Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 5



- Với tư cách là người làm nghề tự do, công chứng viên hoạt động bằng nguồn kinh phí tư nhân, thiết lập với khách hàng những quan hệ riêng và bảo đảm cho hoạt động của phòng công chứng có hiệu quả và sự đa dạng hóa hoạt động của mình.

Khái niệm viên chức công đã được xác định ở Điều 1 Pháp lệnh ngày 2 tháng 9 năm 1995, lấy lại gần như nguyên văn định nghĩa trong Luật 25 Ventose năm 1803: Công chứng viên là viên chức công (officier public) được Nhà nước bổ nhiệm để lập văn bản và hợp đồng do pháp luật quy định phải công chứng hoặc do khách hàng tự nguyện yêu cầu, đem lại tính đích thực cho các văn bản và hợp đồng đó, có giá trị như văn bản của cơ quan công quyền để đảm bảo chính xác

ngày tháng, năm, lưu trữ lâu dài và cấp các bản sao công chứng từ bản gốc.

Với tư cách là người đem lại tính đích thực cho văn bản, đem lại một hiệu lực chấp hành riêng biệt, công chứng viên có nhiệm vụ rất nặng nề trong hệ thống các tổ chức hoạt động về luật pháp của Pháp. Công chứng viên là những người tư vấn cho các bên do luật quy định và các bên có nghĩa vụ tin tưởng vào công chứng viên. Công chứng viên không chỉ đem lại tính đích thực cho văn bản và hợp đồng, với niềm tin và căn cứ vững chắc, luật pháp đã giao cho họ một vai trò xứng đáng hơn, cao hơn cả, đó là vai trò của một người được coi là vô tư đáng tin cậy của các bên.

Công chứng viên đóng vai trò của một người đã tuyên thệ với những lời thề rất thiêng liêng, cao thượng, nên không thể có những nghi ngờ về sự thiếu trung thực hoặc có những mờ ám trong giao kết. Công chứng viên đã phải đi sâu vào một quá trình làm việc căng thẳng, nặng nề để tránh những sai sót cho dù là nhỏ nhất. Do vậy, một văn bản công chứng khó có thể bị phản bác, trong khi đó những điều khoản của hợp đồng được ký dưới hình thức tư chứng thư dễ bị bác bỏ trước tòa.

Quy hoạch công chứng viên tại CH Pháp

Theo đề nghị của Hội đồng công chứng tối cao, Bộ trưởng Tư pháp quyết định những biện pháp để phân bố một cách hợp lý nhất các phòng công chứng,


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.


phân bố công chứng viên theo vị trí địa lý và mật độ dân số và nhu cầu công chứng trong phạm vi toàn lãnh thổ.

Quy chế công chứng viên theo pháp luật Việt Nam - 5

Việc thành lập, di chuyển, xóa bỏ một phòng công chứng, việc thành lập, thay đổi hoặc xóa bỏ một chi nhánh của phòng công chứng, việc chỉ định nơi đặt trụ sở của phòng công chứng hoặc chi nhánh đều phải được công bố bằng quyết định của Chưởng ấn – Bộ tư pháp.

Bổ nhiệm công chứng viên tại CH Pháp

Theo quy định của Điều 41 Sắc lệnh ngày 5/7/1973, Chưởng ấn – Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên bằng Quyết định đăng trên công báo.

Trong thực tế, một người đã có bằng hành nghề công chứng và có đủ các điều kiện khác do luật yêu cầu, song họ chưa thể được Bộ Tư pháp bổ nhiệm công chứng viên một cách dễ dàng và nhanh chóng khác hẳn với một số nghề tư nhân khác (luật sư, kiểm toán, bác sỹ, dược sỹ…) Một mặt, do số lượng phòng công chứng rất hạn chế, mặt khác do yêu cầu tuyển chọn kỹ lưỡng và nghiêm ngặt, nên họ chỉ bổ nhiệm trong một số tình huống và Chưởng ấn –Bộ Tư pháp có vai trò quản lý Nhà nước rất quan trọng trong việc bổ nhiệm và phân bố công chứng viên.

Đối với việc bổ nhiệm công chứng viên cho những phòng bị khuyết (do bị chết hoặc bị cách chức) hoặc do những phòng mới được thành lập thêm, thì Bộ trưởng Tư pháp chỉ có thể xem xét và bổ nhiệm sau khi đã có ý kiến của phòng quản lý công chứng cấp tỉnh và Hội đồng công chứng khu vực, và theo đề nghị của ban giám khảo kỳ thi tuyển công chứng viên.



SƠ ĐỒ TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÔNG CHỨNG Ở CỘNG HÒA PHÁP


Bộ Trưởng tư pháp (Vụ quản lý các nghề Dân sự và con dấu (DACS)

Hội đồng Công chứng tối cao

Hội đồng Công chứng khu vực

(33)

Phòng Q.L.C.C cấp tỉnh (85)

Phòng công chứng có một công chứng viên

Phòng công chứng có nhiều cổ đông

Tòa Thượng thẩm (33)

Tòa Rộng quyền (85)


b/ Hệ thống Công chứng Anglo-Sacxon

Hệ thống công chứng Anglo-Sacxon (hệ Anh - Mỹ) không thừa nhận thể chế công chứng, có nghĩa là không thừa nhận thể chế mà người lập văn bản, hợp đồng chuyên biệt được trang bị một quyền năng, thay mặt nhà nước và cho phép người đó đem lại tính xác thực cho những văn bản được chứng nhận. Chức năng công chứng ở các nước theo hệ thống này được giao cho các luật sư hoặc hộ tịch viên hoặc cố vấn pháp lý của giáo hội thực hiện theo phương thức kiêm nhiệm.

Đó là những “công chứng viên” không chuyên biệt. Trước khi được bổ nhiệm làm công chứng viên, họ phải có thâm niên tối thiểu một số năm hành nghề luật sư thuộc Hiệp hội luật sư hoặc là hộ tịch viên hay cố vấn pháp lý của Giáo hội.



Mặt khác, một số nhân viên ngoại giao và lãnh sự được giao thẩm quyền thực hiện một số việc công chứng ở nước ngoài. Các nước có thể chế công chứng theo mô hình này gồm: Vương quốc Anh, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (trừ bang Louisane), Canada, (trừ bang Quebec), Ấn Độ, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan…

Ở các nước theo hệ Anglo-Sacxon, quyền tự do thỏa thuận về tiền thù lao và sự giải quyết nhanh chóng công việc là ưu điểm trong việc tổ chức và hành nghề công chứng. Khi thực hiện công chứng, các luật sư và hộ tịch viên hoặc cố vấn pháp lý của Giáo hội chỉ công chứng về mặt hình thức như: nhận diện đúng khách hàng, ghi đúng ngày tháng, ghi lại một cách trung thành thỏa thuận của các bên và ý chí của từng bên. Họ không quan tâm đến việc xác định tình trạng pháp lý của đối tượng hợp đồng, không cần biết thỏa thuận có trái pháp luật, đạo đức xã hội hay không, không chịu trách nhiệm nếu có điều khoản nào đó trong hợp đồng bất lợi cho một bên hoặc gây thiệt hại cho người thứ ba.

Trong hệ thống luật Anglo-Sacxon, khi soạn thảo hợp đồng, các bên gặp nhau, có sự trợ giúp của người tư vấn riêng của mình và khi có tranh chấp hoặc khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, các bên yêu cầu sự can thiệp của thẩm phán.

Những hợp đồng, văn bản được lập bởi những người kiêm thực hiện công chứng mang lại sự an toàn pháp lý thấp, không được coi là chứng cứ xác thực, hiển nhiên trước tòa án, tỷ lệ tranh chấp xảy ra nhiều hơn so với công chứng của các hệ thống khác.

Theo số liệu chính thức được công bố trong một báo cáo mà Phó tổng thống Mỹ đã gửi cho Thượng Nghị viện năm 1999: trong 5 năm, số lượng các tranh chấp về hợp đồng tăng từ 25% đến 27% hàng năm. Còn ở Anh, cũng có tình trạng như vậy: trong 20 năm, số lượng các tranh chấp về bất động sản đã tăng từ 10% lên 30% và cuộc chiến về giá cả, sự phá giá giữa các luật sư và các chức danh khác kiêm nhiệm chức năng công chứng đã kéo theo những hậu quả



đặc biệt tai hại đối với chất lượng dịch vụ và là nguyên nhân làm phát sinh ngày càng nhiều tranh chấp.

c/ Công chứng viên trong hệ thống công chứng Nhà nước bao cấp

Hệ thống công chứng nhà nước bao cấp (hệ colectiviste) là mô hình công chứng được tổ chưc khá chặt chẽ hoạt động chuyên nghiệp bằng sự bao cấp của nhà nước thông qua việc cấp ngân sách hành chính để hoạt động. Tổ chức công chứng là một loại hình cơ quan bổ trợ tư pháp trong bộ máy hành pháp của Chính phủ.

Công chứng viên (và cả nhân viên nghiệp vụ hoặc thư ký công chứng) đều là công chức nhà nước, hưởng lương từ nguồn ngân sách quốc gia và được hưởng mọi chế độ chính sách như những công chức khác. Công chứng viên được bổ nhiệm để chứng nhận hợp đồng và văn bản, giúp đỡ pháp lý cho cá nhân, tổ chức, tạo ra sự an toàn pháp lý và sự tin cậy cho các giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật.

Điển hình của hệ thống này là công chứng viên của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa. Hệ thống này phát triển mạnh nhất vào những năm 1970 đến 1989 bao gồm: công chứng Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức, Bun-ga-ri, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Cu Ba, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam…Sau khi Liên Xô bị sụp đổ, hệ thống xã hội chũ nghĩa không còn, hệ thống công chứng này cũng dần dần bị thu hẹp và đi vào cải cách để phù hợp với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường.

Trong hệ thống công chứng Nhà nước bao cấp, Nhà nước đảm bảo cơ sở vật chất của phòng công chứng như trụ sở, phương tiện, thiết bị văn phòng, kinh phí hoạt động bao gồm cả quỹ lương và nhà nước cũng chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Các phòng công chứng đăt dưới sự quản lý song trùng trực thuộc: vừa đặt dưới sự quản lý nghiệp vụ, chuyên môn của Bộ Tư pháp, vừa đặt dưới sự quản lý của chính quyền địa phương.

Cùng với các phòng công chứng chuyên trách, một số cơ quan hành chính được giao thực hiện kiêm nhiệm thêm một số việc công chứng đơn giản ở những



nơi tập trung dân cư nhưng chưa thành lập phòng công chứng . Mặt khác, môt số nhân viên ngoại giao và lãnh sự được giao thẩm quyền thực hiện một số việc công chứng ở nước ngoài.

Hoạt động công chứng của các nước theo hệ thống này mang tính kỹ thuật đơn giản, có nghĩa là công chứng viên chỉ là người thực hiện hành vi chứng nhận đơn giản, chứng nhận một văn bản chỉ chú trọng đến hình thức, tính hợp pháp của văn bản, căn cứ vào các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình, hoặc nộp để nhận dạng, xác định năng lực hành vi dân sự, tình trạng pháp lý của tài sản và là người ghi chép vào sổ những sự kiện đã thực hiện, ít chú trọng đến việc tư vấn, xác minh.

Công chứng ở nước Cộng hòa Ba Lan - một ví dụ về Cải cách công

chứng

Ngày 25.04.1989, Nhà nước Ba Lan đã ban hành Luật số 176 về cải cách

tổ chức và hoạt động công chứng. Đó là bước ngoặc lớn về sự phát triển của công chứng ở Ba Lan, quá độ chuyển đổi cơ chế từ hệ thống công chứng Nhà nước bao cấp, trong đó công chứng viên là công chức Nhà nước sang mô hình công chứng mới vừa tồn tại các phòng công chứng Nhà nước, vừa phát triển các phòng công chứng hành nghề tự do, theo khuôn mẫu của công chứng hệ La tinh. Việc cải cách này nhằm đáp ứng và theo kịp những yêu cầu và biến đổi của nền kinh tế thị trường mà theo đó, quyền sở hữu tư nhân được thừa nhận, quyền tự do kinh doanh của các cá nhân và pháp nhân được khẳng định và nhằm phục vụ chính sách mở cửa giao lưu quốc tế của Nhà nước Ba Lan.

Về tổ chức và hoạt động, thì công chứng Ba Lan được đổi mới chiếu theo mô hình công chứng của Cộng hòa Pháp, Liên bang Đức, Argentina… tuy nhiên có tính đến những điều kiện riêng biệt mang màu sắc riêng của Ba Lan và một thực tế là đang tồn tại một số lượng đáng kể phòng công chứng Nhà nước và một đội ngũ công chứng viên là công chức Nhà nước.

Mục tiêu quan trọng nhất của đạo luật này là tạo ra một hệ thống công chứng tư nhân, đồng thời sử dụng có hiệu quả số lượng phòng công chứng Nhà



nước hiện có để dần dần tư nhân hóa các cơ sở đó, chuyển công chứng viên Nhà nước thành công chứng viên hành nghề trong khuôn khổ một nghề tự do; nâng cao hiểu biết pháp luật và trình độ chuyên môn cho công chứng viên đang hành nghề và đổi mới phương thức đào tạo công chứng viên và thư ký công chứng theo những tiêu chuẩn quốc tế.

Luật tổ chức công chứng của Ba Lan năm 1989 là kết quả của công tác nghiên cứu nghiêm túc, khẩn trương của nhiều luật gia, chuyên viên nghiên cứu, công chứng viên, thư ký công chứng dựa trên cơ sở và phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự mới, đồng thời tham khảo pháp luật công chứng, kinh nghiệm nghề nghiệp của nhiều nước trên thế giới đặc biệt là công chứng của các nước có truyền thống lâu đời trong liên minh châu Âu.

- Công chứng viên ở Ba Lan là những công chức công, song song tồn tại hai loại :

+ Công chứng viên Nhà nước (notaire – fonctionnaire)

Đó là những viên chức được bổ nhiệm từ trước năm 1989 đang làm việc tại trụ sở các phòng công chứng Nhà nước, họ được Nhà nước trả lương từ nguồn ngân sách Nhà nước và hoạt động được bảo đảm bằng cơ sở vật chất (trụ sở, phương tiện) và kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp. Toàn bộ lệ phí thu được đều nộp vào ngân sách Nhà nước.

+ Công chứng viên tư nhân (notaire privé)

Đó là những người mới được bổ nhiệm hoặc là những người được chuyển từ công chứng viên Nhà nước; họ có trụ sở riêng, tài khoản và kinh phí hoạt động riêng; họ là chủ quản lý phòng công chứng, họ thu lệ phí theo bảng giá do Nhà nước ấn định và nộp các khoản thuế theo quy định của luật thuế hiện hành.

* Những người hội đủ những điều kiện sau đây có thể được Bộ trưởng Tư pháp bổ nhiệm làm công chứng viên:

(1) Có quốc tịch Ba Lan;

(2) Có bằng cử nhân luật;

(3) Đã tham gia công tác công chứng;



(4) Có tư cách, phẩm chất, đạo đức tốt;

(5) Thi đỗ kỳ thi tuyển công chứng;

(6) Cam kết sẽ tự giác thực hiện mọi trách nhiệm bồi thường thiệt hại;

(7) Đã là công chứng viên tập sự ít nhất một năm;

(8) Có đủ 26 tuổi đời.

Phạm vi hoạt động công chứng của công chứng viên tại Ba Lan:

Luật số 176 đã quy định 8 nhóm việc công chứng mà cơ bản trong các luật trước đã quy định:

(1) Soạn thảo và chứng nhận các hợp đồng;

(2) Thực hiện việc thị thực các giấy tờ và hành vi pháp lý;

(3) Lập biên bản các sự kiện;

(4) Chứng nhận ngân phiếu, thương phiếu;

(5) Nhận quản giữ các giấy tờ tài liệu;

(6) Cấp các bản sao công chứng;

(7) Thảo đơn từ cho các bên khách hàng;

(8) Các việc công chứng khác do pháp luật quy định.

Như vậy, về nguyên tắc thì công chứng viên Ba Lan có nhiệm vụ chứng nhận các hợp đồng, các hành vi công chứng mà pháp luật quy định buộc phải công chứng, đồng thời chứng nhận những hành vi công chứng tuy pháp luật không bắt buộc nhưng do khách hàng tự nguyện yêu cầu. Tuy nhiên, công chứng viên có quyền từ chối công chứng khi nhận thấy yêu cầu công chứng trái pháp luật hoặc trái với thuần phong mỹ tục.

Riêng đối với các hành vi thị thực, pháp luật đã quy định một số việc thường gặp:

(1) Thị thực chữ ký;

(2) Thị thực bản sao từ bản chính;

(3) Thụ thực ngày xuất trình giấy tờ;

(4) Thị thực sự trình diện hoặc nơi ở của khách hàng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/03/2024