ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
TRẦN THỊ THU HẰNG
QUYỀN CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT
TRẦN THỊ THU HẰNG
QUYỀN CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự Mã số: 60 38 01 03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. BÙI ĐĂNG HIẾU
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Trần Thị Thu Hằng
Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các ký tự các từ viết tắt Danh mục hình ảnh
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN NHÂN THÂN VÀ QUYỀN NHÂN THÂN GẮN VỚI HÌNH ẢNH CỦA CÁ NHÂN 6
1.1. Khái niệm chung về quyền nhân thân của cá nhân6
1.1.1. Khái niệm nhân thân 6
1.1.2. Khái Niệm quyền nhân thân 7
1.2. Khái quát chung về quyền nhân thân gắn với hình ảnh của
cá nhân 13
1.2.1. Khái niệm hình ảnh 13
1.2.2. Khái niệm quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân 15
1.2.3. Đặc điểm quyền nhân thân gắn với hình ảnh của cá nhân 17
1.2.4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân 27
1.3. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và các quyền khác 28
1.3.1. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về bí mật đời tư 28
1.3.2. Mối liên hệ giữa quyền hình ảnh và quyền về danh dự uy tín, nhân phẩm 30
Chương 2: CÁC HÌNH THỨC XÂM PHẠM QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH 34
2.1. Các dạng hành vi xâm phạm 34
2.1.1. Hành vi sử dụng hình ảnh với mục đích thương mại không được
sự đồng ý của chủ thể có hình ảnh 34
2.1.2. Hành vi phát tán hình ảnh cá nhân nhằm mục đích xâm hại tới danh dự, nhân phẩm uy tín của người đó 38
2.1.3. Hành vi sử dụng hình ảnh xâm phạm đến bí mật đời tư 40
2.1.4. Hành vi xâm phạm quyền nhân thân đối với hình ảnh của cá nhân vi phạm pháp luật dân sự chuyển hóa sang vi phạm pháp
luật hình sự 42
2.1.5. Hoạt động báo chí xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân trong
một số trường hợp 44
2.2. Nhận xét về thực trạng các dạng hành vi xâm phạm quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh 52
Chương 3: TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM QUYỀN NHÂN THÂN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH 57
3.1. Các trách nhiệm do vi phạm quyền nhân thân của cá nhân
về hình ảnh 57
3.1.1. Trách nhiệm xin lỗi hoặc công khai xin lỗi 58
3.1.2. Trách nhiệm đền bù tài chính 59
3.2. Các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân đối với hình ảnh của
cá nhân 63
3.2.1. Biện pháp tự bảo vệ 65
3.2.2. Biện pháp kiện dân sự 69
3.2.3. Biện pháp hành chính 76
3.2.4. Biện pháp hình sự 79
3.3. Nhận xét về việc áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh 83
3.4. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh 86
KẾT LUẬN 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt Giải thích
BLDS VDC NĐ CP ACLU NSW HIV
Bộ luật dân sự
Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam Nghị định
Chính Phủ
Hiệp hội Dân quyền Mỹ New South Wales
Human Immunodeficiency Virus
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình | Trang | |
Hình 2.1 | Hình ảnh trò chơi “Em muốn làm Uyên Linh | 36 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 2
- Khái Quát Chung Về Quyền Nhân Thân Gắn Với Hình Ảnh Của Cá Nhân
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 4
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chính sách mở rộng hội nhập kinh tế của Đảng và nhà nước ta đã làm cho đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Xã hội càng phát triển, nhu cầu của con người càng tăng lên, không chỉ dừng lại ở những nhu cầu vật chất mà còn là những nhu cầu cao hơn về tinh thần. Ngay từ khi ra đời Nhà nước ta đã công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích của công dân. Điều này đã được ghi nhận trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta là Hiến pháp năm 1946, tại thời điểm này hiến pháp đã khẳng định quyền làm chủ và các quyền cơ bản của nhân dân ta. Sau này trong các bản Hiến pháp tiếp theo lần lượt là hiến pháp 1959, hiến pháp năm 1980 và hiến pháp năm 1992 được sửa đổi bổ sung năm 2001. Nội dung các hiến pháp đã quy định các quyền cơ bản của công dân, sau này đã được phát triển và mở rộng thành chế định quyền và nghĩa vụ của công dân. Trong các quyền của công dân thì không thể không nhắc đến “Quyền cá nhân về hình ảnh”.
Nhưng có một vấn đề đặt ra hiện nay là việc sử dụng hình ảnh như thế nào? Vài năm trước đây dư luận nước ta từng xôn xao về đoạn quay cảnh quan hệ giữa một nữ diễn viên tuổi học trò và bạn trai, thì thời gian gần đây cư dân mạng lại rộ lên những clip quay lén lút cảnh nữ sinh và bạn trai vào nhà nghỉ. Bên cạnh vấn đề về đạo đức, lối sống của thanh niên hiện nay thì câu hỏi về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật Việt Nam cũng đang được đặt ra? Điều này cũng đặc biệt có ý nghĩa quan trọng bối cảnh các thiết bị quay phim, chụp ảnh ngày càng hiện đại hơn: có khả năng ghi hình từ xa, ghi hình trong bóng đêm, được thiết kế nhỏ, gọn để dễ ngụy trang, cất giấu. Hơn nữa, với sự trợ giúp của Internet thì những hình ảnh, những đoạn clip đó đã được phát tán với một tốc độ nhanh chóng. Vì vậy