Là Công Dân Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; 2- Có Phẩm Chất Chính Trị, Đạo Đức Tốt;



các công việc về công chứng như trước đây. Để giải quyêt yêu cầu nhiệm vụ này, ngày 27/2/1991 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 45/HĐBT về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên của Nhà nước ta quy định cơ sở pháp lý có thể nói là toàn diện đầy đủ về tổ chức và hoạt động công chứng ở nước ta, trong đó có quy định khá chi tiết về công chứng viên.

Nghị định 45/HĐBT (27/2/1991) quy định về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước; trình tự thủ tục thực hiện các việc công chứng; quản lý tổ chức và hoạt động công chứng; giá trị pháp của văn bản công chứng; đặc biệt là quy định đối với công chứng viên. Cùng với những quy định trong các văn bản pháp luật khác về công chứng Nghị định 45/HĐBT (27/2/1991) như là một bản văn tuyên bố về tổ chức và hoạt động công chứng Việt Nam, đánh dấu một sự tiến triển của những mối liên hệ giữa hoạt động phòng ngừa tranh chấp và hoạt động tài phán. Công chứng viên lần đầu tiên có những quy định riêng, chặt chẽ và lãnh hội một sứ mạng to lớn của một nhà thực hành về pháp luật, khác hẳn với nhiệm vụ của luật sư trong các hoạt động tố tụng, công chứng viên là người hướng dẫn, tuyên truyền và thực thi áp dụng luật pháp trong một số lĩnh vực dân sự. (Tuy vẫn cho phép Ủy ban nhân dân được tiếp tục thực hiện một số việc công chứng ở nơi chưa thành lập Phòng công chứng). Những điểm nổi bật trong quy chế về công chứng viên trong Nghị định này được quy định khá cụ thể như: tiêu chuẩn bổ nhiệm, những việc không được làm của công chứng viên. Cụ thể:

"Điều 14. Những người có đủ các điều kiện sau đây có thể được bổ nhiệm làm công chứng viên:

1- Là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; 2- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;

3- Tốt nghiệp đại học pháp lý;

4- Đã làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên và được huấn luyện nghiệp vụ công chứng.



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Công chứng viên được cấp và sử dụng thẻ công chứng viên trong khi làm nhiệm vụ".

hay:

Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 8

"Điều 18. Công chứng viên không được thực hiện công chứng trong các trường hợp sau đây:

1- Những việc không thuộc phạm vi công chứng; 2- Những yêu cầu công chứng trái pháp luật;

3- Những việc liên quan đến bản thân mình, vợ hoặc chồng; anh chị em ruột (kể cả anh chị em vợ hoặc chồng, anh chị em nuôi), cha, mẹ (kể cả cha, mẹ vợ hoặc cha, mẹ chồng, cha, mẹ nuôi), ông bà nội, ông bà ngoại; con (kể cả con nuôi, con dâu, con rể); cháu (các con của con trai, con gái, con nuôi);

4- Những việc mà đương sự chưa nộp hoặc xuất trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp pháp cần thiết để thực hiện công chứng".

Như vậy chỉ cần thông qua nội dung Điều 14 nói trên chúng ta đã có thể thấy rõ ngay một trong các nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng nên quy chế công chứng viên ở Việt Nam đã được hình thành và xác định tương đối rõ ràng trong giai đoạn này. Đó chính là điều kiện - là yếu tố đầu tiên - để một người có thể được trở thành một công chứng viên.

Còn trước đó, tại các Điểu 12 và Điều 13 thì đã quy định thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ lương của công chứng viên: "Điều 12. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh ra quyết định thành lập phòng công chứng Nhà nước; bổ nhiệm và miễm nhiệm các công chứng viên, Trưởng phòng công chứng Nhà nước sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tư pháp", "Điều 13. ... Trưởng phòng công chứng Nhà nước phải được chọn trong số các công chứng viên. ... Công chứng viên được hưởng lương theo chế độ chuyên viên".

Ngoài ra, chi tiết hơn, Nghị định còn quy định cụ thể trước những việc công chứng viên có nhiệm vụ phải làm, các quyền khi thực hiện việc công chứng và các trường hợp (về đối tượng, chủ thể) mà công chứng viên không được thực hiện việc công chứng:

"Điều 16. Khi thực hiện công chứng, công chứng viên có nhiệm vụ:



1- Tiếp nhận, kiểm tra các giấy tờ, tài liệu do đương sự nộp, xuất trình; trường hợp cần thiết phải tiến hành xác minh. Trực tiếp soạn thảo hoặc hướng dẫn cho đương sự soạn thảo hợp đồng và giấy tờ nếu họ đề nghị.

2- Trực tiếp thực hiện công chứng, ký văn bản công chứng, đóng dấu phòng công chứng Nhà nước và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc công chứng do mình thực hiện;

3- Ghi việc công chứng đã thực hiện vào sổ công chứng; 4- Lưu giữ các văn bản công chứng;

5- Trường hợp cần thiết giải thích cho người yêu cầu công chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa pháp lý của việc công chứng.

Điều 17. Khi thực hiện công chứng, công chứng viên có quyền:

1- Yêu cầu đương sự nộp hoặc xuất trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện công chứng.

2- Yêu cầu các cơ quan Nhà nước, tổ chức khác cung cấp giấy tờ, tài liệu cần thiết để thực hiện công chứng.

3- Yêu cầu cơ quan chuyên môn giám định hoặc làm tư vấn khi thấy cần thiết. 4- Từ chối thực hiện công chứng đối với các trường hợp quy định tại điều

18 của Nghị định này.

Điều 18. Công chứng viên không được thực hiện công chứng trong các trường hợp sau đây:

1- Những việc không thuộc phạm vi công chứng; 2- Những yêu cầu công chứng trái pháp luật;

3- Những việc liên quan đến bản thân mình, vợ hoặc chồng; anh chị em ruột (kể cả anh chị em vợ hoặc chồng, anh chị em nuôi), cha, mẹ (kể cả cha, mẹ vợ hoặc cha, mẹ chồng, cha, mẹ nuôi), ông bà nội, ông bà ngoại; con (kể cả con nuôi, con dâu, con rể); cháu (các con của con trai, con gái, con nuôi);

4- Những việc mà đương sự chưa nộp hoặc xuất trình đầy đủ các giấy tờ, tài liệu hợp pháp cần thiết để thực hiện công chứng".

Vì là văn bản pháp luật đầu tiên về công chứng và công chứng viên nên việc quy định như trên thực sự vẫn mang tính liệt kê, tính chỉ đạo hành chính



cụ thể của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà vẫn chưa thể hiện được tính phổ quát, tính khoa học pháp lý về chế định công chứng viên và quy chế công chứng viên.

Tuy vậy, thông qua các quy định về riêng công chứng viên trong Nghị định này chúng ta thấy Nhà được đã bắt đầu rất coi trọng chức danh công chứng viên trong hệ thống pháp luật, đã dành nhiều điều để quy định về công chứng viên. Tuy nhiên, vì chế định công chứng thời điểm đó là chế định công chứng Nhà nước, nên ngoài các quy định về nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm ... có tính chất pháp lý (có bằng đại học pháp lý, có thâm niên pháp luật tối thiểu 5 năm lại phải qua đào tạo nghiệm vụ công chứng, ...) thì nghị định còn quy định thêm điều kiện về mặt địa vị hành chính của ông chứng viên, đó là: công chứng viên phải là chuyên viên (công chức Nhà nước). Vào thời điểm khó khăn về hệ thống pháp luật nói riêng và về mặt kinh tế xã hội, tổ chức bộ máy nhà nước nói chung như những năm 1990- 1991 thì đây là một yêu cầu đã khá cao vể số lượng chất lượng của công chứng viên, do vậy số lượng công chứng viên trên toàn quốc chỉ vỏn vẹn dưới một trăm người. (cụ thể cho đến năm 1991 chỉ có 97 công chứng viên). Còn các quy định, quy chế về mặt chất lượng của công chứng viên thì nghị định cũng chưa đề cập đến.

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện nghị định này, công tác công chứng đã có được kết quả bước đầu đáng phấn khởi; trên toàn quốc đã hình thành hệ thống các Phòng công chứng nhà nước ở tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều đã thành lập ít nhất một Phòng công chứng nhà nước. Công tác công chứng đã đáp ứng được một phần yêu cầu công chứng của công dân và tổ chức [9].

Tuy nhiên, sự phát triển của các quan hệ gia đình đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường bắt đầu phát triển sôi động ở nước ta đã làm cho bản thân Nghị định 45/HĐBT (27/2/1991) trở thành không đầy đủ. Ngày 18/5/1996 Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/CP (18/5/1996) về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước thay thế cho Nghị định 45/HĐBT (27/2/1991). Đặc biệt trong Nghị định này đã có riêng hẳn một chương (Chương IV) quy định về riêng



công chứng viên và những đối tượng người khác được làm các công việc tương đương với công chứng viên. Và cũng trong nghị định này, ngoài việc quy định thêm phẩm chất "công minh, trung thực, liêm khiết, khách quan" thì lần đầu tiên pháp luật quy định công chứng viên phải là người làm việc chuyên trách, không kiêm nhiệm và không được làm nghề tự do. Đây cũng là một quy định mới, tiến bộ hơn so với Nghị định 45/HĐBT nhằm chuyên trách hoá (không kiêm nhiệm) nghiệp vụ của công chứng viên, giúp tăng cường chất lượng công việc của công chứng viên:

"Điều 17. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây được xem xét tuyển chọn và bổ nhiệm làm công chứng viên:

1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, công minh, trung thực, liêm khiết, khách quan.

2. Tốt nghiệp Đại học Luật;

3. Có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lên;

4. Đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng.

Công chứng viên phải hoạt động chuyên trách, không được kiêm nhiệm công việc khác tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, và không được hành nghề tự do"...

Ngoài ra, các quy định cụ thể các nhiệm vụ (Điều 21), các quyền (Điều

22) và các việc công chứng viên không được làm (Điều 23), ..., thì nhìn chung vẫn gần như được giữ nguyên như những quy định trong Nghị định 45/HĐBT ngày 27/02/1991.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cá nhân, tổ chức về công chứng, chứng thực, góp phần phục vụ sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, chứng thực, tiếp tục thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng, chứng thực. Ngày 08/12/2000 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000) về công chứng, chứng thực. Nghị định này quy định về phạm vi công chứng, chứng thực, tổ chức Phòng công chứng, nguyên tắc hoạt động, thủ



tục, trình tự thực hiện việc công chứng, chứng thực, công tác chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.

Tuy nhiên, trong nghị định 75/2000/NĐ-CP chỉ quy định chủ yếu về khía cạnh quản lý và phạm vi công việc mà công chứng viên được làm hay không được làm, không có điều khoản riêng nào quy định thêm về công chứng viên. Nhưng nẳm rải rác trong những điều khoản chung khác thì công chứng viên theo nghị định này đã có thêm một số quyền so với quyền quy định tại Nghị định 31/CP - đó là thêm một số quyền chứng thực như thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp phường, xã hoặc cấp quận, huyện. Còn về mặt quy chế, theo nghị định này quy định về công chứng viên vẫn là công chức (hay viên chức) Nhà nước và chưa có gì thay đổi đặc biệt so với quy định đối với công chứng viên theo Nghị định 31/CP.

Cũng cần chú ý thêm, các Nghị định này không phải là văn bản pháp luật về công chứng đầy đủ nhất, tập trung nhất. Ngoài các Nghị định đã nêu, các quy định có liên quan đến hoạt động công chứng còn nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác mà công chứng viên buộc phải biết để thực hiện, đặc biệt là trong các luật về dân sự (ví dụ: đặc biệt Bộ Luật Dân sự năm 1995 có tới 29 điều nói đến công chứng, đó là các điều : 133, 139,316, 322, 330, 347, 367, 400, 403,

417, 443, 455, 459, 463, 477, 489, 506, 563, 586, 645, 653,655, 660, 661,662,

663, 664, 668 và 675. Rồi tiếp theo là các văn bản về Luật đất đai, luật thương mại, luật hôn nhân gia đình, ... trong thời kỳ tương ứng). Những quy định trong các văn bản có liên quan này tất nhiên không quy định trực tiếp về công chứng viên, nhưng cũng thể hiện được một phần quy chế công chứng viên khi quy định về những công việc mà công chứng viên phải làm hoặc có thể được làm.

Như vậy, xét về thể chế, quy chế công chứng viên cho đến thời điểm này có một số đặc điểm chính được rút ra như sau:

- Các công chứng viên trực tiếp thực hiện các việc công chứng tại các Phòng công chứng Nhà nước (tuy từ Nghị định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000) chỉ



gọi là Phòng công chứng). Các Phòng công chứng đó là một tổ chức có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, công chứng viên được sử dụng con dấu của các Phòng công chứng trong văn bản công chứng của mình, tuy nhiên tính độc lập của các công chứng viên đã khá cao: "công chứng viên chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về việc công chứng do mình thực hiện" [21].

Ngoài công chứng viên, một số chuyên viên của cơ quan chuyên trách theo quy định của Nghị định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000) và Bộ luật dân sự như các cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự của nước ta ở nước ngoài cũng có thẩm quyền công chứng một số việc, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có thẩm quyền chứng thực.

Tuy nhiên, các chuyên viên cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền công chứng (đúng nghĩa chỉ là chứng nhận) các việc theo quy định của pháp lệnh lãnh sự và Nghị định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000) trừ các việc mua, bán, tặng, cho, trao đổi bất động sản tại Việt Nam. Nhưng nghị định này cũng kèm theo quy định: Ở các nước hoặc địa bàn có nhiều yêu cầu công chứng. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm cử viên chức lãnh sự có bằng cử nhân luật đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng để chuyên trách thực hiện công chứng tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, văn bản công chứng do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện có giá trị như văn bản công chứng, văn bản chứng thực ở trong nước [22].

Theo số liệu thống kê năm năm 2000, số công chứng viên trong cả nước cho đến năm 1991 là 97 công chứng viên, đến năm 1992 có 101 công chứng viên; năm 1993 có 126 công chứng viên; năm 1996 có 202 công chứng viên; năm 1997 có 237 công chứng viên; và đến năm 2000 đã có 244 công chứng viên (làm việc trong 95 Phòng công chứng nhà nước, trong đó có 61 phòng số 1; 23 phòng số 2, 9 phòng số 3; 2 phòng số 4, trong tổng số biên chế là nhà nước là 664 người). Ngoài hệ thống các Phòng công chứng nhà nước chuyên trách, còn có hơn 600 Ủy ban nhân dân cấp huyện, 13.000 Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ



quan sứ quán, lãnh sự của nước ta ở nước ngoài cũng có chuyên viên thực hiện một số việc công chứng [12].

Công chứng viên nước ta cho đến thời điểm này, xét về mặt địa vị pháp lý thì vẫn là người thuộc biên chế nhà nước (do thể chế công chứng nhà nước), Phòng công chứng là cơ quan Nhà nước, công chứng viên là viên chức nhà nước, công chứng viên đi theo Phòng công chứng được lập ra theo từng khu vực cụ thể. Công chứng viên tuy nằm trong khối cơ quan có chức năng quản lý nhà nước nhưng chỉ là những người có chức năng chính là chứng nhận tính xác thực các loại công việc theo quy định của pháp luật [115]. Do vậy tính chất hoạt động của công chứng viên đã bắt đầu mang đậm tính hỗ trợ cho hoạt động tư pháp. Trong giai đoạn này, vể mặt quy định của pháp luật, hoạt động của công chứng viên với tư cách là một chủ thể hoạt động độc lập không bị chi phối bởi bất kỳ một yếu tố nào (thể hiện vị trí của cơ quan công chứng trong lĩnh vực hỗ trợ tư pháp). Tuy nhiên, trên thực tế, vì vẫn là viên chức Nhà nước nên các hoạt động của công chứng viên giai đoạn này vẫn còn mang nặng cách thức và tư tưởng của một "viên chức nhà nước", chưa hoàn toàn mang tính chuyên nghiệp và đương nhiên còn phải chịu cả sự chi phối của Luật cán bộ, công chức hoặc Luật về viên chức.

Thêm vào đó, quy định của pháp luật về công chứng cho đến giai đoạn này ở nước ta vẫn còn những nét khác biệt với quy định về công chứng của nhiều nước khác, ví dụ đó là: một số chuyên viên cơ quan khác không phải là công chứng viên cũng có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng của công chứng viên. Việc thực hiện các việc công chứng của các chuyên viên trong các cơ quan khác được Nhà nước giao thực hiện một phần chức năng công chứng nói trên đang có rất nhiều những bất cập cần phải được nghiên cứu để xác định lại cho phù hợp với chứng năng nhiệm vụ, chất lượng của các chuyên viên này.

2.1.3. Nhận xét tổng quát về các đặc điểm nổi bật của quy chế công chứng viên Việt Nam trong giai đoạn này (trước khi có Luật Công chứng 2006).

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí