Hơn nữa vụ án còn liên quan đến một bộ phận nhạy cảm là các sinh viên, những người liên quan trong vụ án lại là những người còn rất trẻ. Vì vậy việc xử kín sẽ làm cho họ bớt mặc cảm hơn về hành vi của mình, đồng thời cũng cho họ một cơ hội để sửa chữa lỗi lầm của mình.
Nhưng ngay sau vụ án này thì hàng loạt các vụ việc liên quan đến việc tung hình ảnh xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh diễn ra ngày càng nhiều hơn. Nhất là khi mạng Facebook xuất hiện ở Việt Nam đã tạo ra một bước phát triển mới trong việc kết nối trong cộng đồng trẻ xong đi cùng mặt tích cực kể trên thì cũng đã tạo ra mặt hạn chế. Đó là việc các hình ảnh nhạy cảm, clip riêng tư của mỗi cá nhân có thể dễ dàng đưa lên mạng và truyền tải với tốc độ chóng mặt. Có một thực tế đặt ra hiện nay là pháp luật hình sự nước ta chưa có những quy định đủ mạnh, mang tính răn đe cao đối với những người có ý định thực hiện hành vi này. Đấy là chưa kể đến tâm lý của chủ thể bị xâm phạm, đa số đều là những cô gái trẻ hoặc những người có uy tín trong xã hội, họ rất sợ khi phải đối mặt với kẻ xâm phạm tại Tòa án vì đa số những người bị xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh đều nghĩ: Việc tung hình ảnh đã đủ xấu hổ thì việc đưa nhau ra Tòa án sẽ chỉ làm cho họ thêm xấu hổ hơn. Do đó, dẫn đến một thực trạng là nhiều hành vi xâm phạm diễn ra xong pháp luật không xử lý được vì theo nguyên tắc thì: Đối với vụ việc nhạy cảm liên quan đến danh dự, uy tín của cá nhân Tòa án chỉ xem xét khi có yêu cầu từ phía cá nhân hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân. Điển hình như vụ: “Lộ ảnh sex của cô giáo ở Bắc Giang” [49].
Vụ việc diễn ra như sau: Vào năm 2011, khi đưa con đi xem chương trình Doremi được tổ chức ghi hình ở Bắc Giang, cô HY đã bị mất chiếc điện thoại nhãn hiệu Samsung trong đó có chứa nhiều hình ảnh về cảnh nhạy cảm của cô và chồng. “Sau đó một thời gian, một người đàn ông có tên là Hùng hiện đang sinh sống tại Nga đã chủ động liên lạc với cô và tìm nhiều cách đe dọa khác nhau” [49]. Sau nhiều lần bị đe dọa như thế cô và gia đình rất bức
xúc, không những thế thì hình ảnh sau khi bị phát tán đã làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cô, cũng như đơn vị cô đang công tác. Xong từ phía cô và gia đình không có đơn kiện nào gửi tới Tòa án để tố cáo hành vi của người đã tung những hình ảnh này lên mạng do đó pháp luật hình sự trong trường hợp này cũng không thể can thiệp.
3.3. Nhận xét về việc áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh
Từ thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân về hình ảnh của cá nhân trên đây chúng ta thấy rằng: Khi áp dụng vào trong thực tế thì có một số vấn đề đặt ra sau đây:
Một là về việc quy định các biện pháp tự bảo vệ
Như chúng ta đã biết, trách nhiệm bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà nó còn là trách nhiệm của ngay chính bản thân họ cũng cần phải tự bảo vệ quyền nhân thân về hình ảnh của mình. Điều 25 BLDS năm 2005 đã quy định các biện pháp bảo vệ cần thiết khi quyền nhân thân bị xâm phạm như: Xin lỗi, cải chính công khai, tự mình cải chính, tự mình yêu cầu người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, tự yêu cầu người có hành vi vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Việc BLDS năm quy định người bị xâm phạm quyền nhân thân có quyền tự bảo vệ có tác dụng giúp các cá nhân này kịp thời ngăn chặn và khắc phục thiệt hại không đáng có xảy ra. Xong khi áp dụng các biện pháp này trên thực tế thì không khả thi vì không có các văn bản liên quan đến việc áp dụng các biện pháp tự bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh trên thực tế. Do đó, dẫn đến việc khi có vi phạm xảy ra chủ thể bị xâm phạm rất lúng túng trong vấn đề xử lý.
Hai là về chủ thể có thẩm quyền giải quyết
Khoản 2, khoản 3 Điều 25 BLDS năm 2005 chỉ quy định khi quyền
Có thể bạn quan tâm!
- Các Biện Pháp Bảo Vệ Quyền Nhân Thân Đối Với Hình Ảnh Của Cá Nhân Quyền Đối Với Hình Ảnh Của Cá Nhân Là Một Trong Những Quyền Nhân
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 10
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 11
- Quyền cá nhân đối với hình ảnh theo pháp luật Việt Nam - 13
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
nhân thân của cá nhân bị xâm phạm thì người có quyền được phép yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ thông qua việc buộc người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
Vậy, khi chúng ta áp dụng quy định này vào trường hợp quyền hình ảnh của cá nhân bị xâm phạm thì cá nhân bị xâm phạm có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức bảo vệ nhưng cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền này thì chưa được BLDS năm 2005 cũng như các văn bản pháp luật liên quan quy định? Dẫn đến việc mỗi khi có vi phạm diễn ra thì cá nhân bị vi phạm khá lúng túng trong việc nộp đơn lên các cơ quan có thẩm quyền? Từ Điều 25 đến Điều 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2003 thì cũng chưa có quy định cụ thể là tòa án nào có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến yêu cầu về hình ảnh, yêu cầu về bí mật đời tư... Hơn nữa tại các văn bản hiện này còn chưa đề cập đến việc bảo vệ hình ảnh đối với trường hợp người đã chết vì tuy là họ đã chết nhưng quyền nhân thân của họ vẫn được đặt ra trong trường hợp việc xâm phạm quyền hình ảnh cá nhân của họ, cũng như những ảnh hưởng nhất định đến những người liên quan đến họ. Điều này dẫn đến một thực tế là trong thực tiễn xét xử thì có Tòa nhận, xong có tòa lại không nhận giải quyết vụ việc liên quan đến hình ảnh.Hơn nữa trong thực tế lâu nay việc sử dụng “ảnh chùa” đã trở thành thói quen của mọi người. Thói quen này đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân, mỗi khi sử dụng hình ảnh thì chúng ta không để ý xem người trong bức ảnh là ai, một khi có xung đột xảy ra mà không thỏa thuận được thì tòa án sẽ là cơ quan giải quyết vấn đề này nhưng luật áp dụng để xử nội dung các vụ việc về hình ảnh lại là một vấn đề đang bỏ ngỏ?
Ba là quy định của pháp luật còn chưa chặt chẽ
BLDS năm 2005 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh... trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác...” [29].
Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có giải thích cụ thể như thế nào gọi là “lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng”. Nếu đưa hình ảnh công khai của một giám đốc cố ý làm trái quy điều lệ công ty hay hình ảnh của tên kẻ trộm nhưng chưa bị phát giác thì có được coi là vì lợi ích nhà nước, vì lợi ích công cộng không? Còn nếu không xin phép mà đã chụp ảnh trong trường hợp trên nếu viện dẫn luật Dân sự là sẽ bị kiện. Nếu xảy ra kiện thì tòa án sẽ rất khó giải quyết vấn đề này. Mặt khác pháp luật quy định ở điều luật trên mới chỉ dừng lại ở quy định chung chung như: trừ trường hợp pháp luật quy định khác, nhưng pháp luật quy định khác ở đây được hiểu như thế nào? đang là một vấn đề đặt ra hiện nay.
Bốn là vấn đề quy định việc sử dụng hình ảnh phải xin phép trong trường hợp chụp ảnh tập thể.
Theo nội dung của Điều 31 BLDS năm 2005 thì trước khi chụp ảnh phải xin phép, nhưng khi chụp toàn quang cảnh lễ hội, tập hợp các cá nhân nếu cũng phải xin phép từng cá nhân một là một điều rất khó.Đấy là còn chưa kể đế trường hợp mâu thuẫn với luật báo chí như đã phân tích ở mục 2.1.5. Hiện nay cũng chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc “sử dụng hình ảnh” không phải xin phép.
Năm là quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh gây ra.
Hiện nay chưa có một quy định cụ thể nào về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm quyền cá nhân về hình ảnh gây ra. Vì thực tế hiện nay các vụ kiện về hình ảnh cá nhân đã được tòa án thụ lý và giải quyết ở Việt Nam là tương đối ít. Chủ yếu chỉ dừng lại ở việc phát hiện vi phạm, hoặc phát hiện sau đó yêu cầu bồi thường, thỏa thuận bồi thường theo ý chí tự nguyện của các bên.
Sáu là vấn đề áp dụng biện pháp hình sự trong việc bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh đang là một vấn đề nổi cộm hiện nay
Thực tế có rất nhiều xâm phạm về hình ảnh, đe dọa tung hình ảnh lên mạng nhưng đa số là những người bị hại đều chọn cách giải quyết giữ kín hoặc im lặng vì không muốn hình ảnh của mình bị lộ ra bên ngoài sẽ làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của cá nhân họ. Đồng thời trong sự phát triển của truyền thông mạng hiện nay xuất hiện rất nhiều các trang mạng không rõ nguồn gốc đã đang đăng vô số hình ảnh xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh, hay những tội phạm tin tặc trong thế giới ảo chuyên đi lấy cắp các dữ liệu, hình ảnh trong điện thoại của cá nhân đang hoạt động ngày càng phổ biến hơn. Xong các quy định cụ thể của pháp luật Hình sự về vấn đề này còn rất hạn chế. Vậy, nên chăng pháp luật Hình sự cần có những quy định rõ ràng để hạn chế, tiến tới đẩy lùi các hành vi trên.
Qua thực tế áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền nhân thân của cá nhân về hình ảnh trên đây đặt ra một vấn đề là: Pháp luật cần nhanh chóng có những quy định phù hợp, khắc phục những mâu thuẫn trong quy định của pháp luật này để quyền của cá nhân đối với hình ảnh của mình được tôn trọng và bảo vệ.
3.4. Một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật về quyền nhân thân của cá nhân đối với hình ảnh
Từ thực trạng xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh cũng như thực tiễn áp dụng các biện pháp bảo vệ quyền cá nhân về hình ảnh hiện nay cho chúng ta thấy: Vấn đề vi phạm quyền nhân thân của cá nhân nói chung và quyền đối với hình ảnh của cá nhân nói riêng diễn ra ngày càng phổ biến. Việc này đang trở thành một thói quen và ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người. Hoạt động xử lý hành vi xâm phạm quyền cá nhân về hình ảnh theo biện pháp dân sự còn rất ít vì hệ thống pháp luật dân sự của chúng ta đã chưa thực sự cụ thể hóa hết,
nhiều quy định còn ở mức chung chung và khái quát nên khi thực hiện còn nhiều bất cập và khó thực hiện.Vậy nên việc đảm bảo quyền nhân thân của cá nhân còn nhiều vướng mắc.Vì vậy yêu cầu đặt ra hiện nay phương hướng cụ thể để hoàn thiện quyền nhân thân trong thời gian tới mà cụ thể là những phương hướng sau?
Vấn đề này xuất phát từ quyền công dân được quy định trong hiến pháp 1992 Mọi công dân đều được làm những gì pháp luật không cấm. Đây được xem là nguyên tắc cơ bản, chỉ đạo việc thực hiện pháp luật của nước ta. Nhưng hiểu thế nào là “Những gì pháp luật không cấm” đang là một vấn đề đặt ra hiện nay, nhất là trong hoạt động sử dụng hình ảnh. Do đó các quy định của BLDS năm 2005 cần rõ ràng, chặt chẽ, có tính răn đe cao đế các chủ thế hình thành Thói quen tôn trọng quyền đối với hình ảnh của cá nhân chủ thể khác. Vì vậy mà để khắc phục được tình trạng xâm phạm quyền đối với hình ảnh của cá nhân thì các nhà lập pháp của nước ta cần nhanh chóng sửa đổi, khắc phục những hạn chế cụ thể như:
Trong Điều 31 BLDS 2005 quy định:
1. Cá nhân cỏ quyền đối với hình ảnh của mình; 2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đỏ đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác; 3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người cỏ hình ảnh [28, Điều 31].
Bên cạnh những quy định khá cụ thể thì điều luật còn đặt ra một số vấn đề hạn chế sau đây:
Thứ nhất, Điều 31 BLDS năm 2005 không miễn trừ việc xin phép khi
sử dụng ảnh chụp phong cảnh hay các buổi tụ tập đông người (biểu tình, tuần hành, hội họp) vì vậy thực tiễn đặt ra một vấn đề là nếu muốn công bố một bức ảnh có bao nhiêu khuôn mặt người khác trong đó thì phải đi hỏi ý kiến của tập hợp ấy người cho phép mới được hay sao. Nếu chụp lại quang cảnh của một buổi họp cấp bộ thì cũng phải hỏi ý kiến của từng thành viên có mặt tại buổi họp là một điều không khả thi. Theo chúng tôi, thì phải tính đến tính khả thi của việc áp dụng các quy định pháp luật này vào thực tiễn. Nếu hình ảnh trong đời sống sinh hoạt mà chúng ta thường thấy như tường thuật về một hội thảo nào đó, mình lên phát biểu, người ta chụp đưa lên bảo thì có phải xin phép không? Hoặc hình ảnh cả nhân trong các dịp lê hội, mít tỉnh...Thì chúng ta nên hiểu thế nào? Hay như việc đăng hình những người thực hiện hành vi vi trộm cắp tại các siêu thị thì xâm phạm đến quyền cá nhân về hình ảnh của các chủ thể này hay không? Theo tôi, pháp luật chỉ nên quy định là cần phải xin phép đối với việc sử dụng hình ảnh thuộc về đời tư của riêng một cá nhân nhất định mà thôi. Bộ luật Dân sự hiện hành cũng đã quy định nhưng chưa chặt chẽ. Do đó thiết nghĩ để những quy định về quyền đối với hình ảnh của cá nhân được mọi chủ thể tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện thì luật nên có quy định rõ ràng hơn về những trường hợp nào sử dụng hình ảnh cá nhân cần phải xin phép (như sử dụng hình ảnh vào mục đích thương mại hay việc sử dụng hình ảnh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân có hình ảnh bị xâm phạm...) và cũng nên quy định thời hiệu đối với việc phải xin phép khi sử dụng hình ảnh của cá nhân.
Thứ hai, Điều 31BLDS chỉ điều chỉnh hành vi “sử dụng” hình ảnh của người khác mà không điều chỉnh hành vi “ghi hình”
Đây là một khoảng trống đáng lo ngại của pháp luật Việt Nam, bởi ngay khi bị ghi hình thì cá nhân đã mất đi một phần quyền định đoạt đối với hình ảnh của mình. Hơn nữa, trong điều kiện các trang thiết bị ghi hình ngày
càng phổ biến ở Việt Nam hiện nay thì nguy cơ bị chụp trộm, quay phim trộm ở những nơi nhạy cảm như nhà nghỉ, nhà tắm hay buồng thử quần áo cao hơn bao giờ hết. Nhưng do pháp luật dân sự không quy định hành vi “ghi hình” hình ảnh cá nhân của người khác là vi phạm pháp luật nên nếu không thể chứng minh được người “ghi hình” những hình ảnh đó đã phát tán các hình ảnh này thì không thể truy cứu trách nhiệm dân sự theo Điều 31 BLDS năm 2005 hay trách nhiệm hình sự theo Điều 121 và 226 Bộ luật Hình sự.
Thứ ba là các quy định về việc đăng hình ảnh tại phiên tòa
Quy định về quyền về hình ảnh của cá nhân tại Điều 31 BLDS năm 2005 có quy định: “... việc sử dụng hình ảnh của cả nhân phải được người đó đồng ý...” [28], tuy nhiên trong trong thực tế chúng ta vẫn dễ dàng bắt gặp việc báo chí tự do đưa tin có kèm hình ảnh của bị cáo tại phiên tòa. Việc đăng bài có kèm hình ảnh của bị cáo mô hình chung sẽ trở thành “vết đen” trong cuộc đời của bị cáo, sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc làm ăn, uy tín, danh dự của bản thân, gia đình và dòng họ cho dù sau đó họ có trắng án đi chăng nữa. Theo quy định tại Điều 28, 36, 37, 38 và 39 Bộ luật Hình sự thì chỉ hạn chế hoặc tước bỏ một số quyền dân dự của bị can, bị cáo như: Cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định, cấm đi khỏi nơi cư trú... Không có quy định nào tước bỏ quyền đối với hình ảnh của một người, dù người đó là kẻ phạm tội. Những điều kể trên lại mâu thuẫn với quy định về quyền hạn của nhà báo được quy định trong Nghị định số 51/NĐCP/2002 của chính phủ: Nhà báo “Được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thấm phản, luật sư để lấy tin, phỏng vẩn theo quy định của pháp” [6, Điều 8]. Phải chăng theo những quy định này của pháp luật thì những bị cáo khi ra tòa không có quyền đối với hình ảnh của cá nhân? Theo quan điểm của bản thân thì đây là một quy định còn thiếu tính chặt chẽ và