Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 13

mâu thuẫn của pháp luật Việt Nam. Nên chăng, về vấn đề quyền đối với hình ảnh của cá nhân, nhất là trong lĩnh vực báo chí pháp luật cần quan tâm hơn và có những sửa đổi phù hợp để đảm bảo cho các quy định trong luật dân sự và luật báo chí không mâu thuẫn với nhau, bảo đảm cho quyền này của cá nhân được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất trên thực tế.

Thứ tư là quy định về phương thức bảo vệ quyền đối với hình ảnh của cá nhân:

Điều 25 BLDS năm 2005 quy định: Khi quyền nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người đó có quyền:

Tự cải chỉnh;

Yêu cầu người vỉ phạm hoặc yêu cầu cơ quan, tố chức cỏ thấm quyền buộc người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chỉnh công khai;

Yêu cầu người vi phạm hoặc yêu cầu cơ quan tố chức có thấm quyền buộc người vi phạm bồi thường thiệt hại [28, Điều 25].

Tuy nhiên quy định này lại bộc lộ một hạn chế, đó là trong trường hợp cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm đã chết mà việc xâm phạm đến hình ảnh của cá nhân đó lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến những người thân còn sống của cá nhân đó.Vậy khi đó, ai sẽ có thể thay cá nhân đó thực hiện những phương thức để bảo vệ quyền đối với hình ảnh khi mà luật chỉ quy định quyền đó cho cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm? Nên chăng cần sửa đổi theo chiều hướng chủ thể có quyền phát hiện, khiếu kiện không chỉ có cá nhân có quyền đối với hình ảnh bị xâm phạm mà ngay cả những người thân thích của cá nhân đó cũng có các quyền theo quy định của Điều 25 BLDS năm 2005 trong trường hợp cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm chết.

Khi có hành vi xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân xảy ra, thì theo quy định của pháp luật, thì cá nhân có hành ảnh bị xâm phạm có

quyền yêu cầu người xâm phạm phải xin lỗi, cải chính và bồi thường...Tuy nhiên về vấn đề mức bồi thường thì cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một văn bản nào hướng dẫn. Các tòa án thường căn cứ vào giá trị sử dụng hình ảnh trong việc kinh doanh mà buộc người sử dụng hình ảnh của người khác trái phép phải thanh toán một khoản tiền có thể là vài triệu đồng, vài chục triệu và cũng có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Thiết nghĩ, để quyền của mỗi cá nhân đối với hình ảnh của mình được tôn trọng và không bị xâm phạm thì pháp luật cũng nên đề ra những chế tài phù hợp với mức độ xâm phạm nhưng cũng phải đủ sức răn đe. Nên nhanh chóng có một văn bản quy định về các mức phạt trong từng trường hợp vi phạm cụ thể trong đó mức hình phạt nên căn cứ vào mục đích sử dụng hình ảnh, mức độ gây ảnh hưởng đến chủ thể có hình ảnh bị xâm phạm.

Thứ năm là các nhà lập pháp cần quy định rõ vấn đề “đồng ý” trong việc sử dụng hình ảnh cá nhân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Thông qua các trường hợp xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh cho chúng ta thấy nếu không quy định rõ thì rất dễ gây ra hiểu lầm, dẫn đến việc khi có vi phạm xảy ra thì bên vi phạm thường viện vào lý do là bên bị vi phạm đã “đồng ý” dù hành vi xâm phạm đã làm ảnh hưởng đến quyền riêng tư của cá nhân đó cho dù bên bị vi phạm không hề biết mục đích của bên vi phạm sử dụng hình ảnh của mình vào mục đích gì. Đối với quy định về bồi thường thiệt hại do việc sử dụng hình ảnh xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì các nhà lập pháp cần quy định rõ cả trường hợp xử lý việc sử dụng hình ảnh mà không xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Tóm lại, chỉ khi chúng ta thống nhất được cách hiểu chung về các quy định trong pháp luật, có các văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề sử dụng và bảo vệ hình ảnh của cá nhân thì khi đó pháp luật mới thực sự có giá trị ứng dụng trong thực tiễn

Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 13

KẾT LUẬN


Có thể nói rằng quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam là một quyền quan trọng trong nhóm các quyền nhân thân. Các quy định của BLDS năm 2005 về vấn đề này đã khá đầy đủ, tuy nhiên còn nhiều điểm còn hạn chế và tính khả thi chưa cao. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức của người dân về việc tôn trọng, bảo vệ quyền về hình ảnh của cá nhân khác thì việc sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật đã nêu trên đế hoàn thiện hơn là vô cùng cần thiết. Bởi nó sẽ tạo tiền đề để tất cả các thành viên trong xã hội có ý thức tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về quyền đối với hình ảnh của cá nhân khác. Có như vậy thì mới giải quyết được triệt để việc sử dụng tùy tiện hình ảnh của người khác như hiện nay.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Báo giáo dục Việt Nam (2014), Nếu sử dụng hình ảnh không xin phép Amway có thể bị kiện, http://www.baomoi.com.

2. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2014), Minh Hằng , http://vi.wikipedia.org.

3. Bộ giáo dục và đào tạo (2008), Triết học Mác- Lênin, NXB Chính trị quốc gia.

4. Ngọc Bình (2009), Sinh viên trộm đồ siêu thị bị dán ảnh bêu xấu, http://www.baomoi.com.

5. Chính Phủ (2002), Nghị định số 21/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Hà Nội.

6. Chính Phủ (2002), Nghị định số 51/2002/NÐ-CP ngày 26/04/2002 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, Hà Nội.

7. Chính phủ (2006), Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Hà Nội.

8. Chính Phủ (2011), Nghị định 02/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2011 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản, Hà Nội.

9. Chính Phủ (2013), Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 07 năm 2013 hướng dẫn một số điều Luật Hành Chính năm 201, Hà Nội.

10. Văn Dũng - Phượng Vũ (2013), Nữ sinh sư phạm bị tung ảnh nóng tố cáo bạn trai cũ, http://dantri.com.vn.

11. Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ (2013), Khái quát hệ thống pháp luật Hoa Kỳ chương 6: Thủ tục tại tòa án dân sự, http://vietnamese. vietnam.usembassy.gov.

12. Chu Tuấn Đức (2008), “Quyền cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật một số nước phương tây - đối chiếu với pháp luật Việt Nam”. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (4).

13. Bùi Đăng Hiếu (2009), “Khái niệm và phân loại quyền nhân thân”, Tạp chí luật học(7), tr.14.

14. Nguyễn Văn Hiếu (2011), Cần làm rõ mục đích của công ty Trò Chơi Việt, Báo Đời sống & Pháp luật http://www.baomoi.com.

15. Lê Thị Hoa (2006), Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân theo quy định trong BLDS năm 2005, tr.14, Luận văn thạc sỹ Luật học.

16. Hội đồng Quốc gia (2002), Từ điển Bách khoa Việt Nam 2, NXB Bách Khoa

17. Võ Khối – Lê Na (2004), Phát tán hình ảnh riêng tư của người khác lên mạng dễ bị ra Tòa, Báo Thanh niên online http://www.thanhnien.com.vn.

18. Hoàng Thế Liên (2009), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt nam tập 1, NXB Tư pháp.

19. Hoài Nam (2014) Lãnh án vì phát tán “Ảnh nóng” của người tình, http://www.tin247.com.

20. Lê Đình Nghị (2008), “Quyền nhân thân của cá nhân và bảo vệ quyền nhân thân trong pháp luật dân sự”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr. 9, 10.

21. Phùng Thị Bích Ngọc (2011), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về lý luận và thực tiễn về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định trong pháp luật Dân sự Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Luật Hà Nội.

22. Phanletrungtin chia sẻ (2012), Hình ảnh và vai trò của hình ảnh trong tác phẩm truyền hình, http://idoc.vn.

23. Pháp Luật TP.Hồ Chí Minh (2011), Tình huống dân sự về quyền nhân thân đối với hình ảnh, http://tuvanluat.net.

24. Hoàng Phê (2000), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.

25. Quốc Hội (1992), Hiến pháp, NXB Chính trị quốc gia.

26. Quốc Hội (1995), Bộ luật Dân sự năm 1995, NXB Chính trị quốc gia.

27. Quốc Hội (1989 sửa đổi bổ sung năm 1999), Luật báo chí năm, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB Chính trị quốc gia.

29. Quốc Hội (2012), Luật Hành Chính, NXB Chính trị quốc gia.

30. Quốc Hội (2014), Bộ luật Tố tụng dân sự, NXB Chính trị quốc gia.

31. Trung Linh báo Công lý (2013), Có được phép chụp, đăng ảnh của bị cáo, http://congly.com.vn;

32. Tổng chưởng lý Liên bang (1974), Luật thực hành thương mại Liên Bang năm 1974, Australia.

33. Lê Hương Trà (2008), Quyền hiến bộ phận cơ thể của cá nhân theo Bộ luật dân sự năm 2005, Luận Văn thạc sỹ trường Đại học Luật, Hà Nội.

34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật Dân sự tập 1, NXB Công an Nhân dân.

35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình luật Dân sự tâp 2; NXB Công an Nhân dân.

36. Đinh Trung Tụng (2012), Bình luận nội dung mới của luật Dân sự năm 2005, NXB Chính trị quốc gia.

37. Theo Infonet, Mỹ Úc (2013), Khi nào chụp ảnh quay phim cảnh sát là bất hợp pháp, http://nguoiduatin.vn.

38. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo vệ quyền nhân thân của công dân theo quy định của BLDS năm 2005, tr.18, Hà Nội.

39. Chu Tuấn Vũ (2008), “Quyền của cá nhân đối với hình ảnh trong pháp luật một số nước phương Tây - đối chiếu với pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (04), tr.50-60.

Trang Web

40. http://m.voh.com.vn/phap-luat/bon-bi-cao-phat-tan-phim-sex-duoc-xu- an-treo-92058.html

41. http://ngoisao.net.

42. http://vi.wikipedia.org/wiki/Trợ_giúp:Hình_ảnh.

43. http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Các_câu_hỏi_về_bản_quyền_tậ p_tin/Lưu_1.

44. http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Các_câu_hỏi_về_bản_quyền_tập_tin.

45. http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Quy_định_sử_dụng_hình_ảnh.

46. http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Quyền_về_hình_ảnh.

47. http://vi.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Thẻ_quyền_cho_hình_ảnh.

48. http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=1101&id=513343

49. http://www.tin247.com.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 21/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí