Ma trận đánh giá rủi ro trong Hình 1.3 được sử dụng để phân loại mức độ nghiêm trọng của rủi ro cao, trung bình hoặc thấp. Mức xếp hạng mức độ nghiêm trọng sẽ tăng từ dưới lên trên và từ cột bên trái sang cột bên phải. Rủi ro cao đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức để loại bỏ hoặc ít nhất là giảm sự xuất hiện của rủi ro hoặc tác động của nó. Khi rủi ro được phân loại là mức độ nghiêm trọng trung bình thì cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Rủi ro trong nhóm độ nghiêm trọng thấp không cần phải có hành động trong tương lai và có thể được chấp nhận, nhưng nhân viên phải nhận thức được rủi ro.
Quá trình định lượng rủi ro là chủ quan vì nó dựa trên khả năng xác định xác suất xảy ra và hậu quả (hay lợi ích) của người sử dụng khi rủi ro xảy ra. Quản lý rủi ro không phải là khoa học chính xác, nhưng vẫn là một công cụ hữu ích để giảm thiểu tác động tiêu cực hoặc tối đa hóa lợi ích cho doanh nghiệp cá nhân, chủ sở hữu và ngành công nghiệp nói chung.
1.5. Các loại rủi ro phổ biến trong kinh doanh lữ hành nội địa
Để quản trị rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa cần phải nhận dạng được các loại rủi ro. Việc nhận dạng được rủi ro là một quá trình liên tục phân tích, tổng hợp thông tin nhằm xác định các yếu tố gây nên rủi ro, nguồn gốc rủi ro, môi trường tạo ra rủi ro, các loại rủi ro. Việc nhận dạng này không chỉ xác định các rủi ro đã và đang xảy ra mà còn xác định các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với doanh nghiệp. Trên cơ sở nhận định các rủi ro này sẽ đề xuất các biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả đối với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành.
Các yếu tố được xem là nguyên nhân và nguồn gốc của rủi ro, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa được xác định như sau:
1.5.1. Rủi ro từ bên trong tổ chức
Rủi ro từ bên trong tổ chức có thể kế đến gồm: Rủi ro từ nguồn nhân lực; Rủi ro từ đối tác cung ứng dịch vụ; Rủi ro từ khách hàng; Rủi ro từ nguồn lực tài chính; Rủi ro từ năng lực cạnh tranh; Rủi ro từ quy trình hoạt động; Rủi ro từ chiến lược kinh doanh; Rủi ro từ sự nhận thức không đầy đủ về quản trị rủi ro của ban lãnh đạo; Rủi ro từ công nghệ; Rủi ro từ sự biến động. Mỗi loại rủi ro xảy ra từ các yếu
tố tác động đặc thù, với những cơ chế riêng. Sau đây có thể liệt liệt kê các rủi ro từ bên trong với các nguyên nhân của nó.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề
- Phân Loại Theo Phương Pháp Quản Trị Rủi Ro Truyền Thống
- Các Yêu Cầu Của Hoạt Động Quản Trị Rủi Ro Trong Kinh Doanh
- Đặc Điểm Của Người Trả Lời Bảng Khảo Sát
- Tổng Quan Về Hoạt Động Kinh Doanh Lữ Hành Nội Địa Tại Khối Dlnđ - Saigontourist
- Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Khối Du Lịch Nội Địa
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
a) Rủi ro từ nguồn nhân lực: Rủi ro này sẽ xuất hiện trong hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa do nhiều yếu tố, nổi bật là: Sự gian lận/thiếu trung thực trong kinh doanh của nhân viên; Tình trạng sử dụng công tác viên/nhân viên thời vụ; Thiếu đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn; Thiếu đội ngũ nhân viên có kinh nghiệm; Thất thoát chất xám (Tình trạng nhảy việc); Sự tuân thủ các quy tắc, quy trình nội bộ; Chi phí đền bù thiệt hại do lỗi của nhân viên; Nội bộ mất đoàn kết; Sự quá tải/áp lực của nhân viên.
b) Rủi ro từ đối tác cung ứng dịch vụ: Kinh doanh lữ hành, trong đó có kinh doanh lữ hành nội địa, thực chất là việc tổ chức kết nối các dịch vụ đơn lẻ của nhiều đối tác cung ứng dịch vụ thành chuỗi cung ứng để bán cho khách du lịch. Các nguyên nhân của rủi ro từ đối tác cung ứng có thể do: Sức chứa của điểm đến du lịch bị hạn chế; Không thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; Sự rập khuôn trong kinh doanh; Rủi ro của đối tác.
c) Rủi ro từ khách hàng: Rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa do nguyên nhân từ khách hàng chủ yếu xuất phát từ: Thay đổi nhu cầu du lịch; Khiếu nại của khách hàng; Rủi ro của khách hàng
d) Rủi ro từ nguồn lực tài chính: Rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa nói riêng và rủi ro trong kinh doanh lữ hành cũng như trong các loại hình kinh doanh nói chung là do: Thiếu vốn để phát triển sản phẩm; Thiếu hệ thống tài chính thích hợp; Không đủ kinh phí để đào tạo.
đ) Rủi ro từ năng lực cạnh tranh: Trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, kinh doanh lữ hành nội địa không thể tránh được rủi ro từ năng lực cạnh tranh, bắt nguồn từ: Phạm vi sản phẩm thuộc đối thủ cạnh tranh; Khoảng cách đối với đối thủ cạnh tranh; Giá cả của đối thủ cạnh tranh; Chất lượng sản phẩm của đối thủ cạnh tranh; Giá cả của sản phẩm du lịch rất đắt đỏ; Vị trí – địa bàn kinh doanh; Cạnh tranh không lành mạnh của các công ty du lịch; Sự gia tăng cạnh tranh quốc tế; Sự gia tăng cạnh tranh quốc nội; Thị trường du lịch bị lão hóa.
e) Rủi ro từ quy trình hoạt động: Kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh lữ hành nội địa nói riêng diễn ra với một quy trình hoạt động rất ngặt nghèo. Rủi ro trong kinh doanh lữ hành nội địa phải kể đến rủi ro từ quy trình hoạt động mà nguyên nhân sâu sa là sự nhận thức không đầy đủ của các bộ phận liên quan.
g) Rủi ro từ chiến lược kinh doanh: Kinh doanh lữ hành nội địa không thể không hoạch định một chiến lược kinh doanh phù hợp thị trường. Việc xây dựng chiến lược kinh doanh không phù hợp sẽ dẫn đến một loại rủi ro là rủi ro từ chiến lược kinh doanh.
h) Rủi ro từ sự nhận thức không đầy đủ về quản trị rủi ro của ban lãnh đạo là một loại rủi ro rất nguy hại do nó quyết định đến chủ trương và hành động phòng, chống rủi ro.
i) Rủi ro từ công nghệ: Đây là một loại rủi ro mang tính công nghệ trong kinh doanh lữ hành nội địa do cơ sở vật chất kỹ thuật bị hư hỏng hoặc do công nghệ bị lỗi thời.
1.5.2. Rủi ro từ bên ngoài tổ chức
Bên cạnh rủi ro xuất hiện từ bên trong, kinh doanh lữ hành nội địa còn gặp phải một loại hình rủi ro khác là rủi ro từ bên ngoài, bao gồm: Rủi ro từ thiên nhiên; Rủi ro từ nền kinh tế; Rủi ro từ văn hóa xã hội; Rủi ro từ chính trị; Rủi ro từ pháp luật; Rủi ro từ khoa học công nghệ; Rủi ro từ cơ sở hạ tầng; và Rủi ro từ sự biến động bất thường mang tính chuyên ngành.
a) Rủi ro từ thiên nhiên: Đối với loại rủi ro này, tuy tần xuất xuất hiện thấp nhưng khi xảy ra thì để lại hậu quả từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng. Loại rủi ro này có thể là: Ô nhiễm nguồn nước; Ô nhiễm không khí; Cháy nổ; Thảm họa từ thiên nhiện: bão lũ, động đất, sóng thần...; Biến đổi khí hậu.
b) Rủi ro từ nền kinh tế: Các rủi ro đến từ nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, chủ trương, định hướng từ nhà nước, sự quản lý từ vĩ mô…Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, khi có bất kỳ sự biến động từ các yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa. Thể hiện nổi
bật là: Sự giảm sút về thu nhập; Tình trạng lạm phát; Chi phí vận chuyển; Lãi suất ngân hàng; Biến động về tỷ giá
c) Rủi ro từ văn hóa xã hội: Du lịch là một ngành kinh doanh đặc thù, sản phẩm khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các tài nguyên thiên nhiên tại các điểm đến. Nếu không có các yếu tố này thì các đơn vị kinh doanh lữ hành cũng không thể thu hút được khách du lịch. Các rủi ro có thể từ: Hình ảnh của điểm đến; Tội phạm gia tăng; Tình trạng đô thị hóa.
d) Rủi ro từ chính trị: Hiện nay, Việt Nam được xem là một điểm đến an toàn của khách du lịch bởi sự ổn định về chính trị, an ninh – an toàn trong nước. Tuy nhiên, rủi ro này cũng giống như các rủi ro từ môi trường thiên nhiên, tần suất xuất hiện thấp, nhưng hậu quả sẽ rất lớn nếu xảy ra, nổi bật là: Sự bất ổn về chính trị ở các nước láng giềng; Các hành động khủng bố; Sự ổn định về chính trị trong nước; Xung đột vũ trang/chiến tranh; Phá hoại/biểu tình/bạo động
đ) Rủi ro từ pháp luật: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48-NQ/TW, trong đó đã đánh giá: “Hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn chưa đồng bộ, thiếu thống nhất, tính khả thi thấp, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng, sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý và chưa được coi trọng đổi mới, hoàn thiện. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản chưa cao. Hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế”. Chính vì vậy, trong thực tiễn hoạt động kinh doanh lữ hành sẽ không tránh khỏi những rủi ro xuất phát từ pháp luật do trình độ nhận thức của người dân, cũng như từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Do không tuân thủ pháp luật; Do hiểu sai pháp luật; Do không hiểu pháp luật; Do pháp luật có mâu thuẫn; Do pháp luật thay đổi; Pháp luật trong nước và quốc tế có mâu thuẫn.
e) Rủi ro từ khoa học công nghệ: Rủi ro từ khoa học công nghệ là một trong những rủi ro mà các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải lưu ý. Trong thời đại công nghệ phát triển, nếu không bắt kịp công nghệ mới sẽ đem lại những rủi ro cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong cạnh tranh với các đối thủ trong ngành cũng như đối
với các lĩnh vực khác trong toàn bộ nền kinh tế. Sự thay đổi về công nghệ (ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm hỗ trợ) cũng không phải không có rủi ro.
g) Rủi ro từ cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng góp phần không nhỏ trong hoạt động kinh doanh lữ hành, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém thì khả năng phát triển du lịch cũng gặp không ít khó khăn. Trong kinh doanh lữ hành nội địa, xu hướng khách sử dụng máy bay ngày càng tăng, phát triển vượt bậc so với đường bộ, do những yếu tố về chất lượng đường bộ quá kém, mất thời gian di chuyển, chi phí lại không chênh lệch nhiều so với đi đường bộ, các hãng hàng không áp dụng nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu trong du lịch…Với tần suất sử dụng ngày càng tăng, cộng với hậu quả của rủi ro rất cao, vì vậy rủi ro từ cơ sở hạ tầng cũng rất đáng được quan tâm, như: An toàn đường không; An ninh và an toàn tại sân bay; An toàn đường bộ.
h) Rủi ro từ sự biến động bất thường mang tính chuyên ngành: Loại rủi ro này trong kinh doanh lữ hành nội địa chủ yếu do: Chi phí nhiên liệu tăng; Tình trạng quá tải về khách du lịch; Tính thời vụ; Thảm họa, dịch bệnh; Sự thay đổi nhu cầu của khách du lịch.
1.6 Kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro
1.6.1 Kinh nghiệm nước ngoài
Những rủi ro xuất phát từ khủng hoảng về an ninh, chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ đã dẫn đến một cuộc khủng hoảng đối với ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu từ giữa năm 2016. Hậu quả của cuộc khủng hoảng đã đem lại cho nền du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ những tổn thất nặng nề:
Theo số liệu chính thức của Bộ Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ, với đóng góp 13% giá trị nền kinh tế và tạo ra khoảng 80% số việc làm ở nước này, ngành du lịch giữ vai trò rất quan trọng trong tiến trình phục hồi kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2001.
Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, số lượng du khách quốc tế tới Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng mạnh từ 13 triệu lượt năm 2002 lên 40 triệu lượt người
năm 2015. Doanh thu từ du lịch cũng tăng vọt từ 12,5 tỷ USD lên 31,5 tỷ USD trong giai đoạn này. Tuy nhiên, dòng người di cư và tị nạn từ nước láng giềng Xy-ri đã bắt đầu ảnh hưởng xấu đến ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ trong nửa đầu năm 2015. Giai đoạn này đã chứng kiến một loạt vụ đánh bom liều chết đầu tiên tại Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tiếp tục bùng phát giữa lực lượng chính phủ và các phiến quân người Cuốc, rồi đến tranh cãi ngoại giao với Nga liên quan vụ quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay quân sự Nga trên bầu trời Xy-ri. Số lượng du khách Nga tới Thổ Nhĩ Kỳ giảm từ 3,65 triệu lượt năm 2015 xuống còn 866 nghìn lượt năm 2016. Cuộc đảo chính quân sự bất thành vào tháng 7-2016 cũng tác động xấu đến ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Hậu quả là lượng du khách quốc tế đã giảm mạnh ngay sau đó (Thanh Thúy, 2017)
Các vụ tiến công khủng bố, đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ và chiến tranh tại quốc gia láng giềng Xy-ri đã và đang tác động tiêu cực đến ngành du lịch Thổ Nhĩ Kỳ. Theo báo cáo "Năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành" vừa công bố của Diễn đàn Kinh tế thế giới, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ xếp vị trí 116 trong 136 nước về an toàn và an ninh
Cơ quan Thống kê Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, số lượng du khách nước ngoài tới nước này trong năm 2016 đã giảm 24% so với năm trước đó, doanh thu du lịch giảm 29% xuống còn 22 tỷ USD. Sự sa sút của ngành du lịch đã ảnh hưởng nặng nề nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ. Tăng trưởng kinh tế năm 2016 của nước này chỉ đạt 2,9%, so với mức tăng 4% của năm 2015. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 1-2017 ở mức 13%, tăng gần 2% so cùng kỳ năm 2016
Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực tìm cách đa dạng hóa ngành du lịch để thu hút du khách quốc tế tới chữa bệnh, khám phá cũng như luyện tập và thi đấu thể thao, ngoài các kỳ nghỉ dưỡng truyền thống bên bờ biển. Năm 2016, khoảng 750 nghìn lượt du khách đã đến chữa bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành công nghiệp không khói của Thổ Nhĩ Kỳ đang nỗ lực vượt bão khủng hoảng (Thanh Thúy, 2017)
Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã phải can thiệp để tránh tình trạng vỡ nợ, thận trọng với tác động của ngành ngân hàng. Một quan chức chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ước
tính rằng nhà nước hỗ trợ cho ngành du lịch trên 500 triệu đô la vào năm ngoái. Điều này bao gồm các khoản thuế cho các công ty và khoảng 6.000 USD trả cho các hãng hàng không cho mỗi chuyến bay chở 200 người trở lên vào Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016. (Mehul Srivastava, 2017)
Tuy nhiên, ông Ayik lo ngại rằng các chính sách can thiệp của Ankara trong cuộc nội chiến ở Syria và ở Irac có thể làm phát sinh thêm nhiều rắc rối. Và ông và những người khác cảnh báo rằng mặc dù sự hỗ trợ của chính phủ đã ngăn ngừa các khoản nợ xấu và ngăn các doanh nghiệp đóng cửa, nó không thể duy trì được nếu khủng hoảng tiếp tục. (Mehul Srivastava, 2017)
Với những nổ lực của chính phủ và ngành du lịch, số lượng khách du lịch đến với Thổ Nhĩ Kỳ đã có dấu hiệu hồi phục, thể hiện được sự nổ lực giải quyết khủng hoảng của Thổ Nhĩ Kỳ:
Biểu đồ 1.1: Sự phục hồi về số khách của Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ qua các năm.
(Nguồn: Mehul Srivastava, 2017)
1.6.2 Kinh nghiệm trong nước
Bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều phải đồng hành cùng với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, và chắc chắn sẽ có những rủi ro trở thành khủng khoảng. Có những rủi ro xuất phát từ môi trường thiên nhiên, từ môi trường xã hội, từ môi trường kinh tế... cũng có những rủi ro xuất phát từ môi trường pháp lý thiếu minh bạch, hoặc do sự thiếu hiểu biết về pháp luật...
Điển hình là một số rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh lữ hành trong nước trong thời gian qua như sau:
- Tháng 02/2016: Công ty Du lịch Đam Mê ở Tp. Đà Lạt đã tổ chức đưa 3 khách du lịch người Anh tham gia tour du lịch và chơi trò chơi mạo hiểm. Tuy nhiên, khi thực hiện chuyến tour du lịch, Công ty đã không mua vé vào khu du lịch mà đi “chui” vì vậy mà du khách đã không được trang bị dụng cụ an toàn. Ba du khách đã men theo triền thác thì bị trượt chân và đã tử nạn tại Datanla. (Minh Hòa, 2016)
- Tiếp theo đó là vụ chìm tàu ở Đà Nẵng. 56 người bị chìm trong đó 53 người được cứu sống, 3 người đã tử nạn. Đó là tàu ĐNa 0016 Thảo Vân 2, có chủ tàu là ông Võ Quốc Hùng, do tài công Lê Công Chí, trú tại phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, Tp. Đà Nẵng điều khiển. Tài công Lê Công Chí có bằng thuyền trưởng tàu thuỷ nội địa hạng 3. Tàu có sức chở 28 người. Tuy nhiên, tàu đã chở đến 56 người, do qua tải chiếc tàu đã bị chìm. Rất may trong số đó 53 người được cứu sống và chỉ có 3 người đã bị tử nạn. (Minh Hòa, 2016)
- Qua kiểm tra từ ngày 17-18/6/2016, Tổng Cục Du lịch đã phát hiện ra nhiều sai phạm trong hoạt động kinh doanh lữ hành của Công ty TNHH Thương mại và Du lịch Silent Bay như không thực hiện chế độ lập, lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định, không làm thủ tục đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế khi thay đổi người đại diện của pháp luật, sử dụng giấy tờ, tài liệu giả mạo khi lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, không cung cấp được xác nhận kinh nghiệm của người điều hành, sử dụng người nước