Lối vô ý trong việc sử dụng hình ảnh của người khác được hiểu là việc chủ thể gây ra hành vi xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân không thấy trước được hành vi sử dụng hình ảnh đó sẽ gây ra thiệt hại, hoặc tự tin cho rằng bản thân mình có thể khắc phục ngay những thiệt hại nếu nó xảy ra.
Ví dụ như: Anh C tình cờ chụp hình ảnh ca sỹ K trong buổi đi ăn tối thân mật riêng cùng với diễn viên Q, sau đó anh này đã đăng lên facebook cá nhân của anh ta. Chỉ vài phút sau hình ảnh này đã được phát tán rộng rãi, gây nên một làn sóng dư luận về mối quan hệ của ca sỹ K và diễn viên Q. Chỉ 5 phút sau khi đăng hình ảnh C đã xóa đi xong hình ảnh đó đã được phát tán đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh của ca sỹ K và diễn viên Q vì cả hai đã lập gia đình và quan hệ khá độc lập với nhau. Vậy anh C trong trường hợp này đã vô ý sử dụng hình ảnh trái phép mà chưa có sự đồng ý của chủ thể trong bức ảnh.
Tóm lại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh chỉ đặt ra khi đầy đủ bốn yếu tố tạo thành là: Có thiệt hại xảy ra, hành vi tạo ra thiệt hại đó phải là những hành vi trái luật; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại là thiệt hại cụ thể trên thực tế; hành vi gây thiệt hại phải là hành vi có lỗi. Khi hội tụ đầy đủ những yếu tố trên đây thì chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và có trách nhiệm bồi thường tổn thất về vật chất và tinh thân cho chủ thể bị xâm phạm.
Thực tiễn hiện nay cho thấy có rất nhiều vụ kiện Dân sự liên quan đến quyền cá nhân về hình ảnh điển hình như:
Vụ việc: Minh Khôi là ca sĩ nhí được nhiều người yêu mến và có nhiều bức ảnh với khuôn mặt bầu bĩnh, nụ cười hồn nhiên, kháu khỉnh, đúng với tính chất trẻ thơ. Công ty Biti’s liên tục sử dụng những bức hình của bé mà không có sự đồng ý của bé và gia đình bé. Những hình ảnh đó thường xuyên xuất hiện trên bìa lịch, áp phích, tạp quảng cáo. Sự việc lên đỉnh điểm
khi những bức ảnh của bé Minh Khôi được in trên nhãn mác các sản phẩm của công ty và những bức hình bị xé ngang xé dọc, vứt vương vãi khắp những cửa hiệu của công ty Biti’s. Đến đầu năm 2004, gia đình bé Minh Khôi khởi kiện công ty Biti’s vì hành vi sử dụng hình ảnh của bé một cách tùy tiện vào mục đích quảng cáo của công ty và vi phạm nghiêm trọng quyền nhân thân của cá nhân bé Minh Khôi. Gia đình yêu cầu công ty phải bồi thường thiệt hại là 154 triệu đồng, đồng thời công ty phải xin lỗi công khai gia đình bé trên các phương tiện thông tin đại chúng và chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của bé để quảng cáo.
Đơn kiện của gia đình bé đã được Tòa án nhân dân quận 6 thành phố Hồ Chí Minh thụ lý giải quyết. Tòa án nhân dân quận đã ra quyết định buộc Công ty Biti’s phải xin lỗi công khai gia đình bé Minh khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép ảnh của bé, và bồi thường thiệt hại cho bé và gia đình gần 3 triệu đồng [23].
Thông qua vụ kiện trên chúng ta thấy cách giải quyết của tòa án trong trường hợp trên là hợp lý bởi vì: Theo quy định của pháp luật thì chưa có quy định cụ thể như thế nào là đồng ý của cá nhân có hình ảnh. Do vậy, khẳng định là công ty Biti’s vi phạm Điều 31 BLDS năm 2005 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh là chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng.Và quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh không có trường hợp quy định trong trường hợp nào thì được sử dụng hình ảnh cá nhân.Vậy nên, việc công ty Biti’s sử dụng liều hình ảnh của bé vào mục đích thương mại nhằm quảng bá hình ảnh cho thương hiệu của mình là điều khó tránh khỏi. Nhưng theo cách hiểu thông thường thì tòa án xác định là công y Biti’s đã có hành vi xâm hại quyền của hình ảnh của bé Minh Khôi (theo quy định tại Điều 31 BLDS năm 2005) là hợp tình.Tòa án ra quyết định yêu cầu công ty Biti’s phải công khai xin lỗi gia đình bé Minh khôi, chấm dứt vô điều kiện việc sử dụng trái phép
hình ảnh của bé và bồi thường thiệt hại cho bé và gia đình là việc bảo vệ quyền nhân thân theo biện pháp dân sự là hoàn toàn hợp lý theo Điều 25 BLDS năm 2005. Nhưng việc Tòa án giảm mức bồi thường từ 154 triệu đồng xuống còn gần 3 triệu đồng là không hợp lý. Theo quy định của pháp luật thì bên vi phạm được xin phép giảm tiền bồi thường trong các các trường hợp vi phạm không chú ý và mức bồi thường quá lớn so với khả năng tài chính của bị đơn mà làm cho bên bị đơn không trả được. Trong trường hợp này thì công ty Biti’s hoàn toàn có thừa khả năng tài chính để bồi thường cho gia đình bé Minh khôi và công ty đã sử dụng hình ảnh của bé để quảng bá cho thương hiệu của mình,do vậy đây hoàn toàn do chủ ý. Do vậy Tòa án quyết định giảm mức bồi thường thiệt hại từ 154 triệu đồng xuống 3 triệu đồng là chưa phù hợp. (Đơn cử nếu chúng ta áp dụng quy định tại Điều 611 BLDS năm 2005 quy định về mức bồi thường thiệt hại về mặt tinh thần do hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh chỉ bằng mười tháng lương tối thiểu vào thời gian đó là 7.300.000 đồng). Còn tính đến thời điểm của năm 2014 thì quy định của chính phủ về mức lương tối thiểu đã là 1.150.000 đồng trên tháng. Vậy, nếu 10 tháng lương tối thiểu đã là 11.500.000 đồng.
3.2.3. Biện pháp hành chính
Có thể bạn quan tâm!
- Nhận Xét Về Thực Trạng Các Dạng Hành Vi Xâm Phạm Quyền Nhân Thân Của Cá Nhân Về Hình Ảnh
- Các Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Nhân Thân Đối Với Hình Ảnh Của Cá Nhân Quyền Đối Với Hình Ảnh Của Cá Nhân Là Một Trong Những Quyền Nhân
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 10
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 12
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Một hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh nếu chưa đến mức bị truy cứu trác nhiệm hình sự thì có thể bị xử lý vi phạm hành chính, nguyên tắc, trình tự áp dụng tuân thủ theo Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012. Hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh có thể chịu các hình thức xử lý vi phạm hành chính như: Cảnh cáo, phạt tiền, ngoài ra thì còn có thể áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung.
Cảnh cáo được hiểu là sự khiển trách công khai của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức hoặc của một cá nhân đối với người vi phạm pháp luật hoặc có hành vi, việc làm sai trái. Cảnh cáo là một hình thức xử phạt chính nhẹ nhất
được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định có thể áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với vi phạm hành chính do người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản.
Biện pháp cảnh cáo được áp dụng trong lĩnh vực xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh được áp dụng thường xuyên đối với những đối tượng phục hình, quay clip mà không xin phép chủ thể hình ảnh. Ví dụ như: Việc chụp trộm hình cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ sau đó đăng lên trang Facebook cá nhân của một số bạn trẻ đã bị cơ quan công an mời lên trụ sở và áp dụng biện pháp cảnh cáo, nhắc nhở.
Phạt tiền là một hình thức xử lý vi phạm do cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật nhằm tước bỏ một khoản tiền nhất định của cá nhân, tổ chức vi phạm đó để sung công quỹ nhà nước. Phạt tiền là một hình thức phạt chính và được coi là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính. Hình thức phạt tiền được áp dụng phổ biến hơn với đa số vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Do phạt tiền tác động trực tiếp đến lợi ích vật chất, kinh tế của cá nhân, tổ chức vi phạm, gây cho họ hậu quả bất lợi về tài sản nên hình thức xử phạt này có hiệu quả rất lớn trong việc đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính.
Ví dụ như: Trường hợp cá nhân anh An là khách du lịch đã có hành vi quay clip quá trình pha chế bột nặn tượng nghệ thuật của anh Bình, là một nghệ nhân tượng. Xong việc làm này đã vi phạm hành chính về quyền cá nhân trong sử dụng hình ảnh. Vì, tại địa điểm làng nghề này đã ghi rõ là không cho phép chụp hình, quay clip công đoạn pha chế bột, nếu ai vi phạm thì sẽ phạt tiền.
Các hình phạt bổ sung có thể được áp dụng ngoài hình phạt cảnh cáo và
phạt tiền đối với hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh có thể được áp dụng như:
Việc quy định tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở khi có những hành vi trực tiếp vi phạm các hoạt động được ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Ví dụ như: Trong giấy phép kinh doanh của hiệu chụp ảnh X có ghi là “Không chụp những hình ảnh xâm phạm đến quyền hình ảnh của các ca sỹ, diễn viên nổi tiếng” xong ngay tại biển hiệu quảng cáo của cửa hàng đã sử dụng hình ảnh của ca sỹ M.H không những thế ở phần ảnh quảng cáo trong cửa hiệu cũng dán rất nhiều hình ảnh nhạy cảm của ca sỹ M.H mà không hề có sự xin phép từ ca sỹ M.H. Cơ quan thanh tra nhà nước sau khi xuống kiểm tra định kỳ đã phát hiện ra hành vi trái phép này của cửa hàng và đã tiến hành tịch thu giấy phép kinh doanh của cửa hàng trong vòng 6 tháng.
Tịch thu tang vật, phương tiện đã vi phạm hành chính trong việc xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xử lý vi phạm hành chính thì: Việc quy định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính phải trên cơ sở các căn cứ sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm...[8, Điều 3].
Ví dụ như: Trong một buổi phỏng vấn ca sỹ của mình thì người phóng viên đã cố tình sử dụng máy quay phim, máy chụp ảnh ghi lại ca khúc sắp ra
đĩa của ca sỹ nhằm mục đích cá nhân phát tán hình ảnh, clip ca sỹ ra bên ngoài. Sau đó đã bị người quản lý của ca sỹ này phát hiện. Hành vi này của người phóng viên đã xâm hại đến quyền cá nhân về hình ảnh của ca sỹ đang thực hiện bản thu của ca khúc sắp phát sóng và đã bị xử lý hành chính, lúc này người phóng viên bị tịch thu máy quay phim, máy chụp ảnh bởi hành vi của mình gây ra.
Ngoài ra thì trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn quy định một số biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng cho cá nhân vi phạm hành chính về quyền cá nhân đối với hình ảnh như:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu về hình ảnh đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính về quyền cá nhân về hình ảnh gây nên
+ Buộc tiêu hủy văn hóa phẩm độc hại
Ví dụ như: Cuộn phim, hình ảnh làm ảnh hưởng đến quyền hình ảnh của cá nhân
+ Ngoài ra thì còn có những trường hợp người nước ngoài vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh thuộc vào các trường hợp xử lý hành chính còn có thể áp dụng thêm hình phạt bổ sung.
Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính còn quy định các biện pháp xử lý hành chính khác như: Giáo dục tại xã phường, thị trấn; đưa vào các trường giáo dưỡng; các cơ sở chữa bệnh.
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thuộc về: Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan công an, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, hải quan, kiểm lâm, thanh tra chuyên ngành...Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà quy định các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm.
3.2.4. Biện pháp hình sự
Trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh có dấu hiệu tội phạm, thỏa mãn đầy đủ các yếu tố cấu thành tội
phạm thì cá nhân đó sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến quyền đối với hình ảnh của cá nhân có thể xử lý hình sự với các hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định như: Cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ; trục xuất; tù có thời hạn; tù chung thân; tử hình. Ngoài ra chủ thể thực hiện hành vi phạm tội hình sự về hình ảnh còn có thể phải chịu những hình phạt bổ sung khác.
Như vậy theo quy định của pháp luật thì cá nhân có quyền nhân thân đối với hình ảnh. Khi quyền này bị xâm phạm thì cá nhân sẽ được bảo vệ theo các biện pháp mà pháp luật quy định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Việc lựa chọn đúng biện pháp bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh sẽ giúp cho việc bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh có hiệu quả tốt nhất. Một số vụ án điển hình xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh như:
Vụ án “Phạm Ngọc Đoan phát tán ảnh nóng của người tình để hạ nhục khi chị Đ.T.B là người tình đòi chia tay” [19].
Nếu xuất phát từ tính chất nhạy cảm của vụ án thì vụ án sẽ được xét xử
kín nhưng do yêu cầu của người bị hại nên vụ án đã được xét xử công khai. Theo cáo trạng, Phạm Ngọc Đoan và chị Đ.T.B (37 tuổi, quê Thái Bình, cư ngụ xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dương) có quan hệ yêu đương với nhau từ tháng 6 năm 2012. Mỗi lần hai người quan hệ tình dục, Đoan thường quay lại cảnh quan hệ tình dục, kèm hình ảnh khỏa thân của chị B, để làm kỷ niệm.
Đến tháng 5 năm 2013, Đoan và chị B xảy ra mâu thuẫn nên chị B. muốn chấm dứt quan hệ tình cảm và đòi lại số tiền trước đây góp vốn làm ăn với Đoan. Lập tức Đoan nảy sinh ý định phát tán "ảnh nóng" giữa Đoan và chị B lên mạng internet, đồng thời gửi hình ảnh khỏa thân của chị B. cho một số người thân của chị B nhằm mục đích bôi nhọ uy tín, danh dự chị B. Sau đó, chị B làm đơn tố cáo Đoan ra cơ quan công an. Ngày 5/8/2013 Đoan bị cơ
quan cảnh sát điều tra Công an huyện Phú Giáo khởi tố, bắt giam về hành vi "Làm nhục người khác" [20]. Ngày 7/3/2014, Tòa án nhân dân huyện Phú Giáo đưa vụ án ra xét xử, Đại diện viện Kiểm sát nhân dân đề nghị mức án từ 15 đến 18 tháng tù. Hội đồng xét xử quyết định “phạt bị cáo Phạm Ngọc Đoan mức án 2 năm tù, đồng thời bồi thường thiệt hại tổn thất tinh thần hơn 10 triệu đồng cho chị B” [19].
Thông qua vụ án trên chúng ta có thể thấy hành vi phát tán ảnh nóng của anh Doan đã làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của chị B. Và đã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Xong, qua kết quả của vụ án chúng ta cũng thấy rằng xét về mức án và mức độ bồi thường quy ra thành tiền trong vụ án trên là chưa hợp lý ở chỗ khi những bức ảnh đó bị phát tán ra ngoài đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng về mặt tinh thần không chỉ đối với chị B mà còn cả gia đình chị B trong một khoảng thời gian dài sau đó. Hay như vụ án: “Phát tán hình ảnh sex của ca sỹ Hoàng Thùy Linh”
Sáng ngày 9/6/2007 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành xử kín vụ phát tán video clip sex của diễn viên, ca sĩ Hoàng Thùy Linh. Tòa đã tuyên phạt Nguyễn Hữu Tài, Vũ Thị Thùy Linh, Võ Thanh Hiệp và Nguyễn Thu Linh từ 20 đến 30 tháng tù cho hưởng án treo về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Các bị cáo đều được trừ thời gian tạm giam 10 ngày. Ngoài ra, tòa tuyên tịch thu sung công một laptop và một số tang vật liên quan đến vụ án [40].
Đây là lần đầu tiên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử một vụ án liên quan đến việc phát tán phim sex lên mạng Internet. Vụ án được xử kín cho tới phút cuối và được cảnh sát bảo vệ nghiêm ngặt vì theo quy định tại Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự, trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc để giữ bí mật của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì tòa xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.