Các Bộ Phậncó Nhiềumối Quan Hệa Nhất

Từmatrậnđóthiếtlập cácgiảnđồchocácbộphậncóquanhệtuyệtđốiquantrọngvàcác bộ phậncó quan hệkhông mong muốn.

Ví dụ: Có sơđồ Muther vềmối quan hệgiữacác bộ phậnsản xuấtnhưsau:

Hãybố trí các bộ phậnsảnxuấttrên sao cho hợplý Liệtkê các bộ phậncó 1

Hãybố trí các bộ phậnsảnxuấttrên sao cho hợplý.

- Liệtkê các bộ phậncó nhiềumối quan hệA nhất

2 4

1

5


6

Hình 4.10: Các bộ phậncó nhiềumối quan hệA nhất

- Liệt kê các bộ phận có mối quan hệ X


5 4


1 3

Hình 4.11: Các bộ phậncó mối quan hệX

- Căn cứ vào các mối quan hệ trên, bố trí các bộ phận


1

6

3

4

2

5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.

Hình 4.12: Phương án bố trí các bộ phận

TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG


1. Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đã lựachọn.

2. Mục tiêu cơ bản của định vị doanh nghiệp đối với tất cả các tổ chức là tìm địa điểm bố trí doanh nghiệp sao cho thực hiện được những nhiệm vụ chiến lược mà tổ chức đó đặt ra.

3. Địa điểm bố trí doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp; đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội và dân cư trong vùng, góp phần củng cố và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển. Việc lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp luôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng mang ý nghĩa chiến lược lâu dài đối với doanh nghiệp.

3. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định định vị doanh nghiệp. Những nhân tốquan trọng nhất bao gồm:

- Các điều kiện tự nhiên như địa hình, địa chất, thuỷ văn, khí tượng, tài nguyên, môi trường sinh thái.

- Các điều kiện xã hội như tình hình dân số, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế địa phương, các hoạt động kinh tế của địa phương, trình độ văn hoá, kỹ thuật...

- Các nhân tố kinh tế, như gần thị trường tiêu thụ, gần nguồn nguyên liệu, giao thông thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào.

4. Để quyết định lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp các nhà quản trị có thể sử dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá. Một số phương pháp chủ yếu bao gồm :

- Phân tích chi phí theo vùng;

- Phương pháp cho điểm có trọng số;

- Phương pháp tọa độ trung tâm;

- Phương pháp bài toán vận tải.

5. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức, sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường.

6. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó vừa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

7. Các loại hình bố trí sản xuất trong doanh nghiệp bao gồm:

- Bố trí sản xuất theo sản phẩm;

- Bố trí sản xuất theo quá trình;

- Bố trí sản xuất theo vị trí cố định;

- Hình thức bố trí hỗn hợp.

Mỗi hình thức có ưu, nhược điểm của mình. Việc lựa chọn loại hình bố trí sản xuất phụthuộc vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp.

8. Để thiết kế bố trí sản xuất theo sản phẩm bằng phương pháp trực quan thử đúng sai, cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Xác định các bước công việc và thời gian thực hiện; Bước 2: Xác định thời gian chu kỳ;

Bước 3: Xác định trình tự các bước công việc;

Bước 4: Tính số nơi làm việc tối thiểu để đảm bảo sản xuất đạt đầu ra theo kế hoạch dự kiến;

Bước 5: Bố trí thử phương án ban đầu và đánh giá hiệu quả về mặt thời gian trong trường hợp thiết kế bố trí dây chuyền sản xuất mới;

Bước 6: Cải tiến phương án đã bố trí để tìm phương án tốt hơn;

Bước 7: Đánh giá hiệu quả của cách bố trí mới so sánh với các cách trước.

9. Để thiết kế bố trí sản xuất theo quá trình có thể sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp lượng hoá - tối thiểu hoá chi phí hoặc khoảng cách vận chuyển;

- Phương pháp định tính.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Câu 1. Khái niệm định vị doanh nghiệp? Định vị doanh nghiệp nhằm mục tiêu gì và có tầm quan trọng như thế nào?

Câu 2. Trình bày các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp?

Câu 3. Cho ví dụ và dùng phương pháp phân tích chi phí theo vùng để lựa chọn phương ánđịnh vị doanh nghiệp ?

Câu 4. Cho ví dụ và dùng phương pháp cho điểm có trọng số để lựa chọn phương án định vị doanh nghiệp ?

Câu 5. Cho ví dụ và dùng phương pháp toạ độ trung tâm để lựa chọn phương án định vịdoanh nghiệp ?

Câu 6. Cho ví dụ và dùng phương pháp bài toán vận tải để lựa chọn phương án định vịdoanh nghiệp ?

Câu 7. Khái niệm bố trí sản xuất trong doanh nghiệp?

Câu 8. Khi bố trí sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo những yêu cầu nào?

Câu 9. Trình bày các loại hình bố trí sản xuất, ưu nhược điểm của mỗi loại?

BÀI TẬP


Bài 1

Một công ty may muốn chọn một trong 4 điểm phân phối chính sẽ mở ở các tỉnh để đặt kho hàng trung tâm. Tọa độ và khối lượng hàng hóa xác định được như sau:

Địa điểm

X

Y

Khối lượng hàng vận chuyển (tấn)

A

2

5

800

B

3

5

900

C

5

4

200

D

8

5

100

Yêu cầu: Hãy xác định vị trí kho hàng để giảm tối đa khoảng cách vận chuyển đến các vị trí còn lại.

Bài 2

Một nhà phân tích tập hợp các thông tin về vị trí có thể lựa chọn để đặt vị trí nhà máy. Ba vị trí được so sánh lựa chọn là A, B, C với điểm số của từng yếu tố như trong bảng (thang điểm được tính là 100).

Các yếu tố xem xét

Trọng số

Điểm

A

B

C

Sự tiện lợi

0,15

80

70

60

Chi phí đất

0,20

72

76

92

Vận tải

0,18

88

90

90

Dịch vụ hỗ trợ

0,27

94

86

80

Chi phí tác nghiệp

0,1

98

90

82

Yêu cầu: Hãy lựa chọn vị trí đặt nhà máy.

Bài 3

Một công ty muốn chọn một trong 4 địa điểm để đặt kho hàng. Tọa độ và khối lượng hàng hóa vận chuyển tới các địa điểm trong bảng. Xác định vị trí đặt kho hàng bằng phương pháp xác định tọa độ trung tâm.

Địa điểm

X

Y

Khối lượng (tấn)

A

2

5

800

B

3

5

900

C

5

4

200

D

8

5

100

Bài 4

Cho biết thông tin về nhu cầu của từng địa điểm, khả năng của từng nhà kho và chi phí vận tải đơn vị từ từng nhà kho tới các địa điểm đích như sau:


Nhà kho

Chi phí vận tải đơn vị từ từng nhà kho tới các địa điểm đích (đơn vị: $)

Khả năng (đơn vị: sản

phẩm)

Địa điểm I

Địa điểm II

Địa điểm III


A

6

18

8

120

B

17

13

19

80

C

20

10

24

50

Nhu cầu

(sản phẩm)

70

95

85


Yêu cầu: Sử dụng phương pháp chuyển ô để tìm lời giải tối ưu cho bài toán vận tải trên.

Bài 5

Cho biết thông tin về nhu cầu của từng địa điểm, khả năng của từng nhà kho và chi phí vận tải đơn vị từ từng nhà kho tới các địa điểm đích như sau:


Nhà kho

Chi phí vận tải đơn vị từ từng nhà kho tới các địa điểm đích (đơn vị: $)

Khả năng (đơn vị: sản

phẩm)

Địa điểm I

Địa điểm II

Địa điểm III


A

2

4

1

50

B

3

5

4

40

C

6

3

2

30

Nhu cầu

(sản phẩm)

40

45

35


Yêu cầu: Sử dụng phương pháp chuyển ô để tìm lời giải tối ưu cho bài toán vận tải trên.

Bài 6

Một sản phẩm phải qua 9 bước công việc trên dây chuyền sản xuất theo trình tự và thời gian thực hiện được cho trong bảng dưới đây:

Công việc thực hiện trước

Thời gian thực hiện (phút)

A

-

10

B

A

11

C

B

5

D

B

4

E

A

12

F

C, D

3

G

F

7

H

E

11

I

G,H

3

Công việc

Biết rằng phân xưởng phải sản xuất 40 sản phẩm/ca với thời gian làm việc 8 tiếng/ca.Yêu cầu:

a. Hãy vẽ sơ đồ trình tự thực hiện các công việc.

b. Xác định thời gian chu kỳ và số nơi làm việc tối thiểu.

c. Thiết kế bố trí dây chuyền sản xuất theo nguyên tắc “ưu tiên thao tác có thời gian dài nhất”.

d. Đánh giá hiệu quả của dây chuyền trên.

Bài 7

Công ty A muốn thiết lập một dây chuyền sản xuất mới. Theo kế hoạch dây chuyền có thể sản xuất ra 480 sản phẩm/ca với chế độ làm việc 8 giờ/ca. Thời gian và trình tự thực hiện các công việc được cho trong bảng sau:

Công việc

Công việc thực hiện trước

Thời gian thực hiện (giây)

A

-

40

B

A

30

C

A

50

D

B

40

E

B

6

F

C

25

G

C

15

H

D, E

20

I

F, G

18

J

H, I

30

Yêu cầu:

a. Hãy vẽ sơ đồ trình tự thực hiện các công việc.

b. Xác định thời gian chu kỳ và số nơi làm việc tối thiểu.

c. Thiết kế bố trí dây chuyền sản xuất theo nguyên tắc “ưu tiên thao tác có thời gian dài nhất”.

d. Đánh giá hiệu quả của dây chuyền trên.

Bài 8

Quy trình để chế tạo một loại sản phẩm như sau:


Công việc

Công việc thực hiện trước

Thời gian (phút)

A

-

0,2

B

A

0,2

C

-

0,8

D

C

0,6

E

B

0,3

F

E, D

1

G

F

0,4

H

G

0,3

Yêu cầu:

a. Xác định số sản phẩm tối thiểu và tối đa mà dây chuyền có thể sản xuất trong một ngày làm việc (mỗi ngày làm việc 8 giờ).

b. Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất 400 sản phẩm trong một ngày số chỗ làm việc tối thiểu sẽ là bao nhiêu.

Bài 9

Để sản xuất 1 cây đàn điện, công ty A phải thực hiện 11 công việc với thời gian và trình tự thực hiện như sau:

Công việc

Thời gian thực hiện (giây)

Công việc ngay trước

A

40

-

B

55

-

C

75

-

D

40

A

E

30

A,B

F

35

B

G

45

D,E

H

70

F

I

15

G,H

J

65

I

K

40

C,J

Xem tất cả 215 trang.

Ngày đăng: 16/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí