Quy Định Của Pháp Luật Về Công Chứng Viên Sau Năm 1976 (Của Nước Chxhcn Việt Nam)



hơn nữa nó chỉ có thể thực hiện trong phạm vi rất nhỏ là nội thành Hà Nội, trong khi đó cả nước lại vẫn đang trong thời kỳ kháng chiến toàn quốc.

Trước tình hình đó, ngày 15/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời ký ban hành Sắc lệnh số 59/SL ấn định “Thể lệ về thị thực các giấy tờ". Nhưng xét cả về nội dung, thủ tục, thẩm quyền thì việc thị thực này chỉ là thủ tục hành chính, trong đó kể cả các khế ước chuyển dịch quyền sở hữu bất động sản. Cụ thể:

"Điều thứ 1:

Trong các làng, quyền Thị thực các giấy tờ, trước do hương chức trong làng thi hành, nay thuộc Uỷ ban nhân dân của làng. Ở các Thành phố, quyền thị thực trước do Trưởng phố hay Hộ phố thi hành, nay cũng thuộc về Uỷ ban Nhân dân hàng phố. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân sẽ phụ trách việc thị thực này, và phải đề cử một hay là hai Uỷ viên để thay mình khi vắng mặt, hoặc khi chính mình là người đương sự có giấy cần đem thị thực, hoặc khi người đương sự đối với mình có thân thuộc về Trực hệ như cha mẹ, ông bà, vân v.v...hay bằng hệ bằng vai, chú bác, cô dì, anh em ruột và anh em thúc bá, hay là đối với mình là bố mẹ nuôi hay Con nuôi. Riêng ở các thành phố, chữ thị thực của Uỷ ban các phố phải có thêm Uỷ ban nhân dân Thị xã Chứng nhận. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thị xã sẽ phụ trách việc chứng nhận này, hoặc cử một uỷ viên phụ trách thay mình.

Điều thứ 2:

Các Uỷ ban có quyền thị thực tất cả các giấy mà trong địa phương mình, bất kỳ người đương sự làm giấy má ấy thuộc về Quốc tịch nào. Tuy nhiên, Uỷ ban thị thực phải là Uỷ ban ở Trú quán một bên đương sự lập ước, và việc Bất động sản phải là Uỷ ban ở nơi sở tại bất động sản. Nếu có nhiều bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì giấy tờ làm ra về những bất động sản ấy phải do Uỷ ban mỗi nơi thị thực."

Hơn nữa, tại Điều 3 Sắc lệnh 59/SL (15/11/1945) nêu rõ: "Các Ủy ban thị thực phải chịu trách nhiệm về việc thị thực và không đúng về căn cứ của đương sự, ngày tháng thị thực và quyền sở hữu trên bất động sản đem bán hay cầm cố.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


Nếu xảy ra thiệt hại đến tư nhân vì sự thực không đúng, công quỹ của làng hay của hàng phố phải bồi thường" [28]. Việc thị thực được thu một khoản lệ phí theo tỷ lệ 0,1% đến 1% theo giá bất động sản ghi trong khế ước hoặc 1 đồng đối với nhất loạt các khế ước khác. Việc thị thực theo Sắc lệnh 59/SL càng về sau này càng mang tính hình thức, chủ yếu là xác nhận thời gian, địa điểm, chữ ký của đương sự [28]. Ngày 29/2/1952 Chính phủ ban hành Sắc lệnh 85/SL về "các việc mua bán cho, đổi nhà cửa, ruộng đất" [29], (trong đó có “thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất”). Theo thể lệ này Ủy ban kháng chiến hành chính (cấp xã) có thẩm quyền nhận thực vào văn tự theo hai nội dung: Chữ ký của các bên mua bán cho đổi, người đứng ra bán, cho đổi là chủ những nhà cửa ruộng đất đem bán cho hay đổi. Cụ thể là:

Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 7

"Điều 3:

Trước khi đem trước bạ, văn tự phải đưa Ủy ban kháng chiến hành chính xã hay thị xã nhận thực chữ ký của các người mua, bán, cho, nhận đổi và nhận thực những người bán, cho hay đổi là chủ những nhà cửa, ruộng đất đem bán, cho hay đổi.

Việc nhận thực này không nộp một khoản tiền nào".

Tuy thể lệ này chỉ được áp dụng ở vùng tự do hoặc ở những nơi vẫn duy trì được Ủy ban kháng chiến hành chính đến tận cấp xã. Còn ở thủ đô Hà Nội và các vùng tạm chiếm, thực dân Pháp đã dựng lên chính quyền tay sai và áp dụng luật lệ của chúng. Chính vì vậy mà tổ chức và hoạt động công chứng trong giai đoạn này không được chú trọng và trong suốt 37 năm (từ 1945 - 1981) cũng không có một văn bản pháp quy nào quy định về tổ chức và hoạt động công chứng của Nhà nước.

Như vậy, hai Sắc lệnh nói trên là cơ sở pháp lý chủ yếu cho hoạt động thị thực của Ủy ban hành chính kháng chiến và sau này là Ủy ban nhân dân trong gần nửa thế kỷ. Và có thể hình dung, trong thời gian đó, mọi công việc có tính chất công chứng đều do Ủy ban nhân dân cấp cơ sở thực hiện theo hình thức thị thực, chứng thực. Trong đó, những người thực hiện việc thị thực, chứng thực các



giấy tờ là các Uỷ viên uỷ ban, nhưng ít nhiều chúng ta cũng đã thấy bóng dáng phần nào quy chế quy định về việc công chứng và những người thực hiện việc công chứng trong giai đoạn này (ví dụ: phải là uỷ viên uỷ ban hành chính, uỷ viên thư ký, hoặc không được chứng thực (công chứng) cho những người "thân thuộc về trực hệ như cha mẹ, ông bà, vân v.v...hay bằng hệ bằng vai, chú bác, cô dì, anh em ruột và anh em thúc bá, hay là đối với mình là bố mẹ nuôi hay con nuôi"..., hay "phải chịu trách nhiệm về việc thị thực và không đúng về căn cứ của đương sự, ngày tháng thị thực và quyền sở hữu trên bất động sản đem bán hay cầm cố. Nếu xảy ra thiệt hại đến tư nhân vì sự thực không đúng, công quỹ của làng hay của hàng phố phải bồi thường"... (dù phải chịu trách nhiệm tập thể: là Uỷ ban)...

Nguyên nhân của tổ chức và hoạt động công chứng không được phát triển trong giai đoạn này là: Một mặt là do điều kiện kinh tế, xã hội, cũng như hoàn cảnh chiến tranh của nước ta trong thời kỳ này; mặt khác chúng ta không chấp nhận chế độ sở hữu của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể. Vì vậy tổ chức công chứng không được thành lập, giai đoạn này hoạt động công chứng rất đơn giản là ít phải chứng thực các quan hệ thuộc sở hữu tư nhân. Mọi giao lưu kinh tế dân sự đều dựa trên quan hệ hành chính, sản phẩm xã hội mang tính hàng hóa, các giao lưu dân sự thương mại hầu như không phát triển. Do đó trong xã hội không có nhu cầu phải thiết lập một thể chế công chứng.

Như vậy, theo Sắc lệnh 59/SL (15/11/1945) thì hoạt động công chứng trong thời gian này do các uỷ viên của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện thực hiện và Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện phải chịu trách nhiệm tập thể về việc thị thực không đúng. Vấn đề hết sức quan trọng về mặt lý luận cần thấy rằng, do điều kiện lịch sử của nước ta trong thời điểm này, việc giao cho các uỷ viên Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các việc công chứng là một nhu cầu tất yếu, khách quan. Cùng với việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân, xác lập lại các quan hệ sở hữu, nhất là việc quốc hữu hóa đất đai, tịch thu tài sản của địa chủ phong kiến chia cho dân nghèo, thực hiện các chính sách về ruộng đất.



Việc giao cho các văn phòng công chứng tổ chức theo mô hình của Pháp là một điều không tưởng trong thời khắc lịch sử này. Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 59/SL (15/11/1945) là một giải pháp hợp lý đối với việc mua bán, cho, đổi ruộng đất, thị thực, cầm cố bất động sản. Còn nguyên nhân về tổ chức và hoạt động công chứng không phát triển như vừa nêu trên cũng là một thực tế khách quan của điều kiện kinh tế, xã hội và từ đó đã xuất hiện một giải pháp đúng đắn về việc xác thực các hoạt động giao dịch trong điều kiện lịch sử của một nhà nước nhất định. Tổ chức và hoạt động công chứng chuyên trách lúc này đã được chuyển sang hoạt động kiêm nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã và vẫn hoạt động để đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ta là xác lập lại quan hệ sở hữu. Tuy nhiên, việc chúng ta áp dụng mô hình tổ chức và thực hiện công chứng theo Sắc lệnh SL/59 trong một thời kỳ quá dài của nền quản lý kinh tế theo cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp và vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay cũng là một vấn đề cần phải được giải quyết.

Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây nói chung và ở nước ta nói riêng, đã chịu ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng duy ý chí, nhất là việc chuyển giao nhiều chức năng quản lý kinh tế của nhà nước cho các thiết chế xã hội và tập thể một cách thiếu tính toán. Vì vậy, hậu quả là rất nghèo các đòn bẩy và cơ chế quản lý hành chính, rất thiếu các thủ tục thể hiện vai trò kiểm soát kinh tế có hiệu quả của nhà nước, không đủ các thủ tục tài phán hành chính để điều hòa đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, chúng ta phải trả giá cho việc chủ quan duy ý chí, bảo thủ trì trệ. Chúng ta đã không nhìn nhận và đánh giá khách quan, kìm hãm sự phát triển của các thành phần kinh tế phi nhà nước, từ đó dẫn tới một loạt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không phù hợp với thực tế cuộc sống. Cơ chế quản lý tập trung bao cấp ở miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh vẫn được duy trì trong một thời gian quá dài đã làm suy giảm nghiêm trọng hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế. Từ sau năm 1954 kéo dài đến cuối những năm 70, Nhà nước ta thiết lập một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, bằng cách phát



triển và cải tạo nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội, biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Điểm nổi bật của thời kỳ này tuy vẫn thừa nhận tồn tại bốn loại hình sở hữu chủ yếu về tư liệu sản xuất: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của người lao động riêng lẻ và sở hữu của nhà tư sản dân tộc. Nhà nước chủ trương đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa với mục tiêu nhanh chóng xóa bỏ các hình thức phi sở hữu xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ này các hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước, các giao lưu dân sự không có điều kiện phát triển - đây chính là lý do làm cho hoạt động công chứng không có cơ sở tồn tại.

2.1.2. Quy định của pháp luật về công chứng viên sau năm 1976 (của nước CHXHCN Việt Nam)

2.1.2.1. Công chứng viên theo hoạt động công chứng Nhà nước từ 1976 - 1991

Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, hai miền Bắc, Nam chung về một mối, đổi tên nước thành CHXHCN Việt Nam, toàn bộ đất nước chỉ có chung một hệ thống pháp luật sau kỳ họp quốc hội thống nhất năm 1976. Tuy nhiên do hoàn cảnh đặc thù của đất nước mới thống nhất, toàn bộ hệ thống pháp luật lúc đó chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực nhằm thống nhất và ổn định về hệ thống chính trị, bộ máy quản lý nhà nước, quản lý và phát triển nền kinh tế sau một thời gian dài chiến tranh. Do vậy, những năm đầu thống nhất các quy định về công chứng viên và chế định về công chứng vẫn áp dụng theo những quy định trước đó. Cho mãi đến năm 1981, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện, căn cứ vào các quy định tại nghị định số 143/HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức tư pháp, ngay sau khi bắt đầu công cuộc đổi mới, hoạt động công chứng ở Việt Nam đã được triển khai, ngày 10/10/1987 Bộ Tư pháp đã ra thông tư số 574/QLTPK về công chứng Nhà nước. Công tác công chứng của ủy ban nhân dân các địa phương (do các Uỷ viên thư ký được uỷ quyền thực hiện) được cải tiến và nâng cao chất lượng, đồng thời thành lập phòng công chứng Nhà nước tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác có



nhu cầu lớn về công chứng và có đủ điều kiện cần thiết. Cụ thể, tại Mục II của Thông tư nói trên thì:

"Mục: II.

Thành lập Phòng Công chứng nhà nước chuyên trách ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác có nhu cầu lớn về công chứng và có đủ điều kiện cần thiết.

Phòng Công chứng nhà nước là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, có tư cách pháp nhân,có con dấu riêng in hình quốc huy. Công chứng viên và cán bộ khác của Phòng Công chứng nhà nước là người trong biên chế nhà nước. Công chứng viên phải là công dân Việt Nam có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao, công minh, liêm khiết, có trình độ đại học pháp lý và tương đương, đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ công chứng. Sở Tư pháp chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết và dự thảo kế hoạch thành lập Phòng Công chứng nhà nước báo cáo Bộ Tư pháp. Sau khi có ý kiến chỉ đạo của Bộ, Sở Tư pháp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương ra quyết định thành lập Phòng Công chứng nhà nước và công nhận danh sách công chứng viên. Mỗi Phòng Công chứng nhà nước bước đầu có từ 5 đến 7 người (kể cả công chứng viên và nhân viên phục vụ). Biên chế của Phòng này nằm trong tổng biên chế đã được quy định của tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương".

Sau đó, chi tiết hơn, để hướng dẫn thực hiện một số việc theo thông tư 574/QLTPK nói trên, Bộ Tư pháp đã ban hành tiếp Thông tư số 858/QLTPK vào ngày 15-10-1987 với một số nội dung có liên quan như sau:

"I. Những yêu cầu cơ bản đối với việc làm công chứng:

1. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Khi thực hiện các việc làm công chứng, công chứng viên và những người được Uỷ ban nhân dân giao nhiệm vụ thực hiện các việc làm công chứng (dưới đây gọi chung là công chứng viên) phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật hiện hành, phải kiểm tra xem những yêu cầu của đương sự có phù hợp với những quy định chung của



Nhà nước hay không. Công chứng viên không chứng nhận các hợp đồng, các văn bản hoặc chứng thực các bản sao trái với pháp luật; không nhận giữ giấy tờ, tài liệu mà nội dung tiết lộ bí mật quốc gia, làm mất danh dự, nhân phẩm của công dân. Trong trường hợp nghi ngờ các giấy tờ, tài liệu là giả mạo, thì công chứng viên có quyền yêu cầu giám định các loại giấy tờ, tài liệu nghi ngờ đó, từ chối thực hiện việc làm công chứng có liên quan đến các giấy tờ, tài liệu đó và thông báo cho các cơ quan có trách nhiệm để xác minh, xử lý. Công chứng viên chỉ tuân theo pháp luật, không ai có quyền buộc công chứng viên thực hiện các việc làm công chứng không phù hợp với pháp luật.

2.Giúp đỡ công dân, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội trong việc thực hiện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Để tránh trường hợp do không hiểu pháp luật, đương sự tự gây tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, khi thực hiện các việc làm công chứng, công chứng viên phải giải thích cho đương sự hiểu quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của họ, đồng thời phân tích cho họ hiểu hậu quả pháp lý của những việc làm công chứng không thích hợp đó.

3. Giữ bí mật việc làm công chứng Công chứng viên và cán bộ của cơ quan công chứng phải giữ bí mật nội dung và việc đương sự đến yêu cầu thực hiện các việc làm công chứng; những thông tin về các việc làm công chứng chỉ cấp cho chính đương sự hay người đại diện hợp pháp của đương sự. Các cơ quan điều tra truy tố, xét xử khi đang thụ lý, giải quyết những vụ việc có liên quan đến những việc làm công chứng đó.

4. Địa điểm thực hiện các việc làm công chứng.

Nói chung, các việc làm công chứng phải được làm tại trụ sở của các cơ quan công chứng. Song, nếu có lý do chính đáng, đương sự không thể đến công chứng được, thì công chứng viên có thể đến tại nơi đương sự yêu cầu, trong trường hợp này đương sự phải chịu mọi phí tổn đi lại theo quy định của Nhà nước và phải trả lệ phí gấp hai lần so với lệ phí đã quy định.

5. Đảm bảo thời hạn thực hiện các việc làm công chứng"...



Và cũng từ đây, khi quyết định thành lập các phòng công chứng Nhà nước, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có Phòng công chứng quyết định bổ nhiệm mới hoặc bổ nhiệm bổ sung các công chứng viên làm việc gắn liền với các phòng công chứng nào đó của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó (Ví dụ: Quyết định: "Bổ nhiệm ông Nguyễn Văn A làm công chứng viên Phòng Công chứng Nhà nước số 1 T.P. Hồ Chí Minh"...). Và tất nhiên, cùng với tên gọi là các "Phòng công chứng nhà nước" thì các công chứng viên này đương nhiên là phải được lựa chọn trong số các cán bộ, công chức của địa phương tỉnh, thành phố đó để bổ nhiệm.. Sau mấy chục năm (khoảng nửa thế kỷ) không tổ chức hoạt động công chứng, thì đây là bước cần thiết để rút những kinh nghiệm tiếp tục từng bước xây dựng tổ chức và hoạt động công chứng (mà đầu tiên là công chứng nhà nước) ở nước ta. [15], [41].

2.1.1.2. Công chứng viên theo hoạt động công chứng nhà nước từ 1991 đến nay

Từ giữa những năm 1980, Đảng và Nhà nước ta sau. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã mở ra một giai đoạn đổi mới quản lý kinh tế, xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), đặc biệt là cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã vạch ra những định hướng lớn về kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó là một cuộc chuyển đổi sâu sắc, từng bước xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và đã thu được những kết quả rất quan trọng. Nền kinh tế thị trường đã tạo ra những quan hệ mới trong lĩnh vực phát triển và quản lý nền kinh tế, các giao lưu dân sự, kinh tế, thương mại phát triển rất sôi động.

Để khuyến khích và tạo điều kiện cho sự phát triển đó, đòi hỏi phải có thể chế pháp luật phù hợp. Về lĩnh vực công chứng cũng vậy, đã đặt một tình hình và nhiệm vụ mới: Cần phải có một tổ chức hoạt động chuyên nghiệp với nguyên tắc tổ chức và hoạt động đặc thù chứ không để cho Ủy ban nhân dân kiêm nhiệm

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 09/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí