Người Đang Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự, Đã Bị Kết Tội Bằng Bản Án Đã Có Hiệu Lực Pháp Luật Của Tòa Án Về Tội Phạm Do Vô Ý Mà Chưa Được



tạo chỉ là 06 (sáu tháng) góp phần củng cố thêm nghiệp vụ cho công chứng viên, nâng cao chất lượng công chứng viên khi bước vào hành nghề chính thức.

2.2.1.5. Quy định về tập sự hành nghề công chứng viên:

- Quy định này về thời gian tập sự là 12 tháng đối với người có giấy chứng nhận tốt nghiệp khoá đào tạo nghiệp vụ hành nghề công chứng và là 06 tháng đối với người đã có giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp bồi dường nghiệp vụ công chứng (Điều 11, khoản 1) là cũng đã tăng thêm và quy định thêm về thời gian cho người tập sự công chứng viên.

- Ngoài ra chi tiết nội dung tập sự phải theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp (Điều 11, khoản 6), đây cũng là một điểm mới so với năm 2006.

Như vậy, theo Luật Công chứng 2014, việc tập sự hành nghề công chứng là bắt buộc đối với mọi đối tượng, kể cả những đối tượng được miễn đào tạo nghiệp vụ. Tất cả những điểm mới trong các quy định nói trên đều nhắm tới một mục đích là tăng thêm chất lượng nghiệp vụ cho các công chứng viên trong tương lai khi hành nghề.

2.2.1.6. Quy định về điều kiện bổ nhiệm công chứng viên:

Quy định này chủ yếu theo Điều 8. (Tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên). Về hình thức quy định này vẫn giữ giống như Luật Công chứng 2006 nhưng đã có một số thay đổi về nội dung để phù hợp với hệ thống pháp luật nói chung. Cụ thể:

- Về từ ngữ, đã bỏ đi cụm từ "trung thành với Tổ quốc" vì đây là điều kiện đương nhiên, bắt buộc phải có đối với mỗi công dân nói chung. và thắt chặt hơn điều kiện bổ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng công chứng viên.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Về tiêu chuẩn bổ nhiệm:

+ Đã bổ sung thêm điều kiện "sau khi có bằng cử nhân Luật" vào sau điều kiện "Có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức" của Luật Công chứng 2006. (Điều 5, khoản 2 - Luật Công chứng 2014). Đây là quy định thắt chặt hơn nhằm nâng cao chất lượng công chứng viên so với Luật Công chứng 2006: Thời gian công tác pháp luật phải từ 05 năm trở lên kể

Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 11



từ khi "có bằng cử nhân Luật", còn khoảng thời gian công tác pháp luật khi chưa có bằng cử nhân Luật thì không được tính.

+ Bổ sung thêm điều kiện "... hoàn thành khoá bồi dưỡng nghề công chứng" đối với những người được miễn đào tạo nghề công chứng (theo khoản 2, Điều 10) tại Điều 8. Và bổ sung thêm khoản 4, Điều 8: "4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề công chứng".

Xét về mặt khoa học pháp lý, những bổ sung mới này của Luật Công chứng 2014 là hoàn toàn lô gích, hợp lý. Bởi lẽ, như đã phân tích tại phần tổng quan về nghề công chứng thì nghề công chứng là một nghề đòi hỏi không những phải đủ kiến thức của một ngành luật cụ thể nào trong hệ thống luật dân sự mà nó còn đòi hỏi phải biết khá nhiều các kiến thức trong rất nhiều ngành luật khác có liên quan trong hệ thống pháp luật (thậm chí còn liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật khác hẳn dân sự như Luật hành chính, Tố tụng hành chính, Tố tụng hình sự, Luật quốc tế, ...). Trong khí đó, việc tiếp nhận và giải quyết công việc công chứng của các chủ thể yêu cầu lại đòi hỏi rất nhanh, gần như là phải giải quyết tức thời, hoặc chỉ trong một, hai ngày như thực tế yêu cầu đặt ra như trong Luật Công chứng đã dự liệu và quy định. Xét về mặt thực tiễn, hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa hoàn toàn đồng bộ, các văn bản quy phạm do các cơ quan ban hành còn có nhiều điểm bất cập, chồng chéo nhau, cách áp dụng pháp luật của các cơ quan còn chưa hoàn toàn thống nhất trong khi các nhu cầu công chứng của người dân lại vô cùng đa dạng và ngày càng phức tạp do xã hội ngày càng phát triển, nhất là trong xu thế kinh tế thị trường, tất cả đều có những sự cạnh tranh, tiềm ẩn những nguy cơ nhất định nên việc công chứng viên phải nắm bắt được phương thức giải quyết và lựa chọn giải pháp thực hiện các yêu cầu công chứng của người dân phải đòi hỏi có một sự "cọ sát" thực tế nhất định.

Theo "Báo cáo đánh giá tác động của dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật công chứng" do Bộ Tư pháp thực hiện năm 2012 (theo khung phân tích đánh giá tác động pháp luật (gọi tắt là RIA) tối thiểu dựa trên tài liệu hướng dẫn thực hiện đánh giá RIA ở Việt Nam do GTZ biên soạn) để trình Chính phủ



và Quốc Hội sửa đổi Luật Công chứng 2006 thì: "... tỷ lệ sai phạm trong hoạt động công chứng chủ yếu tập trung ở nhóm công chứng viên miễn đào tạo, miễn tập sự (chiếm tới hơn 80% tổng số sai phạm)" trong toàn bộ các sai phạm về công chứng của công chứng viên thực hiện trong giai đoạn từ khi Luật Công chứng năm 2006 có hiệu lực cho đến năm 2012.

Chỉ riêng qua con số thống kê trên cũng đủ để thấy việc Luật công chứng 2014 qui định bổ sung việc bắt buộc phải tập sự đối với những đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng, hay phải đạt kết quả tập sự hành nghề công chứng là vô cùng cần thiết và cấp bách.

2.2.1.7. Quy định về thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, tạm đình chỉ công chứng viên:

- Quy định về thời gian chờ bổ nhiệm công chứng viên cũng kéo dài hơn, tăng lên từ 20 ngày lên thành 30 ngày so với Luật Công chứng 2006 (Điều 12, khoản 4).

- Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên cũng được quy định rộng hơn so với năm 2006, còn về cơ bản thì vẫn giữ nguyên:

"Điều 13. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên

1. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do vô ý mà chưa được xóa án tích hoặc về tội phạm do cố ý.

2. Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

3. Người bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

4. Cán bộ bị kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, công chức, viên chức bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc hoặc sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sỹ quan, hạ sỹ quan, công nhân, viên chức trong đơn vị thuộc Công an nhân dân bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu quân nhân, danh hiệu Công an nhân dân hoặc đưa ra khỏi ngành.



5. Người bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư do bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách của Đoàn luật sư, người bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày quyết định thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư có hiệu lực hoặc kể từ ngày chấp hành xong quyết định tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư".

Như vậy, có thể thấy Luật Công chứng 2014 đã quy định có phần chặt chẽ và nhất là đã "phù hợp với thực tế" hơn so với Luật Công chứng 2006 về việc bổ nhiệm công chứng viên, việc này - theo lý giải của những người xây dựng dự thảo pháp luật - là nhằm góp phần củng cố và tăng cường chất lượng, phẩm chất đạo đức của công chứng viên được bổ nhiệm. Điều này thực sự là cần thiết và cũng mang tính khoa học cao.

- Vể miễn nhiệm và tạm đình chỉ hành nghề công chứng:

" Điều 15. Miễn nhiệm công chứng viên

1. Công chứng viên được miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân hoặc chuyển làm công việc khác.

Công chứng viên nộp đơn đề nghị miễn nhiệm tại Sở Tư pháp ở nơi mình đăng ký hành nghề. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị kèm theo đơn đề nghị miễn nhiệm của công chứng viên gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

2. Công chứng viên bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

a) Không còn đủ tiêu chuẩn công chứng viên theo quy định tại Điều 8 của Luật này;

b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;

c) Kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;

d) Không hành nghề công chứng trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được bổ nhiệm công chứng viên hoặc không hành nghề công chứng liên tục từ 12 tháng trở lên;

đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn;



e) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm; bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc;

g) Bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;

h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm.

3. Sở Tư pháp có trách nhiệm rà soát, kiểm tra việc bảo đảm tiêu chuẩn hành nghề của công chứng viên tại địa phương mình.

Khi có căn cứ cho rằng công chứng viên thuộc trường hợp bị miễn nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, Sở Tư pháp có văn bản đề nghị miễn nhiệm công chứng viên kèm theo các tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm gửi Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm công chứng viên, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định việc miễn nhiệm công chứng viên".

Như vậy, so với Luật Công chứng 2006, Luật công chứng hiện tại đã thêm 02 quy định miễn nhiệm công chứng viên là khoản là mục đ) và mục h) tại khoản 2, Điều 15, đó miễn nhiệm trong các trường hợp: "đ) Hết thời hạn tạm đình chỉ hành nghề công chứng quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật này mà lý do tạm đình chỉ hành nghề công chứng vẫn còn", và: "h) Thuộc các trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên quy định tại Điều 13 của Luật này tại thời điểm được bổ nhiệm". Và tất nhiên, đó cũng là những quy định nhằm thắt chặt hơn về tiêu chuẩn bổ nhiệm công chứng viên.

- Nhưng khoa học hơn và tiến bộ hơn so với Luật Công chứng năm 2006, Luật công chứng năm 2014 đã quy định về việc tái bổ nhiệm và những trường hợp không được tái bổ nhiệm công chứng viên nhằm tạo ra một khuôn khổ mềm dẻo hơn cho những trường hợp tạm thời phải xin miễn nhiệm công chứng viên để làm việc khác, sau đó sẽ yêu cầu bổ nhiệm lại, nhưng cũng có những quy định



chặt chẽ đối với những trường hợp này để loại trừ những đối tượng không thể được bổ nhiệm lại (Điều 15, Điều 16 - Luật công chứng 2014):

"Điều 16. Bổ nhiệm lại công chứng viên

1. Người được miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 1 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi có đề nghị bổ nhiệm lại.

2. Người bị miễn nhiệm công chứng viên theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này được xem xét bổ nhiệm lại công chứng viên khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn công chứng viên quy định tại Điều 8 của Luật này và lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.

3. Người bị miễn nhiệm công chứng viên do bị kết tội bằng bản án đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về tội phạm do cố ý, bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề công chứng mà còn tiếp tục vi phạm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị kỷ luật buộc thôi việc thì không được bổ nhiệm lại công chứng viên.

4. Thủ tục bổ nhiệm lại công chứng viên được thực hiện theo quy định tại Điều 12 của Luật này. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên gồm:

a) Đơn đề nghị bổ nhiệm lại công chứng viên theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;

b) Phiếu lý lịch tư pháp;

c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp;

d) Bản sao quyết định miễn nhiệm công chứng viên;

đ) Bản sao các giấy tờ chứng minh lý do miễn nhiệm không còn, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này".

2.2.1.8. Quy định về điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của công chứng viên:

- Điều kiện làm việc, quyền, nghĩa vụ của công chứng viên đươc quy định tại Điều 17, Luật Công chứng 2014, vẫn giống như Luật năm 2006.



2.2.1.9. Quy định về các trách nhiệm của công chứng viên (đối với văn bản công chứng, đối với người yêu cầu công chứng, đối với tổ chức hành nghề công chứng, đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên, đối với các cá nhân, tổ chức và các cơ quan nhà nước có liên quan (phát sinh thông qua các văn bản công chứng), các hành vi bị nghiêm cấm của công chứng viên, xử lý vi phạm đối với công chứng viên:

- Cũng giống như Luật Công chứng năm 2006, trách nhiệm của công chứng viên là rất cao đối với văn bản công chứng của mình (gần như là phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với tư cách cá nhân), trừ những trường hợp bất khả kháng đối với công chứng viên mà thôi.

- Trách nhiệm mua bảo hiểm, bồi thường thiệt hại và tham gia vào tổ chứng xã hội nghề nghiệp của công chứng viên:

So với Luật Công chứng 2006, Luật Công chứng 2014 đã quy định cụ thể hơn và chặt chẽ hơn về các trách nhiệm này của công chứng viên (Điều 37, Điều 38), thậm chí còn quy định thêm cả "bồi hoàn" trong hoạt động công chứng, nghĩa là công chứng viên phải bồi hoàn lại cho Tổ chức hành nghề công chứng nơi mình đang làm việc một khoản chi phí mà Tổ chức hành nghề công chứng đó đã phải chi ra để bồi thường cho các bên liên quan do hành vi công chứng của công chứng viên gây thiệt hại cho họ.

- Các hành vi bị nghiêm cấm: Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm chặt chẽ hơn trong Luật năm 2006, Luật công chứng 2014 còn quy định thêm một số hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực chứng thực (Điều 7).

- Cuối cùng, công chứng viên chứng viên còn có thể phải chịu các mức phạt do hành vi vi phạm hành chính, hay hành vi vi phạm quy định về công chứng viên theo quy định của Chính phủ thông qua Nghị định số 110/2013/NĐ- CP ban hành ngày 24/09/2013 (tại Mục 3 - các điều: Điều 12, Điều 13, Điều 14) và Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/08/2015 (để sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2013/NĐ-CP).



2.2.2.10. Quy tắc đạo đức hành nghề hiện hành của công chứng viên


Sau một thời gian nghiên cứu và tổng hợp các ý kiến từ nhiều đối tượng khác nhau trong trong xã hội, ngày 30/10/2012 Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số: 11/2012/TT-BTP để lần đầu tiên chính thức quy định về "Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng", trong đó chủ yếu quy định về quy tắc đạo đức hành nghề của công chứng viên.

Ngoài các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, thì bộ quy tắc này sau khi có hiệu lực như các văn bản quy phạm pháp luật khác, chính thức trở thành một thành phần quan trọng trong toàn bộ quy chế công chứng viên hiện hành theo pháp luật Việt Nam.

Các số điểm chính liên quan đến công chứng viên trong bộ quy tắc này cụ thể như sau:

"Công chứng là một nghề cao quý, bởi hoạt động công chứng bảo đảm tính an toàn pháp lý, ngăn ngừa tranh chấp, giảm thiểu rủi ro cho các hợp đồng, giao dịch, qua đó bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng quy định các chuẩn mực đạo đức, hành vi ứng xử của công chứng viên trong hành nghề công chứng, là cơ sở để công chứng viên tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức trong hành nghề và trong đời sống xã hội nhằm nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, nâng cao uy tín của công chứng viên, góp phần tôn vinh nghề công chứng trong xã hội.

- Đi vào cụ thể của bộ quy tắc trên, tại Chương I - Quy tắc chung quy định:

" Điều 1. Bảo vệ quyền, lợi ích Nhà nước, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức

Công chứng viên có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, vì lợi ích của nhân dân, bằng hoạt động nghề nghiệp của mình góp phần bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Điều 2. Nguyên tắc hành nghề công chứng


Formatted: Font: 13.5 pt, Italic


Formatted: Font: 13.5 pt, Italic, Condensed by 0.15 pt


Formatted: Font: 13.5 pt, Italic, Condensed by 0.2 pt

Formatted: Font: 13.5 pt, Italic

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí