Qua những phân tích trên đây, ta thấy công chứng viên Việt Nam toàn trong toàn bộ thời kỳ trước khi có Luật Công chứng năm 2006 có một số điểm đặc trưng cơ bản như sau:
- Về mặt thể chế, Nghị định 45/HĐBT ngày 27/2/1991 là văn bản pháp luậtđầu tiên quy định một cách đầy đủ về Công chứng viênở Việt Nam như một quy chế luật định.
- Về khái niệm, đã quy định khá cụ thể: Công chứng viên là người làm việc tại các Phòng công chứng, có chức năng chứng nhận tính xác thực của hợp đồng được giao kết hoặc giao dịch khác được xác lập trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ xã hội khác, và thực hiện các việc khác theo quy định của pháp luật công chứng.
- Công chứng viên là công chức (hoặc viên chức) Nhà nước do thể chế công chứng ở nước ta là công chứng nhà nước (có thể tuy Nghị định 75/2000/NĐ-CP (8/12/2000) không dùng từ nhà nước, song cơ cấu tổ chức và kinh phí hoạt động công chứng vẫn do nhà nước thực hiện).
- Ngoài các việc Công chứng viên có thẩm quyền công chứng các giao dịch, văn bản theo quy định của pháp luật nói chung, công chứng viên còn được quyền công chứng các giao dịch, văn bản do công dân, tổ chức yêu cầu (tất nhiên là chỉ được công chứng những giao dịch, văn bản không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội).
- Giá trị pháp lý của văn bản do Công chứng viên thực hiện có giá trị pháp lý là chứng cứ. Hợp đồng, văn bản đã được công chứng, chứng thực bởi công chứng viên có giá trị thi hành đối với các bên giao kết.
- Do sự hình thành và phát triển của hệ thống công chứng ở Việt Nam là một quá trình diễn biến khá phức tạp và không ít những khó khăn nhất là từ khi thiết lập hệ thống là công chứng nhà nước thống nhất trên phạm vi toàn quốc, do vậy các công việc của các tổ chức công chứng cũng như của các công chứng viên cũng chưa được xác định rõ ràng, còn chắp vá lẫn lộn với các hành vi quản lý hoặc bị chi phối, ảnh hưởng bởi các cơ quan hành chính nhà nước khác. Tổ chức và
Có thể bạn quan tâm!
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triên Công Chứng Viên Trong Các Chế Độ Cũ Ở Việt Nam
- Quy Định Của Pháp Luật Về Công Chứng Viên Sau Năm 1976 (Của Nước Chxhcn Việt Nam)
- Là Công Dân Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; 2- Có Phẩm Chất Chính Trị, Đạo Đức Tốt;
- Người Đang Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự; Đã Bị Kết Án Mà Chưa Được Xoá Án Tích Về Tội Phạm Do Vô Ý; Đã Bị Kết Án Về Tội Phạm Do Cố Ý.
- Người Đang Bị Truy Cứu Trách Nhiệm Hình Sự, Đã Bị Kết Tội Bằng Bản Án Đã Có Hiệu Lực Pháp Luật Của Tòa Án Về Tội Phạm Do Vô Ý Mà Chưa Được
- Tuân Thủ Hiến Pháp, Pháp Luật, Không Trái Đạo Đức Xã Hội.
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
hoạt động công chứng cũng như bản thân các công chứng viên chưa được xác định đúng với tính chất, vị trí vai trò của và đáp ứng được nhu cầu thực tế xã hội trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường giai đoạn này.
- Số lượng công chứng viên tuy vẫn có tăng lên hàng năm, nhưng số lượng tính theo đầu dân số còn thấp, theo số liệu thống kê năm cho đến năm 2000, số lượng công chứng viên trong toàn quốc cụ thể như sau: đến năm 1991 có 97 công chứng viên, đến năm 1992 có 101 công chứng viên; năm 1993 có 126 công chứng viên; năm 1996 có 202 công chứng viên; năm 1997 có 237 công chứng viên, đến năm 2000 có 244 công chứng viên; và cho đến ngày 10/02/2006 là 380 công chứng viên (làm việc trong 123 Phòng Công chứng).
Tóm lại, qua một thời gian hoạt động công chứng, đã bộc lộ nhiều vấn đề cần phải giải quyết cả về lý luận và thực tiễn. Ngoài việc cần nghiên cứu làm rõ về khái niệm, xác định chính xác vị trí, vai trò, đặc điểm, tính chất, mục đích, ý nghĩa, phạm vi hoạt động của công chứng viên thì việc đào tạo, quy định một quy chế hoàn chỉnh đối với công chứng viên Việt Nam là một trong những nội dung hết sức quan trọng, tạo cơ sở cho việc thiết lập một hệ thống công chứng viên phù hợp với tình hình thực tiễn của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
(B)
2.2. Quy chế công chứng viên sau khi có Luật Công chứng (2006 )
2.2.1. Một số điểm nổi bật của quy chế công chứng viên từ khi có Luật Công chứng 2006 đến trước khi có Luật Công chứng 2014
Ngày 29/11/2006, Luật công chứng đã được Quốc Hội khóa 11 kỳ họp thứ 10 thông qua có hiệu lực từ 01/07/2007 - là một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh một cách toàn diện và đồng bộ lĩnh vực công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng. Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta đã có một Luật đầy đủ quy định về công chứng và công chứng viên, đồng thời đây cũng là lần đầu tiên, là mốc thời gian rất đáng nhớ đánh dấu việc
xã hội hoá nền công chứng Việt Nam, trong đó tất nhiên bao gồm luân cả xã hội hoá chức danh công chứng viên. Từ thời điểm này trở đi, khái niệm công chứng Nhà nước sau bao nhiêu năm tồn tại, từ chế độ phong kiến, đến thời Pháp thuộc, đến cả chính quyền miền Nam Việt Nam, cho đến thời kỳ Việt Nam dân chủ Cộng hoà, rồi Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, trên lãnh thổ nước ta đã xuất hiện loại hình "Văn phòng công chứng" tư nhân đầu tiên cùng song song tồn tại với các Phòng công chứng Nhà nước và sau đó sẽ dần thay thế hoàn toàn các Phòng Công chứng Nhà nước do Nhà nước thành lập ra này.
Và cũng chính vì tầm quan trọng của công chứng viên theo chế định mới này nên lần đầu tiên, trong Luật Công chứng 2006, chức danh công chứng viên được đặt ở vị trí trọng tâm của Luật, ở ngay những điều đầu tiên của Luật này, thậm chí ngay trong khái niệm công chứng:
"Điều 2. Công chứng
Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng."
Không những thế đây cũng là lần đầu tiên, quy định lớn nhất trong quy chế về công chứng viên được đưa lên phần đầu của Luật, đó là "nguyên tắc hành nghề công chứng" - là nguyên tắc xuyên suốt, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của công chứng viên:
"Điều 3. Nguyên tắc hành nghề công chứng
1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2. Khách quan, trung thực.
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng.
4. Tuân theo quy tắc đạo đức hành nghề công chứng".
Ngay sau nguyên tắc đối với công chứng viên và những người hành nghề công chứng nói chung ở trên thì các quy định tiếp theo của Luật này đã tạo nên
một bộ khung quy chế mới cho công chứng viên. Cụ thể chúng ta sẽ phân tích sau đây.
2.2.1.1. Quy định về điều kiện được hành nghề công chứng:
Điều kiện đầu tiên của người muốn được hành nghề công chứng là phải có bằng cử nhân Luật và đương nhiên phải tuân theo Điều 3 của Luật này - tức nguyên tắc hành nghề công chứng: "Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật", "Khách quan, trung thực".
Tuy điều kiện hành nghề này nghe có vẻ chỉ mang tính nguyên tắc chung chung, nhưng đây lại là một điều kiện vô cùng cần thiết cho người được quyền hành nghề công chứng. Vì nếu như áp dụng một cách triệt để điều kiện này thì tất cả những người đã từng vi phạm hiến pháp, pháp luật, hoặc đã từng bị kết án hoạc quy trách nhiệm một cách chính thức là "thiếu khách quan, thiếu trung thực" thì sẽ rất khó được hành nghề hoặc được trở thành công chứng viên.
2.2.1.2. Quy định việc mới vào hành nghề công chứng:
Việc mới vào hành nghề công chứng của một người muốn trở thành công chứng viên tất nhiên phải có bằng cử nhân Luật và phải có đầy đủ các phẩm chất cá nhân đáp ứng được nguyên tắc hành nghề công chứng như Điều 3 của Luật công chứng 2006 đã quy định. Thêm vào đó, người mới vào hành nghề công chứng đương nhiên phải được một tổ chức, một cơ quan pháp luật nhận vào làm việc, bởi lẽ theo quy định, muốn được bổ nhiệm công chứng viên phải "có thời gian công tác pháp luật từ 05 năm trở lên".
2.2.1.3. Quy định về điều kiện được tham gia khoá đào tạo nghiệp vụ công chứng viên:
- Theo Điều 14, Luật Công chứng 2006 thì quy định này rõ ràng như sau:
"Điều 14. Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật được đăng ký tham dự khoá đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng."
Tức là, chỉ có những người đã có bằng cử nhân Luật rồi mới được tham gia khoá đào tạo nghiệp vụ công chứng - có thể hiểu là đào tạo nghề công chứng
viên. Chỉ qua quy định này cũng có thể thấy việc muốn trở thành một công chứng viên thì phải trải qua một quy trình chặt chẽ và có yêu cầu rất cao về trình độ, chất lượng, mà có thể nói là yêu cầu cao nhất về quy định đối với một nghề nghiệp (cao như đối với yêu cầu về thẩm phán vậy). Đó là chưa kể, trên thực tế, các cử nhân này còn phải được các cơ sở đào tạo nghề công chứng chiêu sinh theo từng đợt, từng năm, phải được kiểm tra bằng cấp cẩn thận, kỹ lưỡng theo quy định của Bộ Tư pháp.
Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng được miễn đào tạo khoá nghiệp vụ công chứng do đã có trình độ chuyên môn hoặc trình độ nghiệp pháp luật cao, cụ thể là:
"Điều 15. Người được miễn đào tạo nghề công chứng
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên; luật sư đã hành nghề từ ba năm trở lên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật".
Về mặt khoa học pháp lý, quy định này là phù hợp vì trên lý thuyết, những đối tượng này đã hội tụ được khá đầy đủ những kiến thức pháp luật. Nhưng trên thực tế, rất nhiều công chứng viên thuộc đối tượng này đã mắc phải những lỗi nghiệp vụ công chứng nghiêm trọng, gây hậu quả pháp lý rất nặng nề, còn bản thân công chứng viên thậm chí đã phải rơi vào vòng lao lý rất đáng buồn, trong khi những lỗi này các công chứng viên được đào tạo trước đây gần như không bao giờ mắc phải. Do vậy, có thể nói đây chính là một trong những khiếm khuyết đáng tiếc của quy chế công chứng viên giai đoạn này. Dễ thấy lý do của khiếm khuyết này là việc "sơ hở", việc đánh giá chưa đúng thực tế tính phức tạp, tính "nguy hiểm" trong nghề công chứng của những cơ quan ban hành pháp luật.
2.2.1.4. Quy định về việc đào tạo nghiệp vụ công chứng viên:
Quy định này cụ thể như sau:
"Điều 14. Đào tạo nghề công chứng
1. Người có bằng cử nhân luật được đăng ký tham dự khoá đào tạo nghề công chứng tại cơ sở đào tạo nghề công chứng."
2. Thời gian của khoá đào tạo nghề công chứng là sáu tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề công chứng được cơ sở đào tạo nghề công chứng cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng.
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chương trình khung của khoá đào tạo nghề công chứng và quy định việc công nhận đào tạo nghề công chứng ở nước ngoài".
2.2.1.5. Quy định về tập sự hành nghề công chứng viên: Theo Điều 16 của Luật:
"Điều 16. Tập sự hành nghề công chứng
1. Người có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng thì được tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng. Thời gian tập sự hành nghề công chứng là mười hai tháng, kể từ ngày tập sự tại tổ chức hành nghề công chứng. Người tập sự hành nghề công chứng phải đăng ký tại Sở Tư pháp nơi có tổ chức hành nghề công chứng mà mình tập sự.
2. Người tập sự có thể tự liên hệ tập sự hành nghề công chứng tại một tổ chức hành nghề công chứng hoặc đề nghị Sở Tư pháp bố trí tập sự tại một tổ chức hành nghề công chứng.
3. Người tập sự hành nghề công chứng được thực hiện các công việc liên quan đến công chứng do công chứng viên hướng dẫn phân công và chịu trách nhiệm trước công chứng viên hướng dẫn về những công việc đó; không được ký văn bản công chứng.
Khi hết thời gian tập sự, người tập sự hành nghề công chứng phải báo cáo kết quả tập sự bằng văn bản có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn về năng lực chuyên môn, tư cách đạo đức gửi Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự".
Tuy nhiên, cũng có một số đối tượng được miễn phải trải qua giai đoạn tập sự hành nghề công chứng này:
"Điều 17. Người được miễn tập sự hành nghề công chứng
Người được miễn đào tạo nghề công chứng quy định tại Điều 15 của Luật này được miễn tập sự hành nghề công chứng".
2.2.1.6. Quy định về điều kiện bổ nhiệm công chứng viên:
Đây điều quan trọng nhất trong toàn bộ các điều quy định trong quy chế về công chứng viên:
"Điều 13. Tiêu chuẩn công chứng viên
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt và có đủ các tiêu chuẩn sau đây thì được xem xét, bổ nhiệm làm công chứng viên:
a) Có bằng cử nhân luật;
b) Có thời gian công tác pháp luật từ năm năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức;
c) Có Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
d) Đã qua thời gian tập sự hành nghề công chứng; đ) Có sức khoẻ bảo đảm hành nghề công chứng.
2. Thời gian đào tạo nghề công chứng và tập sự hành nghề công chứng được tính vào thời gian công tác pháp luật".
Qua quy định này có thể thấy rõ là không phải bất kỳ ai có bằng cử nhân Luật, thậm chí có bằng cấp cao hơn, thậm chí đã qua khoá đào tạo, đã qua thời gian tập sự là cũng có thể được Nhà nước cho phép hành nghề công chứng. Bởi ngoài quy định về quốc tịch và các yếu tố nêu trên còn có quy chế về mặt pháp luật (phải "tuân thủ hiến pháp và pháp luật", cũng có thể hiểu là không hoặc chưa bao giờ vi phạm Hiến pháp và pháp luật), nhưng đặc biệt hơn phải là người "có phẩm chất đạo đức tốt". Đây là một quy định xét về mặt pháp lý thì có vẻ chung chung nhưng nếu áp dụng một cách triệt để thì cũng là một quy định mang tính pháp chế rất cao, bởi lẽ "phẩm chất đạo đức" ở đây sẽ vừa là một bộ quy chế do Nhà nước ban hành để các công chứng viên buộc phải áp dụng, nhưng đồng thời
cũng vừa là một phạm trù được cả xã hội quan tâm theo dõi thông qua dư luận xã hội. Mà đã thông qua dư luận xã hội thì tính khách quan sẽ cao hơn, đòi hỏi của người dân và toàn xã hội đối với công chứng viên cũng chặt chẽ và sát sao hơn nên không phải ai cũng có thể đáp ứng được một cách triệt để quy định này. Nhưng rất đáng tiếc, trên thực tế, rất nhiều công chứng viên không đáp ứng được tiêu chuẩn về đạo đức này, dư luận xã hội đã có nhiều bất bình liên quan đến việc nhiều công chứng viên vi phạm tiêu chuẩn này trong quy chế chung về công chứng viên.
2.2.1.7. Quy định về thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiêm, tạm đình chỉ công chứng viên:
"Điều 18. Bổ nhiệm công chứng viên
1. Người hoàn thành tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gửi Sở Tư pháp ở địa phương nơi đăng ký tập sự, gồm có:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
b) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật;
c) Giấy tờ chứng minh về thời gian công tác pháp luật;
d) Bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề công chứng;
đ) Báo cáo kết quả tập sự hành nghề công chứng có nhận xét của công chứng viên hướng dẫn;
e) Sơ yếu lý lịch;
g) Giấy chứng nhận sức khoẻ.
2. Người được miễn đào tạo nghề công chứng, người được miễn tập sự hành nghề công chứng có quyền đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm công chứng viên gửi Bộ Tư pháp, gồm có:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm công chứng viên;
b) Bản sao bằng cử nhân luật hoặc bằng thạc sỹ luật hoặc bằng tiến sỹ luật;
c) Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề công chứng, miễn tập sự hành nghề công chứng;