Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam - 2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong kinh tế thị trường, sức lao động đã trở thành một loại hàng hóa đặc biệt. Với xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ, xuất khẩu lao động cũng ngày càng phát triển. Nó vừa thu hút ngoại tệ, làm tăng nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất ở trong nước thông qua tiền gửi của người lao động làm việc ở nước ngoài, vừa là cơ hội tăng việc làm, giảm bớt nạn thất nghiệp ở trong nước, nhờ đó góp phần xóa đói giảm nghèo. Nó còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động; tạo cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến; mở rộng quan hệ với bạn bè quốc tế. Do vậy, xuất khẩu lao động được coi là một trong những nhiệm vụ chiến lược của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong thời gian qua, hoạt động này của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, ngày càng khẳng định là một ngành đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Theo thống kê, hiện nay có trên 500 ngàn người lao động Việt Nam đang làm việc có thời hạn ở nước ngoài, hàng năm chuyển về gia đình khoảng 1.7 tỷ USD.

Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta còn nhiều mặt hạn chế, do cơ sở pháp lý chưa đầy đủ, thiếu những chính sách thích hợp để mở rộng thị trường lao động; chất lượng nguồn lao động xuất khẩu thấp, còn có những hành vi lừa đảo, thiệt hại cho nhiều người…

Để đẩy mạnh xuất khẩu lao động, cần phải thẳng thắn chỉ ra những điểm hạn chế, phân tích những nguyên nhân gây ra những hạn chế đó, để tìm giải pháp khắc phục.

Chính vì vậy, “Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam” được chọn làm đề tài cho luận văn thạc sĩ này.


2. Tình hình nghiên cứu

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, xuất khẩu lao động ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi quốc gia, nhất là những nước kém phát triển. Vì vậy, vấn đề này đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học; ở nước ta cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau:

Luận án TS kinh tế (2004): “Một số giải pháp đổi mới quản lý tài chính về xuất khẩu lao động Việt Nam theo cơ chế thị trường” của Nguyễn Thị Phương Linh, Học viện Ngân hàng. Luận án này đã nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu lao động và quản lý tài chính vĩ mô đối với xuất khẩu lao động, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý xuất khẩu lao động và quản lý tài chính trong lĩnh vực này ở châu Á, đồng thời liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới.

Luận án PTS khoa học kinh tế (1996): “Các giải pháp nhằm đổi mới quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động ở Việt Nam trong giai đoạn 1995- 2010” năm 1996 của Trần Văn Hằng, Viện kinh tế học, nghiên cứu xuất khẩu lao động dưới góc độ quản lý nhà nước. Tác giả đã phân tích những chủ trương chính sách, cơ chế quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động Việt Nam trong giai đoạn 1995-2010 và đề ra các giải pháp đổi mới công tác quản lý này.

Luận án PTS kinh tế (1994): “Hoàn thiện hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý xuất khẩu lao động ở nước ta trong giai đoạn tới” của Cao Văn Sâm, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài hoặc làm việc cho các tổ chức của nước ngoài ở Việt Nam. Tác giả đã phân tích thực trạng hệ thống tổ chức và cơ chế quản lý xuất khẩu lao động ở nước ta giai đoạn vừa qua, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề ra phương hướng và những biện pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt việc tổ chức và quản lý xuất khẩu lao động của Việt Nam.


Luận án PTS khoa học (1989): “Tổ chức, sử dụng có hiệu quả nguồn lao động xã hội của Việt Nam trong lĩnh vực đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài” của Phạm Kiên Cường, Đại học Kinh tế quốc dân, đã nghiên cứu cơ sở hợp tác và phân công lao động giữa các nước, sự cần thiết khách quan đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tác giả cũng đã khảo sát tình hình đưa lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, đề xuất những biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Đề tài khoa học cấp Bộ: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Hữu Cát, Vụ Xã hội, Ban Kinh tế Trung ương làm chủ nhiệm đề tài, nghiệm thu năm 2006. Công trình này làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu lao động, những kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về xuất khẩu lao động có thể vận dụng vào Việt Nam; đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta…

Sách “Bảo vệ quyền của người lao động di trú. Pháp luật và Thực tiễn quốc tế, khu vực và quốc gia” do Phạm Quốc Anh chủ biên, Nxb Hồng Đức, xuất bản năm 2008, nghiên cứu về các quy định pháp luật và các cơ chế quốc tế, khu vực và quốc gia về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động ở nước ngoài.

Sách chuyên khảo: “Nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay” do Trần Thị Thu làm chủ biên, Nxb Lao động xã hội, xuất bản năm 2006, đã nghiên cứu về hiệu quả quản lý trong các doanh nghiệp xuất khẩu lao động; phân tích thực trạng và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của các doanh nghiệp này tới năm 2010.


Ngoài ra, còn có nhiều bài viết về vấn đề này được đăng trên kỷ yếu các hội thảo, các báo và tạp chí.

Luận văn này kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình trên, đồng thời tập trung làm nổi bật những mặt hạn chế trong quá trình xuất khẩu lao động ở nước ta thời gian qua, đặc biệt đi sâu phân tích nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ấy, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động nhanh, lành mạnh.

3. Mục đích và nhiệm vụ

* Mục đích của luận văn:

Phát hiện những hạn chế trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động, phân tích những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động ở nước ta trong thời gian tới.

* Nhiệm vụ của luận văn:

- Nêu bật tính cấp thiết của hoạt động xuất khẩu lao động ở Việt Nam và điểm lại những thành tựu chủ yếu đã đạt được.

- Phát hiện những hạn chế và phân tích sâu những nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam.

- Đề xuất những giải pháp khắc phục những hạn chế trên để đẩy mạnh xuất khẩu lao động ở nước ta trong thời gian tới.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn này là phát hiện những hạn chế và phân tích sâu những nguyên nhân của các hạn chế ấy, từ đó đề xuất các giải pháp, chứ không đi sâu vào lý luận và thành tựu về xuất khẩu lao động.

* Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn chỉ giới hạn ở những khâu quan trọng trong hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam từ khi chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.


5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu‌

Luận văn dựa vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời kế thừa những kết quả nghiên cứu trong các công trình khoa học đã công bố để phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

* Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn vận dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính trị, đặc biệt coi trọng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp…

6. Đóng góp của luận văn

Luận văn đã phát hiện những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta, phân tích sâu những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế ấy, từ đó đề xuất những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy hoạt động này trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong khi hoàn thiện chính sách về xuất khẩu lao động.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, 9 tiết:

Chương 1: Xuất khẩu lao động của Việt Nam - Tính cấp thiết và thành

tựu.

Chương 2: Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam và

những nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế ấy.

Chương 3: Những giải pháp để khắc phục những hạn chế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu lao động của Việt Nam.


Chương 1

XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

- TÍNH CẤP THIẾT VÀ THÀNH TỰU


1.1. Sự cấp thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ Việt Nam






.

XKLĐ được đề cập trong luận văn này là sự di chuyển LĐ và chuyên gia đến làm việc có thời hạn ở NN (sau đây xin được gọi chung là XKLĐ) có tổ chức, hợp pháp thông qua những Hiệp định Chính phủ, hoặc các tổ chức kinh tế được cấp giấy phép hoạt động cung ứng và tiếp nhận LĐ, hoặc thông qua các hợp đồng thầu khoán công trình hay đầu tư ở nước ngoài.

Việc đẩy mạnh XKLĐ trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đang trở thành cấp thiết là do:

1.1.1. Trên thị trường lao động ở Việt Nam cung vượt cầu quá xa

Nguồn cung về lao động Việt Nam rất dồi dào (xem bảng 1.1)

Số liệu của cuộc Tổng điều tra (TĐT) dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy, Việt Nam đang trong thời kỳ "cơ cấu dân số vàng", thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi LĐ cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi "phụ thuộc". So với kết quả của cuộc TĐT năm 1999, tỷ trọng dân số dưới 15 tuổi giảm từ 33% năm 1999 xuống còn 25% năm 2009, trong khi tỉ trọng dân số của nhóm 15 - 59 tuổi tăng từ 58% năm 1999 lên 66% năm 2009 [49].


Bảng 1.1: Tổng số dân và dân số trong độ tuổi từ 15 đến 59 ở Việt Nam


Chỉ tiêu

1979

1989

1999

2007

2020

Tổng số dân (triệu)

52,742

64,375

76,325

85,1549

99,003

P15-59* (triệu)

26,63

34,76

44,58

55,38

64,543

Tỷ lệ gia tăng P (%)

2,0

1,7

1,37

1,16

-

Tỷ lệ gia tăng P15-59 (%)

2,66

2,49

2,71

1,18

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 151 trang tài liệu này.

Những hạn chế trong xuất khẩu lao động của Việt Nam - 2

Nguồn: Báo cáo năm 2007 Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005, Nxb. Lao động - Xã hội, tr.57.

Dân số đông, tỷ lệ tăng dân số cao, cơ cấu dân số nước lại tương đối trẻ nên nguồn LĐ của nước ta rất dồi dào. Đến năm 2020 ước tính số người trong độ tuổi LĐ ở nước ta là trên 64 triệu người tương ứng 60% dân số. Hàng năm chúng ta phải tạo ra 1,5 đến 1,6 triệu chỗ làm việc mới cho số người bước vào độ tuổi LĐ. Đó là chưa kể số bộ đội phục viên xuất ngũ, số học sinh thôi học, số LĐ giảm biên chế trong khu vực Nhà nước, thương binh, người tàn tật… có nhu cầu tạo làm việc để bảo đảm cuộc sống. Trong khi đó, khả năng giải quyết việc làm trong nước còn nhiều hạn chế. Theo kết quả điều tra khác tại các doanh nghiệp 2001-2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO việc làm chỉ tăng 2,3%. Con số năm 2007 là 3,4 triệu LĐ chủ yếu trong các ngành giày da, đồ gỗ, may mặc... Việc chuyển dịch LĐ từ khu vực nông-lâm-thủy sản sang các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng. Tỷ trọng LĐ trong công nghiệp tăng từ 18,3% lên 19,2% và trong khu vực dịch vụ tăng từ 26,9% lên đến 28,6%. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng LĐ khu vực thành thị được cải thiện “chút ít” (giảm từ 5,1% xuống 4,9%), nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên lại tăng lên. Số người thất nghiệp thuộc nhóm LĐ trẻ,





... Đến năm 2008, tỷ lệ LĐ qua đào tạo khoảng 37% và qua đào tạo tay nghề khoảng 26%.

200




(21,5%); trong




-

. Đến năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn đều tăng lên các mức tương ứng là 4,65% và 6,1% (xem bảng 1.3).

Bảng 1.2: Tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị và nông thôn thời kỳ 1996 - 2008 (%)

Khu vực

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2007

2008

Nông thôn

10,4

19,5

14,2

11,6

9,1

16,2

15,2

13,1

10,3

9,3

5,79

6,1

Thành thị

9,2

9,3

9,0

8,4

6,6

8,4

8,6

7,7

5,7

4,5

-

2,34

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2009), Niên giám thống kê 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2024