Kế Hoạch Mặt Hàng Trong Bán Lẻ Điện Tử


- Các hãng môi giới việc làm: Hàng trăm hãng môi giới việc làm sử dụng website riêng của họ để đăng bài mô tả công việc cần người làm và quảng bá dịch vụ của họ qua email và các website khác.

- Các doanh nghiệp quảng cáo: Các quảng cáo về cơ hội việc làm, người tìm việc trên các site quảng cáo, báo trực tuyến và mạng xã hội ảo.

- Các cơ quan và tổ chức chính phủ: Nhiều cơ quan chính phủ quảng cáo các vị trí cần tuyển dụng trên các website của chính phủ và các website khác do yêu cầu của chính phủ. Ngoài ra, một số cơ quan chính phủ sử dụng Internet để giúp người lao động tìm việc làm (Hồng Kông và Phi-líp-pin, Úc).

iv) Bất động sản trực tuyến

Trong thời gian dài trước đây, động lực chính của ngành công nghiệp bất động sản là sự kiểm soát thông tin. Nguồn cung cấp thông tin duy nhất về tài sản chào bán, về người mua là từ các đại lý và văn phòng bất động sản. Với sự kiểm soát thông tin đó, thu nhập của các doanh nghiệp bất động sản, dù cao hay thấp, đều được đảm bảo, tuy nhiên hiệu quả của thị trường bất động sản bị hạn chế.

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của CNTT- TT, những thay đổi trong tìm kiếm thông tin bất động sản trực tuyến và giao dịch có ảnh hưởng đáng kể đến cách thức kinh doanh được tiến hành. Theo nghiên cứu của NAR (Hiệp hội bất động sản quốc gia Mỹ) vào năm 2012, 74% tất cả các nhà môi giới đã sử dụng những công cụ truyền thông xã hội thường xuyên, 36% người mua bất động sản bắt đầu tìm kiếm tài sản trên Internet và 89% trong số tất cả những người mua gần đây đã sử dụng Internet trong việc tìm kiếm nhà của họ. Điều đó cho thấy cần phải sáng tạo ra các phương pháp mới, cách thức mới, hay nói cách khác - mô hình kinh doanh mới nhằm thích ứng với môi trường kinh doanh nhanh thay đổi. Một số mô hình kinh doanh bất động sản được triển khai là: Mô hình môi giới truyền thống, mô hình môi giới mở rộng theo chiều dọc, mô hình văn phòng dịch vụ.


Mô hình môi giới truyền thống: Trong mô hình này, tất cả các cộng tác viên bán hàng đều độc lập. Thông thường, những người này ít cung cấp các dịch vụ đi kèm. Nguồn thu nhập chính là hoa hồng môi giới. Các môi giới độc lập thường phục vụ một trung tâm địa lý nào đó và tập trung vào các thị trường nhỏ và thị trường ngách.

Môi hình môi giới mở rộng theo chiều dọc: Trong mô hình này, nhà trung gian môi giới vẫn tiếp tục là tâm điểm, song đã tạo ra nhiều nguồn thu nhập khác qua các dịch vụ đi kèm: hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho vay thế chấp, cung cấp dịch vụ bảo hiểm quyền sở hữu và các dịch vụ bảo hiểm khác.

Mô hình văn phòng dịch vụ: Văn phòng dịch vụ sự hỗ trợ cho các đại diện bán hàng độc lập. Các đại diện bán hàng này có được hoa hồng và trả phí cho hãng.

Zillow (zillow. com) hay Realestate.com là những website cho phép người mua tìm kiếm thông tin về bất động sản một cách dễ dàng, tự so sánh giá và địa điểm, vị trí và tiện ích. Người bán cung cấp hình ảnh, video về bất động sản cần bán và có thể thấy giá của những ngôi nhà tương tự, người mua có thể liên hệ với người bán thông qua email. Hệ thống cũng cung cấp rất nhiều tiện ích cho người dùng, họ có thể tham gia vào một blog hay wiki hay bắt đầu một cuộc thảo luận với một nhóm trên mạng xã hội. Hệ thống cung cấp công cụ cho phép người dùng tính toán thế chấp, lãi suất cho vay để người dùng biết được khoản vay dự kiến.

v) Bảo hiểm trực tuyến

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp sử dụng Internet để cung cấp các chính sách bảo hiểm tiêu chuẩn, chẳng hạn như bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà cửa, bảo hiểm nhân thọ hay bảo hiểm sức khỏe, với mức chiết khấu đáng kể, chủ yếu cho các cá nhân.

Bên cạnh đó, các nhà tổng hợp của bên thứ ba thường cũng cung cấp các so sánh miễn phí về các chính sách bảo hiểm ngay trên website. Một số doanh nghiệp bảo hiểm và quản lý rủi ro lớn cung cấp các hợp


đồng bảo hiểm toàn diện trực tuyến: allstate.com, ensurance.com, statefarm.com/insurance. Mặc dù nhiều người không tin tưởng vào đại lý bảo hiểm vô danh và thực hiện mua và giao dịch qua Internet, nhưng những người khác rất muốn tận dụng lợi thế của phí mà những nhà cung cấp bảo hiểm mang lại thông qua việc giảm giá.

Khi truy cập vào website insurance.com, người dùng sẽ thấy hiển thị một so sánh của một loạt các loại bảo hiểm khác nhau. Ví dụ: khách hàng và doanh nghiệp có thể so sánh rất nhiều loại bảo hiểm xe hơi của nhiều hãng khác nhau trên insurance.com/auto-insurance và sau đó mua một hãng mà họ thích.

Theo nghiên cứu của eMarketer năm 2011, ngành công nghiệp bảo hiểm ước tính có khoảng 70-80% khách hàng tiềm năng và đang nghiên cứu cũng như thu thập thông tin trên Internet. Vì vậy, các doanh nghiệp bảo hiểm đang cố gắng tận dụng xu hướng này bằng cách cố gắng lập hồ sơ khách hàng trực tuyến và hiểu nhu cầu của họ. Mua bảo hiểm trực tuyến có thể liên quan đến một số vấn đề như chữ ký số trên tài liệu.

vi) Kinh doanh chứng khoán trực tuyến

Vào cuối những năm 1990, chứng khoán trực tuyến được xem như “phát minh” mới trong ngành kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, sự đổ vỡ của thị trường trực tuyến những năm sau đó đã định hướng lại lĩnh vực này hướng tới các hoạt động hợp nhất, cắt giảm chi phí và giảm giá. Tiềm năng cắt giảm chi phí của chứng khoán trực tuyến là đáng kể. Tiền hoa hồng cho một giao dịch trực tuyến là vào khoảng 1-15 $ (với những nhà môi giới giá rẻ) và khoảng 15-30 $ (với những nhà môi giới trung bình) so với mức phí trung bình là 100-200 $ mỗi giao dịch từ một nhà môi giới dịch vụ trung gian trọn gói.

Chứng khoán trực tuyến còn cho phép giảm lỗi: không còn hiện tượng đường dây điện thoại liên tục bận, cơ hội để xảy ra lỗi là rất nhỏ, bởi không có sự giao tiếp bằng miệng trong một môi trường thường xuyên ồn ào. Chứng khoán trực tuyến không phụ thuộc vào thời gian, địa


điểm: đơn hàng có thể được thiếp lập tại bất cứ đâu, bất kể khi nào, 24/7. Bên cạnh đó, chứng khoán trực tuyến cung cấp nhiều thông tin miễn phí và tiện ích phong phú: nhà đầu tư có thể tìm thấy một số lượng thông tin miễn phí đáng kể về một doanh nghiệp cụ thể nào đó hay các quỹ hỗ trợ. Nhiều dịch vụ đã được cung cấp đến các nhà giao dịch trực tuyến bao gồm các báo cáo trực tuyến, công cụ tính thuế, hay thậm chí cả hướng dẫn làm sao để thực hiện giao dịch.

vii) Dịch vụ giải trí trực tuyến

Giải trí trực tuyến đang là lĩnh vực phát triển nhanh chóng. Ở Mỹ, giải trí trực tuyến hiện trở thành môi trường phổ biến nhất trong giới trẻ, lứa tuổi từ 8 đến 17. Hơn 50% người trẻ tuổi ở Mỹ ưa chuộng giải trí trực tuyến, trong khi chỉ có ít hơn 20% thích xem ti vi. Có rất nhiều loại giải trí trên Internet, khó có thể phân loại chúng do xu hướng phối trộn các loại hình giải trí và lựa chọn riêng trong việc quyết định cái gì đó là giải trí hay không phải là giải trí. Thị trường giải trí trực tuyến tăng trưởng tới 25,2%/năm trong giai đoạn 2008-2011.

Các loại hình giải trí truyền thống là ti vi, phim ảnh, radio, âm nhạc, trò chơi, đọc sách và đánh bạc. Tất cả các loại hình này hiện nay đều có trên Internet. Tuy nhiên, một vài loại hình trở nên phổ biến hơn nhiều trong môi trường mới do các khả năng của công nghệ hiện đại.

Trò chơi trực tuyến: Trò chơi trực tuyến là những trò chơi cung cấp qua Internet hoặc mạng máy tính mà người chơi phải truy cập vào mạng để chơi. Trò chơi trực tuyến có thể là những trò chơi đơn giản (trò chơi dựa trên văn bản) hoặc những trò chơi phức tạp (trò chơi đồ họa). Kể từ đầu những năm 1980, trò chơi điện tử đã trở thành một phần ngày càng quan trọng của ngành công nghiệp giải trí. Sự gia đời của Internet đã tạo ra cơ sở hạ tầng cho phân phối trò chơi điện tử, thu hút nhiều doanh nghiệp cung cấp trò chơi qua Internet và người chơi ngày càng nhiều. Trò chơi điện tử đã trở thành một ngành kinh doanh giải trí lớn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Newzoo.com, 100 quốc gia có doanh thu lớn


nhất thế giới chiếm 99,8% thị trường trò chơi điện tử toàn cầu là 81,5 tỷ $ năm 2015. Quy mô doanh thu của thị trường trò chơi điện tử đã tăng 17% dựa trên tính toán tổng doanh thu tại 100 quốc gia đứng đầu thế giới về doanh thu năm 2017. Theo Newzoo (2017), 47% doanh thu trò chơi điện tử tạo ra từ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tương đương 46,6 tỷ $ năm 2016.

Dịch vụ hẹn hò trực tuyến: Hẹn hò trực tuyến là một hệ thống cho phép các cá nhân, các cặp và các nhóm liên lạc và giao tiếp với nhau qua Internet, thông thường với mục đích phát triển một mối quan hệ cá nhân, lãng mạn, hoặc tình dục. Dịch vụ hẹn hò trực tuyến thường cung cấp sự mai mối không được kiểm duyệt qua Internet, thông qua việc sử dụng máy tính cá nhân hoặc điện thoại di động. Dịch vụ hẹn hò trực tuyến yêu cầu các thành viên cung cấp thông tin cá nhân của bản thân mình trước khi họ có thể sử dụng cơ sở dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ để tìm kiếm thông tin về các cá nhân khác. Hẹn hò trực tuyến là dịch vụ cung cấp nội dung phải trả phí. Đây là loại hình có thu nhập đứng thứ ba trong số các dịch vụ giải trí trực tuyến (sau âm nhạc và trò chơi trực tuyến).

2.2.3. Kế hoạch mặt hàng trong bán lẻ điện tử

Kế hoạch là một văn bản trong đó phác thảo ra những gì sẽ làm trong tương lai. Kế hoạch mặt hàng trong bán lẻ điện tử là một văn bản trình bày ý tưởng và cách thức hiện thực hóa ý tưởng, đó là hoạt động nghiên cứu thị trường nhằm nắm bắt nhu cầu của khách hàng, bán cái gì, và bán cho ai; nhập hàng ở đâu, cách thức nhập hàng; kế hoạch tài chính chi tiết, thu chi, lãi; theo dõi và quản lý mặt hàng. Các hoạt động hỗ trợ cho công tác bán hàng nhằm mục tiêu bán được hàng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Lập kế hoạch mặt hàng là một quá trình liên tục và được doanh nghiệp lựa chọn phù hợp với từng mùa vụ, cũng như không ngừng thay đổi, mở rộng và cải tiến sản phẩm. Thông thường, kế hoạch mặt hàng trong bán lẻ điện tử được chia thành bốn bước theo quy trình:

(1) Xác định mặt hàng, (2) Xác định nguồn hàng, (3) Lập kế hoạch tài chính mua hàng, (4) Theo dõi mặt hàng và triển khai mua hàng.


2.2.3.1. Xác định mặt hàng

i) Xác định mặt hàng và công cụ xác định mặt hàng

Xác định mặt hàng là một trong những công việc đầu tiên cần phải làm trong kế hoạch mặt hàng cho bán lẻ điện tử. Trước đây, mặt hàng chỉ dừng lại và nằm trong kế hoạch chiến lược, thì bây giờ là thời điểm cần thiết để chuyển từ kế hoạch chiến lược sang kế hoạch tác nghiệp. Ví dụ nếu trước đây bạn suy nghĩ là bạn sẽ bán quần áo, thì bây giờ đã đến lúc bạn phải chọn bạn sẽ bán quần áo loại nào: trẻ em hay người lớn, nam hay nữ, quần áo công sở hay quần áo mặc nhà, bán quần áo của thương hiệu nào. Nếu bán sách của các tác giả nữ đương đại, thì đã đến lúc quyết định bán sách của tác giả nào, sách gì, xuất bản khi nào…

Để có thể lựa chọn và xác định được cụ thể mặt hàng, những nhà bán lẻ sẽ phải trải qua rất nhiều các khâu: nghiên cứu thị trường (khách hàng, đối thủ, sản phẩm) và còn do bản thân năng lực cũng như do thế mạnh của các nhà bán lẻ. Mỗi nhà bán lẻ có những công cụ riêng để xác định mặt hàng, cách thức thông thường nhất là người bán cần lập bảng mẫu để liệt kê tất cả các nhóm ngành hàng, phân nhóm và danh mục sản phẩm cửa hàng dự định kinh doanh.

Bảng 2.4. là một bảng mẫu lập kế hoạch mặt hàng ở dạng đơn giản nhất.

Nhóm hàng: [tên nhóm hàng]


Bảng 2.4. Kế hoạch mặt hàng cho [tên doanh nghiệp]


STT

Sản phẩm

Giá

Ghi chú

1




2




3




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Quản trị thương mại điện tử 1 Phần 1 - 10


Ví dụ kế hoạch mặt hàng cho Changagoisonghong.vn Nhóm hàng: [Ruột gối, ruột chăn, chăn đông]

Phân nhóm: [Ruột gối]


Bảng 2.5. Kế hoạch mặt hàng cho Changagoisonghong.vn


Sản phẩm

Giá

Ghi chú

Ruột gối đơn

95.000

Chất liệu bông tinh khiết

Ruột gối ôm

155.000

Chất liệu bông tinh khiết

Ruột gối tựa

90.000

Chất liệu bông tinh khiết

Nhóm hàng: [Dịch vụ thú cưng]

Phân nhóm: [Dịch vụ trông giữ chó mèo]


Bảng 2.6. Kế hoạch mặt hàng cho Petmart.vn


Sản phẩm

Giá/ngày

Ghi chú

Phòng M

150.000

Dành cho thú cưng tối đa 10kg

Phòng L

200.000

Dành cho thú cưng tối đa 20kg

Phòng XL

250.000

Dành cho thú cưng tối đa 30kg

Phòng Vip bé

300.000

Dành cho thú cưng tối đa 10kg

Phòng Vip nhỡ

400.000

Dành cho thú cưng tối đa 20kg

Phòng Vip lớn

500.000

Dành cho thú cưng tối đa 40kg


ii) SKU - Đơn vị hàng hóa lưu kho

Sản phẩm của mỗi một nhà bán lẻ bao gồm nhiều chủng loại, cơ cấu, nhãn hiệu hàng hóa rất phong phú và thường được sắp xếp theo những ngành hàng, mặt hàng nhất định. Vì vậy cũng tùy vào doanh nghiệp họ sẽ có cách quản lý sản phẩm khác nhau. Trong bán lẻ các doanh nghiệp thường quản lý hàng hóa của mình theo mã SKU gọi là Đơn vị hàng hóa lưu kho.


SKU phổ biến trên toàn thế giới và là công cụ hữu ích giúp người bán tìm kiếm nhanh chóng, quản lý sản phẩm một cách dễ dàng và khoa học khi danh mục sản phẩm kinh doanh ngày một mở rộng và đa dạng. Tuy phổ biến trên thế giới, nhưng SKU không phải là một mã chuẩn quốc tế, mà SKU là một mã nội bộ, của riêng doanh nghiệp, do doanh nghiệp quy ước, giúp phân loại mặt hàng để bán, nó có thể là một sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm tất cả các thông số, thuộc tính của mặt hàng đó để phân biệt với các loại mặt hàng khác. Khi một doanh nghiệp nhận được hàng từ một nhà cung cấp, họ có thể chọn duy trì SKU của nhà cung cấp hoặc tạo của riêng mình.

Ví dụ, một kiểu giày có thể có nhiều kích cỡ, nhiều màu sắc. Với nhà sản xuất, một SKU là một kiểu giày; với nhà bán lẻ thứ nhất, mỗi màu sắc (nhiều kích cỡ) là một SKU, với nhà bán lẻ thứ hai, mỗi màu sắc và một kích cỡ là một SKU. Tất cả các điều đó phụ thuộc vào nhà bán lẻ muốn theo dõi chi tiết đến mức nào.

SKU cần thiết hơn cả mã vạch trong việc kiểm soát kho hàng, SKU có chứa những ký hiệu riêng biệt cả chữ và số cho từng danh mục sản phẩm, người bán chỉ cần nhìn vào SKU là có thể nhận biết loại sản phẩm qua ký tự và dễ dàng đọc chúng mà không cần quét hệ thống như Barcode (xem hình 2.2). Bên cạnh đó doanh nghiệp không bị giới hạn về số lượng SKU cho dù danh mục hàng hóa có được mở rộng tới đâu.



Hình 2.2. Ví dụ về một SKU


Mã SKU cũng không phải là một dãy ký tự vô nghĩa mà chúng sẽ giúp doanh nghiệp rất nhiều trong các nghiệp vụ bán hàng và quản lý hàng hóa. Cấu trúc của một mã SKU có thể bao gồm những yếu tố sau đây:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/02/2024