tập thể nơi công cộng, không thể xem đây là hình ảnh cá nhân, mang tính chất riêng tư nữa.
Điều này đặt ra vấn đề là: Nếu trên phương diện quyền sở hữu trí tuệ thì bức ảnh, tấm hình, pho tượng đều là loại hình tác phẩm nghệ thuật, người sử dụng tác phẩm trước hết phải xin phép chủ sở hữu của tác phẩm và phải có nghĩa vụ trả cho họ một khoản lợi ích vật chất nhất định, đồng thời phải trả thù lao, nhuận bút cho người sáng tác (người chụp ảnh, sao chép, họa hình...). Nhưng nếu theo quy định tại Điều 31 BLDS 2005 thì ai muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân thì đều phải được sự đồng ý của người có hình ảnh, tức là người có thật trong bức ảnh đó.
Qua các khái niệm về hình ảnh của từng ngành nghề, lĩnh vực nhất định trên đây cho chúng ta thấy tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực khác nhau thì lại có những cách nhận định về hình ảnh khác nhau. Nếu trong truyền hình coi hình ảnh là những gì mà chúng ta thấy được thông qua thị giác, phản chiếu lên não bộ chúng ta thì đối với các nhiếp ảnh gia hình ảnh lại bao gồm hình dáng và màu sắc của vật thể. Nếu theo cách hiểu thông thường thì hình ảnh là sự sao chép hình ảnh, biểu tượng mà tư duy chúng ta có thể nhận biết được thì trong mỹ thuật lại coi hình ảnh chính là sự diễn tả một vật thể, con người trong nghệ thuật tao ra hình ảnh. Do đó yếu tố tinh thần của vật thể tạo nên hình ảnh trong mỹ thuật luôn được đề cao. Hay nói cách khác hình ảnh không chỉ đơn thuần là sự phản chiếu của sự vật, hiện tượng mà trong mỗi bức ảnh còn phải ẩn chứa nét riêng của chủ thể trong từng bức ảnh giúp phân biệt hình ảnh đó và các hình ảnh khác.
1.2.2. Khái niệm quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân Hiện nay, chưa có một quy định rõ ràng nào về quyền nhân thân đối với
hình ảnh của cá nhân. Điều 31 BLDS 2005 quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
1. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
2. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh [28, Điều 31].
Nhìn vào điều luật trên cho chúng ta thấy pháp luật Dân sự 2005 chưa đưa ra khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh.
BLDS 2005 chỉ đưa ra một khía cạnh của quyền nhân thân đối với hình ảnh, quy định mọi cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và chế tài áp dụng khi có hành vi xâm phạm về hình ảnh diễn ra mà không quy định rõ về khái niệm quyền nhân đối với hình ảnh của cá nhân.
Hiện nay đang có nhiều quan điểm khác nhau về cách hiểu quyền cá nhân đối với hình ảnh xong theo cá nhân tôi thì quyền nhân thân đối với hình ảnh được hiểu là quyền nhân thân tuyệt đối đối với hình ảnh của riêng một cá nhân đó mà thôi. nên chỉ có cá nhân đó mới có quyền quyết định việc thay đổi hình ảnh hay vẻ bề ngoài của mình. Trừ trường hợp người chưa thanh niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý của người đại diện cho họ là cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con cái.
Quyền nhân thân đối với hình ảnh được hiểu là quyền nhân thân tuyệt đối đối với hình ảnh của riêng một cá nhân đó mà thôi. Nên chỉ có cá nhân đó mới có quyền quyết định việc thay đổi hình ảnh hay vẻ bề ngoài của mình. Trừ trường hợp người chưa thanh niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự đồng ý của người đại diện cho họ là cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con cái.
Ví dụ: Quyền riêng của cá nhân đó đối với hình ảnh bên ngoài như việc thay đổi phong cách thời trang, sự lựa chọn cách trang điểm, kiểu tóc. Khi có bất kỳ một hành vi sử dụng nào mà không xin phép thì coi như đã xâm phạm đến quyền nhân thân của cá nhân đó về hình ảnh.
Ví dụ như: một tờ báo muốn đăng tải những hình ảnh nhạy cảm liên quan đến một nam thanh niên bị nhiễm bệnh HIV thì phải có sự đồng ý của cá nhân đó trước khi sử dụng hình ảnh. Còn ngược lại nếu không có sự cho phép của cá nhân đó thì coi như là xâm phạm.
Tại Điều 31 BLDS năm 2005 cũng chỉ mới có tên gọi “Quyền đối với hình ảnh của cá nhân mà thôi” [28, Điều 31]. Những nếu xét về bản chất thì quyền nhân thân về hình ảnh cũng có những đặc điểm của quyền cá nhân, nó là quyền tuyệt đối của mỗi cá nhân và chỉ có cá nhân đó mới có quyền quyết định việc thay đổi hình ảnh của mình chứ không bởi ai khác.
Xuất phát từ cách hiểu: Quyền nhân thân của cá nhân là quyền mà mọi cá nhân đều có quyền hưởng và khái niệm hình ảnh đã phân tích ở phần 1.2.1 chúng tôi xin đưa ra khái niệm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân như sau:
Quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân là quyền nhân thân gắn liền với cá nhân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, theo đó cá nhân được phép tạo dựng, sử dụng và cho phép người khác sử dụng hình ảnh theo ý chí của cá nhân đó
1.2.3. Đặc điểm quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân Quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân thuộc loại quyền nhân
thân nên mang đầy đủ những đặc điểm của quyền nhân thân nói chung, ngoài ra quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân còn mang một số đặc điểm đặc trưng phân biệt với các quyền nhân thân khác như sau: