Song song với việc thị thực của các công chứng viên, Chính phủ có thể ủy quyền cho một số cơ quan hành chính và ngân hàng (ở những nơi chưa có phòng công chứng) để thực hiện một số hành vi thị thực nêu trên.
*Những đặc trưng và ưu điểm của hệ thống công chứng Latinh:
Thông qua việc nghiên cứu công chứng của hệ thống công chứng La tinh trong đó có một điển hình là công chứng Pháp, chúng ta có thể rút ra một số nét đặc trưng và những ưu điểm của hệ thống công chứng này như sau :
- Công chứng trong khuôn khổ một nghề tự do được thể hiện rõ trong việc thực hiện chức năng mang tính công thông qua quyền tự do tổ chức hoạt động trong nội bộ phòng công chứng, trong việc chi trả tiền công tính theo lao động; Trong khả năng cạnh tranh lành mạnh, không cần phô trương, quảng cáo một khái niệm về độc quyền và quyền tự do lựa chọn khách hàng; trong sự phát triển chính đáng từ nguồn khách hàng thường xuyên và nhất là trong trách nhiệm cá nhân của công chứng viên đối với hành vi công chứng do mình thực hiện được hỗ trợ bằng quỹ bồi thường trách nhiệm của toàn ngành công chứng.
- Công chứng viên là viên chức được Nhà nước trao cho một phần quyền năng để lập các văn bản, hợp đồng trong sự tiến triển của các hợp đồng pháp luật, kinh tế và xã hội mà theo quy định của pháp luật hoặc theo sự tự nguyện của khách hàng muốn đem lại cho các văn bản và hợp đồng đó một tính đích thực có giá trị như văn bản do các cơ quan công quyền khác cấp, hạn chế được đến mức thấp nhất những tranh chấp dân sự, làm giảm bớt gánh nặng quá tải về xét xử của các Tòa án.
- Công chứng viên là những nhà pháp luật gần gũi nhất với cuộc sống. Sứ mệnh của họ là giúp mọi người lựa chọn và định đoạt tài sản của mình theo cách hợp lý nhất, đồng thời họ cũng là những người tư vấn vô tư nhất cho các cá nhân và các chủ thể kinh tế khác trong lĩnh vực kinh doanh và bảo hộ tài sản và các quyền về tài sản.
- Công chứng viên là người có đủ tinh thông về kỹ thuật và sự thanh khiết về đạo đức. Trình độ tinh thông thể hiện ở chỗ nhà thực hành phải biết tự đào tạo
Có thể bạn quan tâm!
- Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 3
- Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Công Chứng Viên Và Quy Chế Công Chứng Viên
- Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 5
- Quy Định Của Pháp Luật Về Công Chứng Viên Sau Năm 1976 (Của Nước Chxhcn Việt Nam)
- Là Công Dân Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; 2- Có Phẩm Chất Chính Trị, Đạo Đức Tốt;
- Quy Chế Công Chứng Viên Sau Khi Có Luật Công Chứng (2006 )
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên cập nhật và hoàn thiện những kiến thức pháp luật. Nhưng sự trong sáng về đạo đức còn quan trọng hơn nhiều, nó đòi hỏi ở công chứng viên không chỉ lòng trung thành mà cả thái độ công minh, sự tôn trọng triệt để các bí mật được giao, lòng can đảm để đảm nhận những trách nhiệm.
- Trong một thế giới ngày càng văn minh, khi mà các quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ bằng những quy định rất chi tiết, trong một đất nước tự do nơi mà các cá nhân, tổ chức luôn luôn có nhu cầu được Nhà nước bảo vệ, trong một môi trường luôn biến động nơi mà an toàn pháp lý trở thành vấn đề cấp thiết, thì ngành công chứng phải đóng một vai trò trọng yếu trong số các ngành của luật tư pháp.
- Ở Cộng hòa Ba Lan và một số nước xã hội chủ nghĩa cũ khác, công chứng đã và đang được thay đổi từ hệ thống công chứng Nhà nước bao cấp thành công chứng hoạt động tự do theo khuôn mẫu La tinh. Sự chuyển đổi này là một tất yếu trong xu thế phát triển của kinh tế thị trường, để phù hợp với sự tiến triển của những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật, sau sự xuất hiện của một loạt quan hệ theo Bộ luật Dân sự, gắn liền với việc thừa nhận quyền sở hữu tư nhân về tài sản.
- Phạm vi hoạt động của công chứng ở các nước mới được cải cách, dần dần bị thu hẹp đối với các hành vi thị thực. Tuy nhiên, hoạt động công chứng tập trung và phát triển trong đời sống các hợp đồng dân sự, đặc biệt là những giao dịch liên quan đến việc bảo vệ, chuyển quyền sở hữu tài sản và tư vấn pháp luật.
- Sự gia nhập Liên đoàn công chứng quốc tế hệ La tinh của công chứng Ba Lan và một số nước xã hội chủ nghĩa cũ đã làm tăng sức mạnh của Liên đoàn, bổ sung vào pháp điển hóa luật công chứng, làm giàu thêm kho tàng và kinh nghiệm nghề nghiệp, thúc đẩy quá trình hòa nhập với kinh tế thế giới.
- Sự phát triển hùng mạnh của hệ thống công chứng La tinh được thể hiện qua những ưu điểm hiển nhiên của nó so với hệ thống công chứng Anglo- sacxon và hệ thống công chứng Nhà nước bao cấp. Những ưu điểm đó được thấy rõ nhất ở chỗ công chứng viên trong hoạt động với tư cách cá nhân về mặt tài chính, chịu trách nhiệm cá nhân bằng tài sản của chính mình về hành vi công
chứng đã thực hiện, họ vẫn hoạt động nhân danh Nhà nước, chịu sự kiểm tra giám sát của các cơ quan Nhà nước và phục vụ lợi ích công.
- Trong xu thế phát triển mới của thế giới, một số nước thuộc địa cũ của Pháp sau khi giành được độc lập đã cải cách kinh tế, và theo đó đã tổ chức lại hệ thống công chứng trên cơ sở cấu trúc do Pháp đã đặt nền móng và xây dựng từ đầu thế kỷ XIX. Mặc dù ở mỗi nước có sự khác nhau về chế độ chính trị, điều kiện kinh tế, xã hội, pháp luật, trình độ dân trí và ý thức pháp luật của nhân dân, nhưng ở các nước đó vẫn có điểm chung nhất: công chứng viên là viên chức công - người được Nhà nước ủy quyền để thực hiện một quyền năng công chứng, hoạt động trong khuôn khổ một nghề tự do.
- Phương châm ngành công chứng tự trang trải về mặt tài chính đã chẳng những trút bỏ được gánh nặng cho ngân sách Nhà nước mà ngược lại còn bổ sung cho ngân sách thông qua việc nộp một khối lượng thuế đáng kể của các công chứng. Như vậy, ở Ba Lan cũng như ở một số nước xã hội chủ nghĩa cũ khác, hoạt động công chứng dưới hình thức một nghề tự do là cách tốt nhất để tăng khối lượng và chất lượng phục vụ.
- Thực tiễn áp dụng những cải cách mới về tổ chức và hoạt động công chứng ở một số nước xã hội chủ nghĩa cũ này chứng tỏ rằng sự phục hồi công chứng tự do đã nâng cao khả năng làm việc của công chứng, đáp ứng những yêu cầu bảo vệ lợi ích của các cá nhân và pháp nhân được ghi trong trong Hiến pháp. Nhiều công chứng viên đã có liên hệ với các nhà chuyên môn về luật và các thực tập sinh, trang bị hệ thống máy vi tính và những phương tiện làm việc hiện đại nâng cao khả năng đảm nhiệm công việc lên nhiều lần.
- Việc chuyển từ mô hình công chứng Nhà nước sang mô hình công chứng tư nhân được thực hiện trên ba nguyên tắc: vừa bảo vệ được quyền và lợi ích của các chủ sở hữu, vừa hoàn thiện hoạt động chức năng của hệ thống công chứng và vừa phù hợp với tinh thần của luật công chứng quốc tế.
- Những sửa đổi không làm nghiêm trọng thêm tình hình của các tầng lớp xã hội, đồng thời chú ý bảo vệ quyền tiếp tục làm việc của những công chứng
viên Nhà nước để dần dần chuyển họ thành công chứng viên tư nhân thực thụ. Ngoài ra, những quy định mới đều được kế thừa từ pháp luật công chứng Nhà nước và tôn trọng tính truyền thống, tập quán và ý thức pháp luật của nhân dân mỗi nước. Trong thời kỳ đầu chuyển đổi cơ chế, Nhà nước đã dành một khoản ngân sách để tu bổ và hỗ trợ giúp nâng cấp phòng công chứng Nhà nước có từ trước để dần dần tư nhân hóa những cơ sở đó thành những phòng công chứng tư nhân hoặc thành phòng công chứng của nhiều cổ đông. Công chứng ở những nước này đang phấn đấu để một tương lai không xa, có được một hệ thống công chứng theo đúng ý nghĩa đầy đủ của nó: đó là công chứng viên hoạt động trong khuôn khổ một nghề hoàn toàn tự do, với tư cách là viên chức công - người được Nhà nước giao cho một quyền năng, họ hoàn toàn độc lập khi thực hiện chức năng và chỉ biết tuân theo pháp luật.
1.2.2. Quá trình hình thành và phát triên công chứng viên trong các chế độ cũ ở Việt Nam
1.2.2.1. "Công chứng viên" thời kỳ phong kiến Việt Nam
Trên thế giới, công chứng viên là một nghề đã có từ rất lâu đời. Còn ở Việt Nam, qua nghiên cứu lịch sử chúng ta có thể thấy rằng từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVIII nếu xét về một số nội dung liên quan đến sở hữu tài sản thì đã thấy có manh nha hoạt động gần giống như hoạt động của công chứng viên ngày nay (tất nhiên với tên gọi khác). Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, chỉ xét riêng về mặt luật lệ, qua nghiên cứu Lịch triều hiến chương loại chí, Cổ luật Việt Nam, Pháp chế sử Việt Nam [55], [101] chưa thấy xuất hiện thuật ngữ công chứng giống như lịch sử cổ đại và phong kiến ở nhiều nước trên thế giới và do đó cũng không có khái niệm công chứng viên. Nhưng dựa trên những văn kiện, những sự kiện xảy ra trên thực tế lịch sử, một số tác giả nghiên cứu cho rằng loại hình công chứng là việc lập các công chứng thư bởi các viên chức nhà nước, nó có hiệu lực pháp lý ngay để thực hiện, phân biệt với những người lập "tư chứng thư" của những người hành nghề làm chứng tự do hoàn toàn mà giá trị văn bản của họ chỉ có thể được các cơ quan, quan lại, viên chức nhà nước tham khảo khi
xảy ra các vụ kiện tụng mà thôi. [3], [103, tr. 95]. Điều này đã rất đúng so với trên thực tiễn. Tuy vậy, nếu xét về lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nước phong kiến ở Việt Nam thì thấy đã có manh nha về hoạt động công chứng. Dưới thời Lê, di chúc được làm dưới dạng một tài liệu được gọi là chúc thư. Để có giá trị, chúc thư phải được lập thành văn bản có hình thức nhất định, nếu người làm chúc thư không biết chữ thì chúc thư cần phải được xã trưởng viết hộ và chứng thực nhằm ngăn ngừa khả năng gian lận có thể xảy ra đối với chúc thư bởi người thứ ba. Pháp luật thời kỳ này cũng đã quy định việc xử phạt đối với việc làm giả mạo giấy tờ [57], [58]. Trong các văn tự mua, bán, cầm cố ruộng đất, nhà cửa cũng được quy định phải có chứng nhận của xã trưởng - mà xét về mặt dân sự đây chính là một dạng thức công chứng.
Qua nghiên cứu lịch sử chúng ta có cơ sở khẳng định, Việt Nam là một quốc gia có các quy định của pháp luật phát triển không ngừng [53]. Có hệ thống pháp luật tiến bộ tương đương về chức năng so với những quan niệm pháp luật phương tây cận đại [117].
Thật vậy, ngay từ trong thực tế lịch sử thời kỳ phong kiến nước ta cũng vậy. Một mặt, nhà nước vẫn khuyến khích nhân dân tham gia cung cấp chứng cứ khi có yêu cầu (loại hoạt động này chúng ta đều biết đã xuất hiện từ thời cổ đại và tồn tại cho đến tận ngày nay), ví dụ: trong "Quốc triều thư khế" (Thể thức giấy tờ, khế ước dùng trong triều) như chúc thư, văn khế bán ruộng đất, văn khế cầm cố ruộng đất, văn ước vay nợ, giấy giao kèo, văn ước bán trâu, bò... đều quy định người chứng kiến, người bảo lãnh, người viết thay phải điểm chỉ vào văn tự [69, tr. 61], [70], [78]. Nhưng mặt khác, trong các giao dịch nói trên của nhân dân, những giao dịch nào quan trọng thì nhà nước đó vẫn đòi hỏi phải có sự thị thực (bản chất như công chứng) của những viên chức nhà nước giao nhiệm vụ thực hiện (bản chất giống như công chứng viên bây giờ). Ví dụ như trong bộ luật "Hoàng Việt Luật lệ" (thời vua Gia Long nhà Nguyễn, 1944 ), phần Hộ luật, Điều thứ 521 đã ghi: "Những khoản-ước về việc di-chuyển bất-động-sản, về việc lưu-chuyển hay lập ra những vật-quyền về bất-động-sản, thời phải có viên-chức
thị-thực để đăng-ký và sổ bảo-tồn điền-trạch mới có giá trị", Ngoài ra, cũng
trong bộ luật này cũng có rất nhiều điều quy định các giao dịch quan trọng trong dân chúng đều phải có thị thực bởi viên chức nhà nước được giao quyền thì mới được luật pháp công nhận. Mà trong lịch sử, tinh thần của Bộ luật này là do quan lại nhà Nguyễn vận dụng từ thời "Quốc triều hình luật" và "Quốc triều thư khế" có sửa đổi để ban hành. [53, tr. 21].
Như vậy, tuy thời kỳ phong kiến nước ta chưa có chế định (quy chế) công chứng viên một cách rõ ràng nhưng về mặt lý luận thì đã có những quy định cơ bản về quy chế này, ví dụ: Những người thực hiện công chứng (tương đương công chứng viên) phải là viên chức nhà nước (quan, lại).
1.2.2.2. Công chứng viên Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc
Đến thời kỳ Pháp thuộc, sau Hòa ước Giáp thân ngày 06/06/1884 được ký kết với Pháp. Nước Việt Nam mất hẳn tính cách một quốc gia độc lập về phương diện pháp lý, vì đã trở thành một nước dưới sự bảo hộ của Pháp quốc. Thời kỳ này công chứng với tư cách là thể chế bắt đầu xuất hiện và được áp dụng ở Việt Nam cùng với sự thành lập tổ chức và hoạt động của Tòa án Pháp tại Việt Nam, mô hình công chứng được tổ chức theo mô hình công chứng của Pháp [3], [89]. Và cũng từ đó, tên gọi công chứng viên và các quy chế về công chứng viên bắt đầu chính thức xuất hiện ở nước ta.
Tổ chức và hoạt động công chứng trong giai đoạn này được xác lập bằng Sắc lệnh ngày 24/8/1931 của Tổng thống Cộng hòa Pháp về tổ chức công chứng được áp dụng ở Đông Dương theo quyết định ngày 7/10/1931 của viên toàn quyền Đông Dương. Ở Việt Nam chỉ có một văn phòng công chứng tại Hà Nội, ba văn phòng công chứng ở Sài Gòn, ngoài ra ở các thành phố Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng thì các việc công chứng do chánh lục sự Tòa án sơ thẩm kiêm nhiệm. Có thể coi đây là văn bản pháp lý đầu tiên làm cơ sở cho việc thiết lập hệ thống công chứng ở Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc.
Tổ chức và hoạt động công chứng ở các nước thuộc địa của Pháp chịu sự chi phối bởi pháp luật công chứng của Pháp. Chưởng ấn Bộ trưởng Tư pháp, bổ nhiệm công chứng viên, thành lập văn phòng công chứng, giám sát hoạt động nghề nghiệp của công chứng viên. Hội đồng công chứng tối cao được đặt bên
cạnh Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm quản lý điều hành hội đồng công chứng các khu vực. Hội đồng công chứng các khu vực chịu sự giám sát của Tòa thượng thẩm. Ở các nước thuộc địa không có văn phòng quản lý công chứng cấp tỉnh, mà chỉ có một số thành phố lớn có văn phòng công chứng của các công chứng viên do tổng thống Pháp bổ nhiệm, công chứng viên là người Pháp. Mô hình công chứng được thiết lập theo mô hình công chứng hệ La tinh, công chứng viên đứng ra tổ chức và điều hành mọi hoạt động của văn phòng công chứng và chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi công chứng của mình gây ra.
Công chứng viên cuối cùng người Pháp tại Việt Nam là ông DEROCHE, là công chứng viên người Pháp tại văn phòng công chứng ở Hà Nội.
1.2.2.3. Công chứng viên thời kỳ Miền Nam Việt Nam
Ở miền Nam Việt Nam, sau Hiệp định Giơnevơ 1954, ngày 29/11/1954 Bảo Đại ký Dụ số 43 quy định thể thế chưởng khế, chưởng khế là người Việt Nam, là viên chức hưởng lương chưởng khế (thể chế công chứng nhà nước). Quốc gia chịu trách nhiệm dân sự về lỗi do chưởng khế phạm phải khi hành sự, hoặc những công việc họ được phó thác vì chức vụ chưởng khế [111]. Ở Sài Gòn trước 1975 còn tồn tại 1 Phòng chưởng khế, các văn bản được công chứng, thị thực bởi chưởng khế của Phòng chưởng khế này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Công chứng là một nghề đã có từ hàng ngàn năm. Công chứng viên và quy chế công chứng viên là một chế định rất quan trọng và là một tất yếu khách quan không thể thiếu hệ thống pháp luật và trong lòng xã hội. Ở Việt Nam, qua nghiên cứu lịch sử chúng tôi thấy rằng từ thế kỷ thứ XV đến thế kỷ thứ XVIII nếu xét về khía cạnh quản lý của nhà nước phong kiến đương thời đối với các giao dịch dân sự đã thấy có manh nha quy định về hoạt động công chứng, nhất là thể chế công chứng được hình thành từ thời Pháp thuộc càng cho thấy việc phát triển lý luận về công chứng viên và quy chế công chứng viên là khía cạnh khoa học đã có từ lâu đời và rất cần được phát triển trong tương lai.
Chương 2
QUY CHẾ CÔNG CHỨNG VIÊN
THEO PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
(TỨC TỪ 1945 ĐẾN NAY, KHÔNG TÍNH ĐẾN CHẾ ĐỘ NGUỴ QUYỀN MIỀN NAM)
(A)
2.1. Quy định của pháp luật về công chứng viên trước khi có Luật Công chứng
2.1.1. Quy định của pháp luật về công chứng viên trong giai đoạn 1945 - 1975
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời. Ngày 1/10/1945, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ký Nghị định bãi chức công chứng viên của ông DEROCHE là công chứng viên người Pháp tại văn phòng công chứng ở Hà Nội, đồng thời bổ nhiệm ông Vũ Quý Vỹ người mang Quốc tịch Việt Nam làm công chứng viên tại Hà Nội. Trong Nghị định này quy định: Các luật lệ cũ về công chứng vẫn được thi hành, trừ những điều khoản không phù hợp với nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa Việt Nam. Tại Điều 5 nghị định nói trên quy định: "Ông Vũ Quý Vỹ phải ký quỹ một số tiền bảo đảm như viên công chứng cũ hoặc có thể lấy bất động sản bảo đảm thay vào số tiền đó...". (Tức là ngay tại thời điểm đầu tiên của công chứng Việt Nam này, công chứng viên đã phải tự cam kết bảo đảm cho việc hành nghề công chứng của mình bằng chính tài sản của mình).
Như vậy có thể nói rằng, đây là công chứng viên và cũng là tổ chức công chứng đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tổ chức công chứng lúc này mang đậm dấu ấn của công chứng Pháp. Các nguyên tắc, quy chế hoạt động công chứng vẫn như cũ, trừ những quy định trái với nền độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa của nước ta lúc bấy giờ. Lần đầu tiên, bằng một văn bản pháp luật Nhà nước ta đã chính thức sử dụng thuật ngữ "công chứng viên" và tổ chức hoạt động với danh nghĩa là một tổ chức công chứng.
Nhưng do điều kiện hoàn cảnh của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lúc bấy giờ nên văn phòng công chứng nói trên hoạt động không có hiệu quả,